Tịnh Phạn ( Cha của Đức Phật)

I. Giới thiệu chung

Suddhodana là cha của Bồ tát Tất Đạt Đa, là 1 dũng sĩ tộc Sakiya kiêu hãnh. Ông có 2 bà vợ là 2 chị em ruột là Maya và Ma Ha Ba Xà Ba Đề .

Hiếm muộn nên phải làm lễ cầu tự. Tịnh Phạn Vương được biết đến qua 1 vài tích :

+ Cha của Đức Phật Thích Ca

+ Lễ đặt tên cho thái tử ( do đạo sĩ A Tư Đà bậc tôn sư của Tịnh Phạn Vương)

+ 2 lần đỉnh lễ thái tử , 1 cách vô thức

+ Ngăn cản con trai đi xuất gia , gây ra 1 số ác nghiệp cho dân thành Katylavathu

+ Dùng hôn nhân , phụ nữ sắc dục nhằm giữ chân thái tử

+ Ông không tin Thái tử có thể chết, tộc của ông phần lớn đều thọ .. Trong tiền kiếp cũng vậy

+ Vui lòng đón Đức Phật khi thành đạo trở về.

+ Khuyến khích các thanh niên Thích Ca ( hoàng tử và quan ) đi xuất gia nhằm tạo sự tôn nghiêm cho dòng họ và bảo vệ Đức Phật

+ Sống cuộc sống giản dị , thiểu dục lúc cuối đời

+ Được Đức Phật khai thị lúc lâm chung , và trong tích ghi lại Tịnh Phạn Vương cũng đắc thánh quả

+ Cả 2 vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya nhiều kiếp làm cha mẹ Đức Phật

Vua Tịnh Phạn Suddhodana trong phim Cuộc đời Đức Phật 2017

II.Từ wiki

Bách khoa toàn thư mở WikipediaBuớc tưới chuyển hướngBước tới tìm kiếm

Tịnh Phạn vương
净饭王
शुद्धोधन
Śuddhodana
Vua Ấn Độ
Vua Tịnh Phạn cùng quần thần
Vua thành Ca-tỳ-la-vệ
Tiền nhiệmSihahanu
Kế nhiệmTôn giả Ma Ha Nam
Thông tin chung
Phối ngẫuHoàng hậu Maya
Ma-ha Ba-xà-ba-đề
Hậu duệTất-đạt-đa Cồ-đàm
Nan Đà
Tôn-đà-lợi Nan-đà
Thân phụSihahanu

Tịnh Phạn vương (chữ Hán: 净饭王), họ Cồ-đàm (Gautama) là một tông chủ thị tộc Shakya (Thích-ca), trị vì tại thành quốc Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu). Ông được kinh điển Phật giáo ghi nhận là cha đẻ của Thái tử Tất-đạt-đa Cồ-đàm, người sau này được biết với danh hiệu Đức Phật Thích-ca.Phù điêu khắc tượng vua Tịnh Phạn đang thiết triều

Nguyên danh của ông Suddhodana (tiếng Phạn: शुद्धोधन, Śuddhodana; [Suddhōdana] lỗi: {{lang-xx}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp); tiếng Sinhala: සුද්ධෝදන මහ රජතුමා; tiếng Nepal: सुद्धोदन), nghĩa là “người trồng lúa thuần tịnh“. Khi kinh điển Phật giáo được dịch ra chữ Hán, các nhà dịch kinh đã chuyển nghĩa tên ông thành Tịnh Phạn (净饭)

Gia đình

Cha của Tịnh Phạn là vua Sihahanu và mẹ của ông là hoàng hậu Kaccanā.

Ông cưới hai chị em Maya và Mahà Pajàpati và họ lần lượt là mẹ đẻ và mẹ kế của Tất-đạt-đa.

Những đứa con khác của Tịnh Phạn là hoàng tử Nan-đà (Nanda) và công chúa Sundari Nanda.

