CHƯƠNG 40 – P8 Đại đức Ānanda thỉnh cầu Đức Phật trụ thế

CHƯƠNG 40 – P8 Đại đức Ānanda thỉnh cầu Đức Phật trụ thế

dai phat su tron bộCuốn sách này trình bày tác phẩm đầu tiên của công trình phiên dịch bộ sách ĐẠI PHẬT SỬ gồm 6 cuốn bằng tiếng Miến ra 8 cuốn bằng tiếng Anh, dựa vào bộ kinh Pãli “Mahā Buddhavamsa”, do Thượng tọa Mingun biên soạn.

Cuốn 1 này là dịch phẩm hoàn chỉnh bằng tiếng Anh kèm theo những chú thích và bình giải xoay quanh câu chuyện Đạo sĩ Sumedha.

Cuốn này chia làm hai phần”

– Phần đầu trình bày soạn phẩm của soạn giả

– Phần hai có nhan đề “The anudipani” hay Phụ chú giải”, gồm những bài giải thich chi tiết và sự liệt kê những điểm giáo lý trong phần đầu.

Tỳ Khưu Minh Huệ biên dịch

Mùa an cư năm 2000

Dưới đây chỉ là nội dung trích ra từ Tập II , III, IV, và 1 phần tập V

Cuộc đời Đức Phật – Đại Phật Sử

Đức Phật kể lại toàn bộ câu chuyện về sự từ bỏ Thọ hành

Sau khi thuyết giảng về tám pháp Giải thoát, Đức Phật tiếp tục

bài pháp của Ngài mà không để cho đại đức Ānandā nói một lời nào. “Này Ānanda, vào một dịp nọ, ngay sau khi Như Lai giác ngộ (

trong tuần lễ thứ tám sau khi giác ngộ), Như Lai đang trú ngụ dưới cội cây đa của người chăn dê gần bờ sông Nerañjarā trong khu rừng Uruvela. Lúc bấy giờ Ác ma đi đến Như Lai và khi đứng tại một chỗ nọ, bèn nói với Như Lai như vầy:

“Xin Đức Thế Tôn hãy diệt độ bây giờ, xin đấng Thiện Thệ hãy diệt độ! Bạch Đức Thế Tôn, nay đã đến lúc để Thế Tôn diệt độ!

“Này Ananda, khi điều này được nói ra, Như Lai bèn trả lời Ác ma như sau:

“Này Ác ma, Như Lai sẽ không diệt độ chừng nào… (xem lại đọan Lời thỉnh cầu của Mara đã dịch ở trên)

Đại đức Ānanda thỉnh cầu Đức Phật trụ thế

Khi Đức Phật nói ra điều này, thì đại đức Ānanda thỉnh cầu Đức Phật như sau:

“Bạch Đức Thế Tôn! Xin Thế Tôn vì lợi ích và hạnh phúc cho chư thiên và nhân loại, vì lòng bi mẫn với thế gian, xin hãy sống cho đến hết thọ mạng! Xin đấng Thiện thệ hãy sống cho đến hết thọ mạng!”

Nhân đó Đức Phật bèn nói rằng: “ Đủ rồi, này Ānanda, bây giờ đừng có thỉnh cầu Như Lai nữa. Thời gian để thỉnh cầu như vậy đã qua rồi.”

Lần thứ hai đại đức Ānanda lập lại lời thỉnh cầu và Đức Phật cũng từ chối như vậy. Đến lần thứ ba, đại đức Ananda lập lại lời thỉnh cầu thì Đức Phật bèn nói với vị ấy rằng:

“Này Ānanda, ngươi có tin vào trí Giác ngộ (Bodhi-ñāṇa) của Đức Như lai không ?”

“Bạch Đức Thế Tôn, con có tin.”

“Vậy thì tại sao ngươi vẫn khăng khăng thỉnh cầu Như Lai đến ba lần?”

“Bạch Đức Thế Tôn, con đã được Thế Tôn đích thân dạy rằng: “Này Ānanda, ai đã tu tập, đã thực hành, đã dùng làm phương

tiện, đã dùng làm nền tảng, đã giữ vững, đã lão luyện, và đã tu tập đầy đủ bốn Thần túc (iddhipāda) thì nếu muốn vị ấy có thể sống đến hết thọ mạng hoặc lâu hơn thọ mạng tối đa.

Này Ānanda, Như Lai đã tu tập, đã thực hành, đã dùng làm phương tiện, đã dùng làm nền tảng, đã giữ vững, đã lão luyện, và đã tu tập đầy đủ bốn Thần túc. Do đó, này Ānanda, nếu muốn Như Lai có thể sống đến hết thọ mạng hoặc lâu hơn thọ mạng tối đa (Bạch Đức Thế Tôn, chính vì những lời nói ấy của Đức Thế Tôn mà con thỉnh cầu Thế Tôn ba lần).”

“Này Ananda, ngươi có tin tưởng điều ấy không?” “Bạch Đức Thế Tôn, con có tin.”

“Này Ānandā, mặc dầu Như Lai đã cho lời gợi ý rõ ràng như vậy, nhưng ngươi đã không hiểu chúng. Ngươi đã không thỉnh cầu Thế Tôn: ‘Bạch Đức Thế Tôn, xin Thế Tôn, vì lợi ích và hạnh phúc cho chư thiên và nhân loại, vì lòng bi mẫn cho thế gian, xin hãy sống cho đến hết thọ mạng! Xin đấng Thiện thệ hãy sống cho đến hết thọ mạng!” Do đó, này Ānanda, việc ngươi không thỉnh cầu Như Lai lúc bấy giờ là lỗi của ngươi, là thiếu sót của ngươi.

“Này Ānanda, nếu lúc bấy giờ mà ngươi thỉnh cầu Như Lai, thì Như Lai có thể từ chối lời thỉnh cầu hai lần nhưng có thể chấp nhận trong lần thứ ba. Do đó, này Ānanda, việc không thỉnh cầu Như Lai lúc bấy giờ là lỗi của ngươi, là thiếu sót của ngươi.”

