Kinh Trung Bộ AH046 : Mahàdhammasamàdànasutta, Đại kinh Pháp hành.-H.175 Thọ pháp kinh

Kinh Trung Bộ AH046 : Mahàdhammasamàdànasutta, Đại kinh Pháp hành.-H.175 Thọ pháp kinh

Tôi nghe như vầy.

Một thời Đức Phật du hóa tại Câu-lâu-sấu, ở tại đô ấp Kiếm-ma-sắt-đàm[2].

Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng:

“Thế gian này có ham muốn như vầyước vọng như vầy, yêu thích như vầyvui sướng như vầy và ý hướng như vầy, ‘Mong sao các pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý tiêu diệt; và các pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý tiêu diệt sanh ra’. Nó ham muốn như vầyước vọng như vầy, yêu thích như vầyvui sướng như vầy và ý hướng như vầy như vậy. Song, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý lại sanh; pháp đáng thích, đáng yêu, đáng vừa ý lại diệt. Đó gọi là pháp ngu si. Pháp của Ta rất là sâu xa, khó thấy, khó giác ngộ, khó thông đạt. Như vậy, pháp của Ta rất sâu xa, khó thấy, khó giác ngộ, khó thông đạt, là pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý tiêu diệt, mà pháp đáng thích đáng yêu, đáng vừa ý được sanh. Đó là pháp không ngu si.

“Thế gian này chân thật có bốn thọ pháp. Những gì là bốn? Hoặc có thọ pháp hiện tại lạc mà tương lai thọ quả báo khổ. Hoặc có thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai thọ quả báo lạc. Hoặc có thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai cũng thọ quả báo khổ. Hoặc có thọ pháp hiện tại lạc mà tương lai cũng thọ báo lạc.

“Thế nào là pháp thọ hiện tại lạc mà tương lai chịu quả báo khổ? Hoặc có một người tự mình vui sướng, tự mình vui thích trong việc sát sanh. Do nhân sát sanh mà sanh lạc, sanh hỷ. Người đó tự mình, vui sướng, tự mình vui thích trong việc lấy của không cho, nói láo, cho đến tà kiến, nhân nơi tà kiến mà sanh lạc, sanh hỷ. Như vậy, thân lạc, tâm lạcbất thiện, từ bất thiện mà sanh ra, không hướng đến trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn.

“Đó là thọ pháp hiện tại lạc, tương lai chịu quả báo khổ.

“Sao gọi là thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai được quả báo lạc? Hoặc có người tự mình khổ, tự mình ưu, đoạn trừ việc sát sanh, do sự đoạn trừ việc sát hại mà sanh khổ, sanh ưu, người đó tự khổ, tự ưu; đoạn trừ việc lấy của không cho, tà dâm, nói láo, cho đến đoạn trừ tà kiến, do đoạn tà kiến mà sanh khổ sanh ưu. Như vậy, thân khổ, tâm khổthiện sanh, hướng đến trí, hướng đến giác, hướng đến Niết-bàn. 

“Đó là thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai thọ đặng quả báo lạc.

“Sao gọi là thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai cũng thọ quả báo khổ? Hoặc có người tự khổ, tự ưu và sát sanh, do sát sanh mà khổ, sanh ưu. Người đó tự khổ, tự ưu và lấy của không cho, tà dâm, nói láo, cho đến tà kiến mà sanh khổ, sanh ưu. Như vậy, thân khổ, tâm khổbất thiện từ bất thiện mà sanh, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn.

“Đó gọi là pháp hiện tại khổ mà tương lai cũng phải thọ quả báo khổ.

“Sao gọi là thọ pháp hiện tại an vui mà tương lai cũng thọ quả báo an vui? Hoặc có người tự mình vui sướng, tự mình vui thích, đoạn trừ sát sanh, do đoạn trừ sát sanh mà sanh lạc, sanh hỷ. Người ấy tự mình vui sướng, tự mình vui thích, đoạn trừ lấy của không cho, tà dâm, nói láo, cho đến tà kiến. Do đoạn trừ tà kiến cho nên sanh lạc, sanh hỷ. Như vậy, thân lạc và tâm lạc từ thiện mà sanh, hướng đến trí, hướng đến giác, hướng đến Niết-bàn. 

“Như thế gọi là thọ pháp hiện tại lạc mà tương lai cũng thọ quả báo lạc.

