Kinh Trung Bộ AH133 : Mahàkaccàna-Bhaddekarattasutta, Kinh Đại Ca chiên diên nhất dạ hiền giả -H.165 Ôn Tuyền lâm thiên kinh

Kinh Trung Bộ AH133 : Mahàkaccàna-Bhaddekarattasutta, Kinh Đại Ca chiên diên nhất dạ hiền giả -H.165 Ôn Tuyền lâm thiên kinh

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa[2].

Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề[3] cũng đi du hóa ở thành Vương xá, tại Ôn tuyền tâm[4].

Bấy giờ, đêm gần tàn, trời sắp sáng, Tôn giả Tam-di-đề từ phòng bước ra, đi đến Ôn tuyền, cởi y để trên bờ rồi xuống hồ Ôn tuyền tắm. Sau khi tắm xong, Tôn giả lên bờ lấy khăn lau mình và mặc y vào.

Bấy giờ có một vị thiên thần thân hình rất đẹp, sắc tướng uy nghi, nhắm lúc trời sắp rạng đông, đi đến Tôn giả Tam-di-đề, cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Tam-di-đề rồi đứng qua một bên. Vị thiên thần đó với sắc tướng uy thần cực diệu làm sáng chói khắp cả bờ hồ Ôn tuyền.

Sau khi đứng qua một bên, thiên thần bạch với Tôn giả Tam-di-đề rằng: 

“Này Tỳ-kheo, thầy có thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế [5] chăng?

Tôn giả Tam-di-đề trả lời vị thiên thần kia rằng:

“Tôi không thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế”.

Rôi Tôn giả hỏi lại thiên thần:

“Nhưng ngài có thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế chăng?”

Thiên thần trả lời:

“Tôi cũng không thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế”.

Tôn giả Tam-di-đề lại hỏi vị thiên thần kia:

“Ai thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế?”

Thiên thần kia đáp:

“Đức Thế Tôn đang du hóa trong thành Vương xá này, tại Trúc lâm, vườn Ca-lan-đa. Chính Ngài thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế. Này Tỳ-kheo, thầy nên gặp Thế Tôn và từ Ngài mà ghi nhớ và thuộc kỹ, thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế. Vì sao vậy? Vì bài kệ Bạt-địa-la-đế đó có pháp có nghĩa, là căn bản của phạm hạnh, hướng đến trí tuệ, hướng đến giác ngộ và hướng đến Niết-bàn. Một thiện nam tử chí tín, lìa bỏ gia đìnhsống không gia đình học đạocần phải khéo thọ trì đọc tụng bài kệ Bạt-địa-la-đế này”.

Thiên thần kia nói như vậy, và sau khi cúi đầu đảnh lễ dưới chân của Tôn giả Tam-di-đề, nhiễu quanh Tôn giả ba vòng rồi biến mất khỏi chỗ đó.

Sau khi thiên thần biến mất không lâu, Tôn giả Tam-di-đề đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ rồi ngồi xuống một bên mà bạch rằng:

“Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay khi trời sắp rạng đông, con ra khỏi phòng, đi đến Ôn tuyền, cởi y để trên bờ rồi xuống hồ Ôn tuyền tắm. Sau khi tắm xong, lên bờ lấy khăn lau mình và mặc y vào. Bấy giờ có một vị thiên thần thân hình rất đẹp, sắc tướng uy nghi, nhắm lúc trời sắp rạng đông, đi đến con, cúi đầu đảnh lễ con rồi đứng qua một bên. Vị thiên thần đó với sắc tướng uy thần cực diệu làm sáng chói khắp cả bờ hồ Ôn tuyền. Sau khi đứng qua một bên, thiên thần bạch với con: ‘Này Tỳ-kheo, thầy có thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế chăng? Con trả lời vị thiên thần kia rằng: ‘Tôi không thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế’. Rồi con hỏi lại thiên thần: ‘Nhưng ngài có thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế chăng?’ Thiên thần trả lời: ‘Tôi cũng không thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế’. Con lại hỏi vị thiên thần kia: ‘Ai thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế?’ Thiên thần kia đáp: ‘Đức Thế Tôn đang du hóa trong thành Vương xá này, tại Trúc lâm, vườn Ca-lan-đa. Chính Ngài thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế. Này Tỳ-kheo, thầy nên gặp Thế Tôn và từ Ngài mà ghi nhớ và thuộc kỹ, thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế. Vì sao vậy? Vì bài kệ Bạt-địa-la-đế đó có pháp có nghĩa, là căn bản của phạm hạnh, hướng đến trí tuệ, hướng đến giác ngộ và hướng đến Niết-bàn. Một thiện nam tử chí tín, lìa bỏ gia đìnhsống không gia đình học đạocần phải khéo thọ trì đọc tụng bài kệ Bạt-địa-la-đế này’. Thiên thần kia nói như vậy, và sau khi cúi đầu đảnh lễ dưới chân con, nhiễu quanh Tôn giả ba vòng rồi biến mất khỏi chỗ đó”.

