Phật học Đại cương Tâm Học 2022
Có vô lượng chúng sanh là có vô lượng nghiệp. Chỉ riêng nói về con người, trái đất có 7 tỷ người đã khó tìm ra hai người giống nhau về cả hình dạng, khuôn mặt và tính tình. Rồi, riêng mỗi chúng sanh, mỗi người là kết quả của hằng triệu nghiệp từ quá khứ. Thật
không ai có khả năng đếm hết cát trên bờ đại dương, thì nghiệp cũng khó tính đếm, phân loại như thế.
Tuy nhiên, phạm vi bài nghiên cứu này, chúng ta có thể tạm thời phân loại nghiệp theo các phương diện: biểu hiện, tính chất, vị trí, công tác, năng lực và thời gian trả quả. Chừng đó cũng đã bao quát toàn diện về nghiệp.
Biểu hiện là cái hiện ra bên ngoài. Nghiệp thường biểu hiện qua thân, khẩu và ý.
biểu hiện qua thân hành.
biểu hiện qua khẩu hành.
biểu hiện qua ý hành.
Trong 3 nghiệp trên, nghiệp ý quan trọng hơn nghiệp thân và khẩu. Khi tư tưởng con người bị phân tán hoặc chưa được tập trung, an trú thì nó muội lược, yếu ớt nên người ta thường lầm tưởng nghiệp thân, nghiệp khẩu mới có sức mạnh. Họ nghĩ rằng, một vài ý tưởng rời rạc trong tâm chưa thực hiện, chưa biểu hiện qua thân và khẩu thì chẳng quan hệ gì. Nếu chịu khó quan sát thì bao giờ ý nghĩ, tư tưởng cũng dẫn dắt hành động. Và, khi mà tư tưởng con người được tập trung, được quy tụ thành nhất điểm thì nó tạo nên một sức mạnh, một năng lực khó lường mà không cần sự tham dự của thân và khẩu.
Thuở Đức Phật còn tại tiền, có một số ngoại đạo chủ trương nghiệp thân và khẩu mạnh hơn nghiệp ý. Đức Phật đã giáo giới họ:
“- Có người dùng sức mạnh của tay và chân để giết chết một người, hai người hoặc một hai ngàn người trong một xóm, một thôn; và sẽ không đủ khả năng và thời gian để giết chết nhiều người hơn. Nhưng một người đã thuần thục tâm định, đã làm chủ được năng lực của tâm; thì chỉ cần một ý nghĩ, một tư tưởng của y có thể giết chết các loại hữu tình trong một thành phố, trong một vùng lớn rộng”.
Ngày nay, môn trường sinh học cùng các năng lực thần kỳ của tâm vừa mới phát hiện có thể minh chứng điều ấy cho chúng ta.
Do vậy, người tu Phật phải để ý, lắng nghe các ý nghĩ, tâm niệm của mình. Tội giết cha mẹ thường có từ những ý nghĩ, cử chỉ, hành động bất hiếu hằng ngày. Những tội trộm cắp lớn thường có từ những ý nghĩ tham muốn lặt vặt đôi khi mình không để tâm. Cho nên mở đầu Kinh Lời Vàng, câu 1,2, Đức Phật đã dạy điều ấy:
Ý chủ, ý tạo bắc cầu đưa duyên Nói làm xấu ác, chẳng hiền
Bánh xe bò kéo, khổ liền theo sau”. “- Các pháp do ý dẫn đầu
Ý chủ, ý tạo bắc cầu đưa duyên Nói, làm lành tốt, thiện hiền
Như hình dọi bóng, vui liền theo sau”.
Trong 3 nghiệp, ý nghiệp luôn là nghiệp quyết định, chủ động.
Tính chất là xấu, tốt, thiện, ác. Đức Phật dạy có ba loại nghiệp với ba tính chất khác nhau; đấy là nghiệp bất thiện, nghiệp thiện và nghiệp bất động (các cõi thiền định).
2.1- Nghiệp bất thiện (akusala kamma): Hành động do tư làm chủ, quy tụ những tâm sở bất thiện (có 14) mà tạo thành nghiệp bất thiện.
Có 10 nghiệp bất thiện:
(micchādiṭṭhi).
2.2- Nghiệp thiện (kusala kamma): Là những hành động do tư làm chủ, quy tụ những thiện tâm sở (có 25) mà tạo tác những nghiệp lành.
