Kinh Trung Bộ AH026: Ariyapariyesanasutta, Kinh Thánh cầu-H.204 La ma kinh

Kinh Trung Bộ AH026: Ariyapariyesanasutta, Kinh Thánh cầu-H.204 La ma kinh

Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong Đông viên, giảng đường Lộc tử mẫu.

Bấy giờ Thế Tôn vào lúc xế trưa, từ tĩnh tọa dậy, bước xuống giảng đường, nói với Tôn giả A-nan rằng:

“Bây giờ ta và ngươi đến sông A-di-la-bà-đề[2] để tắm.”

Tôn giả A-nan bạch rằng:

“Xin vâng, bạch Thế Tôn.”

Rồi Tôn giả A-nan cầm then cửa tản bộ đi đến khắp các cốc, gặp Tỳ-kheo nào cũng nói rằng:

“Chư Hiền, hãy đi đến nhà Phạm chí La-ma.[3]”

Các Tỳ-kheo nghe nói, bèn cùng nhau đến nhà Phạm chí La-ma.

Thế Tôn dẫn Tôn giả A-nan đi đến sông A-di-la-bà-đề, cởi y để trên bờ, rồi xuống nước tắm. Tắm xong, trở lên lau mình, mặc y. Bấy giờ Tôn giả A-nan đứng sau Thế Tôn, cầm quạt quạt Phật. Rồi Tôn giả A-nan chấp tay hướng về Đức Phật bạch rằng:[4]

“Bạch Thế Tôn, nhà của Phạm chí La-ma rất tốt, ngăn nắp, rất khả ái. Cúi mong Thế Tôn vì lòng từ bi mẫn đi đến nhà của Phạm chí La-ma.”

Thế Tôn im lặng nhận lời của Tôn giả A-nan. Rồi Thế Tôn dẫn Tôn giả A-nan đi đến nhà Phạm chí La-ma. Bấy giờ tại nhà của Phạm chí La-ma một số đông Tỳ-kheo đã tụ tập ngồi lại để thuyết phápĐức Phật đứng ngoài cửa, đợi các Tỳ-kheo nói pháp xong. Khi số đông các Tỳ-kheo đã nói pháp xong, các ngài ngồi im lặngThế Tôn biết rồi bèn tằng hắng và gõ cửa.

Các Tỳ-kheo nghe, tức thì đi ra mở cửa.[5] Thế Tôn bước vào nhà Phạm chí La-ma, trải chỗ ngồi trước chúng Tỳ-kheo mà ngồi và hỏi:

“Các Tỳ-kheo vừa rồi nói những câu chuyện gì vậy? Vì công việc gì mà tụ tập ngồi ở đây?”

Lúc ấy các Tỳ-kheo đáp rằng:

“Bạch Thế Tôn, vừa rồi, chúng con thuyết pháp. Do pháp sự này mà tụ tập ngồi tại đây.”

Thế Tôn khen rằng:

“Lành thay! Lành thay, Tỳ-kheo khi tụ tập ngồi lại nên làm hai việc; một là thuyết pháp, hai là im lặng. Vì sao vậy? Ta sẽ giảng pháp cho các ngươi. Hãy lắng nghe! Hãy lắng nghe! Hãy tư niệm kỹ.”

Lúc ấy các Tỳ-kheo bạch rằng:

“Chúng con kính vâng lời lắng nghe.”

Đức Phật nói:

“Có hai loại tìm cầu. Một là Thánh cầu [6]  và hai là phi Thánh cầu. Thế nào là phi Thánh cầu? Có một hạng người thật sự lệ thuộc bệnh tật nhưng lại tìm cầu tật bệnh; thật sự lệ thuộc sự chết nhưng lại tìm cầu sự chết, thật sự lệ thuộc vào ưu bi khổ nãolệ thuộc sự tạp uế, nhưng lại tìm cầu sự tạp uế.

