Phật học Đại cương Tâm Học 2022 

Mangala Sutta – Hạnh Phúc Kinh

 

I. Nội dung kinh

Tải về file PDF gốc http://images.mtviet.com/filechiase/hanh-phuc-kinh-Gioi-Nghiem.pdf

và file PDF bản đẹp chỉnh sửa tamhoc.org http://images.mtviet.com/filechiase/hanh-phuc-kinh-Gioi-Nghiem.Tamhoc.org.pdf


Xem thêm : https://tamhoc.org/2022/03/05/hanh-phuc-kinh-ma%e1%b9%85gala-sutta-ty-khuu-gioi-nghiem/

Video kinh Hạnh phúc bali phụ đề Việt

Hát lời Viết

Nội dung

Evaṃ me sutaṃ: Ekaṃ samayaṃ Bhagavā Sāvatthiyaṃ viharati Jetavane Anāthapiṇḍikassa Ārāme. Atha kho aññatarā devatā abhikkantāya rattiyā abhikkanta-vaṇṇā kevala-kappaṃ Jetavanaṃ obhāsetvā yena Bhagavā ten’upasaṅkami upasaṅkamitvā Bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā Bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi.
Ngữ vựng:
Evaṃ:                   như vậySuta:                     sự ngheSamaya:               lúc, thờiSāvatthi:               thành phố Xá vệViharati:                Jetavana:              Kỳ ViênAnāthapiṇḍika:     ông Cấp Cô ĐộcĀrāma:                 chùa, già lamAtha kho:             lúc bấy giờ, rồi thìAññatara: một …nào đóAbhikkanta:          vượt qua, gần mãn, siêu việt, thù thắngVaṇṇa:                 màu sắc, dung sắcKevala-kappa:      toàn bộ, trọn cảObhāseti: chiếu sángYena…tena:          nơi  màUpasaṅkamati:      đi đến, lại gầnAbhivādeti:           đảnh lễEkamanta:            một bênAṭṭhāsi (a+ṭhāti): đã đứngṬhitā (tiṭṭhati):       sau khi đứngGāthā:                  kệ tụngAjjhabhāsati:         nói ra, nói lênVana:                   vườn
Dịch nghĩa:
Như vậy tôi ngheMột thời Thế TônNgự tại Kỳ Viên Tịnh XáCủa Trưởng giả Cấp Cô Độc
Gần thành Xá vệKhi đêm gần mãnCó một vị TrờiDung sắc thù thắngHoà quang chiếu diệuSáng tỏa Kỳ ViênĐến nơi  Phật ngựĐảnh lễ Thế TônRồi đứng một bênCung kính bạch PhậtBằng lời kệ rằng:
Bahū devā manussā caMaṅgalāni acintayuṃĀkaṅkhamānā soṭṭhānaṃBrūhi maṅgalam’uttamaṃ.
Ngữ vựng:
Bahū:                               nhiềuAcintayuṃ (cinteti):           suy nghĩAkaṅkhati:                        mong cầuSoṭṭhāna:              phúc lành, phúc lợiBrūhi (brūti):                     hãy nói

 “Chư  Thiên và nhân loạiSuy nghĩ điều hạnh phúcHằng tầm cầu mong đợiMột đời sống an lànhXin Ngài vì bi mẫnHoan hỷ dạy chúng conVề phúc lành cao thượng.
1. Asevanā ca bālānaṃPaṇḍitānañca sevanāPūjā ca pūjanīyānaṃEtaṃ maṅgalam’uttamaṃ.
Ngữ vựng:
Sevanā (sevati): sự theo, sự thân cận, sự hợp tác, sự phục vụA-sevanā (trái với sevanā): không thân cậnBāla:                                 kẻ ácPaṇḍita:                            bậc hiền tríPūja (pūjeti):                    sự cúng dườngPūjanīya = pūjaneyya:       (bậc) đáng cúng dường
1. (Thế Tôn tùy lời hỏiMà giảng giải như vầy)Không gần gũi kẻ ácThân cận bậc trí hiềnĐảnh lễ người đáng lễLà phúc lành cao thượng.
2. Paṭirūpa-desa-vāso caPubbe ca kata-puññatāAtta sammā paṇīdhi caEtaṃ maṅgalam’uttamaṃ
Ngữ vựng:
PaṭiRūpa:                         thích hợpDesa:                                xứ sở, chỗVāsa (vasati):                    sự ởPubbe:                  trước xưaKata (karoti):        đã làmPuññatā:               phước đứcAtta:                                 ta, tự mìnhSammā:                chân chánhPaṇīdhi:                sự hướng dẫn