Nghiệp thiện có thập thiện nghiệp (tương tự thập bất thiện nghiệp nhưng ngược lại. Riêng ý nghiệp thì vô tham, vô sân và chuyển tà kiến thành chánh kiến). Ngoài ra, còn có 10 nguyên nhân sanh phước:
2.3- Nghiệp bất động (ānañja kamma): Là các bậc định hữu sắc và vô sắc do tư làm chủ để quy tụ các thiền chi.
chi: tầm (vitakka), tứ (vicāra), phỉ (pīti), lạc (sukha) và nhất tâm
(ekaggatā).
Sơ thiền: tầm, tứ, phỉ, lạc, nhất tâm Nhị thiền: tứ, phỉ, lạc, nhất tâm Tam thiền: phỉ, lạc, nhất tâm
Tứ thiền: lạc, nhất tâm Ngũ thiền: xả, nhất tâm
Không vô biên xứ (ākāsānañcāyatana) Thức vô biên xứ (viññāṇañcāyatana) Vô sở hữu xứ (ākiñcaññāyatana)
Phi tưởng phi phi tưởng xứ (nevasaññānasaññāyatana)
Như vậy là có 9 nghiệp bất động.
3- Về phương diện vị trí (tức trú xứ, cảnh giới)
Do những tính chất bất thiện, thiện và bất động của nghiệp, chúng sanh tạo ra quả nghiệp với những cảnh giới tương ứng.
3.1- Dục giới bất thiện nghiệp (kāmāvacana-akusalakamma):
Do nghiệp nhân bất thiện, chúng sanh sẽ thọ quả khổ trong 4 cảnh giới đau khổ và người bất hạnh.
3.2- Dục giới thiện nghiệp (kāmāvacana-kusalakamma): Do
nghiệp nhân thiện, chúng sanh sẽ thọ quả trong cảnh giới người hạnh phúc hay 6 cảnh trời dục giới.
3.3- Sắc giới thiện nghiệp (rūpavacana-kusalakamma): Do ý
nghiệp bất động, chúng sanh sẽ thọ quả trong các cảnh giới hữu sắc tương ứng.
3.4- Vô sắc giới thiện nghiệp (arūpavacana-kusalakamma): Do ý nghiệp bất động chúng sanh sẽ thọ quả trong các cảnh trời vô sắc tương ứng.
4- Về phương diện công tác (tức tác động)
Có cả thảy 4 loại nghiệp làm công tác này.
4.1- Sanh nghiệp (janaka kamma)
Janaka là sự sanh ra, có người dịch là nghiệp tái tạo. Đây là nghiệp chi phối một đời sống mới, tái tạo một đời sống mới. Và, đời sống mới ấy được bắt đầu như thế nào?
Khi một người lâm chung, có một cái thức nối liền từ đời này sang kiếp khác, thức ấy được gọi là kiết sanh thức (paṭisandhi). Kiết sanh thức chính là sát-na tâm quả của tác hành tâm (javana). Kiết sanh thức này bị chi phối bởi năng lực của cận tử nghiệp hoặc nghiệp nào đó được hiện khởi trong giây khắc lâm tử, nên đi tìm chỗ tái sanh thích hợp. Nói cách khác, nó kết hợp với noãn châu và tinh trùng để hình thành danh uẩn và sắc uẩn trong bụng mẹ. Từ danh sắc, có lục nhập, xúc, thọ… để nối kết tiến trình sự sống (12 duyên khởi).
4.2- Trì nghiệp (upaṭṭhambhaka kamma)
Là nghiệp gìn giữ, duy trì, hỗ trợ cho sanh nghiệp được tồn tại. Trì nghiệp thiện giúp cho ta sống lâu, sắc đẹp, an vui, mạnh khoẻ cho đến hết tuổi thọ. Trì nghiệp bất thiện nó duy trì sanh nghiệp ác xấu, kéo dài thân sống trong bệnh tật và khổ đau.
4.3- Chướng nghiệp (upapīdaka kamma).
Là nghiệp làm cho sanh nghiệp bị trở ngại, chướng ngại.
Một người đang có sanh nghiệp và trì nghiệp tốt, bỗng nhiên bị tai nạn. Tai nạn đó có thể do một ác nghiệp báo mạnh hơn xen vào tạo ra chướng ngại cho sanh nghiệp và trì nghiệp, gọi là chướng nghiệp.