“Thế nào là thật sự lệ thuộc vào bệnh tật[7] nhưng lại tìm cầu sự bệnh tật? Thế nào là sự tật bệnh? Con cái, anh em, đó là bệnh pháp. Voi, ngựa, bò, dê, nô tỳ, tiền tài, trân bảo, lúa gạo, là sự bệnh pháp. Chúng sanh ở trong đó xúc chạm, đắm nhiễm, tham ái, dính trước, kiêu ngạo mà thọ nhập, không thấy sự nguy hiểm, không thấy sự xuất yếu.

“Thế nào là sự lệ thuộc sự già,[8]  sự chết, sự sầu bi ưu não, sự tạp uế? Con cái, anh em đó là sự tạp uế. Voi, ngựa, bò, dê, nô tỳ, tiền tài, trân bảo, đó là sự tạp uế, sự tổn hạiChúng sanh ở trong đó đắm nhiễm, xúc chạm, tham ái, dính trước, kiêu ngạo mà thọ nhập, không thấy sự nguy hiểm, không thấy sự xuất yếu. Người đó muốn tìm cầu cái không tật bệnh, an ổnvô thượng, Niết-bàn, nhưng đạt được Niết-bàn an ổn vô thượng là trường hợp không thể có. Tìm cầu cái không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn, nhưng đạt được Niết-bàn vô thượng an ổn là trường hợp không thể có. Đó gọi là phi Thánh cầu.

“Thế nào là Thánh cầu? Có một hạng người suy nghĩ như thế này, ‘Ta thật sự lệ thuộc tật bệnh, nhưng không bỏ tìm cầu sự tật bệnh. Ta thật sự lệ thuộc sự già, sự chết, sự sầu bi khổ não, sự tạp uế, nhưng không bỏ sự tìm cầu tạp uế. Vậy ta hãy tìm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn. Tìm cầu cái không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn, Niết-bàn’. Người ấy bèn tìm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn và đạt được không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn là trường hợp có thể có. Tìm cầu cái không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn, và đạt được không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn, là trường hợp có thể có.

“Ta trước kia khi chưa chứng Vô thượng Chánh đẳng chánh giác cũng suy nghĩ như vầy, ‘Ta thực sự lệ thuộc tật bệnh, không bỏ tìm cầu sự tật bệnh. Ta thực sự lệ thuộc già, chết, sầu bi ưu não, tạp uế, nhưng không bỏ tìm cầu cái không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế. Vậy ta có nên tìm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn. Tìm cầu cái không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn chăng?’

“Ta vào thời thiếu niên trong trắng, mái tóc xanh mướt, cho đến thời tráng niên năm hai mươi chín tuổi, bấy giờ sống cực kỳ hoan lạcvui đùa, trang sức, du hành. Ta vào lúc ấy mặc dù cha mẹ khóc lóc, thân thuộc không ai vui, nhưng Ta cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đìnhsống không gia đình, để học đạothủ hộ thân mạng thanh tịnhthủ hộ khẩu và ý mạng thanh tịnh. Ta đã thành tựu giới thân ấy rồi, lại muốn tìm cầu sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn; sự không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn, cho nên lại tìm nơi A-la-la Già-la-ma, [9]  hỏi rằng, ‘Thưa A-la-la, tôi muốn theo pháp của người để tu học phạm hạnh được chăng?’ A-la-la trả lời rằng, ‘Này Hiền giả, không có gì là không được. Hiền giả muốn hành thì hành’. Ta lại hỏi, ‘Người làm thế nào để tự tri, tự giác, tự tác chứng pháp này?’ A-la-la đáp, ‘Ta vượt qua tất cả thức xứ, đạt được vô sở hữu xứthành tựu an trụ. Do đó, pháp của ta được tự tri, tự giác, tự tác chứng’. Ta lại suy nghĩ như vầy, ‘Không chỉ riêng A-la-la mới có niềm tin này. Ta cũng có niềm tin này. Không chỉ riêng A-la-la mới có tinh tấn này, Ta cũng có sự tinh tấn này. Không chỉ riêng A-la-la mới có tuệ này, Ta cũng có tuệ này’. A-la-la đối với pháp này đã tự tri, tự giác, tự tác chứng. Ta muốn chứng pháp này nên sống cô độcviễn ly, tại một nơi trống vắng, yên tĩnh. Sau khi tâm không phóng dậttu hành tinh cần, không bao lâu Ta chứng pháp ấy. Sau khi chứng pháp ấy rồi, Ta lại tìm đến chỗ A-la-la Già-la-ma, hỏi rằng, ‘Thưa A-la-la, phải chăng pháp này được tự tri, tự giác, tự tác chứng, nghĩa là vượt qua tất cả vô lượng thức xứ, đạt được vô sở hữu xứthành tựu an trụ?’ A-la-la trả lời Ta rằng, ‘Hiền giả, đó là pháp ta tự tri, tự giác, tự tác chứng, nghĩa là vượt qua tất cả vô lượng thức xứ, đạt được vô sở hữu xứthành tựu an trụ’. A-la-la lại nói với Ta rằng, ‘Hiền giả, ấy là cũng như sự tác chứng của ta đối với pháp này, Hiền giả cũng vậy. Cũng như sự tác chứng của Hiền giả đối với pháp này, ta cũng vậy. Hiền giả, người hãy đến đây, cùng ta lãnh đạo đồ chúng này’. Đó là A-la-la đối xử với Ta với địa vị Tôn sư, coi Ta ngang hàngtối thượng cung kínhtối thượng cúng dườngtối thượng hoan hỷ.