“Hoặc có thọ pháp hiện tại lạc, tương lai thọ quả báo khổ, nhưng người kia do ngu si chẳng biết như thật rằng thọ pháp ấy hiện tại lạc, nhưng tương lai chịu lấy khổ báo. Do không biết như thật nên tập hành không đoạn trừ[3]. Sau khi tập hành không đoạn trừ, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý sanh; pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý tiêu diệt. Cũng như thuốc A-ma-ni-dược[4], một phần có sắc, có hương, có vị, nhưng có trộn chất độc; hoặc có người bị bệnh nên uống, khi uống thì sắc, hương và vị ngon miệng mà không tổn hại cổ họng, nhưng khi uống xong, vào trong bụng rồi lại chẳng thành thuốc. Cũng vậy, thọ pháp này hiện tại lạc mà tương lai phải chịu lấy quả báo khổ. Người kia ngu si không biết như thật rằng pháp thọ này hiện tại lạc mà tương lai phải chịu quả báo khổ. Khi đã không biết như thật liền tập hành không đoạn trừ. Sau khi tập hành không đoạn trừ, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý lại sanh; pháp đáng thích, đáng yêu, đáng vừa ý lại diệt. Đó gọi là pháp ngu si.

“Nếu có thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai chịu quả báo lạc, song người ấy ngu si không biết như thật rằng thọ pháp này hiện tại khổ mà tương lai sẽ được quả báo an lạc. Khi đã không biết như thật liền không tập hành đoạn trừ. Sau khi không tập hành đoạn trừ, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý lại sanh; pháp đáng thích, đáng yêu, đáng vừa ý lại diệt. Đó gọi là pháp ngu si.

“Hoặc có thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai cũng chịu quả báo khổ, song người ngu si không biết như thật rằng thọ pháp này hiện tại khổ, tương lai cũng chịu quả báo khổ. Khi đã không biết như thật, liền tập hành không đoạn trừ. Khi đã tập hành không đoạn trừ, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý lại sanh; pháp đáng thích, đáng yêu, đáng vừa ý lại diệt.

 
 

“Cũng như đại tiểu tiện[5] lại trộn lẫn độc, hoặc có người bị bệnh cho nên uống. Khi uống thì nhơ nhớp, hôi thối, không có mùi vị, không ngon miệng mà lại tổn thương cuống họng, uống vào trong bụng lại chẳng thành thuốc. Cũng vậy, pháp thọ này hiện tại khổ, tương lai cũng chịu quả báo khổ. Người kia ngu si không biết như thật rằng pháp thọ này hiện tại khổ, tương lai cũng chịu quả báo khổ. Đã không biết như thật, bèn tập hành sự không đoạn trừ. Do tập hành sự không đoạn trừ, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý lại sanh; pháp đáng thích, đáng yêu, đáng vừa ý lại diệt. Đó gọi là pháp ngu si.

“Hoặc có thọ pháp hiện tại lạc, tương lai cũng thọ quả báo lạc, nhưng người kia ngu si không biết như thật rằng pháp thọ này hiện tại lạc mà tương lai cũng thọ báo lạc. Do không biết như thật nên không tập hành sự đoạn trừ. Do không tập hành sự đoạn trừ nên, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý lại sanh; pháp đáng thích, đáng yêu, đáng vừa ý lại diệt. Đó gọi là pháp ngu si.

“Người kia không biết như thật pháp nào nên tập hành, không biết như thật pháp nào không nên tập hành. Do không biết như thật pháp nào không nên tập hành và không biết như thật pháp nào nên tập hành, do đó pháp không nên tập hành lại tập hành, pháp nên hành lại không hành. Do tập hành pháp không nên tập hành và không tập hành pháp nên tập hành, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý lại sanh; pháp đáng thích, đáng yêu, đáng vừa ý lại diệt. Đó gọi là pháp ngu si.

“Nếu có thọ pháp hiện tại lạc mà tương lai thọ quả báo khổ, người có trí tuệ biết như thật rằng pháp thọ này hiện tại lạc mà tương lai thọ quả báo khổ. Do biết như thật nên không tập hành nó, mà đoạn trừ nó. Do không tập hành nhưng đoạn trừ, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý diệt, mà pháp đáng thích đáng yêu, đáng vừa ý sanh. Đó gọi là pháp tuệ.