4.4- Đoạn nghiệp (upaghātaka kamma).
Là nghiệp chấm dứt, tiêu diệt sanh nghiệp và trì nghiệp.
Nếu không có đoạn nghiệp, một người có thể sống lâu cho đến hết tuổi thọ. Sống, có nghĩa là thọ mạng và sanh nghiệp còn. Và, chết, là do 4 nguyên nhân sau đây:
Sát nghiệp (upaccheda kamma) hay nghiệp cắt đứt làm gián đoạn sự sống. Nếu đoạn nghiệp rơi đúng vào lúc tuổi thọ hoặc sanh nghiệp chấm dứt thì người ấy được gọi là chết đúng thời (kālamaraṇa). Nếu đoạn nghiệp là một sát nghiệp xảy ra thình lình gọi là chết sai thời (akālamaraṇa) hay bất đắc kỳ tử.
Trường hợp Devadatta có thể cho ta hiểu về 4 loại nghiệp này:
Có 4 loại nghiệp.
Năng lực hay sức mạnh của nghiệp tức là nghiệp nặng hay nhẹ có khả năng đưa đến kết quả tương ứng.
5.1- Cực trọng nghiệp (garuka kamma)
Là nghiệp có rất nhiều sức mạnh, nhiều năng lực. Nghiệp này có thể là thiện hay bất thiện.
5.1.1- Bất thiện cực trọng nghiệp: Đây là nghiệp bất thiện rất nặng, còn gọi là vô gián nghiệp (anantariya kamma), vì nó sẽ trổ quả ngay trong kiếp hiện tại, sau đó đọa địa ngục vô gián.
Bất thiện cực trọng nghiệp chính là tạo ngũ nghịch đại tội: Giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, làm Phật chảy máu, chia rẽ Tăng.
Một người dù đắc thiền, có thần thông; nếu phạm vào 1 trong 5 tội này thì thần thông và thiền định đều tiêu tan, trong hiện tại bị quả dữ và phải sanh vào địa ngục vô gián.
Trong thời Phật tại thế, nếu vua A-xà-thế không phạm tội giết cha thì ông ta có thể đắc quả Tu-đà-hoàn! Vậy, bất thiện cực trọng nghiệp còn ngăn trở sự tiến bộ tinh thần nữa.
5.1.2.- Thiện cực trọng nghiệp: Là nghiệp thiện rất mạnh. Ấy là người đã đắc được 4 thiền hữu sắc và 4 thiền vô sắc.
Nếu có người trước đây làm nhiều việc bất thiện (không tạo ngũ nghịch đại tội), nhưng do ăn năn sám hối, tinh cần tu tập đắc định; lúc lâm chung có thể an trú định, thì định ấy có năng lực rất mạnh giúp người ấy hóa sanh lên phạm thiên giới. Trong khi đó, các việc bất thiện trong quá khứ, không phải mất đi, nhưng chúng chưa có khả năng trổ quả do năng lực thiền định mạnh hơn.
5.2- Cận tử nghiệp (āsaññā kamma)
Là nghiệp làm lúc sắp chết hay là chặp tư tưởng cuối cùng lúc lâm chung. Nghiệp này có thể là ý nghiệp hay chỉ là trạng thái tâm lý do ký ức, hồi tưởng, nhớ lại một nghiệp thiện hay bất thiện trong quá khứ; vì khi chết sẽ có 3 hiện tượng xảy ra:
5.2.1- Nghiệp (kamma): Nhớ nghiệp quá khứ thiện hay bất thiện. Ví dụ, nhớ lại một hành động tốt như bố thí, lễ Phật; hoặc nhớ lại một hành động xấu ác như giết chóc, trộm cắp…
5.2.2- Nghiệp tướng (kammanimitta): Ở đây, người sắp chết sẽ thấy một cảnh của tướng nghiệp hiện ra. Ví dụ như thấy cuốn kinh, thấy tượng Phật (thiện); hoặc thấy đao kiếm, súng đạn (bất thiện).
5.2.3- Thú tướng (gatinimitta): Tức là tướng của cảnh giới tái sinh. Người sắp chết sẽ thấy cảnh thiên đàng, địa ngục hoặc súc sanh. Đấy sẽ là cảnh giới tương ứng với tâm tái sanh, sẽ hội tụ ở kiết sanh thức tạo chặp tư tưởng đi đầu thai vào kiếp sau.
