Phật học Đại cương Tâm Học 2022
“Paticca” có nghĩa là bởi, bởi vì, bởi liên quan… “Samuppāda” có nghĩa là “cái này liên hệ cái kia, nhân và duyên”. Vậy, cụm từ “paticca-samuppāda” có nghĩa là tương quan duyên khởi. Có 12 duyên khởi nên đề từ gọi là thập nhị nhân duyên.
Vậy, duyên khởi là giáo pháp cốt tủy. Đức Phật sau khi thành đạo dưới cội bồ-đề, ngài đã để dành bảy ngày đầu tiên để chứng nghiệm hạnh phúc giải thoát. Trong đêm cuối cùng của bảy ngày ấy, ngài quán xét thập nhị nhân duyên theo chiều thuận, như sau:
Như thế: “Khi cái nầy (nhân) có thì cái kia (quả) có. Với sự phát sanh của cái nầy (nhân) thì cái kia (quả) sẽ phát sanh”.
Khoảng canh giữa đêm, Đức Phật quán xét thập nhị nhân duyên theo chiều nghịch, như sau:
Như thế: “Khi cái này (nhân) diệt thì cái kia (quả) sẽ không có.
Với sự chấm dứt cái này (nhân) thì cái kia (quả) sẽ chấm dứt”.
Thập nhị nhân duyên, do vậy, là tiến trình của sự tái sanh, luân hồi sinh tử. Tiến trình này nằm trong mắc xích nhân quả, tương quan: “Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không”. Rõ ràng, tiến trình này có sanh thì có diệt. Muốn chấm dứt khổ, không phải là diệt quả khổ mà phải diệt nguyên nhân khổ.
Thập nhị nhân duyên là sự thấy rõ, biết rõ (tuệ tri) do tuệ quán của Đức Phật, nhằm mục đích soi rọi tiến trình sinh tử luân hồi, khổ đau của chúng sanh trong 3 giới, 4 loài, đồng thời khai mở tuệ giác để chấm dứt tiến trình ấy.
Thập nhị nhân duyên là sự thật, là chân lý, là thực tại rốt ráo, là chân đế đệ nhất nghĩa (paramattha), chỉ có thể thấy nó bằng tuệ quán, bằng bát-nhã chiếu soi, bằng trực giác như thị chứ không thể hiểu hay biết nó bằng suy luận, lý luận, bằng lý trí vọng thức. Do vậy, thập nhị nhân duyên không phải là triết học, không phải là lý thuyết, quan niệm, quan điểm, lập trường do đầu óc, tư duy, khái niệm, ý niệm đẻ ra (paññatti) – mà là trình bày sự thực, như thực bằng tuệ giác chứ không phải bằng trí năng!
Thập nhị nhân duyên lấy sự khổ và sự chấm dứt khổ làm cứu cánh, nó không hề bàn đến sự tiến hóa của vũ trụ, nguồn gốc của vũ trụ, sinh thành hay hoại diệt của vũ trụ, những bí mật hoặc hỗn mang của vũ trụ.
Thập nhị nhân duyên lấy con người, chúng sanh làm trọng tâm, nhưng con người, chúng sanh ấy không có đàn ông, đàn bà, ngựa, heo, a-tu-la, ngạ quỷ mà tất cả chỉ có ngũ uẩn, căn, trần, xứ, giới, danh, sắc; nó không bàn đến gia đình, xã hội, giáo dục hay an ninh, an toàn, môi sinh, văn hóa. Sự tương quan giữa chúng là tất yếu, nhưng giải quyết các vấn đề ấy, chỉ là cách giải quyết phần ngọn chứ không phải giải quyết phần gốc, giải quyết phần quả chứ không
phải giải quyết phần nhân. Đức Phật là bậc Toàn Tri Diệu Giác, ngài giải quyết tận căn cội, căn nguyên của đau khổ chứ không bao giờ giải quyết cành, nhánh ngọn hoặc kết quả của đau khổ.
Muốn thấy rõ, biết rõ (tuệ tri) thập nhị nhân duyên, chúng ta phải tu tập thiền tuệ, phải hiện quán, thực chứng tiến trình tâm đang sinh khởi, đang vận hành trong thế giới căn-trần-thức tương quan, chứ không phải qua mớ kiến thức chữ nghĩa. Kiến thức, chữ nghĩa, kinh điển chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng chứ không phải là mặt trăng. Đức Phật dạy: “Ai thấy thập nhị nhân duyên tức thấy Pháp. Ai thấy Pháp tức thấy Như Lai”.
Phải thấy, biết, hiện quán và thực chứng thập nhị nhân duyên nơi thực tại hiện tiền, nơi duyên sinh căn-trần-thức ở đây và bây giờ.
Vô minh là trạng thái không sáng suốt, không tỉnh thức, thường bị si mê, bất giác và những triền cái bịt lấp, che phủ. Vô minh làm cho chúng sanh không thấy được thực tánh của các pháp.
Ta có thể thấy một số định nghĩa về vô minh trong chư kinh:
không thấy tiến trình sinh diệt của ngũ uẩn, thập nhị nhân duyên là căn bản của vô minh, là vô minh gốc; từ đó, chúng sanh bị chi phối, trôi lăn trong vòng tử sanh luân hồi vô định.
Vì vô minh, chúng sanh sống trong sai lầm, sống trong ảo tưởng, ảo vọng, ảo giác. Lấy cái sai làm cái đúng, lấy cái giả làm cái thật. Người sống trong vô minh không thể biết là mình đang sống trong vô minh. Đang sống trong cái khổ mà tưởng là vui. Đang si mê, lầm lạc mà tưởng là mình thông minh, sáng suốt. Đang đi lạc đường mà tưởng là đi đúng hướng. Đang bị lửa cháy bốn bề mà vẫn nô đùa, cười vui, hò reo, hoan ca nhảy múa. Đang bị đắm giữa vũng lầy đen đúa, hôi hám mà tưởng là hạnh phúc thiên đường…
Vô minh với nghĩa như vậy nên những người uyên thâm, uyên bác, bác học, đa tài, thần đồng, giáo sư, viện sử, tiến sĩ, tổng thống,
thủ tướng, triệu phú, tỷ phú… khi không thực sự thấy biết Khổ Đế, Tập Đế, duyên sinh, vô ngã… đều bị vô minh chi phối, đều đang sống trong vô minh, si mê và lầm lạc.
