Phật học Đại cương Tâm Học 2022 

Luân hồi lục đạo

 

I. Luân hồi lục đạo

https://tamkyrt.vn/luc-dao-luan-hoi/

Lục đạo là 6 nơi ở của chúng sinh trong vòng luân hồi: cõi trời, cõi người, cõi Atula, cõi súc sinh, cõi quỷ đói, cõi địa ngục. Phật giáo cho rằng, tất cả chúng sinh chưa được giải thoát, dưới sự thúc đẩy của nghiệp lực đều phải lưu chuyển sinh tử trong Lục đạo. Chúng sinh luân hồi đều ở trong biển khổ vô biên.- Chúng sinh cõi trời được xem là khoái lạc nhất, không phải lo lắng về cơm áo, không phải vì cuộc sống mà phải bôn ba, tuổi thọ rất dài. Nhưng họ cũng có phiền não, khi lâm trung sẽ gặp “năm tướng suy của người trời”, và những khoái lạc của một đời hưởng thụ sẽ tan biến triệt để.


– Chúng sinh cõi người có 8 loại phiền não cơ bản: sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tăng hội, cầu bất đắc, ngũ ấm thịnh. Cuộc đời cũng có nhiều khoái lạc nhưng cũng sẽ gặp phải phiền não vô tận.– Chúng sinh cõi Atula tuy có phúc báo lớn như của người trời, nhưng tâm sân hận của họ quá mạnh dẫn đến trong tâm luôn bị ngọn lửa sân hận thiêu đốt, không ngày nào được an ổn.



– Chúng sinh cõi Súc sinh thường là ngu si vô minh, phải trải qua nỗi khổ của cá lớn nuốt cá bé, súc sinh có phúc báo lớn một chút tuy không bị đói khát nhưng không thể thoát khỏi nỗi khổ bị con người sai khiến– Thống khổ lớn nhất của quỷ đói là đói khát, ngày ngày không ngừng tìm kiếm thức ăn nhưng lại khó có thể hấp thụ được, chỉ có thể ôm bụng đói mà bôn tẩu khắp nơi.– Khổ nạn của chúng sinh địa ngục còn gấp ngàn vạn lần năm cõi trên. Trên núi đạo, dưới biển lửa, nhạy vạc dầu chính là cảnh tượng thường thấy của chúng sinh cõi địa ngục. Khủng khiếp hơn nữa, tuổi thọ của chúng sinh địa ngục cực dài, lên đến ngàn vạn năm, khổ nạn dường như không có hồi kết thúc.