Đức Thế Tôn hỏi rằng:

“Này Tam-di-đề, ngươi có biết vị thiên thần kia từ đâu đến chăng? Vị thiên thần kia tên là gì chăng?”

“Tôn giả Tam-di-đề đáp rằng:

“Bạch Thế Tôn, con không biết vị thiên thần kia từ đâu đến, cũng không biết tên gì”.

Đức Thế Tôn bảo:

“Này Tam-di-đề, vị thiên thần kia tên là Chánh Điện[6], làm tướng quân ở cõi trời Tam thập tam thiên.

Khi ấy, Tôn giả Tam-di-đề bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, nay thật là đúng lúc. Bạch Thiện Thệ, nay thật là đúng lúcNếu Thế Tôn nói cho Tỳ-kheo bài kệ Bạt-địa-la-đế ấy, các Tỳ-kheo sau khi nghe Thế Tôn nói, sẽ ghi nhớ kỹ”.

Đức Thế Tôn bảo:

“Này Tam-di-đề, hãy nghe kỹ và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ nói cho ông nghe”.

Tôn giả Tam-di-đề bạch:

“Xin vâng, bạch Thế Tôn!”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo vâng lời chỉ giáo mà lắng nghe.

Đức Thế Tôn đọc bài tụng:

Cẩn thận, đừng nghĩ quá khứ;

Tương lai cũng chớ mong cầu.

Quá khứ đã qua, đã mất,

Tương lai chưa đến, còn xa.

Hiện tại những gì đang có

Thì nên quán sát suy tư.

Niệm niệm mong manh không chắc,

Người khôn biết vậy nên tu.

Nếu có làm theo hạnh Thánh,

Ai hay nỗi chết ưu sầu.

Nhất định tránh xa sự chết;

Hiểm nguy, khổ lớn dứt trừ.

Như vậy thực hành tinh tấn,

Ngày đêm không chút biếng lười.

Vì vậy phải thường tụng đọc

Bạt-địa-la-đế kệ này.

Sau khi nói bài kệ như vậy, Đức Thế Tôn liền từ chỗ ngồi đứng dậyđi vào tịnh thất mà tĩnh tọa.

Lúc bấy giờ, các Tỳ-kheo liền nghĩ rằng: “Này chư Hiền, nên biết, Đức Thế Tôn chỉ nói vắn tắt lời dạy này, không phân biệt rộng rãi, rồi Ngài liền từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tịnh thất nhập định

