Phật học Đại cương Tâm Học 2022
Quy là trở về, y là nương tựa. Quy y Tam Bảo là trở về nương tựa (saraṇāgamana) nơi Ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng; lấy Ba ngôi báu ấy làm tôn chỉ, làm mục đích, làm kim chỉ nam cho nếp sống tinh thần của mình. Sở dĩ Tam Bảo được ví với Ba ngôi báu, là ba điều quý báu hoặc ba viên ngọc quý (ratanataya), vì Tam Bảo trân quý hơn tất thảy những cái gọi là quý báu trên thế gian.
Nương tựa ở đâu trên thế gian cũng không vững bền, không chân thật; nơi nào cũng bị chi phối bởi vô thường, khổ và vô ngã. Chỉ có nương tựa nơi Ba ngôi báu, con người mới thật sự tìm ra chân hạnh phúc và an lạc trên cuộc đời.
Thời kỳ Đức Phật còn tại thế, một người cư sĩ sau khi nghe Đức Phật hoặc Chư Tăng thuyết pháp; quý ngài giảng giải cách sống đúng với đạo lý, hợp với lương tâm và lẽ phải ở đời; và người ấy chấp nhận giáo pháp kia làm lẽ sống hướng thiện và hướng thượng cho mình, thường đọc lên ba lần lời phát nguyện:
(Tôi đi đến nương tựa nơi Đức Phật)
(Tôi đi đến nương tựa nơi Đức Pháp)
(Tôi đi đến nương tựa nơi Đức Tăng)
Từ đó, người ấy được gọi là cận sự nam (upāsaka) hoặc cận sự nữ (upāsikā), mà ngày nay gọi là thiện nam, tín nữ (thiện tín).
Sau khi phát nguyện tam quy rồi, người Phật tử tự nguyện noi theo Phật, Pháp, Tăng để sống đời cao đẹp, trong lành và hiền thiện. Họ sống lúc nào, ở đâu, cũng lấy sự chân thật làm trọng, tín nghĩa làm quý, phước đức làm thước đo; và cố gắng xa dần sự tham lam, ích kỷ, ác độc, hận thù! Tấm lòng họ rộng mở, biết yêu thương mọi người, mọi loài; biết tôn trọng sự sống của chúng sanh, sự sống của cây cỏ; biết bố thí, cúng dường; biết san sẻ vật chất, áo cơm đến người cơ hàn, khốn khổ, bất hạnh. Nói tóm lại, họ chấp nhận nguyên tắc sống: “Không làm điều ác, làm các hạnh lành và giữ tâm trong sạch”.
Như vậy, quy y Tam Bảo không mang nặng màu sắc tôn giáo, tín ngưỡng; nghĩa là không có tính cách cầu khấn, van xin, tế lễ hoặc giao phó đời mình cho một vị thần linh, một Thượng Đế nào đó. Lại càng không phải mê tín, tin càn, tin bậy vào các tà thuyết bá vơ. Đức tin Tam Bảo có được là do suy tư đúng đắn và hiểu biết chơn chánh. Đây là lối sống tự nguyện, không bị ai ép buộc, cưỡng bức; cũng chẳng phải là lời tuyên thệ gia nhập một tổ chức hay đoàn thể thế tục nào.
Tóm lại, quy y Tam Bảo là tự mình chấp nhận đạo lý chơn chánh làm lẽ sống đích thực và cao cả cho cuộc đời mình vậy. Như các câu Kinh Lời Vàng (Dhammapada).
Pháp cú 190:
“- Quy y Phật Bảo quang vinh.
Quy y Pháp Bảo cao minh rạng ngời. Quy y Tăng Chúng ba đời.
Quy y như vậy, chính nơi hướng về!
(Yo ca buddhañca dhammañca saṅghañca saraṇaṃ gato, cattāri ariyasaccāni sammappaññāya passati).
Pháp cú 192:
“- Quy y ấy quả cao dày.
Quy y tối thượng, đâu tày mà so! Quy y tận khổ, vô lo.
Quy y, giải thoát, vẫy đò qua sông!”
