Kinh Trung Bộ AH141 : Saccavibhangasutta, Kinh Phân biệt sự thật. -H.31 Phân biệt thánh đế kinh

Kinh Trung Bộ AH141 : Saccavibhangasutta, Kinh Phân biệt sự thật. -H.31 Phân biệt thánh đế kinh

Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc[2].

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:

“Đây là sự công bố chánh pháp tối thượng[3], tức là bốn Thánh đế, được thâu nhiếp toàn diện, được quán chiếu toàn diện, được phân biệt, được phơi mở, được mở bày, được thi thiết, được hiển thị, được thú hướng[4].

“Trong quá khứ, các Đức Như Lai, Bậc Vô Sở TrướcĐẳng Chánh Giác, cũng có sự công bố chánh pháp tối thượng này, tức là bốn Thánh đế, được thâu nhiếp toàn diện, được quán chiếu toàn diện, được phân biệt, được phơi mở, được mở bày, được thi thiết, được hiển thị, được thú hướng.

“Trong đời vị lai, các Đức Như Lai, Bậc Vô Sở TrướcĐẳng Chánh Giác, cũng có sự công bố chánh pháp tối thượng này, tức là bốn Thánh đế, được thâu nhiếp toàn diện, được quán chiếu toàn diện, được phân biệt, được phơi mở, được mở bày, được thi thiết, được hiển thị, được thú hướng.

“Trong đời hiện tại, Ta là Như Lai, Bậc Vô Sở TrướcĐẳng Chánh Giác, cũng có sự công bố chánh pháp tối thượng này, tức là bốn Thánh đế, được thâu nhiếp toàn diện, được quán chiếu toàn diện, được phân biệt, được phơi mở, được mở bày, được thi thiết, được hiển thị, được thú hướng.

“Tỳ-kheo Xá-lê Tử[5] là bậc thông tuệ[6], tốc tuệ, tiệp tuệ, lợi tuệ, quảng tuệ, thâm tuệ, xuất yếu tuệ, minh đạt tuệ, biện tài tuệ. Tỳ-kheo Xá-lê Tử thành tựu thật tuệ. Vì sao vậy? Vì ta nói sơ lược về bốn Thánh đế thế này, thì Tỳ-kheo Xá-lê Tử có thể vì người khác mà giáo hóa toàn diệnquán chiếu toàn diệnphân biệt, phơi mở, mở bày, thi thiết hiển thị, thú hướng.

“Khi Tỳ-kheo Xá-lê Tử giáo hóa toàn diệnquán sát toàn diệnphân biệt, phơi mở, mở bày, thi thiết, hiển thị, thú hướng, làm cho vô lượng người đạt đến chánh quán. Tỳ-kheo Xá-lê Tử có khả năng hướng dẫn bằng chánh kiến vậy.

“Tỳ-kheo Mục-kiền-liên có khả năng làm cho đứng vững nơi chân tế tối thượng[7], nghĩa là cứu cánh lậu tận. Tỳ-kheo Xá-lê Tử sanh ra các bậc phạm hạnh, cũng như sanh mẫu; Tỳ-kheo Mục-kiền-liên trưởng dưỡng các bậc phạm hạnh cũng như dưỡng mẫu. Do đó các bậc phạm hạnh nên phụng sựcung kính cúng dườnglễ bái Tỳ-kheo Xá-lê Tử và Mục-kiền-liên. Vì sao vậy? Vì Tỳ-kheo Xá-lê Tử và Đại Mục-kiền-liên mong cầu phước lợi và thiện ích, cũng cầu sự an ổn và khoái lạc cho các vị phạm hạnh”.

Sau khi Đức Thế Tôn nói như vậy rồi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tịnh thất tĩnh tọa. Lúc đó, Tôn giả Xá-lê Tử nói với các Tỳ-kheo:

“Này chư HiềnĐức Thế Tôn vì chúng ta mà xuất hiện thế gian, vì mọi người mà giáo hóa, khai thị toàn diệnphân biệt, phơi mở, mở bày, thi thiết, hiển thị, thú hướng bốn Thánh đế này.

“Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đếKhổ tậpKhổ diệtKhổ diệt đạo Thánh đế[8].