Chúng sinh dưới tác dụng của tâm niệm tham dục, sân hận, ngu si từ vô thủy đến nay tạo nên vô số ác nghiệp, theo lý luận nhân quả nghiệp báo, không ai có thể thoát khỏi vận mệnh của luân hồi. Tinh thần của “Lục đạo Luân hồi” trong Phật giáo là thoát khỏi sự trói buộc của luân hồi, kích thích thái độ quan tâm sâu sắc đối với sinh mệnh của mình.Phật giáo cho rằng, rơi vào một cõi nào trong 6 cõi có liên quan đến tâm niệm, tình cảm, nhận thức của chúng sinh. Luân hồi cũng có thể xem là ảo tướng tinh thần hư vọng không có thực. Thiên Thai tông cho rằng, chúng sinh nếu sinh khởi một tâm niệm sân hận mãnh liệt, đó chính là một nhân của cõi địa ngục, sinh khởi tâm tương ứng với tâm ngu si chính là nhân của cõi súc sinh. Vì thế chúng sinh luân hồi trong 6 cõi, thực chất là tuần hoàn trong tình cảm nội tại của bản thân.Tương truyền thời kỳ Nam Bắc triều Lương Vũ Đế yêu cầu thiền sư Chí Công đưa ông đến thiên giới và địa ngục. Thiền sư bèn lớn tiếng quát mắng Lương Vũ Đế. Nhà vua vô cùng tức giận bèn rút kiếm chém Thiền sư. Thiền sư tránh sang bên và nói: “Đây chính là địa ngục”. Lương Vũ Đế bèn nhận ra sai lầm, vội vàng xin lỗi Thiền sư. Thiền sư Chí Công liền từ sau cột trụ bước ra cười nói: “Đây chính là thiên giới”.Lục đạo hay Lục giới cũng có thể xem là 6 loại tâm cảnh hoặc trạng thái tình cảm khác nhau. Tình hình đối ứng của lục đạo và tình cảm trong Phật giáo là: Sân hận đối ứng với địa ngục, dục vọng đối ứng với quỷ đói, vô tri đối với súc sinh, ngũ giới đối ứng với cõi người, hiếu chiến đối ứng với Atula, thập thiện đối ứng với cõi trời. Tình cảm của con người luôn nằm trong trạng thái biến đổi thiện ác, khởi phục bất định, từ đó dẫn đến tính không ổn định của hiện tượng sinh mệnh tuần hoàn không ngừng nghỉ. Cho nên, muốn vượt qua nỗi khổ luân hồi, dựa trên giáo huấn của Phật giáo, phải bắt đầu từ huấn luyện tâm tính, điều tiết tình cảm.Vì thế, giải thoát khỏi sự trói buộc của luân hồi trong quan niệm của Phật giáo kỳ thực là một hành động quan tâm chăm sóc đối với sinh mệnh của con người (đặc biệt là quan tâm chăm sóc lúc lâm chung). Hãy thử tưởng tượng, khi thần thức sắp tan biến, lựa chọn cõi thiện nhiều hưởng lạc hay cõi ác nhiều thống khổ, sẽ thúc dục người lâm chung “tự khảo tra linh hồn mình”. Đây là một lần phát hiện lại giá trị của sinh mệnh, có thể khiến người chết nhìn thấy rõ nhân tố không ổn định của hiện tượng sinh mệnh, khiến cho sinh mệnh dần dần đạt đến trạng thái ổn định an tường, đồng thời cũng thúc đẩy người sống khi tại thế xác lập phẩm tính của mình để khi cái chết đến không thấy sợ hãi bởi tứ đại phân chia, linh hồn tiêu tán.Quan trọng hơn nữa, vượt qua sự câu thúc của luân hồi cũng là nội hàm chân thực trong quan niệm về giá trị sinh mệnh “dĩ giác vi bản” (lấy giác ngộ làm gốc) của Phật giáo. Người lâm chung trong thời khắc sinh tử nguy nan, thức tỉnh cảnh giới sinh mệnh của bản thân, quay về với lạc viên sinh mệnh tự do tịnh độ. Lúc này, sau khi tỉnh ngộ sẽ giống như câu nói của thiền sư Vĩnh Gia đời Đường: “Trong mộng rõ ràng có 6 cõi, tỉnh giấc đại thiên cũng rỗng không”, ảo tướng có liên quan đến 6 cõi biến mất, thân tâm không có bất kỳ chướng ngại nào, từ đó mà miễn trừ được nỗi khổ sinh tử mộng ảo điên đảo, có thể lai khứ tự do trong đại thiên thế giới. Đây chính là một loại giải thoát, càng có sự chăm sóc đầy đủ về giá trị tinh thần của sinh mệnh.

II. Ý nghĩa Thangka Vòng luân hồi ( Kim Cương Thừa)

https://daibaothapmandalataythien.org/phat-phap-ung-dung-giao-phap/y-nghia-tranh-thangka-vong-luan-hoi

Bánh xe luân hồi là tác phẩm Phật giáo kinh điển giải thích các trạng thái tâm lý, tiến trình sinh tử, đặc điểm tồn tại của các cõi giới luân hồi cùng những triết lý sâu sắc về nhân sinh, vũ trụ theo quy luật biện chứng nhân quả. Sự mô tả các cảnh giới trong tác phẩm này giúp chúng ta có được tri kiến về bản chất luân hồi và thúc đẩy mạnh mẽ động cơ tu tập, tìm cầu giác ngộ giải thoát nơi mỗi người. Vòng luân hồi thường được vẽ ở lối vào Đại hùng Bảo điện các tự viện thuộc truyền thống Kim Cương thừa, với mục đích giúp chư Tăng Ni và các Phật tử hành hương có được cái nhìn sâu sắc về bản chất sự sống, các nguyên nhân nền tảng của khổ đau và phương pháp chuyển hóa khổ đau để đạt được hạnh phúc chân thật.