(Etaṃ kho saraṇaṃ khemaṃ etaṃ saraṇamuttamaṃ, etaṃ saraṇamāgamma sabbadukkhā pamuccati).
Phật là Buddha, âm là Phật-đà nghĩa là giác giả tức là bậc Giác Ngộ. Là người đã giác ngộ, sáng suốt hoàn toàn, không còn bị vô minh và ái dục chi phối; không còn trôi lăn trong sinh tử, không còn đau khổ và phiền não; không còn mê lầm, không còn bị ma vương và các thế lực tham sân si chi phối nữa.
Vì những đức tính như vậy nên Đức Phật được gọi là Phật Bảo, là cái gì trân quý nhất trên cuộc đời này.
Sau khi Đức Phật thành Đạo, đắc quả Chánh Đẳng Giác, ngài được chư thiên, phạm thiên và nhân loại xưng tán bằng 9 hồng danh (1), 9 đức tính cao thượng, viên mãn sau đây:
Arahaṃ có 3 nghĩa:
Còn được dịch là Chánh Đẳng Giác, Toàn Giác, tức là “Thấy biết toàn diện và chơn chánh”.
Khi gọi Ngài là Chánh Biến Tri, là chỉ về con người: Bậc Giác Ngộ chân lý và suốt thông tất cả. Khi gọi ngài là Chánh Đẳng Giác là chỉ về quả vị: Quả vị tối thượng giữa 3 giới, 4 loài.
Ngài là người đầy đủ hai phương diện: Trí vô thượng và Đức vô thượng. Trí vô thượng là trí sáng suốt minh mẫn hoàn toàn
(1) Trước đây, chúng ta quen lấy con số 10 hồng danh, nhưng theo truyền thống Miến Điện chỉ có 9 hồng danh.
(Minh). Đức vô thượng là đức hạnh chơn chánh trong lành hoàn toàn (Hạnh).
Đức Phật viên mãn 8 Minh và 15 Hạnh sau đây:
3.1.1- Túc mạng minh (Pubbenivāsānussatiñāṇa) (2).
Ngài thông suốt, biết rõ vô lượng kiếp sống trước đây của mình và chúng sanh (Có trí nhớ vô ngại các kiếp quá khứ không có mé bờ).
3,1.2- Sanh tử minh (Cutūpapātañāṇa) hay Thiên nhãn minh
(Dibbacakkhu).
Là thông suốt, biết rõ lý do trôi lăn sinh tử của mình và của chúng sanh; biết rõ nhân, duyên, quả đầu thai từ kiếp này sang kiếp kia một cách tường tận.
3.13- Lậu tận minh (Āsavakkhayañāṇa).
Đây là trí chấm dứt, đoạn tận lậu hoặc phiền não, không còn bị bất cứ một tươm rỉ phiền não nào nữa ở trong tâm. Có trí này mới giải thoát sinh tử luân hồi, mới được gọi là Phật, là A-la-hán.
(3 Minh này còn được gọi là 3 Giác).
3.14- Minh sát minh (Vipassanāñāṇa).
Trí tuệ quán chiếu, trí tuệ minh sát do tu thiền quán của Ngài đã đạt đến chỗ toàn diện, viên mãn, trọn vẹn.
3.15- Phân tâm minh (Manomayiddhiñāṇa).
Trong một lúc Ngài có thể phân tâm, phân thân một cách vô ngại để làm nhiều việc khác nhau. Có thể biến hóa ra hai thân; nhiều thân và mỗi thân có oai nghi, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động khác nhau. Đây là một loại thần thông do thiền định thâm sâu, viên mãn mà có được.
3.1.6- Thần thông minh (Iddhividhañāṇa).
Tức là biến hóa thần thông, có thể biến hóa vô ngại cái gì cũng được cả, do ý muốn, nhằm hóa độ chúng sanh.
3.1.7- Thiên nhĩ minh (Dibbasotañāṇa).
Có thể nghe được âm thanh, tiếng nói của chúng sanh trong vô lượng thế giới.
3.1.8- Tha tâm minh (Cetopariyañāṇa)
Biết rõ tâm của chúng sanh, ý nghĩ, tư tưởng của chúng sanh một cách vô ngại.