“Này chư Hiền, thế nào là Khổ Thánh đế? Đó là sanh khổgià khổbệnh khổchết khổ, oắn tắng hội khổ, ái biệt ly khổcầu bất đắc khổtóm lại ngũ thủ uẩn là khổ[9].

“Này chư Hiền, nói sanh là khổ; nói thế là vì lẽ gì? Này chư Hiền, sanh là chúng sanh kia, với chủng loại sai biệt của chúng sanh kia, sanh thì sanh[10], xuất hiện thì xuất hiệnthành hình thì thành hình, hiện khởi[11] năm uẩn rồi liền có mạng căn. Như vậy gọi là sanh.

“Này chư Hiền, sanh là khổ, đó là chúng sanh khi sanh thâân cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giác toàn diện[12]. Tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giác khổ, cảm giác toàn diệnThân tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giác khổ, cảm giác toàn diện. Thân cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diệncảm giác nóng, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diệncảm giác nóng, cảm giác toàn diệnThân tâm cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diệncảm giác nóng, cảm giác toàn diện. Thân cảm nghiệm sự nóng hực[13], sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diệncảm giác sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diệncảm giác sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diệnThân tâm cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diệncảm giác sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diện. Này chư Hiềnvì lẽ ấy mà nói sanh là khổ.

“Này chư Hiền, nói già là khổ; nói thế là vì lẽ gì? Này chư Hiền, già nghĩa là chúng sanh kia, với chủng loại sai biệt của chúng sanh kia, kẻ kia trở nên già yếu, đầu bạc răng rụng, sự cường tráng ngày càng suy yếu, thân còng, chân vẹo, cơ thể nặng nề, hơi thở đưa lên, phải chống gậy mà đi, thịt rút, da nhăn, xù xì như cây gai, các căn hư hoại, nhan sắc xấu xí. Như vậy gọi là già.

“Này chư Hiền, già là khổ, là chúng sanh khi già thì thâân cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giáccảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giác khổ, cảm giác toàn diệnThân tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giác khổ, cảm giác toàn diện. Thân cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diệncảm giác nóng, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diệncảm giác nóng, cảm giác toàn diệnThân tâm cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diệncảm giác nóng, cảm giác toàn diện. Thân cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diệncảm giác sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diệncảm giác sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diệnThân tâm cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diệncảm giác sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diện. Này chư Hiềnvì lẽ ấy mà nói già là khổ.
 

“Này chư Hiền, nói bệnh là khổ; nói thế là vì lẽ gì? Này chư Hiền, bệnh là đầu đau, mắt đau, tai đau, mũi đau, mặt đau, môi đau, răng đau, lưỡi đau, nướu đau, cổ đau, phong suyễn, ho hen, ói mữa, cứng họng, bệnh điên, bệnh động kinh, ung thư, mọc bướu, kinh nguyệt tràn, viêm đỏ, nóng hực, khô héo, bệnh trĩ, mụn nhọt, kiết lỵ, và tất cả những bệnh tương tự như vậy, từ xúc mà sanh ra, không rời khỏi tâm, ở ngay trong thân. Như vậy gọi là bệnh. Này chư Hiềnbệnh khổ là: Chúng sanh khi bệnh thì thâân cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giáccảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giác khổ, cảm giác toàn diệnThân tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giác khổ, cảm giác toàn diện. Thân cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diệncảm giác nóng, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diệncảm giác nóng, cảm giác toàn diệnThân tâm cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diệncảm giác nóng, cảm giác toàn diện. Thân cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diệncảm giác sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diệncảm giác sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diệnThân tâm cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diệncảm giác sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diện. Này chư Hiềnvì lẽ ấy nói bệnh là khổ.

“Này chư Hiền, nói chết là khổ; nói thế là vì lẽ gì? Này chư Hiền, chết là chúng sanh kia, với chủng loại sai biệt của chúng sanh kia, mạng chungvô thường, chết chôn, tan rã, tuổi thọ chấm dứt, hủy hoại, mạng căn bế tắc, như vậy gọi là chết. Này chư Hiền, chết là khổ. Đó là chúng sanh khi chết, thâân cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giáccảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giác khổ, cảm giác toàn diệnThân tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giác khổ, cảm giác toàn diện. Thân cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diệncảm giác nóng, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diệncảm giác nóng, cảm giác toàn diệnThân tâm cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diệncảm giác nóng, cảm giác toàn diện. Thân cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diệncảm giác sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diệncảm giác sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diệnThân tâm cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diệncảm giác sự nóng hực, sự bức rứcưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diện. Này chư Hiềnvì lẽ ấy mà nói chết là khổ.