Do vậy, chặp tư tưởng cuối cùng rất quan trọng. Người ta có thể tạo điều kiện tốt cho người sắp chết nhớ nghĩ những điều lành, tốt để giúp họ có cận tử nghiệp tốt. Tụng kinh, đốt trầm, xông hương, niệm Phật, đánh chuông… có thể hộ trì cho tâm thức người chết được trong sáng, thiện lương, an ổn và thanh bình! Nói như vậy không có nghĩa người ấy không trả quả nhân ác trong quá khứ. Trái lại, một người làm việc lành tốt suốt đời, nhưng trước khi chết họ gặp phải điều kiện xấu, gieo cận tử nghiệp bất thiện thì họ vẫn bị đọa như thường. Nghiệp lành tốt suốt đời họ từng làm, sẽ được thọ hưởng sau khi trả xong quả ác nghiệp. Trường hợp vua A-dục bị đọa làm kiếp rắn, sau đó mới hóa sanh vào cung trời Đẩu Suất là một ví dụ cụ thể.
5.3- Tập quán nghiệp – thường nghiệp (āciṇṇakamma)
Là nghiệp đã thành thói quen hoặc do thói quen mà thành.
Nghiệp thiện đã thành thói quen giúp cho ta khó thân cận nghiệp ác, khó làm việc ác. Nhưng một nghiệp bất thiện đã thành thói quen, dù nghiệp ác rất nhỏ cũng rất nguy hiểm vì khó bỏ.
Những huân tập của nghiệp này tuy không nặng nề nhưng lâu ngày cũng trở nên kiên cố. Vì vậy, Đức Phật dạy: “Chớ khinh thường điều ác nhỏ mà làm, chớ khinh thường điều thiện nhỏ mà không làm”. Hoặc như các câu Kinh Lời Vàng số 121,122:
“- Nước rơi từng giọt, giọt thôi.
Lâu ngày chầy tháng đến hồi tràn lu. Chút chút việc ác, mặc dù.
Ngày qua tháng lại, người ngu ác đầy”. “- Nước rơi từng giọt, giọt thôi.
Khe mương trăm nẻo đến hồi thành sông. Chút chút việc thiện nhẹ bồng.
Mai kia vô lượng hư không cũng tràn”.
Những việc lành lớn hay những việc ác lớn thường bắt đầu những tập quán nghiệp rất nhỏ và rất nhẹ. Như định lực thâm hậu có từ sự chú tâm, chánh niệm hằng ngày. Như tội giết cha, giết mẹ có từ những hành động, cử chỉ, lời nói ngỗ nghịch, bất hiếu lúc chút ít mà thành.
5.4- Tích lũy nghiệp (kaṭattākamma)
Là những nghiệp tạo bất thường do một duyên nào đó thoáng qua. Nghiệp này thường rất nhẹ và dễ quên nếu là bất thiện. Nghiệp này, từng lúc một, chìm vào vô thức thành những chủng tử tồn đọng, tích lũy, chứa nhóm như những cặn bã, rác rưởi; mới thấy tưởng là vô hại, nhưng chúng sẽ liên kết với nhau để trở thành những khuynh hướng, những xung động, những mâu thuẫn, những ngủ ngầm vi tế của vũng bùn vô minh, ái dục. Do vậy, những hành động, cử chỉ, lời nói không đầu tư một ý chí mạnh mẽ, chúng ta tưởng đã quên lãng không còn giá trị đạo đức hay luân lý nữa; nhưng thật ra, ảnh hưởng của chúng thật nguy hiểm. Có những nỗi buồn vô cớ, những chán nản không tên che mờ tâm trí chúng ta. Chúng sẽ làm nền tảng cho sự đãng trí, thất niệm, bất giác; từ đó phát sanh những hành động sai lầm nghiêm trọng. Đó chính là do bất thiện tích luỹ nghiệp vậy.
Trái lại, có những thiện tích luỹ nghiệp mà chúng ta làm bất chợt, không thường xuyên trong đời sống. Ví dụ, lấy một cây gai giữa đường quăng vào bụi, rồi quên! Cứu một con gián trong hố xí rồi quên! Chỉ đường cho một người lạc đường. Cho đưa bé ăn xin vài đồng bạc… Những việc làm ấy ít khi ta có chủ tâm mạnh mẽ.