(2) Nāṇa: Trí – nhưng ở đây gọi là minh.
(Cả 8 Minh này còn được gọi là 8 Giác).
3.2.1- Thu thúc viên mãn trong giới hạnh: Nghĩa là ngài đã ở trong giới hạnh, sống trong giới hạnh một cách chín chắn và thuần thục. Thân, khẩu, ý của ngài lúc nào cũng khế hợp với sự thật, với đạo đức mô phạm thế gian.
3.2.2- Thu thúc 6 căn thanh tịnh: Thu thúc tức là gìn giữ, tiết chế 6 căn cho thanh tịnh lúc giao tiếp với lục trần. Thật ra, 6 căn của Đức Phật thường trong sáng, trong lành, thanh tịnh.
3.2.3- Tri túc trong vật thực: Ngài luôn chừng mực, biết đủ lúc độ thực; tức là không bao giờ ăn quá no, quá nhiều, không ăn nhiều lần và không ăn phi thời.
3.2.4- Thường hay tỉnh thức, không ngủ mê: Ngài thường chánh niệm, tỉnh thức suốt ngày và suốt đêm(3).
3.2.5- Nhiều đức tin: Đây cũng chỉ là cách nói, chứ đức tin của Đức Phật dĩ nhiên đã toàn vẹn và viên mãn trong thời gian ngài còn là bồ-tát. Tuy nhiên, đức tin ở đây có nghĩa là tín trong ngũ căn và tín trong ngũ lực (tín, tấn, niệm, định, tuệ) của ngài bao giờ cũng viên mãn, thuần thục. Ngoài ra, đặc biệt, ngài hoàn toàn tin vào Pháp, vào sự thật, vào chân lý một cách rốt ráo.
3.2.6- Có sự hổ thẹn tội lỗi: Tức là có “tàm”. Dĩ nhiên đây cũng chỉ là cách nói, vì một vị Thánh Tu-đà-hoàn cũng đã có “tàm” viên mãn rồi, không bao giờ còn làm việc ác, làm việc gì hổ thẹn với lương tâm mình nữa.
3.2.7- Có sự ghê sợ tội lỗi: Tức là “quý”: Biết sợ hãi khi làm
điều xấu ác. Tàm và quý thường đi đôi với nhau, luôn có sẵn trong tâm các Thánh giả.
3.2.8- Nghe nhiều, học rộng (đa văn, bác học): Dĩ nhiên, sở học, sở tri, sở kiến của một vị Phật là vô biên, vô lượng. Ngài không những thông suốt, quảng bác giáo pháp thoát khổ, mà còn
(3) Đêm Ấn Độ chia làm 3 canh:
thiện xảo cơ trí phương tiện thuyết giảng; và thông suốt, quảng bác mọi tư tưởng triết học đương thời cùng tất cả mọi môn học thế tục.
3.2.9- Tinh tấn: Đã đến độ thuần thục, viên mãn trong những nỗ lực, cố gắng thành tựu thiện pháp và lìa xa ác pháp. Đây là Tứ Chánh Cần trong 37 Phẩm trợ đạo.
3.2.10- Chánh niệm: Đây là một chi phần trong Bát Chánh Đạo, đầy đủ hơn là Tứ Niệm Xứ. Đức Phật có Chánh niệm suốt ngày và suốt đêm.
3.2.11- Trí tuệ sáng suốt: Ngài làm việc gì từ thân, khẩu, ý luôn luôn được trí tuệ sáng suốt chiếu soi.
3.2.12- Sơ thiền: Đã thuần thục, viên mãn. 3.2.13- Nhị thiền: Đã thuần thục, viên mãn. 3.2.14- Tam thiền: Đã thuần thục, viên mãn. 3.2.15-Tứ thiền: Đã thuần thục, viên mãn.
Cả 4 thiền này ngài tới lui, vào ra không thời gian nào cũng được, trú bao lâu tùy ý và còn quan sát chúng một cách vô ngại.