“Này chư Hiền, nói oán tắng hội là khổ[14]; nói thế là vì lẽ gì? Này chư Hiền, oán tắng hội, nghĩa là, chúng sanh thật có sáu nội xứ[15]: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý xứ vốn không khả ái mà chúng cùng tụ hội ở một chỗ, có sự gắn bóhòa hợp, tập hợp. Sự hòa hợp ấy là khổ. Cũng vậy các ngoại xứ: xúc, thọ, tưởng, hành, ái[16], cũng lại như vậy. Này chư Hiềnchúng sanh thật có sáu giới: đất, nước, lửa, gió, hư không và thức giới vốn không khả ái mà chúng cùng tụ hội ở một chỗ, có sự gắn bóhòa hợp, tập hợp. Sự hòa hợp ấy là khổ. Như vậy gọi là oán tắng hội khổ. Này chư Hiền, oán tắng hội là khổ, đó là chúng sanh khi có sự tụ hội của những thứ oán ghét, thân cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giác khổ, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giác khổ, cảm giác toàn diệnThân tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giác khổ, cảm giác toàn diện. Này chư Hiềnvì lẽ ấy mà nói oán tắng hội là khổ.

“Này chư Hiền, nói ái biệt ly khổ[17]; nói thế là vì lẽ gì? Này chư Hiềnái biệt ly khổ, đó là chúng sanh thật có sáu xứ bên trong: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý xứ vốn khả ái, nhưng chúng phân tán thành khác biệt, không tương ứngbiệt ly không tụ hội, không gắn bó, không tập hợp, không hòa hợp, đó là khổ. Cũng vậy, các ngoại xứ: xúc, thọ, tưởng, hành, ái, cũng lại như vậy. Này chư Hiềnchúng sanh quả thực có sáu giới: đất, nước, lửa, gió, hư không và thức giới vốn nhưng chúng phân tán thành khác biệt, không tương ứng, không gắn bó, không hòa hợp, không tập hợp, đó là khổ. Như vậy gọi là ái biệt ly. Này chư Hiền, ái biệt ly là khổ nghĩa là chúng sanh khi xa cách nhau, thân cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giác khổ, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giác khổ, cảm giác toàn diệnThân tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diệncảm giác khổ, cảm giác toàn diện. Này chư Hiềnvì lẽ ấy mà nói ái biệt ly khổ là khổ.

“Này chư Hiền, nói sở cầu bất đắc là khổ[18]; nói thế là vì lẽ gì? Này chư Hiền, nghĩa là chúng sanh lệ thuộc vào sanh pháp[19], không thể lìa xa sanh pháp, ước muốn rằng: ‘Mong tôi không sanh ra’, điều ấy quả thật không thể muốn mà được. Với sự già, sự chết, sự ưu sầu, buồn lo mà ước muốn rằng: ‘Mong tôi không có buồn lo’. Điều ấy không thể muốn mà được. Này chư Hiền chúng sanh quả thật sanh là khổ, không đáng vui, không đáng yêu, không đáng nghĩ nhớ, người ấy nghĩ thế này: ‘Nếu ta sanh khổ, không đáng vui, không đáng yêu, không đáng nghĩ nhớ, mong sao được đổi thành đáng yêu, đáng nghĩ nhớ’. Điều đó không thể muốn mà được. Này chư Hiềnchúng sanh nào quả thật sanh lạc đáng yêu, đáng nghĩ nhớ, người ấy nghĩ như vầy: ‘Nếu ta sanh ra lạc, đáng yêu, đáng nghĩ nhớ, mong sao nó là pháp thường hằng, vĩnh cữu và không biến dịch’. Điều ấy không thể muốn mà được.