Duyên vô minh, hành sinh khởi (avijjāpaccayāsaṅkhāra).
Do vô minh ở trên mà hành này sanh khởi. Hành có rất nhiều nghĩa, tùy theo mỗi trường hợp, nhưng ở đây hành xoay quanh nghĩa tư tác (cetanā), tức là những cố ý, chủ ý tạo tác các nghiệp thiện, bất thiện và bất động rồi tái sanh trong 3 giới, 4 loài.
Nếu vô minh là nhân thì hành là quả. Quả của hành là những tư tác của 29 tâm sau đây:
Các nghiệp này được gọi là hành nên 3 nghiệp còn được gọi là bất thiện hành, thiện hành và bất động hành.
Ngoài ra tư tưởng, lời nói, việc làm của chúng ta cũng được gọi là hành: thân hành, khẩu hành và ý hành. Những lời nói, việc làm, tư tưởng của chúng ta được dẫn dắt bởi tư tác, có tạo nghiệp; dầu thiện, ác hay bất động, thảy đều bị chi phối bởi hành, đưa đến tái sanh. Những hành động dù tốt, dù xấu, dù là thiền định đều bắt nguồn bởi vô minh, từ vô minh hoặc do vô minh tạo động cơ thúc đẩy, đưa chúng sanh vào cuộc hành trình xa xôi diệu vợi, lênh đênh vô định trong cuộc tử sinh chìm nổi không thấy bến bờ. Đôi khi càng đi càng xa cách “quê hương” như hai câu thơ của Trần Thái Tông: “Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách, nhật viễn gia hương vạn lý trình!”
Nếu hành, tư tác, nghiệp do tham sân si thì đọa lạc vào 4 ác đạo và người bất hạnh.
Nếu hành, tư tác, nghiệp do vô tham, vô sân, vô si thì tái sanh làm người hữu phúc và 6 cõi trời dục giới.
Nếu hành, tư tác, nghiệp quy tụ các thiền chi thì hóa sanh làm trời phạm thiên hữu sắc và vô sắc.
8 Siêu thế tâm của 4 đạo và 4 quả không còn bị hành chi phối vì các tâm này có khuynh hướng xa rời vô minh và tận diệt vô minh. Do vậy, lời nói, việc làm, tư tưởng của các bậc thánh giả
không còn bị hành, tư tác và nghiệp chi phối nữa. Lúc ấy tư tác được thay thế bởi tuệ (paññā). Tuệ có công năng đoạn lìa các hành nghiệp, là thành phần chánh yếu trong các loại thánh đạo tâm.
Duyên hành, thức sanh khởi (saṅkhāra paccayā viññānaṃ)
Do hành ở trên mà thức sanh khởi. Tức là do thiện hành, bất thiện hành, bất động hành làm nhân nên có thức là quả. Đây là thức tái sanh (paṭisandhi) ở tam giới, còn được gọi là tam giới dị thục tâm, có cả thảy 32 tâm quả: Dục giới có 23, sắc giới có 5 và vô sắc giới có 4.
Như vậy, thức tái sanh (paṭisandhi) là do tư tác (cetanā), do hành nghiệp chi phối, quy tụ năng lực ở chặp tư tưởng cuối cùng (cuti – tử tâm) để quyết định sanh thú, tái sanh, đầu thai hoặc hóa sanh vào cảnh giới tương ứng.
Duyên thức, danh-sắc sinh khởi (viññānapaccayā nāmarūpaṃ).
Do duyên thức tái sanh mà có danh sắc.
Khi một chúng sanh chết, tất cả cái gọi là thân và tâm (danh và sắc cũ) đều phải bỏ lại, không mang theo bất kỳ một cái gì, đoạn
diệt hết. Nói như vậy, nhưng không phải là đoạn kiến, là hư vô. Chính tư tưởng cuối cùng, một niệm, một sát-na tâm thức tái sanh, theo năng lực hành nghiệp đưa tâm thức đến cảnh giới tương ứng.
Một người làm việc thiện hay bất thiện, khi lâm tử đều có phát sanh 3 hiện tượng: Nghiệp, nghiệp tướng và thú tướng. Thú tướng chính là cảnh giới mai hậu. Thức tái sanh chỉ như là một ý nghĩ tương ưng với cảnh giới, nó bắt gặp cảnh giới mới và tái sanh ngay tức khắc, nhưng không phải là thường kiến.
Thức tái sanh (một ý nghĩ) như vậy là một tâm. Tâm không khởi một mình, ít nhất đi theo nó là 7 biến hành tâm sở và một số tâm sở trong 6 biệt cảnh tâm sở (1).Ngoài ra nếu là bất thiện thì nó quy tụ thêm các tâm sở bất thiện.
* Có 4 hình thức của thức tái sanh:
Khi thức tái sanh lìa danh sắc cũ, nó tức khắc xảy ra đồng lúc với nghiệp sanh sắc (2) được gọi là sắc thụ thai (kalala) khởi đầu cho một kiếp sống. Sắc thụ thai này nhỏ xíu, mắt thường không thể thấy, chính nó làm nền tảng cho tinh cha và huyết mẹ để tạo nên cái phôi đầu tiên cho một chúng hữu tình.
Như vậy, thức tái sanh, sở hữu tâm và những nghiệp sanh sắc chính là danh, sắc được hình thành trong bụng mẹ, nó mang trong tự thân đầy đủ tất cả nghiệp quá khứ của chúng sanh ấy.
Nói cách khác, danh, sắc là quả có thức là nhân.
Duyên danh sắc, lục nhập sanh khởi (nāmarūpa paccayā salāyatanaṃ)
(1) 7 biến hành tâm sở: xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư, nhất tâm, mạng căn. 6 biệt cảnh tâm sở: Tầm, tứ, thắng giải, tấn, hỷ, dục.