Đức Thế Tôn kể lại những ví dụ tương tự về sự thiếu sót của đại đức Ānanda trong quá khứ để làm nguôi ngoai sự sầu muộn của vị ấy

  • “Này Ānandā, vào một dịp nọ, Như Lai đang ngụ trên ngọn đồi Gijjhakuṭa trong kinh thành Rājagaha (nt). Lúc bấy giờ Như Lai

đã nói với người rằng: ‘Này Ānanda, khả ái thay thành Vương Xá. Này Ānanda, khả ái thay ngọn đồi Gijjhakuta. Này Ānanda, ai đã tu tập, đã thực hành, đã dùng làm phương tiện, đã dùng làm nền tảng, đã giữ vững, đã lão luyện, và đã tu tập đầy đủ bốn Thần túc (iddhipāda) thì nếu muốn vị ấy có thể sống đến hết thọ mạng hoặc lâu hơn thọ mạng tối đa. Này Ānanda, Như Lai đã tu tập, đã thực hành, đã dùng làm phương tiện, đã dùng làm nền tảng, đã giữ vững, đã lão luyện, và đã tu tập đầy đủ bốn Thần túc. Do đó, này Ānanda, nếu muốn Như Lai có thể sống đến hết thọ mạng hoặc lâu hơn thọ mạng tối đa.”

“Này Ānandā , mặc dầu Như Lai đã cho lời gợi ý rõ ràng như vậy, nhưng ngươi đã không hiểu chúng. Ngươi đã không thỉnh cầu Thế Tôn: ‘Bạch Đức Thế Tôn, xin Thế Tôn, vì hạnh phúc cho nhân loại, vì lợi ích và hạnh phúc cho chư thiên và nhân loại, vì lòng bi mẫn với thế gian, xin hãy sống cho đến hết thọ mạng! Xin Thế Tôn hãy sống cho đến hết thọ mạng!”

“Này Ānandā, nếu lúc bấy giờ mà người thỉnh cầu Như Lai, thì Như Lai có thể từ chối lời thỉnh cầu hai lần nhưng có thể chấp nhận trong lần thứ ba. Do đó, này Ānandā, việc không thỉnh cầu Như Lai lúc bấy giờ là lỗi của ngươi, là thiếu sót của ngươi.

“Này Ānandā, vào một dịp nọ, …

  • khi Như Lai ngụ dưới cội cây Gotama trong thành Vương Xá… (Lập lại (nt) như trên).
  • khi Như Lai ngụ ở trên sườn núi Corapapata gần thành Vương xá… (nt)
  • khi Như Lai ngụ tại hang động Sattapaṇṇi ở một bên của ngọn núi Vebhāra gần thành vương xá… (nt)
  • Như Lai ngụ tại Kaḷasia ở một bên của núi Isigili gần thành vương xá… (nt)
  • Tại rừng cây gỗ mun trong rặng núi Sappasoṇḍika gần thành Vương xá… (nt)
  • Tại tịnh xá Tapodārāma trong thành Vương xá … (nt)
  • Tại tịnh xá Veḷuvana nơi nuôi ăn của những con sóc đen… (nt)
  • Tại khu rừng xoài của Jīvaka… (nt)
  • Tại rừng Migadāya trong xứ Maddakucahi gần thành Vương xá… (nt)

Này Ānanda, trong khi Như Lai trú ngụ tại những chỗ ấy cũng vậy, Như Lai đã nói với ngươi rằng: (1) Này Ānanda, khả ái thay kinh thành Vương Xá… (2) Này Ānanda, khả ái thay cây đa Gotama… (3) Khả ái thay sườn núi Corapapata… (4) Khả ái thay hang động Sattapaṇṇi … (5) Khả ái thay Kaḷasia ở bên ngọn núi Isigilii… (6) Khả ái thay rừng gỗ Mun trong rặng núi Sappasoṇḍika … (7) Khả ái thay   tịnh xá Tapodārāma … (8) Khả ái thay tịnh xá Veḷuvana nơi nuôi ăn của những con sóc đen… (9) Khả ái thay khu rừng xoài của Jīvaka … (10) Khả ái thay khu rừng Migadāya trong xứ Maddakuccahi. Này Ānanda, ai đã tu tập, đã thực hành, đã dùng làm phương tiện, đã dùng làm nền tảng, đã giữ vững, đã lão luyện, và đã tu tập đầy đủ bốn thần túc (iddhipāda) thì nếu muốn vị ấy có thể sống đến hết thọ mạng hoặc lâu hơn thọ mạng tối đa. Này Ānanda, Như Lai đã tu tập, đã thực hành, đã dùng làm phương tiện, đã dùng làm nền tảng, đã giữ vững, đã lão luyện, và đã tu tập đầy đủ bốn thần túc. Do đó, này Ānanda, nếu muốn Như Lai có thể sống đến hết thọ mạng hoặc lâu hơn thọ mạng tối đa.”

“Này Ānanda, mặc dầu Như Lai đã cho lời gợi ý rõ ràng như vậy, nhưng ngươi đã không hiểu chúng. Ngươi đã không thỉnh cầu Thế Tôn: ‘Bạch Đức Thế Tôn, xin Thế Tôn, vì hạnh phúc cho nhân loại, vì lợi ích và hạnh phúc cho chư thiên và nhân loại, vì lòng bi mẫn với thế gian, xin hãy sống cho đến hết thọ mạng! Xin Thế Tôn hãy sống cho đến hết thọ mạng!”

“Này Ānanda, nếu lúc bấy giờ mà người thỉnh cầu Như Lai, thì Như Lai có thể từ chối lời thỉnh cầu hai lần nhưng có thể chấp nhận trong lần thứ ba. Do đó, này Ānanda, việc không thỉnh cầu Như Lai lúc bấy giờ là lỗi của ngươi, là thiếu sót của ngươi.

  • “Này Ānanda, trong khi Như Lai đang trú ngụ tại điện thờ Udena trong thành Vesāli (nt) khi ấy Như Lai cũng nói với ngươi rằng: “Này Ānanda, khả ái thay thành Vesāli. Khả ái thay điện thờ

Udena. Này Ānanda, ai đã tu tập, đã thực hành, đã dùng làm phương tiện, đã dùng làm nền tảng, đã giữ vững, đã lão luyện, và đã tu tập đầy đủ bốn Thần túc (iddhipāda) thì nếu muốn vị ấy có thể sống đến hết thọ mạng hoặc lâu hơn thọ mạng tối đa. Này Ānanda, Như Lai đã tu tập, đã thực hành, đã dùng làm phương tiện, đã dùng làm nền tảng, đã giữ vững, đã lão luyện, và đã tu tập đầy đủ bốn Thần túc. Do đó, này Ānanda, nếu muốn Như Lai có thể sống đến hết thọ mạng hoặc lâu hơn thọ mạng tối đa”.