2. Ở trú xứ thích hợpCông đức trước đã làmChân chánh hướng tự tâmLà phúc lành cao thượng.
3. Bāhu-saccañca sippañcaVinayo ca susikkhitoSubhāsitā ca yā vācāEtaṃ maṅgalam’uttamaṃ.
Ngữ vựng:
Bāhusacca:           đa văn (uyên bác)Sippa:                   tiểu công nghệVinaya:                 luật, sự huấn luyệnSu-sikkhita (sikkhati): khéo học tập, thông suốtSu-bhāsita (bhāsati): khéo nói, suốt thôngVācā:                   lời nói
3. Đa văn, nghề nghiệp giỏiThông suốt các luật nghiNói những lời chân chấtLà phúc lành cao thượng.
4. Mātā-pitu upaṭṭhānaṃPutta-dārassa saṅgahoAnākulā ca kammantāEtaṃ maṅgalam’uttamaṃ.
Ngữ vựng:
Upaṭṭhāna (upa+ṭhāna):     sự hầu hạ, sự phụng dưỡngUpaṭṭhāti:                          hầu hạ, phụng dưỡngDāra:                                            vợSaṅgaha:                          giúp đỡ, tương trợ, tế độĀnākula:                           không lẫn lộnKammanta:                                   nghề nghiệp, sở hành.
4. Hiếu thuận bậc sinh thànhDưỡng dục vợ và conSở hành theo nghiệp chánhLà phúc lành cao thượng.
5. Dānañca dhamma-cariyā caÑātakānañca saṅgahoAnavajjāni kammāniEtaṃ maṅgalam’uttamaṃ.
Ngữ vựng:
Dāna:                               bố thíDhamma-cariya:               hành theo pháp, pháp hạnhÑātaka:                            quyến thuộcAnavajja:              trong sạch, không uế nhiễmKamma:                           nghiệp, nghề nuôi mạng
5. Bố thí hành đúng phápGiúp ích hàng quyến thuộcGiữ chánh mạng trong đờiLà phúc lành cao thượng.
6. Āratī-viratī pāpāMajja-pānā ca saññamoAppamādo ca dhammesuEtaṃ mangalam’uttamaṃ.
Ngữ vựng:
Ārati:                                viễn ly, tránh xaVirati:                   kiêng cử, tiết chếMajja:                  rượuPāna:                                uốngSaññama (samyama): chế ngự, tự chếAppamāda (a+pamāda): không phóng dật, thận trọng, cẩn mật, nghiêm túc.
6. Xả ly tâm niệm ácChế ngự không say sưaKhông phóng dật trong phápLà phúc lành cao thượng.
7. Gāravo ca nivāto caSantuṭṭhī ca kataññutāKālena dhamma-savanaṃEtaṃ maṅgalam’uttamaṃ.
Ngữ vựng:
Gārava:                sự cung kínhNivāta:                 tính khiêm nhượngSantuṭṭhi: sự tri túcKataññutā:            sự tri ânKāla:                    thờigiờ
7. Đức cung kính, khiêm nhườngTri túc và tri ânĐúng thời nghe chánh phápLà phúc lành cao thượng.
8. Khantī ca sovacassatāSamaṇānañca dassanaṃKālena Dhamma-sākacchāEtaṃ maṅgalam’uttamaṃ.
Ngữ vựng:Khantī:                             nhẫn nhụcSovacassatā:                     thiện ngôn, lời ôn nhuSamaṇa:                           sa mônSākaccha:                         cuộc đàm luận
8. Nhẫn nhục, lời nhu hòaYết kiến bậc Sa-mônTùy thời đàm luận PhápLà phúc lành cao thượng.
9. Tapo ca brahma-cariyā caAriya-saccāni dassanaṃNibbāna-sacchikiriyā caEtaṃ maṅgalam’uttamaṃ
Ngữ vựng:
Tapa:                                tự chủBrahma-cariya:                 phạm hạnhAriya-sacca:                     Thánh đếNibbāna:                          Niết bànSacchikiriya (sacchikaroti): Chứng ngộ
9. Tự chủ, sống Phạm hạnhThấy được lý Thánh đếGiác ngộ Đại Niết-bànLà phúc lành cao thượng.
10. Phuṭṭhassa loka-dhammehiCittaṃ yassa na kampatiAsokaṃ, virajaṃ, khemaṃEtaṃ maṅgalam’utamaṃ.

