Kinh Trung Bộ AH032 : Mahà-Gosingasutta, Đại kinh rừng Sừng bò – H.184 Ngưu giác Sa la lâm kinh

Kinh Trung Bộ AH032 : Mahà-Gosingasutta, Đại kinh rừng Sừng bò – H.184 Ngưu giác Sa la lâm kinh

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa đến Bạt-kì-sấu[2], trong rừng Ngưu giác sa-la[3], cùng với số đông các Đại đệ tử Tỳ-kheo thượng tôn tri thức, như Tôn giả Xá-lê Tử, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại Ca-diếpTôn giả Đại Ca-chiên-diên, Tôn giả A-na-luật-đà, Tôn giả Ly-việt-đa, Tôn giả A-nan[4]. Các Tỳ-kheo Đại đệ tử là những vị thượng tôn tri thức như vậy cũng cùng đi đến Bạt-kì-sấu, trong rừng Ngưu giác sa-la, cùng ở gần bên ngôi nhà láù của Phật.

Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại Ca-diếpTôn giả Đại Ca-chiên-diên, Tôn giả A-na-luật-đà, sau khi đêm đã qua, vào buổi sáng sớm, đi đến chỗ Tôn giả Xá-lê Tử. Tôn giả A-nan từ xa trông thấy các bậc Thượng tôn đã đi qua, bạch rằng:

“Hiền giả Ly-việt-đa, nên biết, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại Ca-diếpTôn giả Đại Ca-chiên-diên, Tôn giả A-na-luật-đà, sau khi đêm đã qua, vào buổi sáng sớm, đi đến chỗ Tôn giả Xá-lê Tử. Hiền giả Ly-việt-đa, bây giờ chúng ta có thể cùng với các bậc Thượng tôn đi đến chỗ Tôn giả Xá-lê Tử, hoặc giả có thể nhân cơ hội này mà được nghe pháp ít nhiều nơi Tôn giả Xá-lê Tử.

Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại Ca-diếpTôn giả Đại Ca-chiên-diên, Tôn giả A-na-luật-đà, Tôn giả Ly-việt-đa, Tôn giả A-nan, sau khi đêm đã qua, vào buổi sáng sớm, đi đến chỗ Tôn giả Xá-lê Tử. 

Tôn giả Xá-lê Tử sau khi từ xa thấy các vị Thượng tôn đi đến, Tôn giả Xá-lê Tử nhân các vị Thượng tôn ấy, nói rằng:

“Kính chào A-nan, kính chào A-nan! Người là thị giả của Thế Tôn, hiểu được ý nghĩa, thường được Đức Thế Tôn và các bậc trí tuệ phạm hạnh khen ngợi. Nay tôi có lời hỏi Hiền giả A-nan, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả A-nan, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?”

Tôn giả A-nan đáp rằng:

“Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo học rộng, nghe nhiều, nhớ mãi không quên, tích lũy sự nghe nhiều. Với những pháp sơ khởi vi diệu, khoảng giữa vi diệu và kết thúc cũng vi diệu, có nghĩa lý, có văn chươngtoàn vẹn thanh tịnhhiển hiện phạm hạnh; những pháp như vậy được vị ấy học rộng, nghe nhiều, tụng tập đến ngàn lần, chuyên ý tư duykiến giải thông suốt. Vị ấy thuyết pháp gọn gàng, lưu loát, hoàn toàn tương ưng với mục đích đoạn trừ các kết sử. Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như thế làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la này.”

Tôn giả Xá-lê Tử hỏi:

“Hiền giả Ly-việt-đa, Hiền giả A-nan đã nói theo hiểu biết của mình. Bây giờ tôi hỏi Hiền giả Ly-việt-đa, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Ly-việt-đa, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?”

Tôn giả Ly-việt-đa đáp rằng :

“Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo ưa yển tọa[5], bên trong tu hành nội tâm tĩnh chỉ[6], không bỏ tọa thiềnthành tựu quán tưởng, thường thích nhàn cư, ưa chỗ yên tĩnh. Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la.”