“Ta lại suy nghĩ như vầy, ‘Pháp này không đưa đến trí; pháp này không đưa đến giác, không đưa đến Niết-bàn. Vậy Ta hãy xả bỏ pháp này, để cầu thêm nữa, sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn; tìm cầu sự không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn’. Ta bèn bỏ pháp này đi tìm cầu sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn.

“Rồi Ta đi đến chỗ Uất-đà-la La-ma Tử,[10] hỏi rằng, ‘Thưa Uất-đà-la, tôi muốn ở trong pháp của người mà học hỏi, có thể được chăng?’ Uất-đà-la La-ma Tử trả lời Ta rằng, ‘Hiền giả, không có gì là không được. Người muốn học thì học’. Ta lại hỏi, ‘Thưa Uất-đà-la, cha ngài là La-ma,[11]  người tự tri, tự giác, tự tác chứng pháp gì?’ Uất-đà-la La-ma Tử đáp, ‘Hiền giả, ta vượt qua tất cả vô sở hữu xứđạt được phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, thành tựu an trụ. Hiền giả, pháp mà cha ta La-ma tự tri, tự giác, tự tác chứng, là pháp này’. Ta lại suy nghĩ như vầy, ‘Không chỉ riêng La-ma mới có niềm tin này, Ta cũng có niềm tin này. Không chỉ riêng La-ma mới có sự tinh tấn này, Ta cũng có sự tinh tấn này. Không chỉ riêng La-ma mới có tuệ này, Ta cũng có tuệ này. La-ma đã tự tri, tự giác, tự tác chứng pháp này, tại sao ta lại không tự tri, tự giác, tự tác chứng pháp này?’ Vì Ta muốn chứng pháp này, cho nên sống cô độc tại một nơi xa vắng, không nhàn, yên tĩnh, tâm không phóng dậttu hành tinh cần. Sau khi Ta sống cô độcviễn ly, tại một nơi trống vắng, yên tĩnh, không bao lâu chứng được pháp ấy. Khi chứng pháp ấy rồi, Ta lại đến Uất-đà-la La-ma Tử hỏi rằng, ‘Thưa Uất-đà-la La-ma Tử, cha ngài là La-ma, phải chăng pháp này được tự tri, tự giác, tự tác chứng, nghĩa là vượt qua tất cả vô sở hữu xứđạt được phi hữu tưởng, phi vô tưởng xứ, thành tựu an trụ?’ Uất-đà-la La-ma Tử trả lời Ta rằng, ‘Hiền giả, cha ta là La-ma, đây là pháp được tự tri, tự giác, tự tác chứng, nghĩa là vượt qua tất cả vô sở hữu xứđạt được phi hữu tưởng, phi vô tưởng xứ, thành tựu an trụ’. Uất-đà-la lại nói với Ta rằng, ‘Cũng như cha ta tác chứng pháp này, Hiền giả cũng vậy. Cũng như Hiền giả tác chứng pháp này, cha ta cũng vậy. Hiền giả hãy đến đây cùng ta lãnh đạo đồ chúng này’. Uất-đà-la đối xử với Ta ngang địa vị Tôn sư, coi Ta cũng như bậc Tôn sưtối thượng cung kínhtối thượng cúng dườngtối thượng hoan hỷ. Ta lại suy nghĩ như vầy, ‘Pháp này không đưa đến trí, không đưa đến giác, không đưa đến Niết-bàn. Vậy Ta hãy xả bỏ pháp này để đi tìm cầu thêm nữa, sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn; tìm cầu sự không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn’. Ta liền xả bỏ pháp ấy để đi tìm cầu sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn; tìm cầu sự không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn.