Ngữ vựng:Phuṭṭha:                            sự xúc chạm, tiếp xúcLoka-dhamma:                 pháp thế gianYassa:                              đó, khi đóKampati:                          rung động, dao độngAsoka (a+soka):               không buồn phiền, vô ưuViraja (vi+raja):                không nhiễm trướcKhema:                            tự tại, bình an
10. Những sở hành như vậyKhông chỗ nào thối thấtKhắp nơi được an toànLà phúc lành cao thượng.
11. Etādisāni katvānaSabbattham’aparājitāSabbattha-sotthiṃ gacchanti taṃTesaṃ maṅgalam’uttaman’ti.
Ngữ vựng:
Etādisa:                            như thếKatvāna (karoti): đã làmSabbattha:                        khắp nơiSotthi:                               phúc lạcGacchati:              điTesaṃ:                             số nhiều của etaṃA-parājita (parājeti):         không thối thất, không thất bại.
11. Khi xúc chạm việc đờiTâm không động, không sầuTự tại và vô nhiễmLà phúc lành cao thượng.
 http://www.trungtamhotong.org/thuvien/index.php?module=mucluc&function=detail&id=386

II. Tóm tắt kinh hạnh phúc

Tóm tắt kinh Hạnh Phúc(kinh Điềm Lành – Mangala Sutta, Sn 2.4, Khp 5)
Lộ trình tu tập

1) Không gần kẻ ngu si,
Thân cận người hiền trí,
Cúng dường bậc xứng đáng,
Là điềm lành tối thượng

Đầu tiên là 3 điềm lành: tránh xa kẻ ngu (bāla, fool, ignorant), thân cận người hiền trí, thiện tri thức (pandita), cúng dường (pūjā) những bậc xứng đáng để được cúng dường. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Người ngu ở đây là người không biết phân biệt thiện ác và có khuynh hướng theo các điều xấu ác. Bậc trí hiền là những người có đạo đức, tinh cần học và hành trong giáo pháp. Tôn kính và dâng tặng phẩm vật đến các bậc tôn túc, phẩm hạnh thanh cao là một điều quý nên làm.

2) Ở trú xứ thích hợp,
Quá khứ tạo nhân lành,
Hướng tâm theo lẽ chánh,
Là điềm lành tối thượng

Có 3 điềm lành:

– Trú xứ (desa) thích hợp (patirūpa) là những nơi có môi trường văn hóa xã hội tốt cho sự tu tập. Ở bầu thì dài, ở ống thì tròn. Chúng ta thường bị tác động bởi hoàn cảnh xã hội. Ở những nơi chỉ chuộng hình thức hào nhoáng bên ngoài, hưởng thụ vật chất, chạy theo nhu cầu dục lạc, lễ nghi rườm rà, chuộng các lời hoa mỹ rỗng tuếch thì cũng khó tu tập.

– Nếu trong quá khứ của đời này, hay trong các đời trước, đã tạo các công đức (katapuññatā), nay, quả phước lành sẽ được gặt hái trong hiện tại. Đây là một điềm lành. Bằng không, hãy nỗ lực làm việc thiện, để tạo nhân lành cho tương lai.

– Một điềm lành khác là tâm ta có định hướng chân chánh, đúng đắn (sammāpanidhi), hiệp theo lẽ đạo. Đây là điều quan trọng, phải có tác ý đúng.

3) Học nhiều, nghề nghiệp giỏi,
Giới luật biết tu tập,
Có những lời khéo nói,
Là điềm lành tối thượng

Có 4 điềm lành ở đây: được học và có nhiều hiểu biết (bāhu-saccam) , có nghề nghiệp tốt (sippam), biết hành trì các nguyên tắc giới luật đạo đức (vinayo), và biết dùng ngôn từ hòa ái, chân thật.