“Này chư Hiềnchúng sanh nào quả thật sanh ra tư tưởng mà không đáng vui, không đáng yêu, không đáng nghĩ nhớ, người ấy suy nghĩ thế này: ‘Nếu ta sanh tư tưởng mà không đáng vui, không đáng yêu, không đáng nghĩ nhớ, mong sao nó đổi thành mà đáng yêu, đáng nghĩ nhớ’. Điều ấy không thể muốn mà được. Này chư Hiềnchúng sanh nào quả thật sanh ra tư tưởng, đáng yêu, đáng nghĩ nhớ, người ấy nghĩ như vầy: ‘Nếu tư tưởng ta sanh ra đáng yêu, đáng nghĩ nhớ, mong sao nó là pháp thường hằng, vĩnh cửu và không biến dịch’. Điều ấy không thể muốn mà được. Này chư Hiềnvì lẽ ấy mà nói sở cầu bất đắc là khổ.

“Này chư Hiền, nói lược năm thủ uẩn là khổ; nói thế là vì lẽ gì? Đó là sắc thủ uẩn; thọ, tưởng, hành, thức thủ uẩn. Này chư Hiềnvì lẽ ấy mà nói năm thủ uẩn là khổ.

“Này chư Hiền, thời quá khứ là Khổ Thánh đế; thời vị lai và hiện tại là Khổ Thánh đế. Đó là điều chắc thật không hư đối, không xa rời sự thật, cũng chẳng phải điên đảo, được thẩm sát một cách chắc thật. Những gì hợp với sự chắc thật như vậy, là sở hữu của Thánh, được nhận thức bởi Thánh, được thấu suốt bởi Thánh, được thấy bởi Thánh, là sự giác ngộ tối thượng chân chánh của bậc Thánh. Do dó nói là Khổ Thánh đế.

 
 

“Cái gì làø ái tập Khổ tập Thánh đế? Nghĩa là chúng sanh thật có sáu xứ tham ái bên trong: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý xứ. Trong đó nếu có ái, có cấu bẩn, có ô nhiễm, có đắm trước thì gọi là tập.

“Này chư HiềnĐa văn Thánh đệ tử biết rằng: ‘Ta biết pháp như vậy, thấy như vậy, hiểu như vậy, nhận định như vậy và tri giác như vậy, đó là ái tập Khổ tập Thánh đế.

“Biết như vậy là biết như thế nào? Nếu có người tham ái vợ con, nô tỳ, kẻ sai bảoquyến thuộc, ruộng đất, nhà cửa, quán xá, tài vật xuất vốn và lời lãi, tạo tác những nghiệp có ái, có cấu bẩn, có nhiễm, có trước, đó gọi là tập. Người kia biết ái tập Khổ tập Thánh đế này. Cũng vậy, ngoại xứ xúc, thọ, tưởng, hành, ái, cũng lại như vậy.

“Này chư Hiềnchúng sanh quả thực có sáu giới tham ái: đất, nước, lửa, gió, hư khôngthức giới, trong đó nếu có ái, có cấu bẩn, có nhiễm, có trước, đó gọi là tập.

“Này chư HiềnĐa văn Thánh đệ tử biết rằng ‘Ta biết pháp như vậy, thấy như vậy, hiểu như vậy, nhận định như vậy và tri giác như vậy, đó là ái tập Khổ tập Thánh đế.

“Biết như vậy là biết như thế nào? Nếu có người tham ái vợ con, nô tỳ, kẻ sai bảoquyến thuộc, ruộng đất, nhà cửa, quán xá, tài vật xuất vốn và lời lãi, tạo tác những nghiệp có ái, có cấu bẩn, có nhiễm, có trước, đó gọi là tập. Người kia biết ái tập Khổ tập Thánh đế này. Thời quá khứ là khổ Thánh đế; thời vị lai và hiện tại là Khổ Thánh đế. Đó là điều chắc thật không hư đối, không xa rời sự thật, cũng chẳng phải điên đảo, được thẩm sát một cách chắc thật. Những gì hợp với sự chắc thật như vậy, là sở hữu của Thánh, được nhận thức bởi Thánh, được thấu suốt bởi Thánh, được thấy bởi Thánh, là sự giác ngộ tối thượng chân chánh của bậc Thánh. Do dó nói là Khổ Thánh đế.

Này chư Hiền, thế nào là ái diệt Khổ diệt Thánh đế? Nghĩa là chúng sanh thực có sáu xứ tham ái bên trong: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý xứChúng sanh ấy giải thoát, không nhiễm, không đắm trước, đoạn bỏ hoàn toàn, vô dục, diệt tận, tĩnh tịch; đó gọi là Khổ diệt.