“Su” là thiện, hay, khéo, tốt, giỏi. “Gato” là quá khứ của động từ gacchati: là đã đi. Vậy, Sugato có những nghĩa sau đây:
Nói tóm lại là ngài đã thoát ly thế gian, đã đến chỗ Vô Sanh Bất Diệt, chứng ngộ Niết-bàn.
“Loka” là thế gian, thế giới. “Vidū” là thông suốt. Lokavidū là đã thông suốt tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới). Đức Phật thấy rõ con đường đi đến 3 cõi và đồng thời, thông suốt con đường xuất ly 3 cõi ấy nữa.
Là bậc Trượng Phu Vô Thượng có khả năng chế ngự, điều phục, huấn luyện:
Tức ví ngài như Bậc Trượng Phu Vô Thượng khéo tự mình điều ngự và khéo điều ngự chúng sanh.
Là thầy của chư thiên và nhân loại; vì ngài thông suốt con đường “nhân đạo” (ngũ giới, thập thiện), con đường “thiên đạo” (bố thí, trì giới, tham thiền), và cả con đường “giải thoát đạo” (giới, định, tuệ).
Là tỉnh giác, sáng suốt, tỉnh thức; hàm chỉ ngài đã giác ngộ rồi giáo hóa chúng sanh.
Là người may mắn, hạnh phúc nhất trên thế gian, xứng đáng được xưng tán, tôn vinh. Là đấng Pháp Vương Vô Thượng.
– Có trăng, có Phật ta về
Xoa tay cõi bụi, đường mê dễ dàng Tuệ soi tỉnh giấc mơ màng
Ngày đêm sáng suốt ai ràng buộc ai!
Pháp là Dhamma. Dhamma có nhiều nghĩa, nhưng ở đây chỉ giới hạn trong 2 nghĩa chính:
Pháp ấy là quý báu vì Pháp ấy do chính đức Thế Tôn đã giác ngộ, đã tuyên thuyết, giảng nói trong suốt 45 năm, đem lại hạnh phúc và an vui cho vô lượng chư thiên và nhân loại. Ngoài ra, Pháp ấy là quý báu vì có những đức tính sau đây:
Nghĩa là thấy ngay, thấy ngay lập tức, thấy ngay trong hiện tại này, ngay nơi sự sống của chính mình một cách thiết thực, sinh động. Nghĩa cô đọng là “thiết thực hiện tại.”
Như vậy Pháp (chân lý, sự thật) không thể tìm kiếm do hoài niệm quá khứ, không thể săn đuổi, vọng móng tương lai hoặc mơ ước đến một thế giới xa xôi nào đó; mà nó ở chính ngay tại đây (không gian) và bây giờ (thời gian), ở chính trong tương quan vận hành sự sống, ở chính nơi thực tại hiện sinh này, ở nơi tấm thân một trượng này cùng với cảm giác và tri giác.
Là phi thời gian, là vượt khỏi giới hạn của thời gian, không bị ảnh hưởng, quy định bởi thời gian, không bị nhân quả chi phối.
Chân lý, sự thật không tùy thuộc vào quá khứ, tương lai hay hiện tại; vì quá khứ đã qua rồi, tương lai thì chưa đến; còn hiện tại thì luôn luôn chảy trôi, không có điểm dừng. Tất cả 3 thời ở trên đều thuộc về thời gian. Vậy ai muốn thấy pháp, thấy sự thật – phải
thấy ngay nơi cái hiện tiền, cái ở ngoài thời gian và không bị nhân quả chi phối (1).
Là đến đây mà thấy, hãy trở lại mà thấy, hãy quay đầu nhìn lại, là “hồi đầu thị ngạn” (quay đầu là thấy bờ).
Con người có khuynh hướng tìm kiếm chân lý, sự thật ở đâu đâu. Bao giờ cũng tìm kiếm chân lý, chân phúc ở phía bên ngoài mình. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân không ngớt đuổi bắt, tìm kiếm những cảm giác phù du từ thế giới ngũ trần. Còn ý thì thêu dệt ước mơ, những lý tưởng, những nguyện vọng xa xôi ở thế giới mơ hồ, trừu tượng nào đó. Họ không biết rằng, những săn đuổi, tầm cầu ấy là những tham vọng, những khát khao không bao giờ thỏa mãn. Và chính những khao khát không bao giờ thỏa mãn ấy sẽ đưa đến đau khổ mới. Rồi cứ thế, đau khổ chồng chất đau khổ. Đức Phật dạy rằng, đó là con đường đầy bóng tối của vô minh và ái dục.
