Kinh Trung AH060 : Kinh Tứ Châu

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ Tôn giả A-nan ở nơi nhàn tĩnh, ngồi trầm lặng tư duy và suy nghĩ như vầy: “Người đời thật hiếm, ít ai có thể thỏa mãn đối với dục; ít ai có sự nhờm tởm, ghê sợ dục cho đến chết. Người đời mà đối với dục có sự thỏa mãn, nhàm tởm, ghê sợ cho đến chết, quả là quá khó kiếm.”

 Rồi Tôn giả A-nan, vào lúc xế chiều, từ chỗ yên nghỉ đứng dậy, đi đến trước Phật, đảnh lễ, rồi ngồi qua một bên và thưa:

“Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay con ở chỗ nhàn tĩnh, ngồi trầm lặng tư duy, đã suy nghĩ như vầy: “Người đời thật hiếm, ít ai có thể thỏa mãn đối với dục; ít ai có sự nhờm tởm, ghê sợ dục cho đến chết. Người đời mà đối với dục có sự thỏa mãn, nhàm tởm, ghê sợ cho đến chết, quả là quá khó kiếm!”

Phật bảo A-nan:

“Đúng như vậy, đúng như vậy! Người đời thật hiếm, ít ai có thể thỏa mãn đối với dục; ít ai có sự nhờm tởm, ghê sợ dục cho đến chết. Người đời mà đối với dục có sự thỏa mãn, nhàm tởm, ghê sợ cho đến chết, quả là quá khó kiếm!

“Nhưng này A-nan, trong thế gian, những người đối với dục mà không thỏa mãn, không nhờm tởm, ghê sợ cho đến chết thì thật quá nhiều! Thật quá nhiều! Vì sao? Này A-nan, trong đời quá khứ, có nhà vua tên là Đảnh Sanh[2] làm Chuyển luân vươngthông minh trí tuệ, có bốn loại quân, ngự trị thiên hạtự do tự tại, là pháp vương hành động theo chánh phápthành tựu bảy báuBảy báu ấy là: xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư sĩ báu và tướng quân báu. Đó là bảy báu. Vị ấy có đủ một ngàn người con trai, mặt mày khôi ngô, dõng mãnh, không khiếp sợ, nhiếp phục được người khác. Vị ấy thống lãnh khắp cả cõi đất này cho đến biển cả, không dùng đao gậy, chỉ dùng pháp giáo hóa, khiến cho an lạc.

“Này A-nan, một thời gian hết sức lâu xa về sau, vua Đảnh Sanh ấy nghĩ rằng: ‘Ta có châu Diêm-phù giàu cóhoan lạc cùng cực, nhân dân đông đúc. Ta có bảy báu; đầy đủ một ngàn người con. Ta muốn ngay ở cung điện này mưa báu bảy ngày, dâng đến tận đầu gối’. Này A-nan, vua Đảnh Sanh có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, nên vừa khởi tâm ưa thích như vậy, tức thì ở trong cung mưa báu bảy ngày, dâng đến đầu gối.

“Này A-nan, một thời gian hết sức lâu xa về sau, vua Đảnh Sanh kia lại nghĩ rằng: ‘Ta có châu Diêm-phù giàu cóhoan lạc cùng cực, nhân dân đông đúc. Ta có bảy báu, đầy đủ một ngàn đứa con, và ở trong cung này, mưa báu bảy ngày, dâng đến đầu gối. Ta nhớ đã từng nghe nơi người xưa nói rằng, ở phương Tây có châu tên là Cù-đà-ni[3], giàu cóhoan lạc cùng cực, nhân dân đông đúc. Nay ta muốn đến xem châu Cù-đà-ni. Sau khi đến, ta sẽ thống trị’. Này A-nan, vua Đảnh Sanh có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, nên vừa khởi tâm ưa thích như vậy, liền dùng như ý túc cưỡi lên hư không mà đi, cùng với bốn loại quân. Này A-nan, vua Đảnh Sanh trong phút chốc liền đến trú ở châu Cù-đà-ni kia.