4) Hiếu dưỡng mẹ và cha,
Biết nuôi nấng vợ con.
Việc làm không xung khắc,
Là điềm lành tối thượng

Có 3 điềm lành: phụng dưỡng cha mẹ (mātāpitu), nuôi nấng gia đình (puttadārassa), có công việc làm không gây xung đột (anākulā) với người khác.

5) Bố thí, hành đúng pháp,
Giúp quyến thuộc họ hàng,
Hành xử không tỳ vết,
Là điềm lành tối thượng

Có 4 điềm lành: có lòng bố thí rộng rãi (dānā), có phẩm hạnh trong sạch theo giáo pháp (dhammacariyā), biết giúp đỡ bà con họ hàng (ñātakā), có những hành động giao tiếp trong sạch, không bị chê trách (anavajjā).

6) Ghê sợ, tránh điều ác
Không nghiện ngập rượu chè,
Tinh tấn hành thiện pháp,
Là điềm lành tối thượng

Có 4 điềm lành: biết ghê sợ (āratī) tội lỗi, biết tránh xa (viratī) tội lỗi (viratī pāpā), không rượu chè say sưa làm u mê (majjapānā), tinh tấn (appamādo) làm các điều lành, thiện pháp (dhammesu).

7) Sống lễ độ, khiêm cung,
Tri túc và tri ân,
Đúng thời, nghe giảng Pháp,
Là điềm lành tối thượng.

Có 5 điềm lành: thái độ lễ phép có văn hóa (gāravo), tính khiêm hạ (nivāto), biết sống đủ, tri túc (santutthī), biết nhớ ơn, tri ân (kataññutā), và biết đến nghe Pháp (dhammassavanam) đúng thời, đúng lúc (kālena).

8) Kham nhẫn, biết phục thiện,
Thường đến gặp Sa-môn,
Ðúng thời, đàm luận Pháp,
Là điềm lành tối thượng

Có 4 điềm lành: biết kiên nhẫn (khantī) và chịu đựng, biết phục thiện dễ dạy (sovacassatā), thường thân cận các bậc tu hành (samana), và đàm luận, trao đổi học Pháp (dhammasākacchā).

9) Tự chế, sống phạm hạnh,
Thấy chân lý nhiệm mầu.
Thực chứng quả Niết Bàn
Là điềm lành tối thượng

Có 4 điềm lành: sống tinh cần tự chế (tapo), sống đời sống phạm hạnh (brahmacariya), thẩm thấu chân lý nhiệm mầu (ariyasaccā) – tức là tứ thánh đế, thực chứng Niết bàn (nibbāna sacchikiriyā).

10) Khi xúc chạm việc đời,
Tâm không động, không sầu,
An nhiên, không uế não,
Là điềm lành tối thượng

Có 4 điềm lành: Tâm bất động, không lay chuyển khi bị gió đời hay pháp thế gian (lokadhamma) – khen chê, được mất, vinh nhục, buồn vui – thổi đến. Ba điềm lành khác: không còn sầu não (asoka), sống an nhiên (khema), không còn uế nhiễm (virajam).

Kết luận:
11) Ai sống được như thế,
Đến đâu không thối thất,
Đến đâu cũng an toàn,
Những điềm lành tối thượng.

Được như thế là đã nhập dòng thánh giải thoát. Khi ấy, cho dù sống trong dòng đời, đi đến đâu cũng không bao giờ bị tham sân si đánh bại (sabbattha aparājitā), đi đến đâu cũng bình an tự tại, an toàn (sabbattha sotthim gacchanti). Đó là điềm lành cao quý nhất.

Bình Anson,Perth, Tây Úc16/04/2017

Video giảng giải

File hình nội dung kinh

Sách điện từ Online – Phật học Đại cương Tâm Học 2022 . Cuốn sách do Tâm Học soạn lại từ các bài viết, sách sưu tầm được chủ yếu từ mạng Internet ( Phật học Tinh yếu – HT Giới Đức , Nền tảng Phật giáo – Tỳ kheo Hộ Tăng, các bài viết phatgiao.org.vn  , giacngo.vn , daophatngaynay.com …) . Tâm Học là trang webs của cá nhân  ; không phải chùa hay tổ chức tôn giáo . Nội dung của cuốn sách này chỉ có giá trị tham khảo.

Hits: 392

Post Views: 1.824