(2) Sắc do nghiệp sanh – sắc này có được khi tinh trùng và noãn châu gặp nhau.
(3) Hoàn chỉnh phù trần căn, còn tịnh sắc căn vốn đầy đủ từ lúc kết hợp.
Do duyên danh sắc mà có lục nhập.
Khi sắc thụ thai kết hợp với tinh cha, huyết mẹ (sắc do vật thực sanh) thì đã tượng hình một giống hữu tình, lần lần lớn lên để hoàn chỉnh lục căn (3). Do vậy, ta không ngạc nhiên gì khi kiếp chót của đức đại bồ-tát, ngài biết rõ cả 3 giai đoạn: Lúc mới đầu thai, lúc ở trong bụng mẹ và lúc sinh ra.
Khi có lục căn thì có đối tượng của lục căn là lục trần. Lục căn được gọi là sáu nội xứ và lục trần được gọi là sáu ngoại xứ. Và từ đây, từ sáu cửa này mà phát sanh các lộ trình tâm. Cần lặp lại rằng, thức sẽ không khởi một mình, tối thiểu cũng có những tâm sở như xúc (giao tiếp), tác ý (hướng tâm đến đối tượng), thọ (cảm giác), tưởng (tri giác), tư (ý chí, cố ý) và đấy là duyên khởi sau lục nhập.
Duyên lục nhập, xúc sanh khởi (salāyatanapaccayā phassaṃ).
Do duyên lục nhập mà có xúc.
Xúc là giao tiếp, va đụng. Ở đây là sáu nội xứ giao tiếp với sáu ngoại xứ nên có 6 xúc: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc và ý xúc.
Xúc là một tâm sở, là tâm sở đầu tiên trong 7 biến hành tâm sở, mà từ đó, các lộ trình tâm được vận hành. Do vậy, có những trường hợp có xúc, có sự giao tiếp, va đụng nhưng lộ trình tâm không vận hành thì không được gọi là xúc. Như mắt người chết hoặc khi ta nhìn một vật, một cảnh sắc mà ta không “để tâm” ở đấy. Muốn xúc trở thành xúc tâm sở thì xúc ấy phải có thức hoặc tác ý ở bên sau: Có tác ý, thức thì mới có xúc.
Vậy, hợp lý, hợp với sự thực hơn, ta có thể sắp xếp sự diễn tiến của các tâm sở: Tác ý, xúc, thọ, tưởng, tư… Hoặc (thức) danh sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
Xúc tâm sở là quả chứ không phải nhân. Nếu vô minh và hành là nhân quá khứ thì quả hiện tại mà chúng hữu tình nào cũng có sẵn, đó là: thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ.
Duyên xúc, thọ sinh khởi (phassapaccayā vedanaṃ).
Do duyên xúc mà có các cảm thọ
Đây là 6 thọ căn bản: Thọ do nhãn xúc sinh gọi là nhãn thọ. Thọ do nhĩ xúc sinh gọi là nhĩ thọ. Thọ do tỷ xúc sinh gọi là tỷ thọ. Thọ do thiệt xúc sinh gọi là thiệt thọ. Tương tự là thân thọ và ý thọ.
Thọ là cảm giác. Ví dụ: Đưa tay sờ nước đá ta có cảm giác lạnh. Sờ là xúc, lạnh là cảm thọ, cảm giác.
Rải rác trong kinh điển, khi nói 3 thọ ở nơi thân thì có thọ khổ, thọ lạc và thọ xả (chỉ có thân mới thọ khổ, lạc; còn mắt, tai, mũi, lưỡi luôn luôn là thọ xả). Ba thọ ở nơi tâm là hỷ, ưu và xả (xả là lúc không có hỷ hay ưu chứ không phải xả của đệ ngũ thiền hoặc xả của tứ vô lượng tâm).
Do duyên thọ, ái sinh khởi (vedanāpaccayā taṇhā).
Do duyên cảm thọ mà phát sanh ái.
Ái hay ái dục có bản chất thèm muốn hay khao khát các đối tượng yêu thích, nhưng không bao giờ cảm thấy đủ, không bao giờ được thỏa mãn.
Ái dục là một cơn khát lạ lùng, càng uống càng khát thêm. Các loại ngạ quỷ và các vị chư thiên đều có chung một cái khát do ái này. Ngạ quỷ thì khát ăn, khát uống, khát tất cả ngũ trần nhưng chúng không bao giờ có được. Các vị trời thì có đầy đủ dục lạc ngũ trần nhưng họ vẫn luôn luôn khao khát, mong được thụ hưởng thêm nữa, mong được thỏa mãn thêm nữa.
Thọ khổ thì từ chối khổ, tìm lạc
Thọ lạc thì đi tìm lạc nữa…
Loài người cũng tương tự thế. Người đói khổ thì mong ước có được chén cơm, manh áo. Người giàu có, mặc dầu đã sở hữu nhiều của cải, tài sản, địa vị, danh vọng nhưng thường thì họ còn khao khát tìm kiếm, mong được giàu, sang hơn nữa. Về mặt này, cường độ khát ái, khát dục của người giàu còn hơn cả người nghèo.
Ngày nay, các nước thịnh cường về vật chất, bá chủ về quyền lực vẫn muốn nước mình thịnh cường hơn nữa, có nhiều quyền lực hơn nữa là đặc trưng bản chất của ái dục muôn đời của chúng sanh: không bao giờ toại nguyện, thỏa lòng.
