Câu chuyện về Trưởng lão Candābha và tiền kiếp làm thợ rừng xây bảo tháp Xá lợi Đức Phật Kassapa

Câu chuyện về Trưởng lão Candābha và tiền kiếp làm thợ rừng xây bảo tháp Xá lợi Đức Phật Kassapa

Trích trong Đại Phật Sử chương 35

Câu chuyện về Trưởng lão Candābha

Khi đang ngụ ở Jetavana, kinh thành Sāvatthi, Đức Phật thuyết giảng kệ ngôn bắt đầu bằng “Candaṃva vimalaṃ suddhaṃ”, v.v… liên quan đến Trưởng lão Candābha. Câu chuyện chi tiết như sau:

Những thiện nghiệp quá khứ của Trưởng lão Candābha

Thuở xưa có một thương nhân ở Vārānasī đi đến vùng biên giới để lấy gỗ chiên đàn. Bởi vậy ông ta đem nhiều y phục và vật trang sức đi đến vùng biên giới. Nơi đó, ông ta cắm trại ở gần cổng làng và hỏi những người chăn bò: “Này các cậu! Có ai làm việc dưới chân đồi không?” Những người chăn bò nói: “Dạ có!” Ông ta lại hỏi: “Người

ấy tên gì?” Khi những người chăn bò trả lời tên của người đàn ông kia, thì ông ta cũng hỏi tên vợ và các con của người đàn ông kia. Khi chúng nói ra tên của những người ấy, ông ta hỏi thêm về chỗ ở của người đàn ông. Những người chăn bò trả lời một cách thành thật.

Theo sự chỉ dẫn của những người chăn bò, vị thương nhân bèn đi trên một chiếc xe kéo đến nhà của người thợ rừng. Ông ta bước  xuống, đi vào nhà và gọi tên của người vợ chủ nhà. Nghĩ rằng vị khách là một trong những quyến thuộc của họ, người đàn bà vội vã ra mời ông ngồi. Vị thương nhân ngồi xuồng và sau khi nói ra tên người chồng của bà vợ nhà. Ông ta bèn hỏi: “Vậy bạn của tôi ở đâu?” Bà ta đáp: “Thưa, người bạn của ông đã đi vào rừng rồi.” Rồi ông ta hỏi về các con của bà ta. Khi kể ra tên của chúng và gọi chúng là ‘con trai’  và ‘con gái’. Rồi vị thương nhân cho bà các y phục và những vật trang sức làm quà tặng dành cho chồng và các con của bà ta. Người vợ chủ nhà tiếp đãi vị thương nhân bằng những vật thực thượng vị rất hậu hỉ. Khi người chồng trở về, bà bèn kể lại chuyện người khách đã hỏi thăm các con và đã tặng những món quà cho cả gia đình. Người thợ rừng  trở nên thân thiết với vị thương nhân và tiếp đãi vị ấy một cách chu đáo.

Một buổi chiều

Một buổi chiều, vị thương nhân khi đang ngồi trên chiếc giường, hỏi người thợ rừng: “Này bạn! Những vật nào bạn tìm thấy nhiều ở dưới chân đồi trong khi bạn đi rảo quanh nơi đó?” Người thợ rừng trả lời: “Tôi không thấy gì đặc biệt ngoài những cây có nhánh đỏ.” Người thương nhân hỏi rằng anh ta thấy những cây như vậy có nhiều không và người thợ rừng quả quyết rằng chúng có rất nhiều. “Nếu vậy bạn hãy chỉ cho tôi xem những cây ấy.” Vị thương nhân theo người thợ rừng đi vào rừng, đốn hạ những cây gỗ đàn hương và trở về với năm trăm cỗ xe gỗ đàn hương. Vị thương nhân cho người thợ rừng địa chỉ và nói rằng: “Tôi muốn bạn đến chỗ ở của tôi. Bạn luôn luôn được tiếp đón. Khi bạn đến, tôi muốn bạn chỉ đem theo chỉ những cây này mà thôi. Tôi không muốn quà tặng nào khác ngoài những cây nhánh đỏ.”

Sau khi nói lời thân thiết như vậy, người thương nhân lên đường trở về Vārāṇasī.