“Này Ānanda , mặc dù Như Lai đã cho lời gợi ý rõ ràng như vậy, nhưng ngươi đã không hiểu chúng. Ngươi đã không thỉnh cầu Thế Tôn: ‘Bạch Đức Thế Tôn, xin Thế Tôn, vì hạnh phúc cho nhân loại, vì lợi ích và hạnh phúc cho chư thiên và nhân loại, vì lòng bi mẫn với thế gian, xin hãy sống cho đến hết thọ mạng! Xin Thế Tôn hãy sống cho đến hết thọ mạng!”

“Này Ānanda, nếu lúc bấy giờ mà người thỉnh cầu Như Lai, thì Như Lai có thể từ chối lời thỉnh cầu hai lần nhưng có thể chấp nhận trong lần thứ ba. Do đó, này Ānanda, việc không thỉnh cầu Như Lai lúc bấy giờ là lỗi của ngươi, là thiếu sót của ngươi.

‘Này Ānanda, vào một dịp nọ, khi Như Lai đang ngụ

  • Tại điện thờ Gotama trong chính thành Vesāli này… (Lập lại (nt) như trên) tại điện thờ Sattamba trong chính thành Vesāli này… (Lập lại (nt) như trên) tại điện thờ Bahuputta trong chính thành Vesāli này … (Lập lại (nt) như trên) tại điện thờ Sāranada trong chính thành Vesāli này… (Lập lại (nt) như trên). “Này Ānanda, ngày hôm nay tại điện thờ Cāpāla, Như Lai vừa mới nói với người rằng: ‘Này Ānanda, khả ái thay thành Vesali, khả ái thay điện thờ Cāpāla. Này Ānanda, ai đã tu tập, đã thực hành, đã dùng làm phương tiện, đã dùng làm nền tảng, đã giữ vững, đã lão luyện, và đã tu tập đầy đủ bốn Thần túc (iddhipāda) thì nếu muốn vị ấy có thể sống đến hết thọ mạng hoặc lâu hơn thọ mạng tối đa. Này Ānanda, Như Lai đã tu tập, đã thực hành, đã dùng làm phương tiện, đã dùng làm nền tảng, đã giữ vững, đã lão luyện, và đã tu tập

đầy đủ bốn Thần túc. Do đó, này Ānanda, nếu muốn Như Lai có thể sống đến hết thọ mạng hoặc lâu hơn thọ mạng tối đa.”

“Này Ānanda, mặc dầu Như Lai đã cho lời gợi ý rõ ràng như vậy, nhưng ngươi đã không hiểu chúng. Ngươi đã không thỉnh cầu Thế Tôn: ‘Bạch Đức Thế Tôn, xin Thế Tôn, vì hạnh phúc cho nhân loại, vì lợi ích và hạnh phúc cho chư thiên và nhân loại, vì lòng bi mẫn với thế gian, xin hãy sống cho đến hết thọ mạng! Xin Thế Tôn hãy sống cho đến hết thọ mạng!”

“Này Ānanda, nếu lúc bấy giờ mà người thỉnh cầu Như Lai, thì Như Lai từ chối lời thỉnh cầu hai lần nhưng có thể chấp nhận trong lần thứ ba. Do đó, này Ānanda, việc không thỉnh cầu Như Lai lúc bấy giờ là lỗi của ngươi, là thiếu sót của ngươi.”

(Đức Thế Tôn kể lại mười lăm ví dụ trước về việc Ānanda không thỉnh cầu Đức Thế Tôn tiếp tục sống. Trong dịp cuối cùng ấy, thứ mười sáu, xảy ra tại điện thờ Cāpāla. Tất cả những trường hợp bị bỏ qua như vậy được Đức Thế Tôn chỉ ra để làm nguôi ngoai nỗi sầu bi của Ānanda lúc bấy giờ. Dĩ nhiên sự không thỉnh cầu của Ānanda trong tất cả những dịp ấy là do hành động ác của Ác ma).

“Này Ānanda, không phải rằng trước kia Như lai đã từng nói với ngươi rằng các pháp mà thân ái nhất đối với chúng ta đều có đặc tánh là chúng ta phải chia lìa chúng bằng cách này hay cách khác ngay cả khi chúng ta còn đang sống, hay khi cái chết chia lìa chúng ta, hay khi chúng ta ở những cõi khác? Này Ānanda, trong vấn đề này, làm sao người ta có thể mong mỏi một cái gì đó mà bản chất của sự sanh khởi, của sự xuất hiện, của duyên sanh, và của sự hoại diệt, đừng có tan rã? Không thể nào có được đối với người mong mỏi như vậy.

“Này Ānanda, Như Lai đã bỏ đi, đã quăng bỏ, đã từ bỏ thọ hành. Và Như Lai đã nói ra một cách dứt khoát rằng sự diệt độ của Như Lai sẽ đến không bao lâu nữa, rằng ba tháng nữa Như Lai sẽ diệt độ. Việc Như Lai vì muốn sống mà rút lại lời nói của mình thì không thể xảy ra. Này Ānanda, chúng ta hãy đi đến giảng đường có tháp nhọn tại khu rừng Mahāvana.”

“Thưa vâng, bạch Đức Thế Tôn,” Đại đức Ānandā vâng lời Thế

Tôn.

Rồi Đức Phật, được theo hầu bởi đại đức Ānanda, bèn đi đến giảng đường có tháp nhọn tại khu rừng Mahāvana. Tại đó Đức Phật nói với đại đức Ānanda rằng: “Này Ānanda, hãy đi triệu tập tất cả các vị tỳ khưu đang sống trong thành Vesāli về hội họp tại hội trường.” Đại đức Ānanda đã đi triệu tập tất cả các vị tỳ khưu đang sống trong thành Vesāli về hội trường. Rồi vị ấy đi đến chỗ Đức Phật, đảnh lễ Ngài và đứng ở một nơi phải lẽ, bạch với Ngài: “Bạch Thế Tôn, các vị tỳ khưu đã hội họp. Xin Đức Thế Tôn hãy đi đến với họ khi nào Ngài muốn.”

Ba mươi bảy yếu tố làm cho giáo pháp trường tồn

Rồi Đức Phật đi đến giảng đường, ngồi trên chỗ ngồi đã sắp xếp sẵn dành cho Ngài, và nói với các vị tỳ khưu như vầy:

“Này các tỳ khưu, những giáo pháp mà Như Lai đã chứng ngộ qua Đạo Trí và đã đem giảng dạy cho các ngươi. Các ngươi cần phải quán triệt, thực hành, tu tập, thường xuyên thọ trì. Nếu các ngươi quán triệt, thực hành, tu tập và thường xuyên thọ trì những giáo pháp này, thì giáo pháp này vốn là pháp thanh tịnh sẽ tồn tại lâu dài và bền vững, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì sự duy trì thế gian, vì lợi ích, vì lợi lạc và hạnh phúc cho chư thiên và nhân loại.