“Rồi Ta đi về phía nam núi Tượng đỉnh,[12] đến tại Uất-bệ-la,[13]  một ngôi làng của Phạm chí tên gọi là Tư na [14]  đây là một khoảng đất xinh xắn, khả ái, núi rừng sầm uất, sông Ni-liên-thuyền [15] với dòng nước trong xanh chảy lên bờ. Ta thấy khoảnh đất ấy bèn nghĩ rằng, ‘Nếu một thiện nam tử muốn học đạo, nên ở nơi này mà học, Ta cũng học đạo; vậy Ta hãy ở nơi này mà học. Rồi Ta ôm cỏ đến cây giác thọ [16]  Đến nơi, Ta rải cỏ xuống, trải ni-sư-đàn lên và ngồi kiết già, kỳ hạn sẽ không rời khỏi chỗ ngồi cho đến khi nào chứng đắc Lậu tận. Và Ta không rời khỏi chỗ ngồi cho đến khi chứng đắc Lậu tận.

“Ta tìm cầu sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn, liền đạt được sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn. Tìm cầu sự không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn. Liền đạt được sự không già không chết, không ưu bi sầu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn, sanh tri, sanh kiến, định đạo phẩm pháp[17]

‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, biết như thật không còn tái sanh nữa’.

“Khi Ta vừa chứng Vô thượng Chánh đẳng chánh giác, liền nghĩ như vầy, ‘Ta sẽ thuyết pháp cho ai trước nhất?’ Rồi Ta lại nghĩ rằng, ‘Ta có nên đi đến thuyết pháp cho A-la-la Già-la-ma trước chăng?’

“Lúc bấy giờ có Thiên thần trụ trong hư không nói với Ta rằng: “Đại Tiên nhân, xin biết cho, A-la-la Già-la-ma vừa mạng chung đến nay đã được bảy ngày’. Ta cũng tự biết A-la-la Già-la-ma đã mạng chung được bảy ngày. Ta lại nghĩ như vầy, ‘A-la-la Già-la-ma, thiệt thòi thay cho người ấy, không nghe được pháp này. Nếu được nghe pháp này, người ấy sẽ nhanh chóng biết rõ pháp tùy pháp[18]

“Khi Ta vừa chứng Vô thượng Chánh đẳng chánh giác, liền nghĩ như vầy, ‘Ta sẽ thuyết pháp cho Uất-đà-la La-ma Tử trước nhất chăng?” Thiên thần lại trụ trong hư không nói với Ta rằng, ‘Đại Tiên nhân, xin biết cho, Uất-đà-la La-ma Tử mạng chung đến nay đã hai tuần thất’. Ta cũng tự biết Uất đầu la La-ma Tử mạng chung đã hai tuần thất. Ta lại nghĩ như vầy, ‘Uất-đà-la La-ma Tử thiệt thòi thay cho người ấy, không nghe được pháp này. Nếu nghe được pháp này, người ấy sẽ nhanh chóng biết rõ pháp tùy pháp’.