8.1- Ái trong cõi dục hay dục ái (kāmataṇhā)
Đây là các loại ái đi qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý mà đối tượng của nó là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
Mắt không bao giờ chán xem cảnh sắc xinh đẹp, phố thị lâu đài; tiện nghi vật chất xa hoa, hào nhoáng; người nam, người nữ mà nó thích khoái…
Tai không bao giờ chán nghe những âm thanh ngọt ngào, quyến rũ, trầm bỗng, du dương; tiếng nhạc lời ca mùi mẩn hoan lạc và cả âm thanh giới tính…
Mũi không bao giờ chán ngửi những mùi thơm, các loại nước hoa, các hương liệu, mùi các thức ăn kích thích khẩu vị, mùi đặc trưng lôi cuốn, hấp dẫn giới tính…
Lưỡi không bao giờ chán các vị ngon, các loại thức uống thích khoái, các món ăn kiểu cách, xa hoa, cầu kỳ, đôi khi không từ nan một ác độc, tàn bạo nào – ví dụ thí ăn óc khỉ, lưỡi chim sẻ…
Thân không bao giờ chán sự xúc chạm mềm mại, êm ái từ giường nệm, ghế ngồi, chân đi, áo quần, vật dụng tiện nghi sinh hoạt, cả bồn tắm, chỗ đi cầu, và sự xúc chạm mê hoặc cho ái chính là giới tính.
Sáu ái vừa kể thuộc thế giới lục trần. Bên cạnh đó, còn có sáu ái thuộc lục căn nữa.
thuốc thời nay, tốn cả hằng tỷ đô la để giữ gìn thân, làm đẹp thân, nước da phải sáng phải mịn, để tăng thêm sự hấp dẫn cho hình vóc, diện mạo…
Nói tóm lại, ái trong cõi dục như vậy là có 12 (lục căn 6, lục trần 6), nếu nhân cho 3 thời thì có 36 ái dục.
8.2- Ái trong cõi sắc hay sắc ái (rūpataṇhā)
Sắc ái (rūpataṇhā), là ái dục trong cõi sắc, sắc giới; tức là yêu thích, ham muốn những cảm thọ tế vi của tinh thần: đó là hỷ, lạc, xả của các tầng thiền định.
Loại ái dục này còn được xem như là hữu ái (bhavataṇhā), tức
là khao khát được trường xuân, trường tồn miên viễn.
Hữu ái ở lục căn: Là mong muốn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý của mình đẹp mãi, xuân mãi, trẻ mãi, sống mãi. Đấy cũng là những điều tốt đẹp được Chư Tăng hay chúc mừng cho mọi người: sắc đẹp, sức khỏe, vô bệnh, sống lâu…
Hữu ái ở lục trần: Khi đã yêu thích cái gì rồi thì mong muốn đối tượng ấy mãi mãi thường còn. Đấy là tất cả cái gì thuộc sắc, đối tượng của nhãn căn: Lâu đài, vườn tược, vợ con, tiện nghi vật chất. Đấy là tất cả cái gì thuộc về âm thanh, đối tượng của nhĩ căn: Tiếng nói của người mình yêu thương, tiếng hát, lời ca mình yêu thích…
Có mấy câu thơ của vua Tự Đức khi khóc Bằng Phi – là minh chứng cho loại hữu ái này:
“- Đập cổ kính ra tìm lấy bóng Xếp tàn y lại để dành hơi!”
Tương tự thế là hương, vị, xúc và pháp. Tất cả thế giới căn trần này, tạo thành 12 loại ái, được gọi là hữu ái (bhavataṇhā); nhân cho 3 thời, cả thảy có 36 hữu ái.
8.3- Ái trong cõi vô sắc hay là vô sắc ái (arūpataṇhā)
Vô sắc ái (arūpataṇhā) là loại ái dục phát sanh do chán các sắc, sắc tướng, sắc pháp. Họ chán luôn cái thân sắc vật chất dù thô hay tế. Họ chỉ muốn sống bởi các ý niệm, khái niệm trừu tượng mà thôi. Tương ứng với loại ái dục này, là từ bỏ các thiền sắc giới để tu tập
các thiền vô sắc giới. Họ không còn các cảm thọ thô tháo nữa mà chỉ còn trạng thái xả và định.
Vô sắc ái còn được xem như là phi hữu ái (vibhavataṇhā),
nghĩa là có quan niệm của đoạn kiến. Cái gì cũng sợ mất, sợ hết, sợ chết nên hối hả hưởng thụ, quay cuồng hưởng thụ.
Nếu phân tích vi tế thì chúng cũng có cả thảy 36 ái dục thuộc loại phi hữu ái này.
Nói tóm lại, tất cả ái đều không bao giờ chấm dứt; cả 108 loại ái đều được duy trì tiếp diễn, nuôi nấng bởi thọ. Và ái còn là nhân, cho quả là thủ, tiếp nối lộ trình duyên khởi…
Do duyên ái, thủ phát sanh (taṇhāpaccayāupādānaṃ).
Thủ có nghĩa nắm giữ, chấp chặt, cầm lấy.
Khi ái yêu thích một đối tượng nào đấy thì thủ nắm giữ, đam mê, chấp chặt đối tượng ấy.
Thủ có bốn: Dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã ngữ thủ.
9.1- Dục thủ: Đây là sự ham muốn thuộc thế giới ngũ trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc (địa, hỏa, phong).
Những cảnh sắc khả ái, nam hoặc nữ, áo quần, vàng ngọc, xe hơi, đồ tiêu dùng, tiện nghi sinh hoạt làm phát sanh sự khao khát, ưa thích; và ai cũng muốn chiếm hữu chúng, giữ lấy làm của mình.
Âm thanh biểu lộ qua giọng nói nam, nữ, tiếng nhạc, lời ca (thanh). Cũng tương tự thế là hương, bột thơm, nước hoa hấp dẫn người khác phái (hương); những kích thích, khoái lạc trong các chất ngọt, béo, nồng, cay hoặc các chất say (vị) giường nệm êm ái, y phục mịn màng, sự đụng chạm khác giới tính đều phát sanh xúc dục (xúc).
Sự bám víu, ôm ấp, chiếm giữ cùng với sự khát khao mãnh liệt những đối tượng ngũ trần ấy mà phát sanh dục thủ.
9.2- Kiến thủ: Với nghĩa tổng quát của chấp thủ này là khư khư bám chấp vào ý kiến, quan niệm, quan điểm, chủ trương, chủ thuyết, lập trường của mình. Và những người như vậy khó ngồi chung “một chiếu đối thoại” để cảm thông, để tìm chân lý. Họ cũng khó mở rộng kiến văn để thấy nhìn, nghe, nghĩ cho xa, cho sâu được. Người có “kiến thủ”, thì mọi cánh cửa xung quanh đều đã bị bít chặt, đóng kín.