Tiểu sử

Sự ra đời của Siddhārtha Gautama

Truyền thuyết Ấn Độ cho rằng, hồi xưa khi Ấn Độ chỉ có đạo Bà La Môn, thần Vishnu cho Thái tử xuống đầu thai làm con trai của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya. Thái tử Tất-đạt-đa được sinh tại thành Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu) ở vườn Lâm-tỳ-ni (Lumbini), vốn là một vùng thuộc Nepal ngày nay. Một lần, nhà hiền triết A-tư-đà (Asita) đến thăm Tất-đạt-đa khi thái tử còn sơ sinh và đã rất ngạc nhiên khi thái tử đặt bàn chân lên đầu ông. Sau khi Asita quan sát bàn chân của thái tử, ông đã quỳ xuống và tỏ lòng kính trọng Vua Tịnh Phạn đã ghi nhận hành động của ông.

Siddhārtha sau đó đã được đặt tên bởi 5 vị tu sĩ Bà-la-mônKiều Trần Như, Mahaanaama, Baspa, Asvajita, và Bharika. Sau này, 5 vị tu sĩ này trở thành người đồng hành của Tất-đạt-đa trong quá trình tu tập khổ hạnh và là 5 đệ tử đầu tiên sau khi thái tử đắc đạo.

Có lời tiên tri từ 5 vị tu sĩ này cho rằng, thái tử sẽ trở thành một vị vua tối cao. Tuy nhiên, nếu thái tử nhìn thấy 4 dấu hiệu: một người già, một người ốm, một xác chết và một nhà sư thì thái tử thay vì làm vua sẽ trở thành một tu sĩ. Kiều Trần Như không đồng ý với 4 người bạn tu sĩ của mình và đoán rằng thái tử sẽ trở thành Phật. Sau khi nghe điều này, vua Tịnh Phạn cố gắng không cho thái tử tiếp xúc với thế giới bên ngoài để không thấy 4 dấu hiệu và trở thành một vị vua quyền lực. Dù vậy, kế hoạch của ông đã không thành và Siddhārtha trở thành một tu sĩ, rời bỏ cung điện xa hoa, dấn thân vào cuộc hành trình tìm kiếm sự giải thoát.

Cuộc sống sau này

Vua Tịnh Phạn thương xót sự ra đi của con trai và rất cố gắng tìm kiếm thái tử. Nhiều năm về sau, sau khi nghe tin thái tử đã đắc đạo thành Phật, ông đã gửi một thông điệp cùng với 10000 tùy tùng để mời Tất-đạt-đa quay trở lại. Phật đã thuyết pháp và 10000 tùy tùng này tham gia tăng đoàn..

Vua Tịnh Phạn sau đó cử một người bạn thân của Tất-đạt-đa là Kaludayi đi mời Phật quay về. Kaludayi sau khi gặp Phật, cũng đã đi tu, nhưng vẫn chuyển lời mời Phật quay trở về quê hương Kapilavastu. Phật chấp nhận lời mời của vua cha và trở về thăm. Trong chuyến trở về, Ngài đã thuyết pháp cho vua cha.

Nhiều năm sau, khi Phật nghe tin vua cha sắp qua đời, Ngài đã trở về một lần nữa và thuyết pháp cho vua cha lúc cuối đời.