Chúng ta có thể tìm hiểu khái quát các chi tiết mô tả bánh xe luân hồi theo bốn lớp hay bốn vòng đồng tâm quanh bánh xe đó, chi tiết như sau:

1. Vòng Hoặc ở trục trung tâm,
2. Thứ hai là vòng Nghiệp, 
3. Thứ ba là vòng Khổ và 
4. Thứ tư là vòng Mười hai nhân duyên.

Ở trục trung tâm của bánh xe là ba chữ chủng tử OM AH HUNG tỏa sáng, biểu trưng cho thân khẩu ý giác ngộ, tinh túy thanh tịnh của ba căn bản phiền não tham, sân, si.
 


Vòng tròn tiếp theo là vòng Hoặc hay vòng Phiền não có hình ảnh ba con vật: lợn, gà và rắn đan quyện vào nhau nêu biểu cho tham, sân, si hay ba phiền não căn bản, cũng là nguyên nhân sâu xa và động cơ vận hành vòng quay sinh tử luân hồi.

Bởi tham sân si là nguyên nhân điều khiển mọi hành vi thân khẩu ý dẫn đến tạo “nghiệp”, nên “nghiệp” được thể hiện tại vòng tròn thứ hai gồm hai nửa đen trắng. Nửa bên trái nền trắng gồm những chúng sinh tạo thiện nghiệp. Nửa bên phải nền đen gồm những chúng sinh tạo ác nghiệp. Dù có tính chất thiện hay ác, các nghiệp do chúng sinh tạo ra vẫn bị chi phối trong vòng Nghiệp lực với kết quả là sự lưu lạc chầm trìm trong luân hồi. Tuy nhiên, có một sợi dây mỏng manh nêu biểu cho Trung đạo, nối từ vòng Nghiệp, dẫn dắt chúng sinh đi lên cảnh giới của chư Phật nằm ngoài vòng luân hồi. Sợi dây tượng trưng cho con đường duy nhất đưa chúng sinh siêu vượt cõi luân hồi đạt được hạnh phúc và tự do giải thoát chân thật.
 

Vòng tròn thứ ba là vòng Khổ chia làm sáu khoen tương ứng với sáu cõi luân hồi gồm cõi Trời, A tu la, Người, Địa ngục, Ngã quỷ và Súc sinh.Góc khoen ở phía bên phải tương ứng với cõi Ngạ quỷ, ở dưới là cõi Địa ngục. Chúng sinh bị đọa vào các cõi thấp này do ảnh hưởng của bất thiện nghiệp và xúc tình phiền não tiêu cực. Cảnh giới nơi đây vô cùng kinh khiếp với những dòng sông băng lạnh giá và đám lửa cháy bừng bừng… Nhìn tiếp theo chiều kim đồng hồ, chúng ta sẽ thấy một cõi thấp khác là cõi Súc sinh nằm ở bên trái. Ngay trên cõi này là cõi Atula của các vị Á Thiên luôn bị thúc đẩy dày vò bởi tâm đố kỵ ghen đua. Ở phía trên cùng là khoen mô tả cõi Thiên màu xanh lục, nơi sinh sống của chư thiên tự mãn về tâm linh. Bên dưới cõi Thiên dối lừa này là cõi Người, quan kiến Đạo Phật cho rằng đây là cõi giới có các điều kiện thuận lợi để thực hành và thành tựu tâm linh.Trong mỗi cõi giới đều có một vị Phật đứng trên những đám mây bồng bềnh, nêu biểu rằng dù hoàn cảnh có khổ đau, đáng sợ đến mức nào, cuộc sống trong lục đạo luân hồi đều cho chúng ta cơ hội giải thoát giác ngộ.
 