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi:

“Hiền giả A-na-luật-đà, Hiền giả Ly-việt-đa Tỳ-kheo đã nói theo sự hiểu biết của mình. Bây giờ tôi hỏi Hiền giả A-na-luật-đà, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả A-na-luật-đà, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?”

Tôn giả A-na-luật-đà đáp rằng:

“Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo đạt được thiên nhãnthành tựu thiên nhãn, ở trong một ngàn thế giới, với một ít phương tiện[7], vị ấy trong chốc lát có thể thấy tất cả. Tôn giả Xá-lê Tử, ví như người có mắt ở trên lầu cao nhìn xuống khu đất trống có một ngàn gò nỗng với một ít phương tiện, vị ấy trong chốc lát có thể thấy tất cả. Tôn giả Xá-lê Tử, cũng vâïy, nếu Tỳ-kheo có được thiên nhãnthành tựu thiên nhãn, ở trong một ngàn thế giới với một ít phương tiện, vị ấy trong chốc lát có thể thấy tất cả. Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la.”

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi:

“Hiền giả Ca-chiên-diên, Hiền giả A-na-luật-đà Tỳ-kheo đã nói theo sự hiểu biết của mình. Bây giờ tôi hỏi Hiền giả Ca-chiên-diên, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Ca-chiên-diên, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?”

Tôn giả Ca-chiên-diên đáp rằng: 

“Tôn giả Xá-lê Tử, ví như hai Tỳ-kheo pháp sư cùng bàn luận về A-tỳ-đàm thâm áo. Những điều được hỏi đều được thấu hiểu tường tận, những lời giải đáp thì thông suốt, sự thuyết pháp thì lưu loát. Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la.” 

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi: 

“Tôn giả Đại Ca-diếpHiền giả Ca-chiên-diên Tỳ-kheo đã nói theo sự hiểu biết của mình. Bây giờ tôi hỏi Tôn giả Đại Ca-diếp, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Đại Ca-diếp, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?”

Tôn giả Đại Ca-diếp đáp rằng:

“Hiền giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo tự mình sống nơi vô sự[8] khen ngợi ở nơi vô sự; tự mình có thiểu dục, khen ngợi sự thiểu dục; tự mình tri túc, khen ngợi sự tri túc; tự mình thích sống cô độc viễn ly và khen ngợi cô độc viễn ly; tự mình tu hành tinh tấn, khen ngợi sự tu hành tinh tấn; tự mình lập chánh niệm chánh trí, khen ngợi sự lập chánh niệm chánh trí; tự mình đắc định, khen ngợi sự đắc định; tự mình có trí tuệ, khen ngợi sự có trí tuệ; tự mình các lậu đã sạch, khen ngợi các lậu đã sạch; tự mình khuyến phát khát ngưỡngthành tựu hoan hỷ, khen ngợi khuyến phát khát ngưỡngthành tựu hoan hỷHiền giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la. 

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi:

“Hiền giả Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại Ca-diếp đã nói theo sự hiểu biết của mình. Bây giờ tôi hỏi Hiền giả Mục-kiền-liên, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Đại Ca-diếp, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?”

Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đáp rằng:

“Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo nào có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, được tự tại vô lượng như ý túcthực hành vô lượng như ý túc, có thể biến một thành nhiều, hợp nhiều làm thành một, một thì trụ trên một, được biết, được thấy[9]; không bị trở ngại bởi vách đá, cũng như đi trong hư không; chìm xuống đất như chìm xuống nước, đi trên nước như đi trên đất; ngồi xếp kiết già mà bay trên không như chim bay liệng; với mặt trời và mặt trăng này vốn có đại như ý túc, đại phước hựu, đại oai thần mà có thể đưa tay bắt nắm, thân cao đến trời Phạm thiênTôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la.” 

Tôn giả Đại Mục-kiền-liên hỏi:

“Tôn giả Xá-lê Tử, tôi và các vị Thượng tôn mỗi người đã tự nói theo sự hiểu biết của mình. Bây giờ tôi hỏi Tôn giả Xá-lê Tử, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Đại Ca-diếp, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?”