Những giáo pháp này là:

  • Bốn Niệm xứ (Satipaṭṭāna)
    • Bốn Chánh cần (Sammapadāna)
    • Bốn Thần túc (Iddhipāda)
    • Ngũ Căn (Indriya)
    • Ngũ Lực (Bala)
    • Thất Giác chi (Bojjhaṅga)
    • Bát Thánh đạo (Ariya-magga)

[Đây là Ba mươi bảy Pháp trợ Bồ đề (Bodhipakkhiya)]

Này các tỳ khưu, Ba mươi bảy Pháp trợ Bồ đề này mà Như Lai

đã giác ngộ qua Đạo Trí và đã giảng dạy cho các ngươi. Các ngươi

cần phải quán triệt, thực hành, tu tập và thường xuyên thọ trì. Nếu các ngươi quán triệt, thực hành, tu tập và thường xuyên thọ trì những giáo pháp này, thì giáo pháp này vốn là pháp hành thanh tịnh sẽ tồn tại lâu dài và bền vững, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì sự duy trì thế gian, vì lợi ích, vì lợi lạc và hạnh phúc cho chư thiên và nhân loại.”

Rồi Ngài tiếp tục nói với các vị tỳ khưu:

“Này các tỳ khưu, hãy xem đây, Như Lai sẽ sách tấn các ngươi: Tất cả các pháp được cấu tạo, dầu là Danh hay Sắc, đều mang đặc tánh vô thường biến hoại. Bằng chánh niệm và tinh cần hãy phấn đấu (để đạt đến mục tiêu giải thoát). Sự diệt độ của Như Lai sẽ xảy ra không lâu nữa: ba tháng nữa kể từ hôm nay, Như Lai sẽ diệt độ.”

Sau khi nói như vậy, Đức Phật nói những lời sau đây (bằng kệ thơ) “ Tuổi của Ta nay đã khá già,

cuộc đời còn lại chẳng bao lâu.

Ta sẽ phải ra đi, phải xa lìa các ngươi. Ta đã nương tựa nơi chính mình.

“Này các tỳ khưu, đừng bao giờ dể duôi phóng dật, hãy luôn luôn có chánh niệm, hãy giữ giới luật thanh tịnh, hãy giữ tâm có tập trung, suy nghĩ chân chánh, và hãy phòng hộ tâm một cách chuyên cần để nhiếp phục phiền não.

“Này các tỳ khưu, trong giáo pháp này, (Pháp và Luật) ai chuyên trì giữ gìn Chánh pháp sẽ chấm dứt sanh tử và đọan diệt khổ đau.

Đức Phật nhìn lại như một con Voi chúa

Rồi Đức Phật, vào buổi sáng đắp y, mang bình bát và đại y rồi đi vào thành Vesāli để khất thực. Sau khi đã khất thực và độ thực xong, Ngài rời khỏi nơi độ thực. Khi rời khỏi chỗ ấy, Đức Phật quay người và nhìn lại về hướng kinh thành Vesālī, như con voi chúa quay người nhìn lui. Rồi Ngài nói với đại đức Ānanda, “Này Ānanda đây là lần cuối cùng Như Lai nhìn ngắm kinh thành Vesāli. Này Ānanda, chúng ta hãy đi đến ngôi làng Bhaṇḍa.”

Phật.

“Thưa vâng, bạch Đức Thế Tôn,” đại đức Ānanda vâng lời Đức

(Trong vấn đề này, câu nói về Đức Phật “quay người để nhìn

lại” cần được giải thích thêm vài điều. Bộ xương của Đức Phật là duy nhất trong nhân loại. Những người bình thường có những khúc xương được nối kết bằng cách chạm đầu với nhau (đầu này với đầu kia). Chư Phật Độc giác (Paccekabuddha) có những đốt xương được nối lại bằng những cái móc ở cuối mỗi đốt xương (móc này nối với móc kia). Cấu trúc xương của Đức Phật là một bộ mắc nối (vòng này với vòng kia). Có một ngoại lệ là hai cánh tay của Ngài gồm có mười hai đốt xương lớn, còn những ngón tay và những ngón chân thì có những đốt xương nhỏ hơn, tất cả những khúc xương khác được nối lại như một chuỗi nối kết. Đó là lý do khiến sức mạnh về thân của Ngài bằng sức mạnh của của mười ngàn triệu con voi chúa hay sức mạnh của một trăm ngàn triệu người có sức mạnh bậc trung.

Cấu trúc xương là chuỗi nối kết, cái cổ của Đức Phật tự nó không thể quay lui được. Do đó, khi Đức Phật muốn nhìn lui thì Ngài phải xoay cả người, như hành động xoay người của con voi chúa).

Mặc dầu Ngài có ý định quay người để nhìn lui, nhưng do sự can thiệp của vị hộ thần của trái đất, nên hành động ấy thực sự không được thực hiện. Đối với quả đất thì tựa như không thể chịu đựng cảnh một đấng Vô thượng tôn phải quay người, nên tự nó đã quay tròn khiến cho Đức Phật đứng trong tư thế mặt ngó về kinh thành Vesāli. Đại địa can thiệp vào tựa như nó đang nói rằng: “Thưa Đức Thế Tôn, sự thực hành viên mãn các pháp Ba-la-mật của Ngài là vô song. Cho nên không cần thiết để Ngài phải nhọc công quay người lại chỉ để nhìn lui như những người bình thường khác.” Trong bất cứ trường hợp nào mà có câu nói rằng: “Đức Thế Tôn quay người để nhìn lui, như cái nhìn của con voi chúa” thì có liên quan đến ý định của Đức Thế Tôn muốn làm như vậy.

Có thể hỏi rằng: “ Tại sao chỉ riêng Vesāli được nêu ra là nơi mà Đức Thế Tôn nhìn lại như là cái nhìn cuối cùng của Ngài, mà không phải những nơi khác như Sāvatthi, Rājagaha, Nāḷanda, ngôi

làng Pāṭali, làng Koṭi, làng Nātika mà Ngài đã viếng thăm lần cuối cùng? Tại sao Ngài không nhìn lại những chỗ ấy?”

Câu trả lời là ‘Không’. Nếu Đức Phật nhìn lại những chỗ khác nhau ấy, thì tánh chất có một không hai của cơ hội ấy sẽ bị đánh mất.