Với nghĩa kinh điển, kiến thủ là bảo vệ, bám chấp, khư khư giữ lấy cái thấy biết sai lầm của mình, tà kiến của mình. Nói cách khác,
mọi tà kiến trên thế gian đều được xem là kiến thủ. Có những kiến thủ sau đây:
Những tà kiến như vậy đã vấy độc thế gian; tung bóng tối cho thế gian; phỉ báng đạo đức, luân lý; chà đạp lẽ phải, điều thiện, cái đẹp, nhân văn, nhân tính. Và, nó đóng bít những cánh cửa hướng về chân lý cũng như những ước mơ, hy vọng cao đẹp của con người muôn nơi muôn thuở.
9.3- Giới cấm thủ: Theo nghĩa kinh điển thì đây là chấp thủ vào những pháp hành sai lạc, chỉ đưa đến ngu si, đau khổ chứ không thể mang lại ánh sáng và hạnh phúc.
Vào thời Phật tại thế có hai người ngoại đạo, một tên là Puṇṇa, một tên là Seniya. Punna sống theo hạnh của con bò, gọi là “ngưu hành giả”. Seniya sống theo hạnh của con chó, gọi là “cẩu hành giả”. Họ sống như con thú mà họ đã chọn. Cũng trần truồng, đi bằng 2 chân, 2 tay; ăn uống, đại tiểu tiện như chó và bò. Và tin rằng, sống như vậy giúp họ tẩy sạch nghiệp cũ, ngăn chặn nghiệp mới; sẽ chấm dứt đau khổ và được hạnh phúc sau khi chết.
Đấy là hình ảnh chấp thủ vào pháp hành sai lạc.
Loại giới cấm thủ khác, là chấp vào, tin vào, thực hành theo những giới cấm, những hình thức tế tự đầy mê tín, như: lễ lạy, cúng
kiếng ông táo, gốc đa, thần núi, thần sông. Và tin vào sự cứu rỗi, được hưởng phước, trừ họa nhờ vào các hình thức, lễ nghi ấy.
Loại giới cấm thủ khác nữa. Ví như có người tu Phật, không chịu tu theo bố thí, trì giới, tham thiền, không tu theo giới định tuệ; mà họ tin rằng, chỉ thờ tự, tụng kinh, thờ cho nhiều Phật, Bồ-tát; làm chùa to; Phật lớn, trai đàn chẩn tế cho thật nhiều, nghĩa là chỉ tu theo hình thức lễ nghi thôi, vậy là rơi vào giới cấm thủ (thậm chí, tin rằng có thể giải thoát do tu một pháp hành nào đó mà không liên quan đến Tứ Diệu Đế cũng gọi là giới cấm thủ – theo Thanh tịnh đạo).
Ngay chính những người tu Phật đàng hoàng, chân chính, lúc giữ giới, nếu không có trí tuệ chiếu soi, không thông hiểu giáo pháp căn bản dễ rơi vào giới cấm thủ này. Họ giữ giới nhưng không hiểu nhân quả của giới, sự lợi ích của giới, sự đối trị của giới… nên dễ rơi vào sự chấp thủ vào giới mà chính họ đang giữ.
Ví dụ: Trong giới luật có câu: “Vị tỳ-kheo không nên đem cho đến kẻ thế dù là một que tăm hay môt cọng cỏ…”. Vì giữ giới mà không hiểu nguyên nhân Đức Phật chế định giới ấy, cứ nhất quyết không cho ai, dù một que tăm, một đĩa cơm thừa, một đồng bạc cắc thế là rơi vào giới cấm thủ.
9.4- Ngã ngữ thủ (4): Tức là chấp thủ không rời vào bản ngã. Tin rằng bản ngã thường còn, có một linh hồn trường cửu đầu thai từ kiếp này sang kiếp kia. Linh hồn hay bản ngã ấy là chủ nhân ông của mọi hành vi, lời nói, ý nghĩ.
Chúng ta thường “chấp ta”, “chấp ngã” không rời. Khi nói
“khổ cái thân tôi”, là ta đã đồng hóa cái tôi và cái thân (sắc).
Khi nói “tôi đói, tôi lạnh, tôi mát”, là ta đã đồng hóa cái tôi và cảm giác (thọ).
Khi nói “tôi tưởng tượng”, là ta đã đồng hoá cái tôi và tri giác
(tưởng).
Khi nói “tôi có chủ ý, tôi cố ý làm như vậy”, là ta đã đồng hóa cái tôi với ý chí (hành).
Khi nói “tôi nghe ra điều này, tôi suy nghĩ điều kia” là ta đã đồng hóa cái tôi với nhận thức (thức).
(4) Ngữ có nghĩa là giữ gìn. Đồng nghĩa: Ngã kiến thủ, ngã sở thủ, ngã chấp thủ.
Với “ngã kiến” muôn đời, chúng ta thường đồng hóa ta với các uẩn, không bao giờ có trí tuệ để thấy rõ chúng chỉ là sắc và danh, là những yếu tố vật chất cùng yếu tố tâm lý sinh diệt, duyên khởi trùng trùng: “Có cái này thì có cái kia, không có cái này thì cái kia không có, cái này diệt thì cái kia diệt”.
Trong sự vận hành tương quan duyên khởi ấy, tất cả pháp đều vô tự tính, vô ngã tính, luôn chuyển động, luôn di động, luôn duyên hóa để cái này diệt thì cái kia sinh, tạo ra sự đổi thay, mới mẻ muôn đời ở thế gian.
Không có ai có thể làm chủ sắc vì sắc vô ngã, duyên khởi, vô tự tính. Không ai có thể làm chủ thọ, vì thọ vô ngã, duyên khởi, vô tự tính. Không ai có thể làm chủ tưởng, hành, thức vì chúng vô ngã, duyên sinh, vô tự tính.