Tôn giả Xá-lê Tử đáp rằng:

“Hiền giả Mục-kiền-liên, nếu có Tỳ-kheo tùy dụng tâm tự tại, chứ không phải tùy tâm[10]. Nếu muốn trú định nào[11], vị ấy vào buổi sáng an trú[12] định ấy. Nếu muốn an trú trụ định vào buổi trưa hay buổi chiều, tức thì vị ấy an trú trụ định ấy vào buổi trưa hay buổi chiều. Hiền giả Mục-kiền-liên, ví như y phục của vua và các quan rất nhiều màu sắc rực rỡ, nếu họ muốn mặc thứ nào vào buổi sáng, liền lấy mặc vào. Nếu họ muốn mặc thứ nào vào buổi trưa hay buổi chiều, liền lấy mặc. Hiền giả Mục-kiền-liên, cũng vậy, nếu có Tỳ-kheo nào tùy dụng tâm tự tại, chứ không phải tùy tâm. Nếu muốn trú định nào, vị ấy vào buổi sáng an trú định ấy. Nếu muốn an trú trụ định vào buổi trưa hay buổi chiều, tức thì vị ấy an trú trụ định ấy vào buổi trưa hay buổi chiều. Hiền giả Mục-kiền-liên, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la.”

Tôn giả Xá-lê Tử bảo rằng:

“Hiền giả Mục-kiền-liên, tôi và chư Hiền mỗi người đã nói theo sự hiểu biết của mình. Hiền giả Mục-kiền-liên, chúng ta hãy cùng với chư Hiền đi đến chỗ Phật để biết trong những điều vừa thảo luận ấy, vị nào nói hay.”

Bấy giờ Tôn giả Xá-lê Tử, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại Ca-diếpTôn giả Đại Ca-chiên-diên, Tôn giả A-na-luật-đà, Tôn giả Ly-việt-đa, Tôn giả A-nan, tất cả cùng đi đến chỗ Phật. Các Tôn giả đều cúi đầu lễ sát chân Phật rồi ngồi qua một bên. Tôn giả A-nan cũng cúi đầu lễ sát chân Phật rồi lui đứng một bên. Tôn giả Xá-lê Tử bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, hôm nay có Hiền giả Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại Ca-diếpHiền giả Ca-chiên-diên, Hiền giả A-na-luật-đà, Hiền giả Ly-việt-đa, Hiền giả A-nan, vào buổi sáng sớm tất cả đều đi đến chỗ con. 

“Con thấy chư Hiền đến, nhân đó mới nói rằng: 

“‘Kính chào A-nan, kính chào A-nan! Người là thị giả của Thế Tôn, hiểu được ý nghĩa, thường được Đức Thế Tôn và các bậc trí tuệ phạm hạnh khen ngợi. Nay tôi có lời hỏi Hiền giả A-nan, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả A-nan, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?’

“Tôn giả A-nan đáp rằng, ‘Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo học rộng, nghe nhiều, nhớ mãi không quên, tích lũy sự nghe nhiều. Với những pháp sơ khởi vi diệu, khoảng giữa vi diệu và kết thúc cũng vi diệu, có nghĩa lý, có văn chươngtoàn vẹn thanh tịnhhiển hiện phạm hạnh; những pháp như vậy được vị ấy học rộng, nghe nhiều, tụng tập đến ngàn lần, chuyên ý tư duykiến giải thông suốt. Vị ấy thuyết pháp gọn gàng, lưu loát, hoàn toàn tương ưng với mục đích đoạn trừ các kết sử. Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như thế làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la này’.”

 
 

Thế Tôn khen rằng:

“Lành thay! Lành thay! Xá-lê Tử, đúng như thật lời Tỳ-kheo A-nan đã nói. Vì sao? Vì Tỳ-kheo A-nan đã thành tựu Đa-văn.”

Tôn giả Xá-lê Tử bạch rằng:

“Bạch Thế TônHiền giả A-nan nói như vậy rồi, con lại hỏi, ‘Hiền giả Ly-việt-đa, Hiền giả A-nan đã nói theo hiểu biết của mình. Bây giờ tôi hỏi Hiền giả Ly-việt-đa, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Ly-việt-đa, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?’