Cẩn thận, đừng nghĩ quá khứ;
Tương lai cũng chớ mong cầu.
Quá khứ đã qua, đã mất,
Tương lai chưa đến, còn xa.
Hiện tại những gì đang có
Thì nên quán sát suy tư.
Niệm niệm mong manh không chắc,
Người khôn biết vậy nên tu.
Nếu có làm theo hạnh Thánh,
Ai hay nỗi chết ưu sầu.
Nhất định tránh xa sự chết;
Hiểm nguy, khổ lớn dứt trừ.
Như vậy thực hành tinh tấn,
Ngày đêm không chút biếng lười.
Vì vậy phải thường tụng đọc
Bạt-địa-la-đế kệ này.
Các vị ấy lại nghĩ rằng: “Chư Hiền, vị nào có thể phân biệt rộng rãi điều mà Thế Tôn đã nói một cách tóm lược?” Các vị ấy lại nghĩ: “Tôn giả Đại Ca-chiên-diên[7] thường được Thế Tôn và các bậc phạm hạnh có trí tán thán. Như vậy, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên có thể phân biệt được điều mà Thế Tôn đã nói một cách tóm lược. Này chư Hiền, hãy cùng nhau đi đến nơi Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, nhờ Tôn giả giải thích điều đó. Nếu Tôn giả Đại Ca-chiên-diên phân biệt cho, chúng ta sẽ khéo thọ trì”. 
Thế rồi các Tỳ-kheo cùng nhau đi đến chỗ Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, cùng chào hỏi nhau rồi ngồi qua một bên thưa rằng:
“Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, nên biết, Đức Thế Tôn chỉ nói vắn tắt lời dạy này, không phân biệt rộng rãi, rồi Ngài liền từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tịnh thất nhập định
Cẩn thận, đừng nghĩ quá khứ;
Tương lai cũng chớ mong cầu.
Quá khứ đã qua, đã mất,
Tương lai chưa đến, còn xa.
Hiện tại những gì đang có
Thì nên quán sát suy tư.
Niệm niệm mong manh không chắc,
Người khôn biết vậy nên tu.
Nếu có làm theo hạnh Thánh,
Ai hay nỗi chết ưu sầu.
Nhất định tránh xa sự chết;
Hiểm nguy, khổ lớn dứt trừ.
Như vậy thực hành tinh tấn,
Ngày đêm không chút biếng lười.
Vì vậy phải thường tụng đọc
Bạt-địa-la-đế kệ này.

“Chúng tôi suy nghĩ rằng: ‘Chư Hiền, vị nào có thể phân biệt rộng rãi điều mà Thế Tôn đã nói một cách tóm lược?’ Chúng tôi lại nghĩ: ‘Tôn giả Đại Ca-chiên-diên thường được Thế Tôn và các bậc phạm hạnh có trí tán thán. Như vậy, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên có thể phân biệt được điều mà Thế Tôn đã nói một cách tóm lược. Cúi xin Tôn giả Đại Ca-chiên-diên vì lòng từ mẫn mà nói nghĩa ấy một cách rộng rãi”. 

Bấy giờ, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên nói rằng:

“Này chư Hiền, hãy nghe tôi nói thí dụ. Người có trí nghe thí dụ thì sẽ hiểu được nghĩa.

 
 

“Này chư Hiền, cũng như người muốn tìm lõi cây. Vì muốn tìm lõi cây nên xách búa vào rừng. Người ấy thấy cây đại thọ có đủ gốc, thân, cành, nhánh, lá, hoa và lõi. Người ấy không đốn gốc, thân, cành và lõi mà chỉ chặt nhánh và lá thôi. Điều chư Hiền nói ra cũng lại như vậy. Đức Thế Tôn còn đó mà chư Hiền lại bỏ đi tìm tôi để hỏi về điều ấy. Vì sao? Chư Hiền nên biết, Thế Tôn là Con Mắt, là Trí, là Nghĩa, là Pháp chủ, là Pháp tướng Nói nghĩa chân đế, hiển hiện tất cả các nghĩa, đều do Thế Tôn

“Này chư Hiền, hãy đến chỗ Đức Thế Tôn mà hỏi điều đó như thế này, ‘Bạch Thế Tôn, điều đó thế nào? Điều đó có nghĩa gì?’ Đức Thế Tôn dạy thế nào, chư Hiền nên khéo léo thọ trì thế ấy”.

Nghe thế, các Tỳ-kheo thưa rằng:

“Xin vâng, thưa Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, Đức Thế Tôn là Con Mắt, là Trí, là Nghĩa, là Pháp chủ, là Pháp tướng. Nói nghĩa chân đế, hiển hiện tất cả các nghĩa, đều do Thế TônChúng tôi đáng lẽ phải đến chỗ Thế Tôn mà hỏi về điều đó như vầy ‘Bạch Thế Tôn, điều đó thế nào? Điều đó có nghĩa gì?’ Đức Thế Tôn nói như thế nào, chúng tôi sẽ khéo thọ trì thế ấy. Nhưng Tôn giả Đại Ca-chiên-diên thường được Thế Tôn và các bậc phạm hạnh có tri tán thán. Như vậy, Tôn giả có thể phân biệt được điều mà Thế Tôn đã nói một cách tóm lược. Mong Tôn giả Đại Ca-chiên-diên thương xót mà giải thích rộng rãi cho”.