Vòng thứ tư là vòng Mười hai nhân duyên.Vòng này giống như vòng xích của mười hai mắt xích nhân duyên nối tiếp nhau, mỗi mắt xích là kết quả của mắt xích trước đó đồng thời cũng là nguyên nhân của mắt xích sau nó.Vòng này minh họa tiến trình của sinh tử, đồng thời cũng giải thích sự vận hành của tâm, cách thức mà chúng sinh xoay vần trong sáu đạo luân hồi. Yếu tố nhân (nguyên nhân), duyên (điều kiện) kết hợp là cơ sở sinh khởi mọi sự vật, hiện tượng. Khi nhân, duyên lìa tan sẽ khiến các sự vật hiện tượng diệt vong. Vô minh thiếu hiểu biết được đề cập đến đầu tiên bởi đó là nguyên nhân căn bản, tiếp đến, theo thứ tự nhân duyên, chúng ta có: Vô minh, Hành, Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thụ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh, Lão bệnh tử.

Toàn bộ bánh xe luân hồi được đặt giữa những móng vuốt sắc nhọn của Ma vương, trong hình vẽ là một Quỷ thần có răng nanh, với các sức trang hoàng trên đầu là những sọ người nêu biểu cho vô thường, thân Ma vương ở giữa lửa cháy và khoác một tấm da hổ. Bánh xe Phật Pháp thị hiện ở hai lòng bàn chân Ma vương và con mắt trí tuệ (tuệ nhãn) ở trên trán Ma vương chỉ ra rằng các chu kỳ thời gian không chỉ là những ảo ảnh mà còn là thực tại không thể trốn tránh của cõi giới luân hồi chúng ta đang sống.

Khi chúng ta không để tâm đến sự vận hành miên viễn không dừng của dòng thời gian và những khó khăn trong việc trưởng dưỡng tâm linh, chúng ta giống như những bộ xương, còn gọi là “Hài lâm thi chủ”, được mô tả ở hai góc dưới bức tranh. Tại góc bên trái, các vị lãng phí thời gian trong những bữa tiệc và cuộc chơi tàn canh, chi phối bởi những thú vui, đam mê phù phiếm. Góc dưới bên phải bức tranh, các vị lại nỗ lực vô ích để vật lộn với những phóng chiếu ảo cảnh do tâm tạo. Ở phía dưới cùng của bức tranh là Đức Tài Bảo Thiên Vương Vaishravana, một Thần Tài bảo và Bậc Hộ pháp, cưỡi một con sư tử tuyết trong một đám mây. Xung quanh là bảo châu như ý. Trong bánh xe luân hồi, mọi tích lũy cuối cùng đều mất đi ngoại trừ trí tuệ hiểu biết về bản chất của vạn pháp. Những viên ngọc như ý vô giá này chính là sự hiển bày của tâm giác ngộ.

Chừng nào còn bị chi phối bởi sân giận, ngã mạn và si mê, chúng ta còn lạc trong cảnh giới vô minh, bị quay cuồng giam hãm trong vòng xoay luân hồi không ngừng nghỉ.

Phía trên cùng bức tranh là hải hội chư Phật Bồ tát nêu biểu cảnh giới Giác ngộ được chia thành ba cụm. Trong đó, góc bên trái là sự thị hiện của Ngũ Trí Phật nêu biểu cho bốn phương chính và sự chắt lọc năm loại xúc tình tiêu cực thành tinh túy giác ngộ của các Ngài.
 

– Đức Phật Đại Nhật Vairochana mầu trắng (3), “Bậc Tỏa Sáng Quang Minh rực rỡ”, tay bắt thế ấn Chuyển Pháp luân và chuyển hóa sự lãnh đạm thành ánh sáng Diệu minh Pháp giới thể tính trí.

– Đức Phật Bảo Sinh Ratnasambhava (4) màu vàng, chuyển hóa kiêu mạn thành Bình đẳng tính trí.

