Đàm luận Phật Pháp
– 41 –
Giới thiệu Tương ưng bộ kinh
00-hoangphap.jpg 1201 * 901 |
01-lichsu_pg.jpg 1192 * 910 |
02-tamtang_pali.jpg 1408 * 813 |
03-kinhdien_pg.jpg 1080 * 893 |
04-pali_han.jpg 897 * 788 |
05-bo_aham.jpg 2185 * 1553 |
[ Home ]
Giới
thiệu Tương ưng bộ kinh Tham khảo
* * * Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya) là bộ kinh thứ ba trong kinh tạng Pàli (Trường bộ, Trung bộ, Tương Ưng bộ, Tăng Chi bộ, và Tiểu bộ). Bộ kinh là một tập hợp các bài kinh dài ngắn không đều, nhưng đa số là các bài kinh ngắn, được sắp xếp và kết nhóm theo từng loại chủ đề, gọi là Tương Ưng (Samyutta). Ngài Luận sư Buddhaghosa trong các bản Chú giải ghi rằng có 7,762 bài kinh trong Tương ưng bộ, nhưng theo ngài Bhikkhu Bodhi, dịch giả bản tiếng Anh, chỉ có 2,904 bài kinh trong bộ kinh này. Có tất cả là 56 Tương Ưng, được bố trí vào 5 tập, gọi là 5 Thiên (Vagga):
Bộ kinh đã được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch sang Việt ngữ và Thiền viện Vạn Hạnh phát hành trong đầu thập niên 1980. Sau đó, trong chương trình phiên dịch và ấn hành Ðại tạng kinh Việt Nam, bộ kinh được tái bản năm 1993 và có số thứ tự từ 12 đến 16. Trong hệ A-hàm của Hán tạng, bộ kinh tương đương là Tạp A-hàm (A-cấp-ma, Agama) của Hữu bộ, do ngài Cầu-Na-Bạt-Đà-La dịch sang Hán văn vào đời Tống, đã được Hòa thượng Thích Thiện Siêu và Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch và ấn hành năm 1993-1995, Ðại tạng kinh Việt Nam số 17 đến 20. Bộ này cũng được quý Thượng tọa Thích Đức Thắng và Thích Tuệ Sỹ dịch và ấn hành năm 2011. Tạp A-hàm có tất cả 1,362 bài kinh. Ngài Ấn Thuận (Đài Loan) chỉnh lý mục lục, sắp xếp lại trong 7 Tụng, 51 Tương ưng, và nhờ đó, chúng ta thấy được những tương đồng giữa Tạp A-hàm của Hán tạng và Tương ưng bộ của Pali. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thông thường, mỗi Chương (Tương Ưng) có nhiều bài kinh, chia ra nhiều Phẩm. Mỗi phẩm trung bình co 10 bài kinh, tuy nhiên, có thể thay đổi từ 5 đến 15 bài kinh. Thêm vào đó, có những chương lớn có trên 150 bài kinh (thí dụ: Tương ưng Uẩn, Tương ưng Sáu xứ, Tương ưng Đạo, …), lại được chia làm nhiều Phần, mỗi phần có khoảng 50 kinh (49-91 kinh), rồi mới chia thành các phẩm. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Qui ước trích dẫn 1) Pali Text Society (Hội Văn điển Pali): S l.yy
2) Access to Insight (ATI) website, Bhikkhu Bodhi: SN xx.yy
Thí dụ: Kinh Chuyển Pháp Luân, có số là
Thí dụ: Kinh Gánh Nặng (SN 22.22), theo bản dịch của HT Minh Châu:
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Theo quan niệm phổ thông, DN (Digha Nikaya, Trường bộ) là
tập hợp các bài kinh dài, MN (Majjhima Nikata, Trung bộ) là tập
hợp các bài kinh trung, các bài kinh ngắn xếp vào SN (samyutta
Nikaya, Tương ưng bộ) & AN (Anguttara Nikaya, Tăng chi bộ). Các
bài kinh trong SN sắp xếp theo đề mục (tương ưng), và các bài
kinh trong AN sắp xếp theo số chi pháp.