Có một lý do khác: Vesāli là một kinh đô phải chịu số phận bi đát. Nó sẽ bị tiêu diệt sau ba năm kể từ chuyến viếng thăm cuối cùng của Đức Phật tại kinh đô ấy. Ngài thấy rằng nếu Ngài quay người nhìn lại kinh thành Vesāli như cái nhìn của con voi chúa, thì chỗ ấy sẽ được các vị công tử Licchavī lập điện thờ tưởng niệm: “Cái nhìn cuối cùng của Đức Thế Tôn” và nhờ vậy sẽ đem lại lợi ích to lớn cho họ trong thời gian lâu dài. Đó là mục đích trong quyết định của Đức Phật để quay người nhìn lại kinh thành Vesāli.

Bài pháp của Đức Phật tại ngôi làng Bhaṇḍu

Rồi Đức Phật, được tháp tùng bởi đại chúng tỳ khưu, đến viếng ngôi làng Bhaṇḍu và trú ngụ ở đó. Trong suốt thời gian lưu trú của Ngài tại đó, Ngài đã thuyết pháp đến các vị tỳ khưu như sau:

“Này các tỳ khưu, chính vì không giác ngộ và không thông đạt bốn pháp mà Như Lai cũng như các ngươi đã phải trôi lăn trong chuỗi dài sanh tử luân hồi, từ kiếp sống này sang kiếp sống khác. Bốn pháp ấy là:

  • Này các tỳ khưu, chính vì không giác ngộ và không thông đạt Thánh giới, là giới của bậc Thánh (ariya sīla) mà Như Lai cũng như các ngươi đã phải trôi lăn trong chuỗi dài sanh tử luân hồi, từ kiếp sống này sang kiếp sống khác.
  • Này các tỳ khưu, chính vì không giác ngộ và không thông đạt Thánh định, là định của bậc Thánh (ariya samādhi) mà Như Lai cũng như các ngươi đã phải trôi lăn trong chuỗi dài sanh tử luân hồi, từ kiếp sống này sang kiếp sống khác.
  •   Này các tỳ khưu, chính vì không giác ngộ và không thông đạt Thánh tuệ, là tuệ của bậc Thánh (ariya paññā) mà Như Lai cũng

như các ngươi đã phải trôi lăn trong chuỗi dài sanh tử luân hồi, từ kiếp sống này sang kiếp sống khác.

  •   Này các tỳ khưu, chính vì không giác ngộ và không thông đạt Thánh giải thoát, là sự Giải thoát của bậc Thánh (ariya vimutti) mà Như Lai cũng như các ngươi đã phải trôi lăn trong chuỗi dài sanh tử luân hồi, từ kiếp sống này sang kiếp sống khác.

“Này các tỳ khưu, Như Lai đã giác ngộ và không thông đạt Thánh giới; Như Lai đã giác ngộ và thông đạt Thánh định; Như Lai đã giác ngộ và thông đạt Thánh Tuệ; Như Lai đã giác ngộ và thông đạt Thánh giải thoát. Ái dục đối với kiếp sống đã được đọan diệt hoàn toàn thế nên ái dục mà lôi kéo chúng sanh đi vào kiếp sống mới đã diệt tắt trong Ta. Giờ đây không còn sự tái sanh nào khác nữa.”

Rồi Đức Phật nói thêm với các vị tỳ khưu (bằng thể kệ):

“(Này các tỳ khưu) Đức Phật Gotama, bậc có đồ chúng đông đảo, đã giác ngộ những pháp về Giới, Định, Tuệ và Giải thoát cao siêu này.

“Sau khi thông đạt chúng qua Đạo trí, (do lòng bi mẫn) đã giảng dạy những pháp ấy đến các vị tỳ khưu. Bậc Đạo sư (của chư thiên và nhân loại), bậc có năm loại mắt Trí tuệ, bậc đã dập tắt tất cả những ngọn lửa phiền não, đã chấm dứt tất cả khổ đau (trong chính Ngài cũng như trong các vị A-la-hán Thinh văn đệ tử.”

Trong suốt thời gian lưu trú tại ngôi làng Bhaṇḍu cũng vậy, Đức Phật, sau khi suy xét về cái chết sắp gần kề của Ngài, đã thuyết giảng đến các vị tỳ khưu về chủ đề được lập lại như sau:

“Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ. Định được tu tập nhờ Giới đem lại kết quả và lợi ích to lớn. Tuệ được tu tập nhờ Định có kết quả và lợi ích to lớn. Tâm được tu tập nhờ Tuệ thì được giải thoát hoàn toàn không còn dư sót phiền não hay lậu hoặc (āsavas), tức là Dục lậu, Hữu lậu, Kiến lậu và Vô minh lậu.”

Bài pháp tại Bhoga về Bốn Đại Pháp Kinh (Mahāpadesa)

Sau khi trú ngụ ở ngôi làng Bhaṇḍu cho đến khi Ngài thấy là vừa đủ, Đức Phật bèn nói với đại đức, “Này Ānanda, chúng ta hãy đi đến làng Hatthi,… làng Amba,… làng Jamba, và từ đó đi đến thị trấn Bhoga.”

“Thưa vâng, bạch Đức Thế Tôn,” đại đức Ānanda vâng lời Đức Phật. Và Đức Phật, được theo hầu bởi đông đảo đại chúng tỳ khưu, đến tại thị trấn Bhoga, ở đó Ngài vào trú ngụ trong điện thờ Ānandā. Trong thời gian lưu trú ở đó Ngài thuyết giảng đến các vị tỳ khưu về Bốn Đại Pháp Kinh:

  • “Này các tỳ khưu, trong Giáo pháp này, nếu một vị tỳ khưu nói như vầy: ‘Thưa các hiền hữu, tôi đã nghe từ chính miệng của Đức Phật nói rằng như thế là Pháp (Dhamma), như thế là Luật (Vinaya), như thế là Giáo pháp của Đức Phật.”

“Này các tỳ khưu, những lời nói của vị tỳ khưu ấy không nên chấp nhận hay phủ nhận ngay. Những lời nói và những chữ được nói ra ấy (cho là của Đức Phật) nên được xem xét cẩn thận. Chúng nên được đem đối chiếu với Kinh (Suttanta) và so sánh với Luật (Vinaya).