– Đức Phật A Súc Bệ Akshokbya (5), có thân mình màu xanh dương đậm, kết ấn súc địa chạm những ngón tay xuống đất nêu biểu cho trí tuệ siêu việt Đại viên Cảnh trí.

– Đức Phật A Di Đà Amitabha (6), Đức Phật của vô lượng ánh sáng, nêu biểu cho sự chuyển hóa tham muốn thànhDiệu quan sát trí.

– Đức Phật Bất Không Thành Tựu Amoghashiddhi (7) giơ tay lên với thế ấn Vô úy, nêu biểu cho Thành sở tác trí hay sự thành tựu không chướng ngại. Các Ngài tạo thành hình vòng cung bao quanh Bồ tát Long Thọ đang dẫn độ các chúng sinh thực hành tâm linh đến với cảnh giới giác ngộ siêu việt.


Ở cụm chính giữa là đức Phật Kim Cương Trì an tọa, nêu biểu cho sự bất khả phân của sắc và không.(1).

Hai bên Ngài là sự thị hiện Báo thân Phật qua hình ảnh Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara (8) và Bạch Độ Phật Mẫu Tara (9) trì giữ những bông hoa sen nêu biểu cho trí tuệ vượt qua các cõi giới luân hồi. Cũng tại nơi đây thị hiện Hóa thân Phật qua hình ảnh (10) Đại Thành Tựu giả Naropa và Đức Kim cương Thượng sư Liên Hoa Sinh Padmasambhava (11), đầu đội mũ màu đỏ đặc trưng, trì giữ một chày Kim cương ở tim nêu biểu cho con đường Đạo bất biến dẫn tới giải thoát tâm linh.
 

Tại góc bên phải là sự thị hiện của ba Đại Bồ Tát nêu biểu cho mối liên hệ mật thiết giữa trí tuệ, từ bi và năng lực chuyển hóa. Bồ Tát Văn Thù (12) cầm thanh gươm của ngọn lửa trí tuệ Diệu quan sát. Đức Quan Âm (13) trì giữ viên ngọc từ bi vô ngã, và Bồ Tát Kim Cương Thủ Vajrapani (14), ở giữa vầng hào quang lửa, nêu biểu cho năng lượng Vô úy là đặc trưng của con đường tu tập Mật Thừa.Trong lúc đó, Nữ thiên Basundhara Lục Thủ (15) nêu biểu cho của cải và sự dồi dào. Một Đức Phật đang đứng (16) duỗi cánh tay hướng về chúng sinh, chỉ ra con đường đi đến chân hạnh phúc và giác ngộ tuyệt đối.          

III. Một số hình mô phỏng khác

IV. Thiên Long bát bộ – 8 bộ chúng

 THIÊN LONG BÁT BỘ 

           “Thiên long bát bộ “ tức tám bộ quỷ thần, là những vị hộ trì chánh pháp. Họ phát tâm nguyện đời đời bảo vệ chánh pháp, hộ trì người nói pháp và thường hay xuất hiện ở những nơi có giảng pháp.

           Thiên long bát bộ gồm có:
                      1. Trời
                      2. Rồng
                      3. Dạ Xoa
                      4. Càn Thát Bà
                      5. A Tu La
                      6. Khẩn Na La
                      7. Ca Lâu La
                      8. Ma Hầu La Già

           Gần như trong tất cả các bản kinh Phật giáo Bắc Tông đều có sự xuất hiện của Thiên long bát bộ.

Sách điện từ Online – Phật học Đại cương Tâm Học 2022 . Cuốn sách do Tâm Học soạn lại từ các bài viết, sách sưu tầm được chủ yếu từ mạng Internet ( Phật học Tinh yếu – HT Giới Đức , Nền tảng Phật giáo – Tỳ kheo Hộ Tăng, các bài viết phatgiao.org.vn  , giacngo.vn , daophatngaynay.com …) . Tâm Học là trang webs của cá nhân  ; không phải chùa hay tổ chức tôn giáo . Nội dung của cuốn sách này chỉ có giá trị tham khảo.

Hits: 238

Post Views: 843