“Này A-nan, sau khi đến ở, nhà vua đã ngự trị châu Cù-đà-ni suốt vô lượng trăm ngàn vạn năm.

“Này A-nan, một thời gian hết sức lâu xa về sau nữa, vua Đảnh Sanh kia lại nghĩ: ‘Ta có châu Diêm-phù giàu cóhoan lạc cùng cực, nhân dân đông đúc. Ta có bảy báu, đầy đủ một ngàn đứa con, và ở trong cung này, mưa báu bảy ngày, dâng đến đầu gối. Ta lại có thêm châu Cù-đà-ni. Ta đã từng nghe người xưa có nói rằng, ở phương Đông có châu tên là Phất-bà-bệ-đà-đề[4] giàu cóhoan lạc cùng cực, nhân dân đông đúc. Nay ta muốn đến xem châu Phất-bà-bệ-đà-đề. Sau khi đến, ta sẽ thống trị’. Này A-nan, vua Đảnh Sanh có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, nên vừa khởi tâm ưa thích như vậy, liền dùng như ý túc cưỡi lên hư không mà đi, cùng với bốn loại quân. Này A-nan, vua Đảnh Sanh trong phút chốc liền đến trú ở châu Phất-bà-bệ-đà-đề kia. Này A-nan, sau khi đến ở, nhà vua ngự trị châu Phất-bà-bệ-đà-đề suốt vô lượng trăm ngàn vạn năm.

“Này A-nan, một thời gian hết sức lâu xa về sau nữa, vua Đảnh Sanh kia lại nghĩ: ‘Ta có châu Diêm-phù giàu cóhoan lạc cùng cực, nhân dân đông đúc. Ta có bảy báu, đầy đủ một ngàn người con, và ở trong cung mưa báu bảy ngày dâng đến đầu gối. Ta lại có thêm châu Cù-đà-ni, có thêm châu Phất-bà-bệ-đà-đề. Ta lại từng nghe người xưa có nói rằng, ở phương Bắc có châu tên là Uất-đơn-viết[5], giàu cóhoan lạc cùng cực, nhân dân đông đúc, họ tuy không có ngã tưởng, không có thọ dụng riêng[6], nhưng ta muốn cùng quyến thuộc đi xem châu Uất-đơn-viết, để thống trị’. Này A-nan, vua Đảnh Sanh có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, nên vừa khởi tâm ưa thích như vậy, liền dùng như ý túc cưỡi hư không mà đi cùng với bốn loại quân. Này A-nan, nhà vua thấy đất trắng bằng phẳng từ xa, bảo các cận thần:

“– Các khanh có thấy đất trắng bằng phẳng của châu Uất-đơn-viết này không?

“Các cận thần đáp:

“– Dạ thấy, tâu Thiên vương.

“Nhà vua lại bảo:

“– Các khanh biết không? Đó là lúa tự nhiên của người xứ Uất-đơn-viết. Người Uất-đơn-viết thường ăn loại thức ăn đó. Các khanh cũng nên ăn loại thức ăn đó.

“Này A-nan, xa xa, vua Đảnh Sanh lại thấy tại châu Uất-đơn-viết có biết bao loại cây quí báu, khoe đủ màu sắc ở trong lan can, liền bảo cận thần:

“– Các khanh có thấy biết bao nhiêu loại cây quí báu, khoe đủ màu sắc ở trong lan can tại châu Uất-đơn-viết không?

“Các cận thần đáp:

“– Dạ thấy, tâu Thiên vương.

“Vua lại đáp:

“– Các khanh biết không? Đó là thứ cây áo[7] của người xứ Uất-đơn-viết. Người Uất-đơn-viết dùng thứ ấy mà mặc. Các khanh cũng nên dùng thứ ấy mà mặc.

“Này A-nan, trong phút chốc, nhà vua đến trú ở châu Uất-đơn-viết. Này A-nan, sau khi cùng quyến thuộc đến đó, vua Đảnh Sanh thống trị châu Uất-đơn-viết suốt cả trăm ngàn vạn năm.