“Nếu khi đem đối chiếu với Kinh và so sánh với Luật mà những lời, những chữ được nói ra bởi vị tỳ khưu ấy không phù hợp với Kinh hay không trùng khớp với Luật, khi ấy các ngươi có thể kết luận rằng: ‘ Đây chắc chắn không phải là lời mà đức Thế Tôn đã nói. Đó là điều mà vị tỳ khưu đã thọ giáo sai lạc.’ Và khi đã kết luận như vậy, này các tỳ khưu, các thầy nên phủ nhận và bỏ qua những lời nói ấy. ”

“Ngược lại, nếu những lời nói của vị tỳ khưu ấy mà phù hợp với Kinh và trùng khớp với Luật, thời các thầy có thể kết luận rằng: ‘Đây chắc chắn là lời mà Đức Thế Tôn đã nói. Đó là điều mà vị tỳ khưu đã thọ giáo đúng đắn. ”

Này các tỳ khưu, đây là Đại pháp kinh thứ nhất, hãy nhớ kỹ.

  • “Lại nữa, này các tỳ khưu, trong Giáo pháp, nếu một vị tỳ khưu nói như vầy: Tại một tịnh xá nọ có chúng Tăng do một vị tỳ khưu trưởng lão lãnh đạo. Tôi đã được nghe từ chính chúng Tăng ấy: Như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là Giáo pháp.”

“Này các tỳ khưu, những lời nói của vị tỳ khưu ấy không nên chấp nhận hay phủ nhận ngay. Những lời nói và những chữ được nói ra ấy (mà được cho là của chư Tăng ở tịnh xá ấy) nên được xem xét cẩn thận. Chúng nên được đem đối chiếu với Kinh (Suttanta) và so sánh với Luật (Vinaya).”

“Nếu khi đem đối chiếu với Kinh và so sánh với Luật mà những lời, những chữ được nói ra bởi vị tỳ khưu ấy không phù hợp với Kinh hay không trùng khớp với Luật, khi ấy các ngươi có thể kết luận rằng: ‘ Đây chắc chắn không phải là lời mà Đức Phật đã nói. Đó là điều mà vị tỳ khưu đã thọ giáo sai lạc.” Và khi đã kết luận như vậy, này các tỳ khưu, các thầy nên phủ nhận và bỏ qua những lời nói ấy.”

“Ngược lại, nếu những lời nói của vị tỳ khưu ấy mà phù hợp với Kinh và trùng khớp với Luật, thời các thầy có thể kết luận rằng: ‘Đây chắc chắn là lời mà Đức Thế Tôn đã nói. Đó là điều mà vị tỳ khưu đã thọ giáo đúng đắn.

Này các tỳ khưu, đây là Đại pháp kinh thứ hai, hãy nhớ kỹ. ”

  • “Lại nữa, này các tỳ khưu, nếu có vị tỳ khưu nói rằng: ‘Tại một tịnh xá nọ, có những vị tỳ khưu trưởng lão đa văn, thuộc lòng kinh điển Pāḷi, nghiêm trì Pháp và Luật, và rành mạch những điều học trong Biệt biệt giải thoát giới (Pātimokkha). Tôi đã nghe từ chính các vị tỳ khưu trưởng lão ấy: như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là Giáo pháp.”

“Này các tỳ khưu, những lời nói của vị tỳ khưu ấy không nên chấp nhận hay phủ nhận ngay. Những lời nói và những chữ được nói ra ấy (mà được cho là của các vị tỳ khưu trưởng lão) nên được xem xét cẩn thận. Chúng nên được đem đối chiếu với Kinh (Suttanta) và so sánh với Luật (Vinaya).”

“Nếu khi đem đối chiếu với Kinh và so sánh với Luật mà những lời những chữ được nói ra bởi vị tỳ khưu ấy không phù hợp với Kinh hay không trùng khớp với Luật, khi ấy các ngươi có thể kết luận rằng: ‘ Đây chắc chắn không phải là lời mà Đức Thế Tôn đã nói. Đó là điều mà vị tỳ khưu đã thọ giáo sai lạc.” Và khi đã kết luận như vậy, này các tỳ khưu, các vị nên phủ nhận và bỏ qua những lời nói ấy.”

“Ngược lại, nếu những lời nói của vị tỳ khưu ấy mà phù hợp với Kinh và trùng khớp với Luật, thời các thầy có thể kết luận rằng:

‘ Đây chắc chắn là lời mà Đức Thế Tôn đã nói. Đó là điều mà vị tỳ khưu đã thọ giáo đúng đắn.’ Này các tỳ khưu, đây là Đại pháp kinh thứ ba, hãy nhớ kỹ.”

(v) “Lại nữa, này các tỳ khưu, nếu có vị tỳ khưu nói rằng: ‘ Có một vị tỳ khưu trưởng lão nọ đa văn, thuộc lòng kinh điển Pāḷi, nghiêm trì Pháp và Luật, và rành mạch những điều học trong Biệt biệt giải thoát giới. Tôi đã nghe từ chính miệng của vị tỳ khưu trưởng lão ấy: như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là Giáo pháp.”

“Này các tỳ khưu, những lời nói của vị tỳ khưu ấy không nên chấp nhận hay phủ nhận ngay. Những lời nói và những chữ được nói ra ấy (mà được cho là của vị tỳ khưu trưởng lão đa văn) nên được xem xét cẩn thận. Chúng nên được đem đối chiếu với Kinh (Suttanta) và so sánh với Luật (Vinaya).”

“Nếu khi đem đối chiếu với Kinh và so sánh với Luật mà những lời những chữ được nói ra bởi vị tỳ khưu ấy không phù hợp với Kinh hay không trùng khớp với Luật, khi ấy các ngươi có thể kết luận rằng: ‘Đây chắc chắn không phải là lời mà Đức Thế Tôn đã nói. Đó là điều mà vị tỳ khưu đã thọ giáo sai lạc.” Và khi đã kết luận như vậy, này các tỳ khưu, các thầy nên phủ nhận và bỏ qua những lời nói ấy.”

“Ngược lại, nếu những lời nói của vị tỳ khưu ấy mà phù hợp với Kinh và trùng khớp với Luật, thời các thầy có thể kết luận rằng: ‘ Đây chắc chắn là lời mà Đức Thế Tôn đã nói. Đó là điều mà vị tỳ khưu đã thọ giáo đúng đắn.’ Này các tỳ khưu, đây là Đại pháp kinh thứ tư, hãy nhớ kỹ.”

“Này các tỳ khưu, hãy nhớ kỹ bốn Đại pháp kinh này”.