Vậy, hãy trở lại tìm kiếm chân lý, sự thật, chân phúc ấy ở chính trong lòng mình, là con đường của nội quán, trực chiếu, trực giác, trực thị chứ không phải là con đường của “hướng ngoại cầu huyền” ở Đông, Tây, Nam, Bắc.
Hãy trở lại mà thấy, hãy quay đầu nhìn lại – là lời kêu gọi thống thiết muôn đời của Pháp, khuyên chúng ta hãy từ bỏ sự dong ruỗi bên ngoài, hãy thức tỉnh “hồi đầu thị ngạn”, quay trở lại tìm kiếm chân lý, sự thật, chân phúc ngay chính trong lòng mình, nơi sự sống đang vận hành một cách sống động, thiết thực, phong phú và nhiệm mầu này.
Opanayiko là ghép của upa+nayika. “Opa” hay “upa” tương đương với “up-on” trong tiếng Anh nghĩa là trên, ở trên(1). Còn Nayiko đồng nghĩa với động từ “nayati-neti” là dẫn, dẫn dắt, hướng dẫn. Vậy “opanayiko” nghĩa là dẫn lên trên, hướng dẫn lên trên. Ngoài ra, nó còn có nghĩa là đạp lên trên, đạp chân lên thực tại mà đi.
Nó còn có nghĩa là chú tâm rốt ráo, chánh niệm rốt ráo ngay tại đây và bây giờ – ở nơi cái thực đi qua thân, thọ, tâm, pháp. Vậy, chỉ có con đường dừng lại nơi chính mình, chú tâm, chánh niệm, bước
(1) Xem “Thực tại hiện tiền” của ngài Viên Minh.
trên đất thực mà đi mới giúp ta ổn định, hướng thượng và hiện tại lạc trú.
Là bậc trí phải tự mình giác hiểu chân lý ấy, tự mình chứng nghiệm Pháp ấy ở trong lòng mình.
Nghĩa là Pháp báu, chân lý, thực tại nhiệm mầu này, người trí có thể tự mình chứng nghiệm ở trong lòng, chứ không cần cầu viện một tha lực nào khác. Pháp báu, chân lý ấy là con đường của kinh nghiệm tâm linh tu chứng, trực giác, liễu ngộ – chứ không phải là con đường của lý luận, suy luận, khái niệm, phân tích, biện bác, luận giải của kiến thức và trí năng.
(Xem thêm “ Thấy ngay lập tức” trong phần phụ lục, 5 đức tính này rộng nghĩa hơn, cụ thể hơn).
Nói tóm lại,
Bèn có thơ rằng:
– Sát-na bất diệt hiện tiền
Là nơi an trú Thánh Hiền xưa nay Hãy thôi nương tựa Đông Tây
Chân lý, phúc lạc ở ngay lòng mình.
(2) Nghĩa khác nhau của hiện tại, hiện tiền và thiết thực hiện tại.
(chính ở đây ta mới thấy rõ nghĩa của Pháp Akāliko).
Tăng hay Tăng-già là âm của chữ Saṅgha, chỉ một tập thể Tăng Chúng, chư tỷ-kheo từ 4 vị trở lên. Khi nào có 4 hay 5 vị tỳ-khưu thì đủ đại diện, đủ đại biểu để đảm nhiệm vai trò và chức năng của Saṅgha để xử lý những vấn đề thuộc lãnh vực Tăng sự. Nếu chỉ hai, ba vị thì không đủ đại diện cho Saṅgha, không được gọi là Saṅgha (Tăng-già).