 
 

“Khi Ta vừa chứng Vô thượng Chánh đẳng chánh giác, Ta liền suy nghĩ như vầy, ‘Ta sẽ thuyết pháp cho ai trước nhất?’ Rồi Ta lại nghĩ rằng, ‘Xưa kia, năm Tỳ-kheo theo hầu hạ Ta, giúp Ta nhiều điều hữu ích. Khi Ta tu hành khổ hạnh, năm Tỳ-kheo ấy đã thừa sự Ta, nay Ta có nên thuyết pháp cho năm Tỳ-kheo trước kia chăng?’ Rồi Ta lại nghĩ rằng, ‘Năm Tỳ-kheo thuở xưa ấy, bây giờ đang ở đâu?’ Bằng thiên nhãn thanh tịnh vượt hẳn người thường, Ta thấy năm Tỳ-kheo đang ở tại Ba-la-nại[19] Tiên nhân trú xứ, trong vườn Lộc giả.

“Ta tùy thuận trụ dưới gốc cây Giác thọ. Sau đó Ta thu vén y, ôm bát đi về Ba-la-nại, đến đô ấp Gia-thi.[20]

 Bấy giờ Dị học Ưu-đà [21]  từ xa trông thấy Ta đi đến, bèn nói với Ta rằng, ‘Hiền giả Cù-đàm, các căn thanh tịnhhình sắc thù diệu, khuôn mặt ngời sáng. Hiền giả Cù-đàm, ai là Tôn sư? Theo ai học đạo? Tin tưởng pháp của ai?’ Lúc bấy giờ Ta liền nói bài kệ để trả lời Ưu-đà rằng:

Ta tối thượngtối thắng;

Nhiễm trước pháp đã trừ;

Giải thoát, ái diệt tận;

Tự giác, ai tôn sư?

Bậc Vô đẳngĐại hùng,

Tự giácVô thượng giác,

Như Lai, Thầy thiên, nhơn,

Biến trithành tựu lực.

“Ưu-đà hỏi rằng:

“–Hiền giả Cù-đàm tự cho là tối thắng chăng?”

“Ta lại nói bài kệ trả lời rằng:

Đấng Tối thắng như vậy

Các lậu đã tận trừ.

Ta sát hại ác pháp,

Nên tối thắng là Ta.

“Ưu-đà lại hỏi Ta rằng:

“–Hiền giả Cù-đàm, bấy giờ muốn đi về đâu?”

“Bấy giờ Ta nói bài kệ rằng:

Ta đến Ba-la-nại,

Dóng trống diệu cam lồ,

Chuyển pháp luân vô thượng

Chưa ai chuyển trong đời.

“Ưu-đà lại nói với Ta rằng:

“–Hiền giả Cù-đàm, hoặc có thể là như vậy.”

“Rồi vị ấy bước sang con đường tắt mà đi trở lui.

“Ta một mình đi đến Tiên nhân trụ xứ, trong vườn Lộc dã. Bấy giờ năm Tỳ-kheo từ xa trông thấy Ta đi đến, ai cũng lập giao ước với nhau rằng, ‘Chư Hiền, nên biết đó là Sa-môn Cù-đàm đang đi đến. Người ấy đa dục, đa cầu, ăn với loại ẩm thực thù diệu, bằng cơm gạo trắng ngon lành, cùng với bột, tô, mật, và bôi xoa thân thể bằng dầu mè nay lại đến đây. Các người cứ ngồi. Chớ nên đứng dậy đón tiếp, cũng đừng làm lễ. Dành sẵn cho một chỗ đó, nhưng đừng mời ngồi, hãy nói rằng ‘Nếu bạn muốn ngồi, xin cứ tùy ý’. Rồi Ta đi đến chỗ năm Tỳ-kheo. Bấy giờ năm Tỳ-kheo không kham nổi uy đức tối thắng thù diệu của Ta, tức thì rời chỗ ngồi đứng dậy, người thì ôm y bát của Ta, người thì trải chỗ ngồi, người thì lấy nước cho Ta rửa chân. Ta nghĩ rằng, ‘Những người ngu si này sao lại không bền chí, đã tự mình thiết lập điều ước hẹn, rồi lại làm trái điều giao hẹn’. Ta biết như vậy rồi bèn ngồi trên chỗ ngồi mà năm Tỳ-kheo đã dọn sẵn. Khi ấy năm Tỳ-kheo gọi thẳng tên họ Ta và xưng hô với Ta là “Bạn”.[22] “Ta nói với họ rằng, ‘Ta là Như LaiVô Sở TrướcĐẳng Chánh Giác, các người đừng gọi thẳng tên họ Ta, cũng đừng gọi Ta là ‘Bạn’. Vì sao vậy? Ta vì tìm cầu sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn, và đạt được sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn. Ta tìm cầu sự không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn, và đạt được sự không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn. Đã sanh tri, sanh kiến, định đạo phẩm pháp, ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Họ nói với Ta rằng:

“–Này bạn Cù-đàm, trước kia bạn hành như vậy, đạo tích như vậy, khổ hạnh như vậy mà còn chưa chứng được pháp thượng nhân, gần kề với Thánh tri, Thánh kiến, huống là ngày hôm nay đa dục, đa cầu, ăn với thực phẩm thù diệu với gạo trắng ngon lành, cùng với bột, tô, mật, bôi xoa thân thể bằng dầu mè chăng?

“Ta lại nói rằng:

“–Này năm Tỳ-kheo, các ngươi trước kia có bao giờ thấy Ta như vậy, với các căn thanh tịnhrạng rỡ sáng ngời chăng?

“Bấy giờ năm Tỳ-kheo lại trả lời với Ta rằng:

“–Trước kia chúng tôi chưa từng thấy bạn với các căn thanh tịnhrạng rỡ sáng ngời. Này bạn Cù-đàm, nay bạn với các căn thanh tịnhhình sắc thù diệu khuôn mặt sáng ngời.

“Ta lúc ấy nói với họ rằng:

“–Này năm Tỳ-kheo, có hai lối sống cực đoan mà những người học đạo không nên học. Một là đắm trước dục lạc, nghiệp hèn hạ, là lối sống của phàm phu. Hai là tự gây phiền, tự gây khổ, không phải là pháp Hiền Thánh, không tương ưng với cứu cánh. Này năm Tỳ-kheo, xả bỏ hai cực đoan ấy, có con đường giữa, thành minh, thành trí, thành tựu định, đạt đến tự tại, đưa đến trí, đưa đến giác, dẫn đến Niết-bàn. Đó là tám con đường chân chánh, từ chánh kiến cho đến chánh định là tám.

“Rồi Ta lần lượt giáo hóa năm Tỳ-kheo. Khi giáo hóa cho hai người thì ba người đi khất thực. Ba người mang thức ăn về cho đủ sáu người ăn. Khi giáo hóa cho ba người thì hai người đi khất thực. Hai người mang thức ăn về cho đủ sáu người ăn. Ta giáo hóa như vậy, họ tìm cầu sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn. Và đạt được sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn. Tìm cầu sự không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn, và đạt được sự không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế và vô thượng an ổn Niết-bàn; sanh tri, sanh kiến, định đạo phẩm pháp, ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, biết như thật không còn tái sanh nữa’.

“Rồi Thế Tôn lại nói với họ rằng:

“–Này năm Tỳ-kheo, có năm thứ công đức của dục, khả ái, khả lạc, khả ý, khả niệm, hoàn toàn tương ưng với dục. Đó là sắc được biết bởi mắt, tiếng được biết bởi tai, hương được biết bởi mũi, vị được biết bởi lưỡi, xúc được biết bởi thân. Này năm Tỳ-kheo, phàm phu ngu si, không đa văn, không gặp thiện hữu, không biết Thánh pháp, không điều ngự trong Thánh pháp, chúng xúc chạm, đắm nhiễm, tham ái, dính trước, kiêu ngạo mà thọ nhập, không biết sự nguy hiểm, không thấy sự xuất yếu. Nên biết chúng nghe theo ác ma, làm theo ác ma, rơi vào ác ma, bị lưới ma quấn chặt, bị cùm ma khóa chặt, không thoát khỏi sự trói buộc của ma. Này năm Tỳ-kheo, cũng như nai rừng bị dây buộc chặt nên biết nó phải nghe theo thợ săn, làm theo thợ săn, rơi vào tay thợ săn, bị lưới thợ săn quấn chặt, khi thợ săn đến, không thể trốn thoát. Cũng vậy, năm Tỳ-kheo, phàm phu ngu si, không đa văn, không gặp thiện hữu, không biết Thánh pháp, không điều ngự trong Thánh pháp, chúng đối với năm thú diệu dục mà xúc chạm, đắm nhiễm, tham ái, dính trước, kiêu ngạo, lăn xả vào, thọ dụng mà không thấy sự nguy hiểm, không thấy sự xuất yếu. Nên biết, chúng phải nghe theo ác ma, làm theo ác ma, rơi vào tay ác ma, bị lưới ma quấn chặt, bị dây ma trói xiết, không thoát khỏi sự trói buộc của ma. Này năm Tỳ-kheo, Đa văn Thánh đệ tử, gặp thiện tri thứchiểu biết Thánh phápđiều ngự trong Thánh pháp, những vị ấy đối với năm diệu dục, không xúc, không nhiễm, không tham, không trước, cũng không kiêu ngạo mà thọ nhập, mà thấy sự nguy hiểm, thấy sự xuất yếu. Nên biết, họ không nghe theo ác ma, không làm theo ác ma, không bị rơi vào tay ác ma, không bị lưới ma quấn chặt, không bị dây ma trói siết, bèn thoát khỏi sự trói buộc của ma. Này năm Tỳ-kheo, cũng như nai rừng thoát khỏi trói buộc, nên biết nó không phải nghe theo thợ săn, không phải làm theo thợ săn, không rơi vào tay thợ săn, không bị lưới thợï săn quấn chặt, không bị dây thợ săn buộc siết. Khi thợ săn đến, nó có thể trốn thoát. Cũng vậy, này năm Tỳ-kheo, Đa văn Thánh đệ tử gặp thiện tri thứchiểu biết Thánh phápđiều ngự trong Thánh pháp, vị ấy đối với năm công đức của dục không xúc, không nhiễm, không tham không trước, cũng không kiêu ngạo mà thọ nhập, mà thấy sự nguy hiểm, thấy sự xuất yếu. Nên biết những người ấy không phải nghe theo ác ma, không phải làm theo ác ma, không rơi vào tay ma, không bị lưới ma quấn chặt, không bị dây ma buộc siết, bèn thoát khỏi sự trói buộc của ma. Này năm Tỳ-kheo, nếu lúc Như Lai xuất hiện trong thế gian, là Bậc Vô Sở Trước, Minh Hạnh Thành TựuĐẳng Chánh GiácThiện ThệThế Gian GiảiVô Thượng SĩĐạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, là Phật, Chúng Hựu. Vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm tạp uế, tuệ yếu kémly dục, ly ác bất thiện pháp cho đến chứng đắc Tứ thiền thành tựu an trụ.