Tuy nhiên, lâu ngày chầy tháng chúng cũng tích luỹ, tồn đọng những khuynh hướng, năng lực tốt lành ở trong tâm. Sau này chúng sẽ tạo thêm duyên lành, hỗ trợ cho đời sống chúng ta nhiều phước báu không phải là ít vậy. Chớ nên xem thường tích luỹ nghiệp này.
Tuỳ theo sức mạnh của nghiệp và cơ hội trả quả; nghiệp có những thời gian trả quả khác nhau. Nói cách khác, khi nhân duyên đủ thì quả thành, nhân duyên chưa đủ thì quả chưa thành. Chính do vậy mà có người làm ác lại sống giàu sang, sung sướng; người hiền lương, tốt, chân thật lại sống trong Tứng thiếu, nghèo khổ. Điều tưởng như nghịch lý trên, thật ra là do thời gian trả quả nhanh, chậm khác nhau mà thôi.
Sau đây là một số ví dụ:
6.1- Hiện báo nghiệp (diṭṭhadhamma vedanīyakamma)
Là nghiệp có kết quả ngay trong hiện tại. Thường trong hiện tại, chúng ta thọ nhận quả của nghiệp quá khứ; nhưng nếu vừa có một nghiệp mới tạo ra, có đủ điều kiện trả quả, nó sẽ chen vào trong hiện tại này để trả quả.
Sát-na tác hành tâm thứ nhất thường trả quả trong kiếp hiện tại, nếu không trả quả trong hiện tại, nó sẽ thành vô hiệu.
6.1.1- Quả lành trổ sanh trong kiếp hiện tại: Như tích hai vợ chồng nghèo khổ chỉ có một cái áo choàng nhưng đã phát tâm mạnh mẽ cúng dường đến Đức Phật. Việc làm vĩ đại này đã kinh cảm cả quốc độ, đức vua rất kính trọng nên đã cho hai vợ chồng được
hưởng nhiều đặc ân về địa vị và tài lợi (trong thời Đức Phật có rất nhiều thí chủ được trả quả thiện báo trong hiện tại).
6.1.2- Quả dữ trổ sanh trong kiếp hiện tại: Như tích truyện người thợ săn ác độc xua bầy chó cắn vị tỳ-khưu. Vị tỳ-khưu sợ hãi leo lên cây, lúng Tứng làm tấm y rớt trùm lên đầu người thợ săn, bầy chó quay lại cắn người thợ săn cho đến chết.
Ngoài ra, trong hiện tại, ta có thể chiêm nghiệm rất nhiều trường hợp trổ sanh của hiện báo nghiệp. Những kẻ giết người, cướp của, tà hạnh… xâm hại quá nhiều đến sự đạo đức, an ninh xã hội sẽ bị pháp luật trừng trị.
6.2- Sanh báo nghiệp (upapajja vedanīya kamma)
Đây là những nghiệp đưa đến kết quả trong đời sau, kế liền kiếp hiện tại. Trong 7 sát-na của tác hành tâm, 2 sát-na tâm cuối cùng thường trả quả trong kiếp kế tiếp, nếu không nó sẽ trở thành vô hiệu.
6.2.1- Người làm công cho ông Cấp Cô Độc cả ngày ngoài đồng về, thấy cả nhà đều thọ Bát quan trai giới, anh ta hoan hỷ nhịn ăn, bắt chước thọ giới. Khuya, người làm công trúng gió, qua đời; nhờ tâm trong sạch nên được hóa sanh tức khắc lên cõi trời.
6.2.2- Những người phạm ngũ nghịch đại tội như Devadatta, vua A-xà-thế… khi chết phải đọa địa ngục tức khắc. Những người đắc định, kiếp sau tức khắc hóa sanh vào cõi phạm thiên.
Thiện cực trọng nghiệp và bất thiện cực trọng nghiệp thuộc về sanh báo nghiệp này.
6.3- Hậu báo nghiệp (Aparāpari yavedanīya kamma)
Những nghiệp không trả quả trong hiện tại, không trả quả trong kiếp sau, không trở thành vô hiệu thì chúng trả quả trong bất cứ kiếp nào, từ kiếp thứ ba trở đi, tuỳ theo sức mạnh của nghiệp ấy và điều kiện liên hệ. Điều kiện liên hệ tức là cơ hội (duyên) để quả trổ sanh.