“Này A-nan, một thời gian hết sức lâu xa về sau nữa, vua Đảnh Sanh kia lại nghĩ: ‘Ta có châu Diêm-phù giàu có vô cùngnhân dân đông đúc. Ta có bảy báu, đầy đủ một ngàn người con và ở trong cung mưa báu bảy ngày, dâng đến đầu gối. Ta cũng có châu Cù-đà-ni, cũng có châu Phất-bà-bệ-đà-đề lại có thêm châu Uất-đơn-viết. Ta lại từng nghe người xưa nói rằng, có cõi trời tên là Tam thập tam thiên. Nay ta muốn đến thấy Tam thập tam thiên’.

“Này A-nan, vua Đảnh Sanh có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, nên vừa khởi tâm ưa thích như vậy, liền dùng như ý túc cưỡi hư không cùng với bốn loại quân, hướng theo ánh sáng mặt trời mà đi. Này A-nan, từ xa, vua Đảnh Sanh đã thấy ở trong Tam thập tam thiên, trên đỉnh núi chúa Tu di, có một vật lớn như một đám mây lớn, liền bảo các cận thần:

 
 

“– Các khanh có thấy ở trên đỉnh núi chúa Tu di trong cõi trời Tam thập tam (có một vật) như một đám mây lớn ấy chăng?

“Các cận thần đáp:

“– Dạ thấy, tâu Thiên vương.

“Nhà vua lại bảo:

“– Các khanh biết chăng? Đó là cây Trú đạc[8] của trời Tam thập tam thiên vậy. Dưới gốc cây này, vào mùa hạ tháng tư, các vị Trời ở Tam thập tam thiên vui chơi với đầy đủ năm thứ dục lạc.

“Này A-nan, từ xa, vua Đảnh Sanh thấy ở trong trời Tam thập tam thiên, trên đỉnh núi chúa Tu di, gần về hướng Nam có một vật giống như đám mây lớn, liền bảo các cận thần:

“– Các khanh có thấy ở trong trời Tam thập tam thiên, trên đỉnh núi Tu di, gần về mé Nam, có một vật giống như đám mây lớn không?

“– Có thấy, tâu Thiên vương.

“Nhà vua lại bảo:

“– Các khanh biết không? Đó là nhà Chánh pháp[9] của Tam thập tam thiên. Vị Trời Tam thập tam thiên ở trong nhà ấy, vào những ngày mồng tám, mười bốn hoặc mười lăm, vì loài trời, vì loài người mà tư duy về pháp, tư duy về nghĩa.

“Này A-nan, vua Đảnh Sanh liền đến cõi Tam thập tam thiên. Đến nơi, nhà vua đi vào nhà Chánh pháp. Ở đó, Thiên Đế-thích nhường một nửa chỗ ngồi cho vua Đảnh Sanh và mời ngồi. Vua Đảnh Sanh liền ngồi xuống trên nửa chỗ ngồi của Thiên Đế-thích. Bấy giờ, nhà vua và Thiên Đế-thích hoàn toàn không khác gì nhau; ánh sáng và ánh sáng không khác, màu sắc và màu sắc không khác, hình dung và hình dung không khác, oai nghi lễ tiết và y phục cũng không khác nhau; chỉ có con mắt nháy là khác nhau.

“Này A-nan, vua Đảnh Sanh kia một thời gian hết sức lâu xa về sau nữa, lại nghĩ: ‘Ta có châu Diêm-phù giàu cóhoan lạc cùng cực, nhân dân đông đúc. Ta có bảy báu, đầy đủ một ngàn người con, và ở trong cung mưa báu bảy ngày dâng đến đầu gối. Ta lại có châu Cù-đà-ni, có châu Phất-bà-bệ-đà-đề, có châu Uất-đơn-viết. Ta cũng đã thấy Tam thập tam thiên vân tập đại hội. Ta đã được vào nhà Chánh pháp của chư Thiên, lại được Thiên Đế-thích nhường cho một nửa chỗ ngồi, và ta đã ngồi trên một nửa chỗ ngồi của Thiên Đế-thích. Ta với Thiên Đế-thích hoàn toàn không khác gì nhau; ánh sáng không khác, màu sắc không khác, hình dung không khác, oai nghi lễ tiết cho đến y phục cũng không sai khác, chỉ có con mắt nháy là khác nhau mà thôi. Nay có lẽ ta đuổi Thiên Đế-thích đi, cướp lấy phân nửa chỗ ngồi ấy mà làm vua loài Trời và loài Ngườitự do tự tại.