Tham khảo thêm từ facebook Hoa Vô Ưu

ĐỨC PHẬT ĐỘ VUA TỊNH PHẠN.
Phục vụ thân bằng quyến thuộc là một phước báu
( Hạnh Phúc kinh – Mangala Sutta)
Vua Tịnh Phạn muốn gặp Đức Phật.
Hay tin Đức Phật đang ngự tại thành Vương Xá (Rajagaha) và đang truyền bá giáo pháp. Tịnh Phạn vương ( Suddhodana) nóng lòng muốn gặp ngài. Chín lần liên tiếp, đức vua truyền lệnh cho 9 vị sứ thần đi mời đức Phật về thành Ca Tỳ La Vệ ( Kapilavatthu).
Nhưng tất cả 9 vị sứ thần sau khi gặp đức Phật, tất cả đều lấy làm thỏa thích, ở lại nghe pháp, xin xuất gia và đều đắc quả A La Hán.
Khi đã đắc quả A La Hán rồi, các ngài không còn thiết tha đến việc trần gian nên không còn nhớ đến sứ mạng là thỉnh đức Phật về.
Đức vua lấy làm thất vọng, sau cùng ngài truyền lệnh cho người tôi trung thần là Kaludayi, vốn là bạn thân của đức Phật lúc còn là thái tử Sĩ Đạt Ta ( Siddhattha) đi thỉnh đức Phật. Ông Kaludayi phụng mạng nhưng xin một điều là cho phép ông xuất gia theo Phật.
Như các vị sứ thần trước, ông nghe đức Phật thuyết giảng giáo pháp, đắc quả A La Hán và xin xuất gia. Nhưng khác với mấy vị kia là ông không quên sứ mạng.
Ông thiết tha thỉnh cầu đức Phật về thăm phụ hoàng, nay đã già yếu, và nói thời tiết lúc này đang là mùa khô ráo có thể đi lại dễ dàng.
Đức Phật nhận lời, ngài lên đường trở về quê nhà với rất đông đệ tử. Trên đường dài từ thành Vương Xá đến Ca Tỳ La Vệ, ngài chia từng chặng ngắn, vừa đi vừa thuyết pháp, hai tháng sau đã đến nơi.
Mọi việc đã được chuẩn bị để đức Phật ngự tại hoa viên của Hoàng thân Nigrodha, dòng Thích Ca ( Sakya).
Khi đức Phật đến nơi, các vị cao niên ngã mạn dòng Thích Ca nghĩ rằng:
” Vị đạo sĩ kia chẳng qua là em, cháu của chúng ta, nên bảo những người trẻ tuổi ra chào đón đạo sĩ, chúng ta ở phía sau, và ngồi yên một chổ, không cần phải đảnh lễ.”
Để khắc phục tánh kiêu căng và cảm hoá các vị cao niên trong hoàng tộc. Đức Phật bay lên giữa lừng trời, dùng thần thông hóa phép Yamaka Patihariya ( đôi thần thông lực), làm cho nước và lửa cùng lúc phát sanh từ lổ chân lông.
(Bản chú giải trong Patisambhida – Magga ghi rằng lửa và nước có nghĩa là phát ra tia sáng đỏ và tia sáng xanh).
Thấy oai thần lực của đức Phật, vua Tịnh Phạn đến đảnh lễ ngài và nói đây là sự đảnh lễ lần thứ ba. ( Vua Tịnh Phạn đảnh lễ lần thứ nhất khi thái tử mới sanh, gát chân lên đầu tóc đạo sĩ A Tư Đà (Asita), lần thứ nhì trong lễ đi cày, khi thấy thái tử ngồi hành thiền dưới bóng cây không di chuyển dù trời đã xế bóng).
Các hoàng thân cao tuổi khác cũng đồng đứng dậy cung kính đảnh lễ đức Phật.
Khi mội người đảnh lễ xong, ngài bay xuống ngồi trên ghế bành cao đã được dọn sẵn. Vua và tất cả hoàng triều đều khiêm tốn ngồi quanh nghe Phật thuyết pháp.
Vừa lúc đó một trận mưa bất ngờ rơi xuống, gay nên những lời bàn tán sôi nổi giữa các vị hoàng thân về hiện tượng kỳ lạ này.
Kế đó Phật giảng kinh Vessntara Jataka ( Túc Sanh truyện, tập 6 trang 479), dạy rằng trường hợp tương tự đã xảy ra trong một tiền kiếp, khi ngài thuyết pháp trước cử tọa gồm họ hàng thân quyến. Mọi người trong hoàng tộc đều hoan hỷ.
Nhưng khi ra về, không ai biết bổn phận là phải cung thỉnh Đức Phật và chư đệ tử ở lại trai tăng.
Chính vua Tịnh Phạn cũng không biết vì nghĩ rằng:” nếu thái tử con ta không về thọ trai ở hoàng cung thì còn đi đâu.”
Nên ngài trở về cung điện truyền bày yến tiệc đón chờ đức Phật. Vì không có lời thỉnh cầu thọ trai nên đức Phật chuẩn bị cùng chư tăng đi trì bình. Trước khi đi đức Phật suy xét như sau: ” Khi về đến quê nhà, chư Phật trong quá khứ có đi ngay vào nhà thân quyến để độ thực hay đi trì bình từ nhà này sang nhà khác.”