Vị ấy với định tâm thanh tịnh, như vậy, không uế, không phiền, nhu nhuyến, an trụ vững vàngđạt đến bất động tâm, tu học và tác chứng Lậu tận trí thông. Vị ấy biết như thật đây là Khổ, biết như thật đây là Khổ tập, biết như thật đây là Khổ diệt, đây là Khổ diệt đạo. Biết như thật đây là lậu, đây là lậu tập, đây là lậu diệt, đây là lậu diệt đạo. Vị ấy biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát dục lậutâm giải thoát hữu lậuvô minh lậuGiải thoát rồi biết mình đã giải thoát, biết như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Vị ấy bây giờ tự tại đi, tự tại đứng, tự tại ngồi, tự tại nằm. Vì sao vậy? Vị ấy đã tự mình thấy rõ vô lượng pháp ác bất thiện đã diệt tận. Cho nên, vị ấy tự tại đi, tự tại đứng, tự tại ngồi, tự tại nằm. Này năm Tỳ-kheo, cũng như trong khu rừng vắng, nơi không có bóng người, ở đó nai rừng tự tại đi, tự tại đứng, tự tại ngồi, tự tại nằm. Vì sao vậy? Nai rừng ấy không nằm trong cảnh giới của thợ săn. Cho nên nó tự tại đi, tự tại đứng, tự tại ngồi, tự tại nằm. Cũng vậy, này năm Tỳ-kheo, Tỳ-kheo lậu tậnchứng đắc vô lậutâm giải thoáttuệ giải thoát, biết như thật ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Vị ấy lúc bấy giờ tự tại đi, tự tại đứng, tự tại ngồi, tự tại nằm. Vì sao vậy? Vì vị ấy tự mình thấy vô lượng pháp ác bất thiện đã diệt tận, cho nên tự tại đi, tự tại đứng, tự tại ngồi, tự tại nằm. Này năm Tỳ-kheo, đó gọi là giải thoát vô dư, đó gọi là sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn. Đó gọi là sự không già không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn.”

Đức Phật thuyết như vậy, Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành



 

1. Tương đương Pāli. M. 26. Ariyapariyesana-suttaṃ.

2. A-di-la-bà-đề 阿 夷 羅 婆 提. Pāli: Aciravatī. Trong bản Pāli: Pubbakoṭṭhaka.

3. La-ma 羅 摩. Pāli: Rammaka.

4.Một vài chi tiết trong đoạn này không được mạch lạc.

5. Theo bản Pāli, đây là một am cốc (Rammakassa brāhmanassa assamo: thảo am của Bà-la-môn Rammaka) chứ không phải là nhà.

6. Thánh cầu 聖 求. Pāli: ariyāpariyesanā.

7. Bệnh pháp 病 法. Pāli: byādhidhamma.

8. Lão pháp 老 法. Pāli: jarādhamma.

9. A-la-la Già-la-ma 阿 羅 羅 伽 羅 摩. Pāli: Āḷāra Kālāma.

10. Uất-đà-la La-ma Tử 鬱 陀 羅 羅 摩 子. Pāli: Udduka Rāmaputta.

11. Nhữ phụ La-ma 汝 父 羅 摩; đáng lẽ gọi là La-ma Tử, không hiểu tại sao ở đây lại nói như vậy. Bản Pāli cũng chỉ gọi Rāma (tên cha) thay vì gọi Uddaka hay Rāmaputta (tên con).

12. Tượng đỉnh sơn 象 頂 山. Pāli: Gayāsisa.

13. Uất-bệ-la 鬱 鞞 羅. Pāli: Uruvelā.

14. Tư-na 斯 那. Pāli: Senā.

15. Ni-liên-thuyền 尼 連 禪. Pāli: Nerañjarā.

16. Giác thọ, tức cây bồ-đề.

17. Định đạo phẩm pháp 定 道 品 法, bản Pāli: akuppā me vimutti, sự giải thoát của Ta không dao động.

18. Nguyên bản Hán: pháp thứ pháp 法 次 法. Đoạn Pāli tương đương không có từ liên hệ, nhưng thông thường là dhammānudhamma.

19. Ba-la-nại, Tiên nhơn trụ xứ, Lộc giả uyển 波 羅 奈 仙人 住 處 鹿 野 苑. Pāli: Bārāṇasi Isipatanaṃ Migadāyo.

20. Gia-thi đô ấp 加 尸 都 邑; không rõ ở đâu.

21. Ưu-đà 優 陀. Pāli: Upaka.

22. Hán: khanh ư ngã 卿 於 我. Pāli: āvusovādena ca samudācaranti, họ xưng hô với Ta là “āvuso” (Bạn, hay Hiền giả).

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 13

Post Views: 277