Những điểm khác nhau về chủ đề

Về chủ đề Bốn đại pháp kinh hay Bốn đại giáo pháp, Chú giải đã thu hút sự chú ý của độc giả vào những điểm khác nhau liên quan đến chủ đề. Bài chú thích tóm tắt như sau:

  • Có bốn pháp liên quan đến bốn Đại pháp kinh; (trong Dīgha Nikāya).
  • Bốn pháp liên quan đến chủ đề được giảng dạy trong bộ luật

Vinaya Mahāvagga.

  • Bốn kiểu trả lời tương ứng với bốn loại câu hỏi được gọi là

Vyakaraṇas.

  • Bốn Vinaya.
  • Ba Đại hội Kiết tập.
  • Bốn đại pháp kinh được thuyết giảng trong Tạng Kinh (Suttanta Piṭaka). Những pháp ấy đã được trình bày ở trên rồi.

(ii)    Bốn đại pháp kinh được giảng trong Tạng Luật

(Vinaya Piṭaka) (Mahāvagga, 6 Bhesajjakkhandhaka)

Bốn pháp liên quan được Đức Phật nêu ra như một dược phẩm trị liệu thích hợp cho các vị tỳ khưu:

  • Này các tỳ khưu, loại thuốc trị bịnh mà không được Như Lai đặc biệt nêu ra vì không thích hợp cho các vị tỳ khưu thọ dụng, tuy nhiên nếu nó có khuynh hướng không thích hợp, thì khi dựa vào những điều học trong Vinaya, hãy xem loại thuốc ấy là không thích hợp.
  • Này các tỳ khưu, loại thuốc trị bịnh mà không được Như Lai đặc biệt nêu ra vì không thích hợp cho các vị tỳ khưu thọ dụng, nhưng nếu khi dựa vào nhữngđiều học trong Vinaya, thấy nó đúng pháp và thích hợp, thời hãy xem loại thuốc ấy được phép dùng hợp pháp.
  • Này các tỳ khưu, loại thuốc trị bịnh mà không được Như Lai đặc biệt nêu ra là hợp pháp để các vị tỳ khưu thọ dụng, và nếu nó có khuynh hướng không hợp pháp, thời khi căn cứ vào những điều

học trong tạng Luật, thấy nó không hợp pháp để thọ dụng, khi ấy hãy xem nó là không hợp pháp để thọ dụng.

  • Này các tỳ khưu, loại thuốc trị bịnh mà không được Như Lai đặc biệt nêu ra là hợp pháp để các vị tỳ khưu thọ dụng, và nếu nó có khuynh hướng hợp pháp khi căn cứ vào những điều học trong tạng Luật, thời hãy xem nó là loại thuốc được phép dùng hợp pháp.

Bốn cách trả lời.

Có bốn cách trả lời tương ứng với bốn loại câu hỏi.

  • Câu hỏi thẳng được trả lời ngay. Ví dụ: nếu câu hỏi là: “Có phải con mắt là vô thường?” Câu trả lời thích hợp là: “ Vâng, con mắt là vô thường.”
  • Câu hỏi đòi hỏi phải có sự phân tích câu trả lời, ví dụ: “Có phải con mắt là vật duy nhất có tánh chất vô thường?” Câu trả lời cần có sự phân tích chi tiết: “ Con mắt không phải là vật duy nhất mang tính chất vô thường; tai cũng vô thường; lưỡi cũng vô thường; v.v…”
  • Câu hỏi cần được thay thế bằng câu hỏi (trả lời bằng cách hỏi lại), ví dụ: “ Có phải tai được xem là giống như mắt không? Có phải mắt được xem là giống như tai không?” Câu trả lời thích hợp là: “Câu hỏi này được nêu ra trong ý nghĩa nào?” Khi ấy, nếu người hỏi nói rằng: “Trong ý nghĩa về sự thấy, có phải tai có thể thấy như mắt không.” Câu trả lời khi ấy là: “Không, không phải.” Nếu người hỏi nói rằng: “Về tánh chất vô thường, có phải tai giống như mắt không?” Câu trả lời khi ấy là “ Phải, đúng vậy.”
  • Loại câu hỏi cần được bỏ qua hay im lặng. Ví dụ: Đối với những người tin vào cái ngã (atta), thì có đời sống (java), thân (sarīra), mà chỉ là những tên gọi chứ không tồn tại trong ý nghĩa cùng tột. Do đó, nếu câu hỏi là: “Có phải đời sống cũng giống như thân xác?” Câu trả lời thích hợp là im lặng bởi vì người ta hiểu rằng chính Đức Thế Tôn cũng bỏ qua câu hỏi như vậy.

Bốn Luật (Vinaya)

  • Sutta: Ở đây ám chỉ về Tam tạng (Piṭaka).
  • Tùy Kinh (Suttānuloma): bốn Đại pháp kinh (Mahāpadesas) được mô tả trong Luật (Vinaya) và bốn Mahāpadesas được mô tả trong Kinh (Suttanta).
  • A-đồ-lê thuyết (Ācariyavāda): Bài chú giải phụ thêm để làm sáng tỏ giáo pháp của Đức Phật được thực hiện trong lúc Đức Thế Tôn còn tại tiền ở những nơi khác nhau. Bởi vì chúng giải thích những bài kinh Pāḷi nên chúng được gọi là Những bài Chú giải (aṭṭhakathā). Tại những đại hội nghị Kiết tập Tam tạng, các vị tỳ khưu trưởng lão tụng đọc tiếng Pāḷi trước tiên và vào lúc kết thúc họ nêu ra những bài Chú giải riêng cho mỗi phần của kinh tạng. Những lời nói uyên bác này mà vốn là những bài pháp phụ lục đồng thời cũng là những bài Chú giải, được viết ra bởi những vị thầy đa văn, cũng được biết đến là A-đồ-lê thuyết (Ācariyavāda). Những bộ luận giải này mà được nói đến bằng ba tên gọi khác nhau: Ācariyavāda, Aṭṭhakathā, Pakiṇṇakadesanā, đã được đại đức Mahinda đem đến Sri Lanka. Các vị tỳ khưu trưởng lão đã dịch chúng sang tiếng Sinhalese để bảo đảm truyền thống cho các vị tỳ khưu dùng tiếng Sinhalese chống lại những giáo lý mà được đưa vào bởi những phái khác sau này. Đại đức Buddhaghosa đã nghiên cứu bộ Chú giải bằng tiếng Sinhalese (tức là bộ Mūḷa Pakiṇṇaka), làm sáng tỏ những câu nói được lặp đi lặp lại và cô đọng chúng lại ở bất cứ chỗ nào thích hợp, phân loại chúng theo những tiêu đề thích hợp đúng với Kinh tạng, làm sáng tỏ bất cứ chỗ nào cần thiết, và nhờ đó tạo ra một bộ Chú giải mới bằng tiếng Māgadī, thêm vào những quan điểm truyền thống của các vị tỳ khưu trưởng lão (Theravāda) mà về sau được gọi là   ‘quan điểm chính thống’ (attanomati), bất cứ lúc nào cần thiết. Như vậy, Ācariyavāda, là Vinaya thứ ba trong bốn Vinaya, ngày nay được thọ trì với những mục đích thiết thực, ám chỉ đến bộ Chú giải mới này.
  • Attanomati: ám chỉ đến ‘quan điểm chính thống’, tức là những quan điểm được cân nhắc kỹ lưỡng bởi những vị tỳ khưu trưởng lão sau khi thực hành theo những pháp được chứa trong Sutta, Suttanuloma Ācariyavāda. Attanomati cũngđược gọi là Theravāda, những giáo lý được giữ gìn theo truyền thống bởi những vị tỳ khưu trưởng lão. Như vậy bốn Vinayas Sutta, Suttānuloma, Ācariyavāda và Attanomati này nên được chú ý.