“Hiền giả Ly-việt-đa đáp con rằng, ‘Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo ưa yển tọa, bên trong tu hành nội tâm tĩnh chỉ, không bỏ tọa thiềnthành tựu quán tưởng, thường thích nhàn cư, ưa chỗ yên tĩnh. Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la’.”

Thế Tôn khen rằng:

“Lành thay! Lành thay! Xá-lê Tử, đúng như lời Tỳ-kheo Ly-việt-đa đã nói. Vì sao? Vì Tỳ-kheo Ly-việt-đa ưa Tọa thiền.”

Tôn giả Xá-lê Tử bạch rằng: 

“Bạch Thế TônHiền giả Ly-việt-đa nói như vậy rồi, con lại hỏi, ‘Hiền giả A-na-luật-đà, Hiền giả Ly-việt-đa Tỳ-kheo đã nói theo sự hiểu biết của mình. Bây giờ tôi hỏi Hiền giả A-na-luật-đà, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả A-na-luật-đà, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?’

“Hiền giả A-na-luật-đà liền đáp lại con rằng, ‘Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo đạt được thiên nhãnthành tựu thiên nhãn, ở trong một ngàn thế giới, với một ít phương tiện, vị ấy trong chốc lát có thể thấy tất cả. Tôn giả Xá-lê Tử, ví như người có mắt ở trên lầu cao nhìn xuống khu đất trống có một ngàn gò nỗng với một ít phương tiện, vị ấy trong chốc lát có thể thấy tất cả. Tôn giả Xá-lê Tử, cũng vâïy, nếu Tỳ-kheo có được thiên nhãnthành tựu thiên nhãn, ở trong một ngàn thế giới với một ít phương tiện, vị ấy trong chốc lát có thể thấy tất cả. Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la’.”

Thế Tôn khen rằng: 

“Lành thay! Lành thay! Xá-lê Tử, đúng như lời Tỳ-kheo A-na-luật-đà đã nói. Vì sao? Vì A-na-luật-đà Tỳ-kheo đã thành tựu Thiên nhãn.”

Tôn giả Xá-lê Tử bạch rằng:

“Bạch Thế TônHiền giả A-na-luật-đà nói như vậy rồi, con lại hỏi, ‘Hiền giả Ca-chiên-diên, Hiền giả A-na-luật-đà Tỳ-kheo đã nói theo sự hiểu biết của mình. Bây giờ tôi hỏi Hiền giả Ca-chiên-diên, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Ca-chiên-diên, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?’

“Hiền giả Ca-chiên-diên liền đáp lại con rằng, ‘Tôn giả Xá-lê Tử, ví như hai Tỳ-kheo pháp sư cùng bàn luận về A-tỳ-đàm thâm áo. Những điều được hỏi đều được thấu hiểu tường tận, những lời giải đáp thì thông suốt, sự thuyết pháp thì lưu loát. Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la’.”

Thế Tôn khen rằng:

“Lành thay! Lành thay! Xá-lê Tử, đúng như lời Tỳ-kheo Ca-chiên-diên đã nói. Vì sao? Vì Ca-chiên-diên Tỳ-kheo là Phân biệt pháp sư.”

Tôn giả Xá-lê Tử bạch rằng:

“Bạch Thế TônHiền giả Ca-chiên-diên nói như vậy rồi, con lại hỏi, ‘Tôn giả Đại Ca-diếpHiền giả Ca-chiên-diên Tỳ-kheo đã nói theo sự hiểu biết của mình. Bây giờ tôi hỏi Tôn giả Đại Ca-diếp, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Đại Ca-diếp, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?”

“Tôn giả Đại Ca-chiên-diên liền đáp lại con rằng, ‘Hiền giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo tự mình sống nơi vô sự khen ngợi ở nơi vô sự; tự mình có thiểu dục, khen ngợi sự thiểu dục; tự mình tri túc, khen ngợi sự tri túc; tự mình thích sống cô độc viễn ly và khen ngợi cô độc viễn ly; tự mình tu hành tinh tấn, khen ngợi sự tu hành tinh tấn; tự mình lập chánh niệm chánh trí, khen ngợi sự lập chánh niệm chánh trí; tự mình đắc định, khen ngợi sự đắc định; tự mình có trí tuệ, khen ngợi sự có trí tuệ; tự mình các lậu đã sạch, khen ngợi các lậu đã sạch; tự mình khuyến phát khát ngưỡngthành tựu hoan hỷ, khen ngợi khuyến phát khát ngưỡngthành tựu hoan hỷHiền giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la’.”