Ví dụ một người có làm nhiều nghiệp ác nhưng sau đó hồi đầu hướng thiện làm các hạnh lành như bố thí, trì giới, tham thiền; nhờ nhân lành ấy nên sau khi chết, người ấy được hóa sanh cõi trời. Trong thời gian ấy, nghiệp ác đã làm từ trước không có cơ hội trả quả. Tuy nhiên, sau khi hưởng hết phước ở cõi trời, quả ác xưa có thể đến cho quả làm cho người ấy sinh làm người nghèo khổ, bất hạnh hoặc đọa vào 4 đường ác.
Ví dụ một người có tu tập, có làm nhiều việc lành nhưng sau đó bị bạn ác rủ rê, mê muội mà tạo ác nghiệp, sinh vào khổ thú. Hết quả báo khổ thú người ấy có thể hóa sanh vào cõi trời do nghiệp lành xưa đúng thời trổ quả.
Thường 4 sát-na tốc hành tâm ở giữa tạo ra hậu báo nghiệp, trả quả trong các kiếp kế sau, không biết là kiếp nào. Đức Phật và chư vị A-la-hán, dẫu đã giải thoát nhưng khi còn thân xác hữu vi vẫn bị hậu báo nghiệp này chi phối:
6.4- Vô hiệu nghiệp (ahosi kamma)
Hiện báo nghiệp nếu nó không trả quả trong hiện tại thì sẽ trở thành vô hiệu.
Sanh báo nghiệp nếu không trả quả trong kiếp kế tiếp thì nó cũng trở nên vô hiệu.
Hậu báo nghiệp không có cơ hội trả quả từ kiếp thứ ba trở đi cho đến khi Niết-bàn thì cũng trở nên vô hiệu. Tuy nhiên, không phải nghiệp nào cũng trở nên vô hiệu. Chỉ có những nghiệp quá nhẹ không đủ sức trả quả hoặc không có cơ hội trả quả mới trở nên vô hiệu.
Một việc ác dù nhỏ vẫn trả quả, nghĩa là vẫn gây tác dụng trong đời sống chúng ta; ví như một hạt cát nhỏ vẫn có sức nặng để chìm trong nước, có khả năng làm ta xốn xang, đau mắt. Tuy nhiên, đôi khi một việc ác lớn hơn lại không thể trả quả, ví như những viên đá to được chở trong chiếc thuyền lớn. Quả ác thường khó trổ sanh bởi những việc lành to lớn và liên tục. Ví dụ:
Nghiệp quả tạo thành chính sinh mệnh của một người gọi là chánh báo. Nói cách khác, nghiệp này chính là sanh nghiệp tạo ra sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn của chúng sanh.
Nghiệp quả dẫn đến cảnh giới tái sanh, là chánh báo, nhưng điều kiện và hoàn cảnh tương duyên, tương quan trong cảnh giới ấy được gọi là y báo. Y báo thường tùy thuộc chánh báo. Ví dụ người có chánh báo tốt thì có sắc thân xinh đẹp, mạnh khỏe, thông minh, được thọ hưởng tiện nghi ăn ở, học hành đều đầy đủ trong một gia đình phú quý… tức là có luôn y báo tốt. Trái lại, người có chánh báo xấu thì có sắc thân xấu, khiếm khuyết ngũ quan, nhiều bệnh tật; lại sinh vào gia đình nghèo khổ, thiếu thốn trăm bề… tức là có y báo xấu.
Nghiệp tạo riêng của mình không ảnh hưởng đến người khác hoặc xã hội thì gọi là biệt nghiệp. Nghiệp chỉ làm một mình, không làm chung với người khác cũng gọi là biệt nghiệp. Nghiệp này chỉ có tác dụng trả quả cá biệt.
Nghiệp có ảnh hưởng đến nhiều người hoặc nhiều người cùng tạo một nghiệp gọi là cộng nghiệp. Nghiệp này vì có tác dụng đối với nhiều người, gây ảnh hưởng chung cho xã hội nên thường bị trả quả chung. Tuy thế, trong cộng nghiệp vẫn có biệt nghiệp, vì tuy làm chung một nghiệp nhưng mỗi người thường đầu tư ý chí khác nhau, nên nghiệp quả khác nhau. Ví dụ:
người đói, kẻ no; kẻ bị hại trăm bề, còn có người thì yên hàn vô sự
(do biệt nghiệp).