Sau khi nhận thấy chư Phật quá khứ đi trì bình chứ không về nhà, đức Phật cũng làm theo, ngài dẫn chư tăng đi khất thực trên đường phố thành Ca Tỳ La Vệ.
PHẬT ĐỘ VUA TỊNH PHẠN.
Hay tin đức Phật không về hoàng cung dự tiệc mà lại đi khất thực trên chính quê hương của mình, vua Tịnh Phạn lấy làm bàng hoàng khó hiểu. Ngài đi tìm gặp Phật, đảnh lễ xong và hỏi:
” Này Thái tử con, sao con nở làm tổn thương thể thống hoàng tộc như vậy? Cha lấy làm nhục nhã khi thấy con đi khất thực trong chính cái thành phố mà thường ngày con chỉ đi bằng kiệu vàng, tại sao con làm nhục cha như vậy?”
Đức Phật trả lời :
” Tâu đại vương, Như Lai không hề làm nhục Đại vương! Như Lai chỉ hành động theo đúng truyền thống của dòng dõi Như Lai!”
Vua nói:
” Nhưng này hoàng tử con! Phải chăng truyền thống trong dòng dõi hoàng tộc là nuôi mạng sống bằng cách đi khất thực? Hoàng tộc chúng ta là dòng dõi chiến sĩ anh hùng, không phải là hạng tầm thường phải đi khất thực để nuôi thân mạng”
” Tâu Đại vương, hẳn là hoàng tộc không có truyền thống đi khất thực. Nhưng đây là truyền thống của chư Phật, tất cả chư Phật trong quá khứ vẫn đi trì bình khất thực.”
Rồi đứng luôn ngoài phố, đức Phật khuyên vua cha như sau :
” Không dể duôi phóng dật, luôn luôn giữ chánh niệm ( khi đi trì bình). Người trang nghiêm chánh hạnh ấy sẽ sống an vui, hạnh phúc ở thế gian này và trong những kiếp tương lai”.
Nghe đến đây, vua Tịnh Phạn chứng ngộ chân lý, đắc quả Tu Đà Hườn ( sơ quả).
Vua liền đến gần rước bát của Phật và thỉnh ngài cùng chư đệ tử về hoàng cung trai tăng.
Sau khi độ thực xong, đức Phật lại giảng như sau:
” Hảy trang nghiêm hành chánh hạnh. Không nên để duôi phóng dật. Người trang nghiêm giữ chánh hạnh ấy sẽ sống an vui hạnh phúc, trong thế gian này và thế gian sắp tới.”
Vua nghe xong liền đắc quả Tư Đà Hàm ( nhị quả) và bà Pajapati Gotami đắc quả Tu Đà Hườn.
Lần khác vua Tịnh Phạn nói với đức Phật rằng, lúc xưa có người đồn đến tai vua rằng; vì không chịu nổi lối tu khổ hạnh ép xác nên thái tử đã từ trần, nhưng vuas nhất định không tin.
Nhân đó đức Phật giảng cho vua nghe đoạn kinh Dhammapala Jakata ( Túc Sanh Truyện, số 447), thuật lại rằng trong một tiền kiếp vua cũng đã từ chối không chịu tin con mình đã chết khi có người báo như vậy.
Lần này, khi nghe xong thời pháp, vua Tịnh Phạn liền đắc quả A Na Hàm ( Anagami- Bất Lai).
Về sau khi nghe tin vua Tịnh Phạn hấp hối, đức Phật trở về thành Ca Tỳ La Vệ lần nữa, bên giường bệnh giảng pháp cho vua lần cuối cùng, và vua Tịnh Phạn đắc quả A La Hán trước khi nhắm mắt.
Đối với mẹ là hoàng hậu Ma Da, đức Phật đã dành hẳn một mùa nhập hạ để lên cỏi trời Đao Lợi thuyết pháp cho bà chứng quả Tu Đà Hườn.
Tuy là vị Phật Đà, nhưng Phật đã trọn vẹn hiếu đạo, độ song thân sinh thành thoát vòng sanh tử luân hồi.
Chúng ta còn phàm phu cũng nên theo gương đức Phật mà phụng dưỡng cha mẹ toàn vẹn về vật chất cũng như tinh thần. Như vậy mới là một Phật tử thật sự chân chánh trong tu học.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

Sách điển từ Online – Thời Phật tại thế Tâm Học 2022 : một cuốn sách dạng webs , sưu tầm các tài liệu về Cuộc đời Đức Phật , câu chuyện tại thế và tiền kiếp. Ngoài ra sách còn tra cứu những người và cuộc đời của người đó cùng thời Phật tại thế

Hits: 534

Post Views: 1.821