Ba Đại hội Kiết tập

  • Đại hội Kiết tập lần thứ nhất gồm 500 vị La-hán do Trưởng lão Mahā Kassapa chủ trì.
  • Đại hội Kiết tập lần thứ nhì gồm 700 vị La-hán do trưởng lão Mahā Yasa chủ trì.
  • Đại hội Kiết tập lần thứ ba gồm 1000 vị La-hán do trưởng lão Mahā Moggaliputta chủ trì.

Đây là ba cuộc Đại hội Kiết tập chính thức.

Cần nhớ:

(h) Bốn Đại pháp kinh được giảng dạy trong Suttanta,

  • Bốn Đại pháp kinh được giảng dạy trong Vinaya
    • Bốn loại Câu hỏi và Câu trả lời,
    • Bốn Vinaya
    • Ba cuộc Đại hội Kiết tập chính thức.

Rồi áp dụng chúng vào những vấn đề thực tiễn như vầy:

  • Nếu một vị tỳ khưu nói rằng: “Đây là Giáo pháp, đây là Luật (Vinaya), đây là lời dạy của Đức Phật,” khi trích dẫn dựa vào uy tín của Đức Phật, hay của Tăng đoàn (Saṅgha), hay của một số tỳ khưu trưởng lão, hay của một vị tỳ khưu trưởng lão nào đó. Để quyết định tánh trung thực trong câu nói của vị ấy, hãy áp dụng sự trắc nghiệm bằng Bốn Đại pháp kinh mà được giảng dạy trong Tạng kinh (Suttanta). Nếu lời tuyên bố ấy phù hợp với bốn Đại pháp kinh, thì câu nói ấy nên được xem là đúng sự thực. Ngược lại, nó phải được xem chỉ là ngoại giáo, là lời nói vô căn cứ.
  • Ở đâu có vấn đề nan giải sanh lên rằng: “Điều đó có thích hợp với vị tỳ khưu hay không,” sự trắc nghiệm là Bốn Đại pháp kinh mà được giảng dạy trong Vinaya Mahāvagga. (Chú giải của bộ Vinaya Mahāvagga nên được đem ra thảo luận để có được thông tin chi tiết về chủ đề). Nếu, khi xem xét chủ đề có khúc mắt hay còn hoài nghi dựa theo Bốn Đại pháp kinh được giảng dạy trong Luật tạng, mà nó có khuynh hướng phù hợp với các điều luật, thì điều đó nên được chấp nhận là đúng pháp, ngược lại là phi pháp.
  •   Nếu câu hỏi về Giáo pháp sanh lên – như được nêu ra ở trên – thì câu trả lời phải phù hợp với loại câu hỏi được giảng dạy là Bốn loại Câu hỏi.
  • Trong bốn Vinaya, nếu sự khẳng định của một người nào đó là một phần của Kinh Tạng (Suttanta Piṭka), thì câu nói ấy không nên phủ nhận vì sự phủ nhận Piṭaka đồng nghĩa với sự từ chối chính cả Đức Phật. Nếu lời khẳng định là câu nói trong Suttānuloma thì nó phải được đối chiếu với Kinh tạng (tức là Pāli Tipiṭaka). Nếu nó phù hợp với Tạng Kinh (Suttanta), thì nó nên được chấp nhận, bằng ngược lại thì nên bỏ qua. Về A-đồ-lê Thuyết (Ariyavāda), có thể Chú giải không tuân theo Piṭaka do sự khinh suất, thiếu cẩn trọng. Do đó Āriyavāda nên được đối chiếu với Pāli Piṭaka. Nếu nó phù hợp với Pāḷi thì nên chấp nhận, bằng ngược lại thì nên phủ nhận như một điều được nói ra thiếu cẩn thận. Attanomati có uy tín yếu nhất. Nó chỉ được chấp nhận nếu nó phù hợp với Kinh tạng, tức là Pāḷi text.
  • Nếu một người nào đó trích dẫn một đọan như là một phần của kinh Pāḷi, “mà được Đại hội Kiết tập tán đồng”, nó phải phù hợp với những bài kinh mà được công nhận tại ba cuộc Kiết tập Tam- tạng. Nếu nó không phải là một phần của kinh tạng Pāḷi được chấp thuận tại ba cuộc kiết tập Tam tạng thì nó phải được xem là giả.

(Những điểm phụ lục trên cần được ghi nhớ.)

Trong khi Đức Phật đang trú ngụ trong điện thờ Ānandā trong thị trấn Bhoga cũng vậy, khi lưu ý tới cái chết sắp đến của Ngài, Ngài sách tấn các vị tỳ khưu bằng những lời như sau:

“Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ. Định được tu tập nhờ Giới đem lại kết quả và lợi ích to lớn. Tuệ được tu tập nhờ Định có kết quả và lợi ích to lớn. Tâm được tu tập nhờ Tuệ nên được giải thoát hoàn toàn không còn dư sót phiền não hay lậu hoặc (āsavas), tức là Dục lậu, Hữu lậu, Kiến lậu và Vô minh lậu”.

Sách điển từ Online – Thời Phật tại thế Tâm Học 2022 : một cuốn sách dạng webs , sưu tầm các tài liệu về Cuộc đời Đức Phật , câu chuyện tại thế và tiền kiếp. Ngoài ra sách còn tra cứu những người và cuộc đời của người đó cùng thời Phật tại thế

Hits: 69

Post Views: 407