Theo đúng chỉ dẫn của vị thương nhân, người thợ rừng chỉ mang theo gỗ đàn hương mỗi khi đến thăm vị thương nhân. Người thương nhân tri ân lòng tốt của người thợ rừng và cho anh ta nhiều vàng bạc.

Cúng dường bột Chiên đàn đến bảo tháp Xá lợi

Vào một dịp nọ, khi Đức Phật Kassapa viên tịch đại Niết bàn và đại bảo tháp thờ Xá lợi được xây dựng, người thợ rừng đến thăm người bạn thương nhân ở Vārāṇasī mang theo nhiều gổ đàn hương. Người thương nhân cho người đem xay gỗ ấy thành bột, đổ vào đầy một bát rồi nói với người bạn rằng: “Này bạn! Chúng ta hãy đi đến đại bảo tháp trước khi bữa ăn được dọn sẵn. Chúng ta sẽ cúng dường bảo tháp rồi trở về.” Khi nói vậy, ông ta dẫn người bạn đi đến bảo tháp và cúng dường bột đàn hương đến Xá lợi. Người thợ rừng, bạn của ông ta cũng vậy, cũng cúng dường đại bảo tháp bằng cách lấy bột đàn hương làm thành hình mặt trăng ở trên một phần hình quả chuông của bảo tháp.

(Người thợ rừng này là trưởng lão Candābha tương lai. Hành động cúng dường này là việc phước duy nhất trong quá khứ của vị ấy mà nhờ đó giúp vị ấy chứng đắc Đạo Quả).

Bà la môn Candābha

Vào lúc mạng chung, người thợ rừng tái sanh vào cõi chư thiên và sau khi trải qua thời gian dài giữa hai vị Phật; vị ấy tái sanh vào một gia đình Bà-la-môn giàu có ở Rājagaha trong thời kỳ của Đức Phật Gotama. Từ cái rốn của chàng trai Bà-la-môn có phát ra ánh sáng rực rỡ giống như ánh sáng của mặt trăng. Bởi vậy bạn bè và quyến thuộc gọi cậu ta là Candābha (Bậc thầy về ánh sáng của mặt trăng).

(Việc tỏa sáng như ánh sáng trăng rằm là quả của thiện nghiệp cúng dường bảo tháp Đức Phật Kassapa với hình mặt trăng bằng bột gỗ chiên đàn).

Các vị Bà-la-môn quyết định dẫn cậu bé đi đến chỗ này chỗ nọ và gạt mọi người để kiếm tiền. Họ để cậu bé ngồi trong một chiếc xe và đi khắp xứ Jambudīpa, rêu rao rằng những ai dùng tay sờ vào thân của cậu bé thì sẽ được nhiều của cải. Chỉ những ai bỏ ra một trăm hoặc một ngàn đồng tiền vàng mới được phép sờ vào cậu bé.

Trong chuyến đi, các Bà-la-môn đi đến thành Sāvatthi và trú ngụ một nơi nằm giữa thành phố và tịnh xá Kỳ viên. Vào buổi sáng, có năm vạn quý tộc, có giới đức bố thí vật thực và vào buổi chiều họ đến tịnh xá Jetavana mang theo tràng hoa, vật thơm, y phục, thuốc chữa bệnh, v.v… để nghe pháp.

Khi thấy họ, các Bà-la-môn hỏi họ đang đi đâu. “Chúng tôi đi nghe Đức Thế Tôn thuyết pháp,” những người quý tộc giới đức trả lời. Khi ấy, các Bà-la-môn nói rằng: ” Hãy đến đây, này các bạn! Đi đến Đức Thế Tôn có lợi ích gì. Không có uy lực nào bằng uy lực của Bà- la-môn Candābha của chúng tôi. Chắc chắn, những ai sờ vào thân của vị ấy sẽ có được những lợi ích như thế như thế. Hãy đến và xem Candābha.”

Candābha được đưa đến tịnh xá

Những người thiện nói rằng: “Bà-la-môn Candābha sở hữu loại năng lực nào? Đức Thế Tôn, Đạo sư của chúng tôi là bậc uy lực nhất trong thế gian.” Vì không thể đưa ra kết luận, cuối cùng họ thỏa thuận với nhau là đến tịnh xá để xem năng lực của Đức Thế Tôn và của Bà- la-môn. Thế nên, họ đi đến tịnh xá dẫn theo Bà-la-môn Candābha.