Một người giác ngộ giải thoát có thể chấm dứt nghiệp báo mặc dầu vẫn còn ở trong định luật nhân quả. Tức là có nhân quả, nhưng
không có nghiệp báo. Hoặc do sáng suốt về nhân quả, thấy rõ về nhân, quả nên nghiệp báo không thể chi phối. Họ không lệ thuộc hoàn toàn vào nhân quả.
Ví dụ 1: Ba người cùng trồng cam. Giống loại, phân bón, đất, nước, khí hậu, ánh sáng, thời gian, công phu chăm sóc đều giống nhau thì kết quả đưa đến số lượng, chất lượng gần giống nhau.
Tuy nhiên, anh A trồng là muốn tiền, anh B trồng với tâm niệm để bố thí, anh C trồng với tâm rỗng không, luôn có định, tuệ chiếu soi.
Thời gian sau cả 3 cây cam đều ra trái trĩu cành, và đêm kia có kẻ trộm đột kích vặt trụi trái cả 3 cây. Sáng ngày thấy vậy, anh A vò đầu, bứt tai vô cùng tức giận và sầu khổ. Anh B thì cười ha hả, rất vui vì anh được dịp bố thí. Còn anh C vẫn giữ được tâm rỗng không, không khổ, không vui, vô sự, vẫn định tuệ chiếu soi như thuở nào.
Qua ví dụ này, ta thấy cả ba trường hợp, nhân quả vẫn xảy ra giống nhau. Nhưng anh A khổ là vì nhận chịu quả của nghiệp báo. Anh B vui là thọ nhận quả của nghiệp báo. Còn anh C vì đã rời khỏi khổ, vui; có tác động nhân quả nhưng nghiệp báo không xảy ra. Ở đây, nhân quả của nghiệp đã tách rời khỏi nhân quả thuần Túy.
Bậc Giác ngộ giải thoát sống ở trên đời vẫn bị chi phối chung của các định luật nhân quả nhưng tâm các ngài vẫn trạm nhiên thanh tịnh, giải thoát là vậy.
Ví dụ 2: Có người do làm việc xấu ác trong quá khứ, kiếp này bị nhục mạ, phỉ báng, đánh đập… Anh ta cảm thọ đau đớn, khổ hận. Đấy là nhân quả nghiệp báo. Tuy nhiên, nếu khi quả đến, do sáng suốt, do thường trực có định tuệ chiếu soi; anh ta ghi nhận cảm thọ chỉ là cảm thọ. Lúc ấy, thân anh bị đau, tai anh khó chịu nhưng tâm anh không bị ưu não chi phối. Nhờ vậy, tư (cetanā) không phát sanh, hành (saṅkhāra) không phát sanh vì chúng đã được thay thế bởi tuệ. Giây khắc ấy, có nhân quả nhưng nghiệp báo chấm dứt.
Đức Phật thường lấy ví dụ mũi tên bắn trúng da thịt, bị đau là do nhân quả thuần túy (định luật sinh vật lý); nhưng nếu tâm không bị đau, không bị ưu não là không có phản ứng nghiệp báo. Nhân quả có xảy ra nhưng nghiệp báo không tác dụng.
Ví dụ 3: Có người do thất niệm, bất giác nên phát sanh hành động, cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ thất lễ đối với người hàng xóm. Lúc tỉnh niệm, anh ta biết rõ trước sau cũng sẽ nhận chịu hậu quả bất thiện ấy.
Sáng hôm kia, anh thấy vườn hoa của mình bị người dẫm nát. Do sáng suốt, biết rõ nhân quả nên anh chẳng sầu muộn bực bội gì. Hôm kia nữa, anh ta bị một viên đá từ bên kia vườn bay qua trúng đầu, lỗ trán, máu chảy dầm dề. Nhờ định tĩnh, sáng suốt, biết mình đang nhận quả do nghiệp xấu đã gieo; anh ta nhẫn chịu bịt chặt vết thương, dù đau đớn nhưng anh mỉm cười, không hờn, không oán, không ưu não. Vậy, nhân quả có xảy ra nhưng tâm anh ta giải thoát khỏi nghiệp báo.