Tôn giả Đại Ca-chiên-diên bảo các Tỳ-kheo rằng:

“Này chư Hiền, nếu vậy xin hãy nghe tôi nói.

“Này chư Hiền, thế nào là Tỳ-kheo truy niệm quá khứ? Này chư Hiền, Tỳ-kheo quả thật có sắc được biết bởi mắt, khả hỷ, ý niệmsắc áitâm lạc tương ưng với dục, tâm mò bắt cái gốc. Gốc tức quá khứ vậy. Thức quá khứ vị ấy bị nhiễm trước dục; do thức nhiễm trước dục, vị ấy hoan lạc. Do hoan lạc, vị ấy truy niệm quá khứ. Tai, mũi, lưỡi và thân cũng vậy. Quả thật có sắc được biết bởi mắt, khả hỷ, ý niệmsắc áitâm lạc tương ưng với dục, tâm mò bắt cái gốc. Gốc tức quá khứ vậy. Thức quá khứ vị ấy bị nhiễm trước dục; do thức nhiễm trước dục, vị ấy hoan lạc. Do hoan lạc, vị ấy truy niệm quá khứ.

“Này chư Hiền, sao gọi là Tỳ-kheo không truy niệm quá khứ? Này chư Hiền, Tỳ-kheo quả thật có sắc được biết bởi mắt, khả hỷ, ý niệmsắc áitâm lạc tương ưng với dục, tâm mò bắt cái gốc. Gốc tức quá khứ vậy. Thức quá khứ vị ấy không bị nhiễm trước dục; do thức không bị nhiễm trước dục, nên không hoan lạc nơi đó. Do không hoan lạc nơi đó nên không truy niệm quá khứ. Tai, mũi, lưỡi, thân cũng vậy, quả thật có sắc được biết bởi mắt, khả hỷ, ý niệmsắc áitâm lạc tương ưng với dục, tâm mò bắt cái gốc. Gốc tức quá khứ vậy. Thức quá khứ vị ấy không bị nhiễm trước dục; do thức không nhiễm trước dục, vị ấy không hoan lạc. Do không hoan lạc, vị ấy không truy niệm quá khứ.

Này chư Hiền, như vậy đó là Tỳ-kheo không truy niệm quá khứ.

“Này chư Hiền, sao gọi là Tỳ-kheo mong ước vị lai? Này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo có mắt, sắc và thức con mắt, đối với vị lai những gì chưa được thì muốn được, đã được rồi thì tâm mong ước. Do tâm mong ước nên hoan lạc nơi đó. Do hoan lạc nên mong ước vị lai. Tai, mắt, nũi, lưỡi, thân cũng như vậy. Đối với vị lai, những gì chưa được thì muốn được. Đã được thì tâm mong ước. Do tâm mong ước nên tâm hoan lạc nơi đó. Do hoan lạc nên mong ước vị lai. Này chư Hiền, như vậy đó là Tỳ-kheo mong ước vị lai.

“Này chư Hiền, sao gọi là Tỳ-kheo không mong ước vị lai? Này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo có mắt, sắc và thức con mắt, đối với vị lai những gì chưa được thì không muốn được, đã được rồi thì tâm không mong ước. Do tâm không mong ước nên không hoan lạc nơi đó. Do không hoan lạc nơi đó nên không mong ước vị lai. Này chư Hiền, như vậy đó gọi là Tỳ-kheo mong ước vị lai.

“Này chư Hiền, sao gọi là Tỳ-kheo chấp thủ pháp hiện tại? Này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo có mắt, sắc và thức con mắt, đối với hiện tại, vị ấy thức hiện tại bị nhiễm trước dục. Do thức bị nhiễm trước dục nên hoan lạc nơi ấy. Do hoan lạc nên chấp thủ pháp hiện tại. Tai, mũi, lưỡi, thân cũng vậy, nếu có ý, pháp và ý thức, đối với hiện tại, vị ấy thức hiện tại bị nhiễm trước dục. Do bị nhiễm trước dục nên hoan lạc nơi ấy. Do hoan lạc nên chấp thủ pháp hiện tại. Này chư Hiền, như vậy đó là Tỳ-kheo chấp thủ pháp hiện tại.