Sở dĩ quý báu hơn trân bảo là vì Tăng-già gồm có chư Thánh Tăng và Phàm Tăng từ quá khứ, hiện tại và vị lai; các ngài đã đắc quả hoặc chưa đắc quả, đều sống đời xuất gia phạm hạnh, sống hòa hợp theo giới luật, sống tu tập theo giáo pháp của Đức Phật.
Ngoài ra, Tăng-già còn là quý báu vì Tăng-già đã hoàn thiện, đang hoàn thiện và sẽ hoàn thiện những đức tính cao cả như sau:
Là thiện hạnh hay diệu hạnh, tức là sống với thân khẩu ý hiền thiện, không hại mình, không hại người; chỉ sống lợi mình, lợi người trên đường giác ngộ, giải thoát.
Là trực hạnh, tức là sống với thân khẩu ý ngay thẳng, quang minh chính đại, không dối trá, không mưu mô lừa đảo, không xảo quyệt, không lươn lẹo quanh co, không tham dục, không sân hận, không ích kỷ, không ngã mạn, không nịnh bợ, không dua mị …
Là ưng lý hạnh, như lý hạnh – tức là sống với thân khẩu ý chín chắn, mẫu mực, hợp quy củ, hợp luật nghi, hợp khuôn phép, hợp với đạo đức mô phạm ở đời.
Là chánh hạnh hoặc pháp hạnh – tức là sống với thân khẩu ý chơn chánh, sống đúng với phạm hạnh, với chánh pháp, với Bát thánh đạo.
Tất cả 4 đức tính của Tăng-già đều hướng đến sự tu tập thân khẩu ý cho đến chỗ hoàn toàn trong lành, thiện mỹ, hoàn hảo, thanh tịnh.
Tóm lại,
CẦN PHẢI HIỂU BIẾT SAU KHI QUY Y TAM BẢO.
Nhưng, một vị sư, thầy có thể sai, có thể lầm lẫn, thối đọa; một ngôi chùa có thể đổ nát, hoang phế còn “tự quy Tam Bảo” là hành trình tu tập từng phút giây một không thể thiếu được trong tâm của người Phật tử.
(Theo truyền thống Phật giáo Nam tông, mỗi nửa tháng, Phật tử phải đến một ngôi chùa để sám hối, thọ trì quy giới lại và nghe pháp để tự nhắc nhở mình hành trì quy giới cho nghiêm Tức hơn. Nếu không có chùa thì tự sám hối và đọc quy giới trước bàn thờ Phật ở trong nhà cũng được vậy).
Người căn cơ cao, trình độ tu tập thâm sâu, từng tu thiền định, thiền quán thuần thục – có thể luôn luôn tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác – nghĩa là luôn luôn sáng suốt (tuệ), định tĩnh (định) và trong lành (giới) thì hằng có đủ tam quy. Khi thất niệm, chỉ cần tỉnh thức trở lại là vẫn đầy đủ tam quy như thường.
Một người luôn dấn bước lên đường, với đầy đủ đức tin Tam Bảo trong chính mình, kiên trú vững chắc vào Tam Bảo, như vậy, được gọi là “tịnh tín bất động nơi Tam Bảo”; đã thấy rõ đó là lẽ sống đích thực của mình, đã nhận ra nguồn chơn hạnh phúc; Đức Phật gọi người đó là người đã Nhập Lưu, đã đi vào dòng Thánh, không bao giờ còn sợ phải thối đọa vào những cảnh giới đau khổ nữa.
Nói tóm lại: Y chỉ và thực hành theo 8 điều trên đây là nắm được ý nghĩa rốt ráo và đích thực của quy y Tam Bảo vậy.
Sách điện từ Online – Phật học Đại cương Tâm Học 2022 . Cuốn sách do Tâm Học soạn lại từ các bài viết, sách sưu tầm được chủ yếu từ mạng Internet ( Phật học Tinh yếu – HT Giới Đức , Nền tảng Phật giáo – Tỳ kheo Hộ Tăng, các bài viết phatgiao.org.vn , giacngo.vn , daophatngaynay.com …) . Tâm Học là trang webs của cá nhân ; không phải chùa hay tổ chức tôn giáo . Nội dung của cuốn sách này chỉ có giá trị tham khảo.
Hits: 212