“Nếu có thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai thọ quả báo lạc, người có trí tuệ biết như thật rằng thọ pháp này hiện tại khổ nhưng tương lai lại được quả báo lạc. Do biết như thật, vị ấy tập hành nó mà không đoạn trừ. Do tập hành mà không đoạn trừ, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý diệt, mà pháp đáng thích đáng yêu, đáng vừa ý sanh. 

“Cũng như đại tiểu tiện[6] có hòa với nhiều thứ thuốc, hoặc có người bị bệnh uống; khi uống, sắc xấu, hôi thối, không mùi vị, không ngon miệng mà hại đau cuống họng, nhưng uống vào trong bụng lại thành thuốc. Cũng vậy, thọ pháp này hiện tại khổ mà tương lai thọ quả báo lạc, người trí tuệ biết như thật rằng thọ pháp này hiện tại khổ mà tương lai thọ quả báo lạc. Do biết như thật, vị ấy tập hành nó mà không đoạn trừ. Do tập hành mà không đoạn trừ, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý diệt, mà pháp đáng thích đáng yêu, đáng vừa ý sanh. Đó gọi là pháp tuệ.

“Hoặc có thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai cũng chịu quả báo khổ, người có trí tuệ biết như thật rằng thọ pháp này hiện tại khổ mà tương lai cũng chịu quả báo khổ. Do trí biết như thật, vị ấy không tập hành nó, nhưng đoạn trừ. Do không tập hành nó nhưng đoạn trừ, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý diệt, mà pháp đáng thích đáng yêu, đáng vừa ý sanh. Đó gọi là pháp tuệ.

“Hoặc có thọ pháp hiện tại lạc, tương lai thọ quả báo lạc, người trí tuệ biết như thật rằng thọ pháp này hiện tại lạc, tương lai thọ quả báo lạc. Do biết như thật, vị ấy tập hành chứ không đoạn trừ. Do tập hành chứ không đoạn trừ, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý diệt, mà pháp đáng thích đáng yêu, đáng vừa ý sanh. Đó gọi là pháp tuệ.

“Cũng như tô mật hòa với nhiều thứ thuốc, hoặc có người bị bệnh nên uống, khi uống có sắc đẹp, có hương, có vị, ngon miệng mà không tổn thương cuống họng, uống vào bụng lại thành thuốc. Cũng vậy, pháp thọ này hiện tại lạc, tương lai thọ quả báo lạc. Người trí tuệ biết một cách như thật rằng pháp thọ này hiện tại lạc, tương lai cũng thọ quả báo lạc. Do biết như thật, vị ấy tập hành chứ không đoạn trừ; pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý diệt, mà pháp đáng thích đáng yêu, đáng vừa ý sanh. Đó gọi là pháp tuệ.

“Người đó biết như thật rằng, đây là pháp nên tập hành, biết như thật rằng đây là pháp không nên tập hành. Do biết như thật pháp nào nên tập hành và pháp nào không nên tập hành, vị ấy tập hành pháp nên tập hành, không tập hành pháp không nên tập hành. Do tập hành pháp nên tập hành và không nên tập hành pháp không nên tập hành, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý diệt, mà pháp đáng thích đáng yêu, đáng vừa ý sanh. Đó gọi là pháp tuệ.

“Thế gian quả thật có bốn thọ pháp ấy, vì vậy mà Ta giảng thuyết”.

Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyếthoan hỷ phụng hành



 
 

[1]Tương đương Pāli, M.46. Mahā-Dhammasamādāna-suttam. Hán, biệt dịch, No.83 Phật Thuyết Ứng Pháp Kinh, Trúc Pháp Hộ dịch.

[2]Xem cht.2,3 kinh số 10. No.83: Tại Câu loại Pháp trị xứ dịch âm và dịch nghĩa hỗn hợp của Kuru-kammāsaddhamma. Bản Pāli: tại Sāvatthi.

[3]Tập hành, bất đoạn 習行不斷. N.83: hành, bất khí 行不棄. Làm theo chứ không bỏ”. Pāli: sevati na parivajjiti, phục vụ, không tránh né.

[4]A-ma-ni-dược 阿摩尼藥. Pāli: āpānīyakaṃsa, bình đựng nước uống. Trong bản Hán, dược, có lẽ phiên âm từ-yakaṃsa, không có nghĩa là thuốc.

[5]Pāli: pūtimuttam, nước đái quỷ, tức a-ngùy, thường dùng làm thuốc.

[6]Xem cht.5 trên.

 
 

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 22

Post Views: 302