Do vậy, ngã kiến là một ảo kiến, một thấy biết sai lầm có một cái ngã, cái ta, cái tôi. Rồi còn chấp thủ vào nó nữa, chấp thủ không rời từ khi vừa sinh ra đến khi nhắm mắt xuôi tay. Rồi kiếp sau nữa, kiếp sau nữa trong cuộc luân hồi tử sanh vô tận, vô định.
Đắc thánh quả Nhập lưu, đoạn trừ được 3 kiết sử: thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ. Vị thánh đã nhận thấy không còn chấp vào sắc thân này nữa, cái sắc ấy không phải là thân của ta, tự ngã của ta. Nhưng đến thánh quả A-la-hán, lúc 5 kiết sử cuối cùng được đoạn lìa (sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, phóng tâm, vô minh) thì mới thật sự thấy rõ ngũ uẩn vô ngã, mới tận diệt ảo kiến về ngã.
Nói tóm lại, 4 loại thủ: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã ngữ thủ là duyên sanh hữu để chúng sanh tạo các nghiệp hữu (kammabhava) và sanh hữu (upapattibhava).
Do duyên thủ, hữu sinh khởi (upādāna paccayā bhavo).
Có nghiệp hữu liền có sanh hữu.
10.1- Nghiệp hữu: Nếu nghiệp hữu là nhân thì sanh hữu là quả
Dẫn dắt, chủ động, điều động tất cả các nghiệp là do tư tâm sở (cetanā). Vậy, tất cả tư tâm sở trong 29 tâm sau đây, là nghiệp hữu, đưa chúng sanh tái sanh theo cảnh giới tương ứng trong 3 cõi, 4 loài.
10.2- Sanh hữu: Sanh hữu có 3 loại chính:
(địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la, người, trời).
sắc.
phạm thiên vô sắc.
Và, khi nói hữu tưởng hữu (saññībhava) (5) là chỉ 20 cõi chúng sanh “có tưởng” thô; ngoại trừ cõi vô tưởng và cõi phi tưởng phi phi tưởng.
Khi nói vô tưởng hữu (asaññībhava) là chỉ sắc và danh tiềm
miên của phạm thiên vô tưởng.
Khi nói phi tưởng phi phi tưởng hữu (saññīnāsaññībhava) là chỉ danh uẩn của những vị phạm thiên cao nhất.
Khi nói nhất uẩn hữu (ekavokārabhava) là chỉ vị phạm thiên chỉ có 1 uẩn là sắc uẩn (vô tưởng thiên).
Khi nói tứ uẩn hữu (catuvokārabhava) là chỉ hữu của những vị phạm thiên vô sắc, chỉ có danh uẩn (tứ uẩn) không có sắc uẩn.
Khi nói ngũ uẩn hữu (pancavokārabhava) là chỉ hữu của tất cả chúng sanh có đầy đủ ngũ uẩn.
Nói tóm lại, sanh hữu là danh sắc của kiếp sống mới, là kết quả của nghiệp hữu, như vậy chúng bao gồm thức, danh sắc, lục nhập, xúc và thọ – của kiếp sống vị lai. Ở vị lai, thức, danh sắc, lục nhập, xúc và thọ là quả, còn nhân tạo kiếp sống mới là ái, thủ, hữu lại làm nên nghiệp hữu và sanh hữu cho kiếp kế tục.
Do duyên hữu, sanh sanh khởi (bhavapaccayājāti).
Sau khi có nghiệp hữu liền có sanh hữu. Sanh hữu tức thức tái sanh đi tìm cảnh giới tương ứng ở kiếp sau.
Sự sanh, tức là tam giới quả tâm.
Tam giới quả tâm trong ba cõi dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Tam giới quả tâm ở trong bốn loài là noãn, thai, thấp, hóa.
Tam giới quả tâm trong 3 loại chúng sanh là ngũ uẩn, tứ uẩn và nhất uẩn.
Chúng sanh có ngũ uẩn là ở 11 cõi dục giới và 15 cõi sắc giới.
(5) Saññī: Nghĩa là có tưởng.
Chúng sanh có tứ uẩn là ở 4 cõi vô sắc.
Chúng sanh có nhất uẩn là cõi sắc giới vô tưởng thiên.
Như vậy, sanh là do nghiệp hữu chi phối, tạo nên thức tái sanh vào các cảnh giới tương ứng.
Do duyên sanh, lão tử phát sanh (jātipaccayā jarāmaraṇa).
Khi có sanh thì có già, chết. Mà già, chết là quả đương nhiên của sanh. Điều ta cần lưu ý là khi sanh tức là danh sắc sanh. Danh là tam giới quả tâm (dị thục) và sắc, là do nghiệp sanh. Danh sắc ấy có sanh thì có già, lão – tức là trải qua những sát-na trong các lộ trình tâm mà biến hoại, đổi khác, già lụn… Và chết chính là kết thúc một đời sống sắc pháp, 17 lần lâu hơn một danh pháp.
Sự sinh và diệt của danh sắc ấy khó nhận biết, nhưng sanh, già lão, tử của sắc thân vật lý của mỗi chúng sanh thì ai cũng có thể thấy, cảm nhận được. Và khi một chúng hữu tình có mặt trên cuộc đời đến lúc chấm dứt hơi thở, một kiếp sống, từ sanh đến lão, tử ấy thường kéo theo sầu, bi, khổ, ưu, não như là một nghiệp phận không rời.
Như vậy, Thập nhị nhân duyên là một chuỗi mắc xích dính liền nhau bởi 12 khoen, liên tục tiếp diễn tạo nên vòng tròn luân hồi tái sanh vô thỉ vô chung trong cuộc sinh tử. Chúng chịu sự tác động tương duyên nhân quả trùng trùng.
hay thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ…
Sự diễn tiến, quy trình nhân-duyên-quả ấy nó nằm trong một vòng tròn vô thỉ, vô chung.
.
Vòng thập nhị nhân duyên này còn được gọi là pháp phát sanh tùy thuộc. Nghĩa là tùy thuộc cái này, cái kia có, tùy thuộc không có cái này thì cái kia không. Nhân và duyên, ta cũng có thể dùng “tựa” và “khởi”: “Tựa” cái này, “khởi” cái kia; “không tựa” cái này thì “không khởi” cái kia.