Thế Tôn khen rằng:

“Lành thay! Lành thay! Xá-lê Tử, đúng như lời Tỳ-kheo Ca-diếp đã nói. Vì sao? Vì Đại Ca-diếp Tỳ-kheo thường tu hạnh Vô sự.”

Tôn giả Xá-lê Tử bạch rằng:

“Bạch Thế TônTôn giả Đại Ca-diếp nói như vậy rồi, con lại hỏi ‘Hiền giả Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại Ca-diếp đã nói theo sự hiểu biết của mình. Bây giờ tôi hỏi Hiền giả Mục-kiền-liên, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Đại Ca-diếp, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?’

“Hiền giả Đại Mục-kiền-liên liền đáp lại con rằng, ‘Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo nào có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, được tự tại vô lượng như ý túcthực hành vô lượng như ý túc, có thể biến một thành nhiều, hợp nhiều làm thành một, một thì trụ trên một, được biết, được thấy; không bị trở ngại bởi vách đá, cũng như đi trong hư không; chìm xuống đất như chìm xuống nước, đi trên nước như đi trên đất; ngồi xếp kiết già mà bay trên không như chim bay liệng; với mặt trời và mặt trăng này vốn có đại như ý túc, đại phước hựu, đại oai thần mà có thể đưa tay bắt nắm, thân cao đến trời Phạm thiênTôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la’.” 

Thế Tôn khen rằng:

“Lành thay! Lành thay! Xá-lê Tử, đúng như lời Tỳ-kheo Mục-kiền-liên đã nói. Vì sao? Vì Tỳ-kheo Mục-kiền-liên có Đại như ý túc.”

Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo một bên, chấp tay mà bạch Phật rằng: 

“Bạch Thế Tôn, con và chư Tôn giả nói như vậy rồi, liền bạch Tôn giả Xá-lê Tử rằng, ‘Tôn giả Xá-lê Tử, tôi và các vị Thượng tôn mỗi người đã tự nói theo sự hiểu biết của mình. Bây giờ tôi hỏi Tôn giả Xá-lê Tử, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Đại Ca-diếp, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?’

“Tôn giả Xá-lê Tử liền đáp lại lời con rằng, ‘Hiền giả Mục-kiền-liên, nếu có Tỳ-kheo tùy dụng tâm tự tại, chứ không phải tùy tâm. Nếu muốn trú định nào, vị ấy vào buổi sáng an trú định ấy. Nếu muốn an trú trụ định vào buổi trưa hay buổi chiều, tức thì vị ấy an trú trụ định ấy vào buổi trưa hay buổi chiều. Hiền giả Mục-kiền-liên, ví như y phục của vua và các quan rất nhiều màu sắc rực rỡ, nếu họ muốn mặc thứ nào vào buổi sáng, liền lấy mặc vào. Nếu họ muốn mặc thứ nào vào buổi trưa hay buổi chiều, liền lấy mặc. Hiền giả Mục-kiền-liên, cũng vậy, nếu có Tỳ-kheo nào tùy dụng tâm tự tại, chứ không phải tùy tâm. Nếu muốn trú định nào, vị ấy vào buổi sáng an trú định ấy. Nếu muốn an trú trụ định vào buổi trưa hay buổi chiều, tức thì vị ấy an trú trụ định ấy vào buổi trưa hay buổi chiều. Hiền giả Mục-kiền-liên, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la’.”

Thế Tôn khen rằng:

“Lành thay! Lành thay! Mục-kiền-liên, đúng như lời Tỳ-kheo Xá-lê Tử đã nói. Vì sao? Vì Xá-lê Tử Tỳ-kheo tùy dụng Tâm tự tại.”