Nhân quả nghiệp báo là cái gì dường như tất yếu chi phối toàn bộ tâm sinh vật lý của chúng hữu tình, vừa bao hàm, vừa cá biệt, rất khó minh giải cho tận tường. Vì khó giải thích nên nhiều người học Phật đã tỏ ra bất lực, dễ đồng hóa lý nghiệp báo với thuyết định mệnh của Khổng Nho. Từ đó, cái tơ, cái tóc, trái gió, trở trời, trặc chân, gãy tay cũng đổ thừa cho định mệnh. Tuy nhiên, người học Khổng thâm sâu thì “tại trời, ý trời, thuận lẽ trời” chính là thuận theo 4 định luật của vũ trụ. Người học Phật, dẫu cho các bậc thánh nhơn cũng không bước ra khỏi các định luật tự nhiên ấy. Các ngài hiểu rất rõ những định luật chi phối con người và vạn hữu nên chỉ cốt tu tập để giải thoát nghiệp báo ở định luật thứ năm mà thôi.
Từ cơ sở nền tảng ấy, và qua toàn bộ những gì chúng ta đã biết từ bài này; lý nghiệp báo dù trùng trùng duyên khởi, đa dạng, phong phú, vô tận, vô lượng nhưng chúng ta cũng có thể thấy rõ nó, liễu triệt, thấu đáo nó khởi từ thân khẩu ý của chúng ta. Cô đọng hơn, nó ở nơi từng tâm niệm của chúng ta. Một móng khởi của tâm niệm, tư tưởng, ý nghĩ tưởng như vô hình, nhỏ nhiệm nhưng nó dao động, tác động trong không gian, khắp tất cả các chiều kích của vũ trụ. Lý nghiệp báo đi ra từ đấy và nó chấm dứt cũng ở đấy.
Nói chấm dứt nghiệp báo theo kiến giải dẫn lược, không phải là chấm dứt hoặc làm yên lặng tư tưởng, ý niệm. Các tôn giáo có mặt trên cuộc đời, không lý giải được cái rốt cùng nên họ đã loay hoay tại miền đất này. Và dù họ có bế tắc, đổ thừa cho mặc khải, huyền nhiệm, Thượng Đế đi chăng nữa thì các loại tư tưởng ấy cũng dừng lại nơi cầu nguyện hay thể nhập gì đó thôi.
Khổng triết đã từng nói: “Chỗ dâm, nộ, si chưa xuất hiện là chỗ vào ra của đạo”.
Trang tử cũng nói: “Tự nhiên là đạo”.
Kitô hữu nói: “Về bên chân Thượng Đế”.
Bà-la-môn giáo nói: “Thể nhập với đại ngã vũ trụ”.
Như vậy, cái cố quận muôn đời của các tôn giáo là trở về, sáp nhập với, đồng hóa với những định luật của vũ trụ. Mà muốn thể nhập, đồng hóa thì chỉ có một cách là tu thiền định. Kẻ không tu thiền định được thì họ tu theo đức tin, cầu nguyện, hoặc phó thác mình cho Thượng Đế vậy.
Đạo Phật cũng sử dụng định, cũng làm cho yên lặng dâm nộ, si; cũng làm cho yên lặng các ý niệm, tư tưởng nhưng không dừng lại ở đó để thể nhập với một Thượng Đế, một đại ngã nào, một ông thiên nào. Định, tâm sẽ yên lặng. Nhờ yên lặng mới tu tập tuệ được, mới sáng suốt để thấy rõ bản chất như thực của các pháp.
Khi thấy rõ bản chất vô thường, vô ngã của pháp nhờ nội quán, vị ấy có thể thấy rõ, biết rõ tâm niệm mình dấy khởi và tạo ra tiến trình tâm lý, nhân và quả như thế nào. Rồi tu tập minh sát ra sao! Chính bắt đầu từ đây ta mới có thể nói đến sự giải thoát khỏi nghiệp báo. Nói cách khác, có tuệ mới giải thoát nghiệp báo, không có tuệ không thể giải thoát nghiệp báo được.
Sách điện từ Online – Phật học Đại cương Tâm Học 2022 . Cuốn sách do Tâm Học soạn lại từ các bài viết, sách sưu tầm được chủ yếu từ mạng Internet ( Phật học Tinh yếu – HT Giới Đức , Nền tảng Phật giáo – Tỳ kheo Hộ Tăng, các bài viết phatgiao.org.vn , giacngo.vn , daophatngaynay.com …) . Tâm Học là trang webs của cá nhân ; không phải chùa hay tổ chức tôn giáo . Nội dung của cuốn sách này chỉ có giá trị tham khảo.
Hits: 91