Trong 12 khoen kể trên, cái nào cũng là nhân, cái nào cũng là quả. Tùy thuộc nhân này cho quả này, quả này lại làm nhân để sinh quả khác… cứ tương tục vô cùng tận. Ta cũng có thể cô đọng 12 nhân duyên thành 3 khoen nhân quả, ấy là tam luân.
tức là thức, danh-sắc, lục nhập, xúc, thọ. Vì có xúc, thọ… nên có ái, thủ, hữu và cứ thế nó cho nhân, cho quả trong vòng luân hồi.
Người ta thường giải thích thập nhị nhân duyên theo một vòng tròn khép kín gồm kiếp quá khứ (vô minh, hành), kiếp hiện tại (thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu) và kiếp vị lai (sinh, lão tử) và tạo nên vòng luân hồi tái sanh vô tận.
Cách giải thích vậy là hợp lý, là đúng; nhưng người tu thiền tuệ (vipassanā) họ hiểu rằng: “Ai thấy thập nhị nhân duyên tức thấy Pháp, ai thấy Pháp tức thấy Như Lai”. Và pháp, bao giờ cũng thiết thực hiện tại, ta phải có bổn phận thấy ngay lập tức (sandiṭṭhiko) không bị hạn cuộc trong thời gian (akāliko) có thể trở lại và thấy ngay, chính nơi sự sống đang vận hành (ehipassiko) bằng cách chú tâm, chánh niệm ở đây và bây giờ (opanayiko); và mỗi người có thể chứng nghiệm nó trong lòng mình (paccattaṃ veditabbo viññūhi).
Do vậy, người tu tuệ quán có thể quán sát và thấy rõ sự vận hành của Thập nhị nhân duyên ở trong mỗi bước đi, mỗi hơi thở, mỗi cử chỉ, mỗi hành động, mỗi cảm thọ hoặc mỗi nhận thức. Nói cách khác ta phải thấy rõ, biết rõ, hiện quán, thực chứng Pháp ấy ngay thực tại hiền tiền bây giờ và ở đây.
Bất cứ khi nào chúng ta không sáng suốt, định tĩnh hoặc những khi bị hôn trầm thụy miên, nghi, trạo cử làm che mờ, làm cho dao động, bất an thì khi ấy ta đang bị vô minh và hành chi phối.
Cái quả do vô minh và hành đem lại làm cho thức của ta khởi động, phóng dật lung tung. Vì thức này vốn bị tham sân si (ở trong hành) chi phối nên nó cứ bất an, dao động theo các đối tượng. Thức bất an, dao động thì tức khắc khởi sinh các yếu tố tâm lý nội tại (tâm sở), đồng thời tác động lên thân sắc. Trọn vẹn sự tập hợp tâm sinh lý ấy được gọi là danh sắc. Danh sắc này được hiện tướng là nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn và ý căn. Khi va đụng thì tạo nên lục xúc. Có lục xúc thì có lục thọ.
Tất cả thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, vốn là quả, là dị thục, là nghiệp cũ, chưa tạo nghiệp mới.
Có 15 dị thục thiện và bất thiện: 7 bất thiện dị thục vô nhân tâm và 8 thiện dị thục vô nhân tâm.
Như vậy, những cảm giác dễ chịu, thích thú (lạc) và những cảm giác khó chịu, bực bội (khổ) khi chưa được “tưởng, tư” chế biến
đều là những cảm thọ bình thường, thuần túy.
Và từ đó, ái, thủ, hữu tạo nên nghiệp: Nghiệp hữu và sanh hữu.
Để hiểu rõ những tiến trình duyên khởi, tại đây và bây giờ của thức, danh-sắc, lục nhập, xúc thọ, ái, thủ, hữu ấy, ta có thể chiêm nghiệm qua ví dụ sau đây:
“- Hôm kia, tôi đang thiu thiu ngủ, bất chợt có tiếng động lớn làm tôi choàng mình thức dậy. Bước ra hiên, tôi thấy một ly trà bị vỡ và có một con mèo đen chạy núp trong khóm cây. Biết mèo là thủ phạm, tôi chụp vội cây roi rượt đuổi nó đến tận nhà bếp”.
Ở đây, tiếng động lớn làm tôi choàng tỉnh là thức sinh. Thức sinh thì đồng thời, trạng thái tâm sinh lý nội tại đồng khởi sinh: danh sắc sinh. Danh sắc sinh thì nhĩ nhập sinh, nhãn nhập sinh – tức là nghe và thấy ly trà bị vỡ. Lúc nhĩ nhập sinh và nhãn nhập sinh thì liền phát sanh nhãn xúc và nhĩ xúc. Và rồi có xúc liền có thọ: Có cảm giác tức giận mới cầm roi rượt đuổi mèo, tạo ý nghiệp bất thiện, thân nghiệp bất thiện. Như vậy, sau thọ đi liền theo là ái, thủ, hữu (Cả hàng chục, hàng trăm lộ trình tâm, duyên khởi đồng diễn ra xoay quanh một câu chuyện, nhiều đối tượng).
Ví dụ khác:
“- Tôi đang ngồi chơi bên hiên thì có một người bạn thân cách biệt 10 năm ghé thăm (thức sinh). Tôi bồi hồi xúc động (danh sắc, lục nhập, xúc, thọ sinh), đứng dậy, vồn vã cầm tay bạn, mời ngồi, uống trà cùng hàn huyên tâm sự… (thọ, ái, thủ, hữu sinh)”.
Lúc có ái, thủ, hữu sinh là ta đã tạo nhân mới, nghiệp mới, tức là dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu, rồi tái sanh, đầu thai khắp ba cõi, sáu đường.
Trong đời sống hiện tại, ở đây và bây giờ, thức của ta cũng tái sanh khắp các cảnh giới như thế.