“Này chư HiềnĐa văn Thánh đệ tử biết rằng ‘Ta biết pháp như vậy, thấy như vậy, hiểu như vậy, nhận định như vậy và tri giác như vậy, đó là ái diệt Khổ diệt Thánh đế.

“Biết như vậy là biết như thế nào? Nếu có người nào không tham ái vợ con, nô tỳ, kẻ sai bảoquyến thuộc, ruộng đất, nhà cửa, quán xá, tài vật xuất vốn và lời lãi, đó không phải là tạo tác nghiệp, người ấy nếu giải thoát, không nhiễm, không đắm trước, đoạn bỏ hoàn toàn, vô dục, diệt tận, tĩnh tịch; đó gọi là ái diệt, Khổ diệt Thánh đếCũng thế, ngoại xứ xúc, thọ, tưởng, tư, ái, cũng lại như vậy.

“Này chư Hiềnchúng sanh quả thật có sáu giới tham ái: Đất, nước, lửa, gió, hư khôngthức giới; người ấy nếu giải thoát, không nhiễm, không đắm trước, đoạn bỏ hoàn toàn, vô dục, diệt tận, tĩnh tịch; đó gọi là ái diệt, Khổ diệt Thánh đế. Này chư HiềnĐa văn Thánh đệ tử biết rằng ‘Ta biết pháp như vậy, thấy như vậy, hiểu như vậy, nhận định như vậy và tri giác như vậy, đó là ái diệt Khổ diệt Thánh đế.

“Biết như vậy là biết như thế nào? Nếu có người nào không tham ái vợ con, nô tỳ, kẻ sai bảoquyến thuộc, ruộng đất, nhà cửa, quán xá, tài vật xuất vốn và lời lãi, đó không phải là tạo tác nghiệp, người ấy nếu giải thoát, không nhiễm, không đắm trước, đoạn bỏ hoàn toàn, vô dục, diệt tận, tĩnh tịch; đó gọi là ái diệt, Khổ diệt Thánh đế. Thời quá khứ là khổ Thánh đế; thời vị lai và hiện tại là Khổ Thánh đế. Đó là điều chắc thật không hư đối, không xa rời sự thật, cũng chẳng phải điên đảo, được thẩm sát một cách chắc thật. Những gì hợp với sự chắc thật như vậy, là sở hữu của Thánh, được nhận thức bởi Thánh, được thấu suốt bởi Thánh, được thấy bởi Thánh, là sự giác ngộ tối thượng chân chánh của bậc Thánh. Do dó nói là ái diệt Khổ diệt Thánh đế.

“Này chư Hiền, thế nào là Khổ diệt đạo Thánh đế? Đó là chánh kiếnchánh tư duy[20], chánh ngữchánh nghiệpchánh mạngchánh tinh tấn[21], chánh niệm và chánh định.

“Này chư Hiền, thế nào là chánh kiến? Đó là khi vị Thánh đệ tử khi suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh. Hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sát[22] tâm hoàn toàn giải thoát, trong đó là sự giản trạchgiản trạch toàn diệngiản trạch quyết địnhgiản trạch pháp, nhận địnhtoàn diện nhận địnhquán sát minh đạt. Đó là chánh kiến[23].

“Này chư Hiền, thế nào là chánh tư duy? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sát tâm hoàn toàn giải thoát, trong đó là sự tư sát, tư sát toàn diệntùy thuận tư sát, điều nào nên niệm thì niệm, điều nào nên hy vọng thì hy vọng[24]. Đó là chánh tư duy.

“Này chư Hiền, thế nào là chánh ngữ? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sát tâm hoàn toàn giải thoát, trong đó ngoài bốn diệu hành thuộc miệng, còn các ác hành khác nơi miệng đều viễn ly, đoạn trừ, không hành, không tạo tác, không tập hợp và không tụ hội. Đó là chánh ngữ.

“Này chư Hiền, thế nào là chánh nghiệp? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sát tâm hoàn toàn giải thoát, trong đó ngoài ba diệu hành thuộc thân, còn các ác hành khác nơi thân đều viễn ly, đoạn trừ, không hành, không tạo tác, không tập hợp và không tụ hội. Đó là chánh nghiệp.