Bấy giờ Tôn giả Xá-lê Tử liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo một bên mà bạch Phật rằng:

“Bạch Thế Tôn, con và chư Hiền nói như vậy rồi, bảo rằng, ‘Hiền giả Mục-kiền-liên, tôi và chư Hiền mỗi ngườøi đã tự trình bày theo sự hiểu biết của mình. Hiền giả Mục-kiền-liên, chúng ta hãy cùng với chư Hiền đi đến chỗ Đức Phật để biết trong những điều vừa bàn luận ấy vị nào nói hay. Bạch Thế Tôn, trong chúng con, ai nói hay?”

Thế Tôn đáp rằng:

“Này Xá-lê Tử, tất cả đều hay. Vì sao? Vì các pháp đó chính là những điều Ta nói. Xá-lê Tử, hãy nghe Ta nói. Vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la. Này Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo tùy theo chỗ ở hoặc thành quách, thôn ấp, vào buổi sáng sớm mang y cầm bát vào thôn khất thực, khéo thủ hộ thân, khéo thúc liễm các căn, khéo giữ tâm niệm. Vị ấy sau khi khất thực xong, sau giờ ngọ, thâu xếp y bát, rửa chân tay, lấy tọa cụ vắt lên trên vai, đến chỗ vô sự, hoặc dưới gốc cây, hay chỗ thanh vắng, trải ni-sư-đàn mà ngồi kiết già, ngồi luôn cho đến chứng lậu tận mới giải kiết già. Vị ấy không giải kiết già cho đến khi nào chưa chứng được lậu tận. Này Xá-lê Tử, Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la.”

Phật thuyết giảng như vậy. Các Tỳ-kheo ấy sau khi nghe Phật thuyếthoan hỷ phụng hành.

[1]Tương đương Pāli, M. 32. Mahā-Gosaṅga-suttaṃ. Tham chiếu Hán, 125(37.3).

[2]Bạt-kì-sấu 跋耆瘦, xem cht. dưới. Xem kinh 142. 

[3]Ngưu giác sa-la lâm 牛角娑羅林; Pāli: Gosiṅgasālavanadāya, một khu rừng ở gần Nādika, xứ Vajjī, mà bản Hán âm là Bạt-kì-sấu: Vajjīsu, giữa những người Bạt-kỳ.

[4]Các đệ tử Thượng tọa nổi tiếng (abhiññātehi abiññātehi therehi sāvakehi): Tôn giả Xá-lê Tử (Sāriputta), Tôn giả Đại Mục-kiền-liên (Mahā-Moggakāna), Tôn giả Đại Ca-diếp (Mahā-Kassapa), Tôn giả Đại Ca-chiên-diên (Mahā-Kaccayāna, bản Pāli không kể), Tôn giả A-na-luật-đà (Anuruddha), Tôn giả Ly-việt-đa (Revata), Tôn giả A-nan (Ānanda).

[5]Yển tọa 燕坐; ngồi nơi chỗ vắng vẻ. Pāli: patisallāna.

[6]Nội hành chỉ 內行止. Pāli: ajjhattaṃ cetosamathānuyutto.

[7]Nên hiểu là “một ít cố gắng”.

[8]Chỉ Tỳ-kheo A-lan-nhã, tu theo hạnh chỉ sống trên rừng. Pāli: araññaka.

[9]Hán: nhất tắc trụ nhất, hữu tri hữu kiến 一則住一有知有見. Nghĩa không rõ. Tập Dị (nt): hoặc ẩn hoặc hiện. Pāli: āvibhāvaṃ tirobhāvaṃ.

[10]Pāli: cittaṃ vasaṃ vatteti, no… cittassa vasena vatteti, (Tỳ-kheo chế ngự tâm chứ không phải bị tâm chế ngự).

[11]Hán: trú chỉ 住止; Pāli: vihārasamāpattiyā. Bản Hán, samāpatti (định, hay đẳng chí) được hiểu là samatha, chỉ.

[12]Hán: du hành 遊行; Pāli: viharati, trú ngụ hay sống (ở đâu); bản Hán này thường dịch là du hay du hành.

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 18

Post Views: 275