Theo ngài Tỳ khưu Bodhi:
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Saṁyutta Number Conversion Table
ATI: Access to Insight website – CDB: Connected Discourses of the Buddha (trans. Bhikkhu Bodhi) – CSCD: Chaṭṭha Saṅgāyana CD, Vipassana Research Institute – DPR: Digital Pali Reader, Yuttadhammo Bhikkhu. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Font: Arial Unicode MS
Tạp
A-hàm: Tiểu dẫn * Nguyên bản Hán dịch Tạp A-hàm hiện tại, ấn hành trong Đại Chánh Tạng, gồm 50 quyển, 1.362 kinh. Tổng số kinh theo sự biên tập của Đại sư Ấn Thuận, «Tạp A-hàm Hội Biên», có tất cả 13.412. Tổng số ghi theo «Quốc Dịch Nhất Thiết Kinh» (Nhật bản) [1], có đến 13.443. Có sự sai biệt số kinh này là do có rất nhiều kinh trùng lặp. Những kinh này, trong bản Hán dịch chỉ ghi tóm tắt mà không tách phân thành các kinh riêng biệt. Tùy theo cách phân tích nội dung được tóm tắt này mà số kinh tăng giảm bất đồng. Trong ấn bản Đại Chánh, từ quyển 1 đến quyển 3, cuối mỗi nhóm kinh, hoặc 8 kinh, hoặc 10 kinh, có một bài kệ gọi là «Nhiếp tụng». Tức kệ tóm tắt nội dung, và cũng được coi là đề kinh, của các kinh trước đó. Nhưng từ quyển 4 về sau, các «Nhiếp tụng» không xuất hiện đều đặn. Ngay đầu quyển 16, có ghi khoa mục của kinh như sau «Tạp nhân tụng đệ tam phẩm chi tứ», bắt đầu với kinh số 407. Có nghĩa là, đoạn thứ tư của phẩm thứ ba thuộc Tạp nhân tụng. Trong biên tập của Ấn Thuận, «Tụng iii. Tạp nhân, 4. Tương ưng Đế», gồm các kinh trong bản Đại Chánh 379-443 (phần cuối quyển 15, và phần đầu quyển 16). Trong Quốc Dịch, đây là «Tụng iii. Nhân duyên; 2. Tương ưng Tứ đế», phẩm 2, kinh số Đại Chánh 407-443 (phần đầu quyển 16). Đầu quyển 17, ghi «Tạp nhân tụng đệ tam phẩm chi ngũ". Tức phần 5, phẩm thứ 3 của Tạp nhân tụng, tiếp theo quyển 16, gồm các kinh 456-489. Trong biên tập của Ân Thuận, đây là «Tụng iii. 5. Tương ưng Giới», gồm các kinh Đại Chánh 444-465 (phần sau quyển 16 và phần đầu quyển 17). Quốc Dịch, «Tụng iii. Nhân duyên, 3. Tương ưng Giới» phẩm 1 & 2, số kinh như Hội Biên của Ấn Thuận. Nơi quyển 23, kinh số 604, kể nhân duyên A-dục vương; được xem là tương đương với «A-dục Vương Truyện» (Đại 50, No 2043), và «A-dục Vương Kinh» (Đại 50, No 2042). Quyển 25, kinh số 640, trong đó Phật huyền ký về thời kỳ mạt pháp. Cũng trong quyển 25, kinh số 641, có ghi tiêu đề «A-dục Vương Thí Bán A-ma-lặc Quả Nhân Duyên Kinh». Rõ ràng đây là 3 bản kinh phụ hội, không thuộc Tạp A-hàm. Theo Lương Tăng Hựu, «Xuất Tam Tạng Ký Tập», quyển 2, Cầu-na-bạt-đà-la, dịch giả của Tạp A-hàm, cũng có dịch một bản kinh có tiêu đề là «Vô Ưu Vương Kinh». Nhưng được biết kinh đã thất truyền trong thời Tăng Hựu. Có thể người sao chép nhân cùng dịch giả nên chép chung luôn với Tạp A-hàm. Người sau không phân biệt, cho rằng kinh thuộc A-hàm. Trong «Tạp A-hàm Hội Biên», Ấn Thuận loại bỏ 3 bản kinh này ra ngoài Tạp A-hàm. Quốc Dịch