“Này chư Hiền, thế nào là chánh mạng? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sát tâm hoàn toàn giải thoát, trong đó phải là mong cầu vô lý, không do nhiều tham dục mà không biết vừa đủ, không làm các thứ xảo quyệt bùa chú, để sinh sống bằng tà mạng. Chỉ theo chánh pháp mà mong cầu y phục, chớ không phải với phi pháp, cũng theo chánh pháp để mong cầu thực phẩm, giường chõng, chớ không phải với phi pháp. Đó là chánh mạng.

“Này chư Hiền, thế nào là chánh tinh tấn? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sát tâm hoàn toàn giải thoát, trong đó, nếu có phương tiện tinh tấn thì quả quyếttinh cần để mong cầu, có khả năng để thú hướng, chuyên chú không xả bỏ, cũng không suy thối, quyết định hàng phục tâm mình. Đó là chánh tinh tấn.

“Này chư Hiền, thế nào là chánh niệm? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sát tâm hoàn toàn giải thoát, trong đó, nếu tâm tùy thuận niệm, phản chiếu giải thoát niệm[25], suy niệm, biến mãn suy niệm, liên tục ức niệmtâm niệm không xao lãng. Đó là chánh niệm.

“Này chư Hiền, thế nào là chánh định? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sát tâm hoàn toàn giải thoát, trong đó, nếu tâm trụ, thiền trụ, thuận trụ, không loạn, không tán, chuyên nhất[26]. Đó là chánh định.

“Này chư Hiền, thời quá khứ là Khổ diệt đạo Thánh đế; thời vị lai và hiện tại là Khổ diệt đạo Thánh đế. Đó là điều chắc thật không hư dối, không xa rời sự thật, cũng chẳng phải điên đảo, được thẩm sát một cách chắc thật. Những gì hợp với sự chắc thật như vậy, là sở hữu của Thánh, được nhận thức bởi Thánh, được thấu suốt bởi Thánh, được thấy bởi Thánh, là sự giác ngộ tối thượng chân chánh của bậc Thánh. Do dó nói Khổ diệt đạo Thánh đế”.

Rồi ngài nói bài tụng rằng:

Phật thấu triệt các pháp,
Thấy vô lượng thiện đức,
Khổ, tập, diệt, đạo đế,
Khéo hiển hiện phân biệt.

Tôn giả Xá-lê Tử thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Tôn giả Xá-lê Tử thuyết, hoan hỷ phụng hành
 

Chú thích

[1] Tương đương Pāli: M. 141. Saccavibhaṅga-suttaṃ. Biệt dịch, No.32 Phật Thuyết Tứ Đế KinhAn Thế Cao dịch, Đại 1 tr.814b; No.25(27.1) Tăng Nhất 19 “phẩm Đẳng Thú Tứ Đế, kinh số 1” Đại 2 tr.643a. Tham chiếuThập Tụng Luật 60, Đại 23 tr. 445c; D.22. Mahā-satipaṭṭhāna-suttanta.

[2] Các bản Hán đều nói Phật tại Xá-vệ. Bản Pāli tương đương: Bārāṇasiyaṃ viharati Isipatane Migadāye, trú tại Ba-la-nại, trong Chư tiên đọa xứ, Lộc dã uyển.

[3] Chánh hành thuyết pháp正行說法; No.32: Chơn chánh thuyết pháp
真正說法. Bản Pāli: anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ, Vô thượng Pháp luân được vận chuyển. 

[4] Hán: quảng nhiếp廣攝, quảng quán廣觀, phân biệt分別, phát lộ發露, khai ngưỡng開仰, thi thiết施設, hiển thị 顯示, thú hướng趣向. Pāli: ācikkhanā (khai thị), desanā (tuyên thuyết), paññāpanā (thi thiết), paṭṭhapanā (an lập), vivaraṇā (khai hiển), vibhajanā (phân biệt), uttānīkammaṃ (hiển phát).

[5] Bản Pāli: Các Tỳ-kheo hãy gần gũi Sāriputta (Xá-lợi-phất) và Moggallāna (Mục-kiền-liên), là những Tỳ-kheo thông tuệ

[6] Tán thán trí tuệ của ngài Xá-lợi-phất, bản này và No.32 giống nhau, chỉ khác về dịch ngữ, về mười loại trí tuệ được kể ở đây, các bản Pāli chỉ kể có bảy (xem M. 111). Bản Pāli tương đương không tán thán riêng Xá-lợi-phất với mười trí. Xem cht.24, kinh 28.