“Này chư Hiền, sao gọi là Tỳ-kheo không chấp thủ pháp hiện tại? Này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo có mắt, sắc và thức con mắt, đối với hiện tại, vị ấy thức hiện tại không bị nhiễm trước dục. Do thức không bị nhiễm trước dục nên không hoan lạc nơi ấy. Do hoan lạc nên không chấp thủ pháp hiện tại. Tai, mũi, lưỡi, thân cũng vậy, nếu ý, pháp và ý thức, đối với hiện tại, vị ấy thức hiện tại không bị nhiễm trước dục. Do thức không bị nhiễm trước dục nên hoan lạc nơi ấy. Do không hoan lạc nên không chấp thủ pháp hiện tại. Này chư Hiền, như vậy đó là Tỳ-kheo không chấp thủ pháp hiện tại.

“Này chư Hiền, phần này được Thế Tôn nói vắn tắt, không phân biệt một cách rộng rãi, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tịnh thất tĩnh tọa”.

Cẩn thận, đừng nghĩ quá khứ;
Tương lai cũng chớ mong cầu.
Quá khứ đã qua, đã mất,
Tương lai chưa đến, còn xa.
Hiện tại những gì đang có
Thì nên quán sát suy tư.
Niệm niệm mong manh không chắc,
Người khôn biết vậy nên tu.
Nếu có làm theo hạnh Thánh,
Ai hay nỗi chết ưu sầu.
Nhất định tránh xa sự chết;
Hiểm nguy, khổ lớn dứt trừ.
Như vậy thực hành tinh tấn,
Ngày đêm không chút biếng lười.
Vì vậy phải thường tụng đọc
Bạt-địa-la-đế kệ này.

“Phần này được Thế Tôn nói vắn tắt mà không phân biệt một cách rộng rãi. Tôi bằng những câu này nói một cách rộng rãi như vậy đó. Này chư Hiền, có thể đến trình bày đầy đủ lên Đức Phật. Nếu Đức Thế Tôn có nói ý nghĩa như thế nào, chư Hiền hãy thọ trì”.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo ấy nghe Tôn giả Đại Ca-chiên-diên nói như vậy, khéo thọ trìđọc tụng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi quanh Tôn giả ấy ba vòng rồi đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu đảnh lễ rồi ngồi qua một bên mà thưa rằng:

“Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn nói tóm lược về điều đó mà không phân biệt rộng rãi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vào thất tĩnh tọa, thì Tôn giả Đại Ca-chiên-diên với cú như thế, văn như thế đã giải thích rộng rãi về điều đó.”

Đức Thế Tôn nghe như vậy, liền tán thán rằng:

“Lành thay! Lành thay! Trong số đệ tử của Ta, đó là vị có mắt, có trí, có pháp, có nghĩa. Vì sao? Vì đạo sư nói điều ấy tóm lược, không phân biệt rộng rãi cho các đệ tử, mà đệ tử ấy đã bằng cú như thế, văn như thế để giải thích rộng rãi. Cho nên những gì mà Ca-chiên-diên đã nói, các ngươi hãy thọ trì như vậy. Vì sao? Vì thuyết quán nghĩa phải như vậy.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo ấy sau khi nghe Phật thuyếthoan hỷ phụng hành.



 
 

[1]Tương đương Pāli, M.133 Mahā-Kaccānabhadhekaratta-sutta. Hán tham chiếu, No.77 Phật Thuyết Tôn Thượng Kinh, Tây Tấn, Trúc Pháp Hộ dịch.

[2]Bản Pāli nói tại Tapodārāna, cũng trong Rājagaha (Vương xá), xem thêm chú thích (4) ở sau.

[3]Tam-di-đề 三彌提. Pāli: Samiddhi, thuộc một gia đình phú hào tại Vương xá

[4]Ôn tuyền lâm 溫泉林. Pāli: Tapodārāma (tinh xá Ôn tuyền), ở cạnh hồ Ôn tuyền (Tapodā), dưới chân núi Vebhāra, ngoài thành Vương xá.

[5]Bạt-địa-la-đế 跋地羅帝. Pāli: Bhaddekaratta: một đêm hạnh phúc, nhất dạ hiền giả.

[6]Chánh Điện 正殿. Bản Pāli không nhắc đến vị thiên thần này.

[7]Đại Ca-chiên-diên 大迦旃延. Pāli: Mahā-Kaccāna.

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 7

Post Views: 254