xếp chúng vào 2 quyển cuối cùng. Tóm lại, nếu loại trừ 3 kinh, số 604, 640, 641, được chép trong 2 quyển 23 và 25, số quyển của bản Hán dịch Tạp A-hàm chỉ còn lại là 48 quyển, thay vì 50 quyển. Như vậy có thể thấy, trong bản dịch nguyên thủy có phân khoa mục các kinh. Nhưng do sự sao chép lưu truyền mà các khoa mục này dần dần bị rơi mất. Nguyên hình của bản dịch như vậy cho thấy tương đồng với khoa mục được lưu hành theo Pāli Samyutta. Nghĩa là, các truyền bản Pali và Sanskrita đều có chung một bản gốc nguyên thủy. Khi biên tập và phiên dịch, Ấn Thuận và Quốc Dịch đều có chỉnh lý lại mục lục, căn cứ theo các «Nhiếp tụng» hoặc nội dung đối chiếu theo Samyutta/ Pāli, rồi theo đó tổ chức lại hình thức văn bản theo khoa mục thứ tự mạch lạc. Nhưng cũng có sự bất đồng giữa hai bản này. Bản dịch Việt vẫn giữ nguyên thứ tự của Đại Chánh, để những vị nghiên cứu khi cần tham chiếu nguyên bản Hán dịch sẽ dò tìm dễ dàng hơn. Nhưng cũng cần nêu ở đây hai bản mục lục chỉnh lý theo «Tạp A-hàm Hội Biên» của Ấn Thuận, và «Quốc Dịch Nhất Thiết Kinh» để tiện việc tham khảo, khi cần đọc các kinh theo từng khoa mục gọi là «Tương ưng» tương đương với các Samyutta của Pāli. Hai bản mục lục chỉnh lý này được trình bày sau đây. Ngoài ra, những khác biệt trong các truyền bản của Hán dịch, thứ tự khoa mục, và số quyển của Đại Chánh, đều được ghi ở phần cước chú, để các vị cần nghiên cứu sẽ dễ dàng tham khảo các tài liệu cần thiết. Tuy nhiên, một ấn bản riêng biệt, với khoa mục đã được chỉnh lý cũng rất cần thiết. Nhưng đó là công trình khác. Quảng Hương Già-lam, * * * [1] Quốc Dịch Nhất Thiết Kinh
[2] Yin-shun. 雜阿含經論會編 [Tạp A-hàm Kinh Luận Hội Biên]. Taipei, 1983. Yin-shun. 原始佛教聖典之集成 [Nguyên Thủy Thánh Điển Phật Giáo Chi Tập Thành – The Compilation of the Early Buddhist Canon]. Taipei: 正聞出版社 [Chánh Văn Xuất Bản Xã], 1962.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
MỤC LỤC TẠP
A-HÀM TẠP A-HÀM 01
TẠP A-HÀM 02
TẠP A-HÀM 03
TẠP A-HÀM 04
TẠP A-HÀM 05
TẠP A-HÀM 06
TẠP A-HÀM 07
TẠP A-HÀM 08
TẠP A-HÀM 09
TẠP A-HÀM 10
TẠP A-HÀM 11
TẠP A-HÀM 12
TẠP A-HÀM 13
TẠP A-HÀM 14
TẠP A-HÀM 15
TẠP A-HÀM 16
TẠP A-HÀM 17
TẠP A-HÀM 18
TẠP A-HÀM 19
TẠP A-HÀM 20
TẠP A-HÀM 21
TẠP A-HÀM 22
TẠP A-HÀM 23
TẠP A-HÀM 24
TẠP A-HÀM 25
TẠP A-HÀM 26
TẠP A-HÀM 27
TẠP A-HÀM 28
TẠP A-HÀM 29
TẠP A-HÀM 30
TẠP A-HÀM 31
TẠP A-HÀM 32
TẠP A-HÀM 33
TẠP A-HÀM 34
TẠP A-HÀM 35
TẠP A-HÀM 36
TẠP A-HÀM 37
TẠP A-HÀM 38
TẠP A-HÀM 39
TẠP A-HÀM 40
TẠP A-HÀM 41
TẠP A-HÀM 42
TẠP A-HÀM 43
TẠP A-HÀM 44
TẠP A-HÀM 45
TẠP A-HÀM 46
TẠP A-HÀM 47
TẠP A-HÀM 48
TẠP A-HÀM 49
TẠP A-HÀM 50
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
MỤC LỤC CHỈNH LÝ
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
MỤC LỤC CHỈNH LÝ II
|
[ Home ]
18-09-2012
Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.
Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả Tâm học.
Hits: 93