[7] Hán: tối thượng chân tế最上真際. Pāli: uttamattha, chân lý tối thượng.

[8] Khổ Thánh đế 苦聖帝, Khổ tập Thánh đế 苦集聖帝, Khổ diệt Thánh đế 苦滅聖帝 Khổ diệt đạo Thánh đế 苦滅道聖帝. Pāli: dukkha ariyasacca, dukkhasamudaya ariyasacca, dukkhanirodha ariyasacca, dukkhanirodagāminiyā paṭipada ariyasacca.

[9] Hán: ngũ thạnh ấm khổ五盛陰苦. Pāli: pañcupādānakkhandhā dukkhā.

[10] Nghĩa là, khi sanh thì sanh ra trong một chủng loại nào đó. 

[11] Hán: sanh 生, xuất出, thành成, hưng khởi興起. Pāli: jāti (sanh), sañjāti (xuất sanh), okkanti (xuất hiện), abhinibbatti (sanh khởi), khandhanānaṃ pātubhāvo (hiển hiện năm uẩn). Bản Hán, có tám khổ; bản Pāli chỉ kể năm khổ: jāti (sanh), jarā (già), maraṇaṃ (chết), soka-parideva-dukkha-domanassupayāsā (sầu bi khổ ưu não), picchaṃ na labhati (không đạt được mong cầu), saṅkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā.

[12] Hán: thân thọ khổ, thọ, biến thọ; giác, biến giác 身受苦受遍受覺遍覺. Tham chiếu Pháp uẩn 6 (Đại 26, tr.480a): Lãnh nạp nhiếp thọchủng chủng thân khổ sự 領納攝受種種身苦事, lãnh nạp và nhiếp thọ mọi hình thái khổ khác nhau.

[13] Hán: thân tráng nhiệt, phiền não, ưu thích thọ,…身壯熱, 煩惱, 憂慼受. 

[14] Thù ghét mà tụ hội. Bản Pāli không đề cập.

[15] Lục nội xứ 六內處. Pāli: cha ajjhattāyatana.

[16] Hán: canh lạc, giác, tưởng, tư, ái更樂覺想思愛.

[17] Bản Pāli không đề cập.

[18] Pāli: picchaṃ na labhati.

[19] Hán: chúng sanh sanh pháp眾生生法. Pāli: jātidhammānaṃ sattānaṃ (…).

[20] Nguyên-Hán: chánh chí正志.

[21] Nguyên-Hán: chánh phương tiện正方便.

[22] Vô trước niệm quán thiện tâm giải thoát 無著念觀善心解脫. Tham chiếu Pháp Uẩn 6 (Đại 26, tr.481c): Vô lậu tác ý tương ưng (ư pháp giản trạch), (sự giản trạch pháp) tương ưng với tác ý vô lậu

[23] Hán: trạch, biến trạch, quyết trạchtrạch pháp; thị, biến thị, quán sát minh đạt擇, 遍擇, 決擇, 擇法; 視, 遍視, 觀察明達. Tham chiếu Pháp Uẩn 6 (Đại 26,tr.481c): (ư pháp) giản trạch, cực giản trạch, tối cực giản trạch; liễu, biến liễu, cận liễu; cơ hiệt, thông đạt, thẩm sát, thông duệ, giác minh tuệ hành (於法) 簡擇, 極簡擇, 最極簡擇; 了, 遍了, 近了; 機黠, 通達, 審察, 聰叡, 覺明慧行.

[24] Hán: tứ, biến tứ, tùy thuận tứ… khả niệm… khả vọng伺, 遍伺, 隨順伺… 可念… 可望. Tham chiếu Pháp Uẩn 6 đd trên: Tư duy… Tầm cầu… Suy mịch… Linh tâm ư pháp thô động nhi chuyển 思惟… 尋求… 推覓… 令心於法粗動而轉.

[25] Hán: bối bất hướng niệm背不向念; chánh niệm liên hệ đến tám bối xả hay tám giải thoát.

[26] Nhiếp chỉ 攝止; được hiểu là tâm nhất cảnh tánh: tâm và cảnh là một.

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 20

Post Views: 246