Sự xuất gia của Candābha

Ngay khi Bà-la-môn Candābha đến gần Đức Phật, Ngài quyết định làm cho ánh sáng từ rốn của vị ấy biến mất. Vị Bà-la-môn này thành như con quạ ở trong giỏ than. Khi được dẫn đi khỏi Đức Phật thì

ánh sáng từ rốn của vị ấy xuất hiện trở lại và khi vị ấy được dẫn trở  lại diện kiến Đức Phật thì ánh sáng biến mất như trước. Điều này xảy ra ba lần, và Candābha tự hỏi hiện có phải Đức Phật biết câu chú (mantra) có thể tiêu diệt ánh sáng và do đó vị ấy hỏi Đức Phật.

Đức Phật nói rằng: “Vâng, Như Lai biết.” Bà-la-môn thỉnh cầu: “Nếu vậy, xin hãy dạy cho tôi câu chú ấy.” Đức Phật đáp lại rằng Ngài không dạy cho bất cứ ai mà không phải là tỳ khưu. Rồi Bà-la-môn nói với các bạn của vị ấy rằng: “Tôi sẽ trở thành người vĩ đại nhất trong xứ Jambudīpa sau khi học được mantra này. Các bạn hãy về chỗ ngụ của các bạn mà đợi tôi. Tôi sẽ học mantra chỉ trong hai hoặc ba ngày sau khi xuất gia.” Sau khi động viên các bạn, vị ấy trở lại với Đức Phật và xin phép được xuất gia và trở thành tỳ khưu.

Candābha chứng đắc Đạo Quả A-la-hán

Rồi Đức Phật dạy cho Candābha phép quán về 32 thể trược (Dvattimsakara kammatthana). Trưởng lão hỏi Đức Phật tóc, lông, móng, v.v… hàm ý gì. Đức Phật trả lời rằng: “Pháp quán ấy là pháp chuẩn bị (pari-kamma) cho việc học mantra mà ngươi cần tụng nó.”

Thỉnh thoảng có vị Bà-la-môn đến hỏi vị ấy đã học mantra xong chưa. Trưởng lão trả lời là chưa học xong, còn đang tụng niệm pháp chuẩn bị. Bằng cách này, qua phép quán 32 thể trược của thân, trưởng lão Candābha phát triển định rồi tu tập Tuệ quán (Vipassanā) và trong vòng hai hoặc ba ngày thì trưởng lão chứng đắc Đạo Quả A-la-hán. Khi các Bà-la-môn đến và dò hỏi trưởng lão, trưởng lão trả lời họ một cách rõ ràng và dứt khoát rằng: “Hãy đi đi, bây giờ tôi không trở lại cuộc sống thế tục.”

Khi nghe những lời của trưởng lão, các vị tỳ khưu trình vấn đề đến Đức Phật: “Bạch Đức Thế Tôn! Vị tỳ khưu Candābha này đã lầm lạc cho mình là bậc A-la-hán.” Đức Phật bèn nói rằng: ” Này các tỳ khưu! Bây giờ Candābha, con trai của Như Lai là bậc A-la-hán với các lậu hoặc (āsava) đã đoạn tận. Vị ấy chỉ nói đúng sự thật.” Rồi Đức Phật tuyên kệ sau đây:

Candam va vimalaṁ suddha ; vipassannam anāvilaṃ Nandībhava-parikkhīṇaṁ, taṃ ahaṃ brūmi Brāhmaṇaṁ.

Này các tỳ khưu! Bậc A-la-hán đã thoát khỏi pháp bất tịnh là năm dục lạc, không tỳ vết và trong sáng như mặt trăng trong bầu trời, đã thoát khỏi tất cả phiền não và ái dục đối với ba cõi hữu. Bậc A-la- hán như vậy được gọi là vị Bà-la-môn chân thật.

Lúc kết thúc thời pháp, nhiều người chứng đắc đạo quả Nhập lưu,

  1.   v… (Chú giải Brāhmaṇa Dhammapada)

Sách điển từ Online – Thời Phật tại thế Tâm Học 2022 : một cuốn sách dạng webs , sưu tầm các tài liệu về Cuộc đời Đức Phật , câu chuyện tại thế và tiền kiếp. Ngoài ra sách còn tra cứu những người và cuộc đời của người đó cùng thời Phật tại thế

Hits: 29

Post Views: 323