Như vậy, từ khi thức sinh – thì trọn vẹn thời gian tiếp theo, toàn bộ tâm sinh lý của chúng ta (danh sắc) đều phải bị biến đổi, già lụn, tan rã (lão, tử) đồng thời phải nhận chịu những quả đương nhiên sẽ tiếp diễn trên lộ trình ấy (sầu, bi, khổ, ưu, não).
Ta có thể tóm tắt như sau:
(6) Căn bản vô minh: Tức là vô minh gốc, vô minh chi phối chúng sanh từ vô lượng kiếp trong dòng nghiệp (nó chính là vô minh quá khứ – vô minh, hành…)
(7) Chi mạt vô minh: Tức là cành, nhánh của vô minh. Trong hiện tại, lúc ta không có định, tuệ chính là lúc ta bị vô minh cành nhánh này chi phối.
Đấy là tiến trình sinh khởi của thập nhị nhân duyên, hay là sự vận hành duyên khởi của thập nhị nhân duyên theo chiều thuận. Bây giờ, ta hãy xem sự vận hành ấy theo chiều nghịch, tức là theo chiều thập nhị nhân duyên diệt.
Trong đời sống thường nhật, lúc ta sáng suốt, nghĩa là có tuệ chiếu soi thì lúc ấy ta không có vô minh, không bị vô minh chi phối. Lúc ta an nhiên, định tĩnh thì các hành đều vắng lặng; ái dục, tham sân không khởi động. Đây được gọi là vô minh và hành diệt.
Khi không có vô minh và hành thì thức của ta trở nên trong sáng, thanh lương. Toàn bộ tâm sinh lý của ta đều an ổn, vắng lặng, bình an (danh-sắc), lục xúc, lục thọ theo đó cũng an ổn, vắng lặng, bình hòa (lục nhập, xúc, thọ).
Vì an ổn, vắng lặng, bình hòa nên gọi là diệt, chứ không phải diệt là chết mất. Vả chăng, thức danh-sắc, lục nhập, xúc, thọ là quả, ta không thể diệt quả theo nghĩa cụ thể nhân quả. Các bậc giác ngộ, giải thoát rồi vẫn còn mang quả dị thục của 23 dị thục đã tạo từ trước (15 thiện, bất thiện vô nhân tâm + 8 đại thiện dị thục). Do vậy, trong trường hợp xúc thọ diệt, có nghĩa là do định tuệ chiếu soi, không có vô minh và hành thì xúc lúc ấy là xúc và thọ lúc ấy đều như thực (paramattha). Các cảm thọ khởi sinh ở thân và tâm, tạo ra khổ, lạc, xả, hỷ, ưu đều là những cảm thọ như thực.
Khi những cảm thọ đều được định tuệ nhìn ngắm như thực tướng (paramattha) thì ái, thủ, hữu không thể phát sanh, chế biến (paññatti) nên được gọi là ái, thủ, hữu diệt.
niệm, tỉnh giác ghi nhận, quán niệm chúng (cố ý à, chủ ý à…) thì lúc ấy hữu cũng diệt (giai đoạn này rất khó).
Tuy nhiên, tiến trình ấy xảy ra rất nhanh, người tu tập tuệ quán thường chọn lựa để cắt đứt tiến trình duyên khởi sinh tử này từ các cảm thọ, dễ hơn là ở tâm (thân, thọ, tâm, pháp) – như trong kinh Niệm Xứ: tham biết tham, sân biết sân!
Ở đây, ta có thể đưa một ví dụ:
Vì không có ái, thủ, hữu nên không tạo nghiệp. Vì không tạo nghiệp nên ta sẽ không nhận chịu quả của ái, thủ, hữu ấy. Nói cách khác, ta sẽ không nhận chịu tiến trình tâm sinh lý từ sinh đến lão tử
Nói tóm lại, khi ta bị vô minh và hành chi phối thì toàn bộ thế giới tâm sinh vật lý (căn, trần, thức) đều điên đảo: đó là 12 nhân duyên sinh khởi. Nhưng nếu ta có định tuệ chiếu soi, có chánh niệm, tỉnh giác, thì vô minh và hành không sinh khởi thì toàn bộ thế gian, thế giới (căn-trần-thức) đều vắng lặng, an ổn, thanh bình, đó là 12 nhân duyên diệt.
Thập nhị nhân duyên theo chiều thuận là tiến trình sinh khởi tâm sinh vật lý ở phương diện tục đế; do vậy nó có đầy đủ cả Khổ Đế và Tập Đế. Trái lại, thập nhị nhân duyên theo chiều nghịch, chiều diệt là sự chấm dứt vọng tâm, vọng nghiệp ở phương diện chân đế; do vậy nó có đầy đủ cả Đạo Đế và Diệt Đế.
kết hợp với yếu tố sinh lý (sắc) để tạo thành một hợp nhất giữa thân (sinh lí, sắc) và tâm (tâm lí, danh). Nếu giải thích theo hiện tượng tái sinh thì đây là giai đoạn hình thành thai nhi: Tinh trùng + noãn châu (sắc) + kiết sinh thức (danh).
Ở đây thọ kiêm nhiệm công tác tri giác của tưởng để xác định đối tượng nhận thức.
(tham) phát sinh với thọ lạc. Dục ái (si) phát sinh với thọ xả.
giai đoạn đó gọi là sinh-lão-tử, nói gọn là sinh tử. Sinh bắt đầu bằng kiết sinh thức làm khởi sinh một tiến trình tâm hoặc khởi sinh một kiếp sống. Tử chính là tử tâm (cuti) chấm dứt lộ trình tâm hoặc chấm dứt một kiếp sống.
Sách điện từ Online – Phật học Đại cương Tâm Học 2022 . Cuốn sách do Tâm Học soạn lại từ các bài viết, sách sưu tầm được chủ yếu từ mạng Internet ( Phật học Tinh yếu – HT Giới Đức , Nền tảng Phật giáo – Tỳ kheo Hộ Tăng, các bài viết phatgiao.org.vn , giacngo.vn , daophatngaynay.com …) . Tâm Học là trang webs của cá nhân ; không phải chùa hay tổ chức tôn giáo . Nội dung của cuốn sách này chỉ có giá trị tham khảo.
Hits: 110