“Này A-nan, vua Đảnh Sanh vừa khởi ý niệm như vậy, bất giác rơi xuống châu Diêm-phù, liền mất như ý túc, nhuốm bệnh, đau nguy kịch. Đến lúc sắp chết, các cận thần đến bên nhà vua hỏi rằng:

“– Tâu Thiên vương, nếu có vị Phạm chícư sĩ và kẻ bày tôi hay thần dân nào đến hỏi các hạ thần rằng: ‘Lúc băng hà Đảnh Sanh vương chỉ bảo những gì?’ Tâu Thiên vương, các hạ thần trả lời thế nào cho Phạm chícư sĩ hay thần dân ấy?

“Nhà vua bảo cận thần:

“– Nếu có Phạm chícư sĩ, hay thần dân nào đến hỏi các khanh rằng: ‘Lúc băng hà, nhà vua đã nói những gì?’ Thì các khanh nên đáp như thế này: ‘Vua Đảnh Sanh đã được châu Diêm-phù, nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn. Vua Đảnh Sanh đã được bảy báu, nhưng khi chết vẫn chưa được thỏa mãn. Vua Đảnh Sanh đã đầy đủ một ngàn người con, nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn. Vua Đảnh Sanh đã có bảy ngày mưa báu, nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn. Vua Đảnh Sanh đã được châu Cù-đà-ni, nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn. Vua Đảnh Sanh đã được châu Phất-bà-bệ-đà-đề, nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn. Vua Đảnh Sanh đã được châu Uất-đơn-viết, nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn. Vua Đảnh Sanh đã thấy chư Thiên tụ hội, nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn. Vua Đảnh Sanh đã hưởng đầy đủ các đặc tính của năm thứ dục lạc, sắc, thanh, hương, vị, xúc; nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn’. Nếu có vị Phạm chí, hay thần dân nào đến hỏi các khanh rằng: ‘Lúc băng hà vua Đảnh Sanh đã nói những gì?’ Thì các khanh nên trả lời đúng như thế.”

Bấy giờ Đức Thế Tôn đọc bài tụng:

Trời mưa trân bảo quí,

Chưa thỏa lòng kẻ dục.

Ham muốn, khổ; nào vui.

Kẻ trí cần phải biết.

Giả sử được đống vàng,

Cao như núi Hy-mã,

Vẫn chưa đủ mảy may;

Kẻ trí nghĩ như vậy.

Được ngũ dục trên trời,

Chẳng cho đó là vui.

Dứt ái, không đắm dục;

Là đệ tử Chánh giác.

Rồi Đức Thế Tôn bảo:

“Này A-nan, vua Đảnh Sanh ngày xưa ấy, Ông cho là ai khác chăng? Chớ nghĩ như vậy. Nên biết rằng, vị ấy chính là Ta vậy. Này A-nan, lúc bấy giờ ta được lợi ích, cũng làm lợi ích cho người khác, cho mọi ngườithương xót thế gian, vì trời và vì loài người mà cầu nghĩa và lợi íchcầu an ổn khoái lạc. Lúc bấy giờ, Ta nói pháp không đến chỗ rốt ráo, không rốt ráo bạch tịnh, không rốt ráo phạm hạnh. Vì không rốt ráo phạm hạnh hoàn toànlúc ấy Ta không lìa khỏi sự sanh, già, bệnh, chết, khóc than, ảo não, cũng chưa thể thoát ra ngoài mọi khổ đau. Này A-nan, hôm nay Ta xuất hiện ở thế gian, là Như LaiVô Sở TrướcĐẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành TựuThiện ThệThế Gian GiảiVô Thượng SĩĐạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, là Chúng Hựu. Nay Ta đã làm lợi ích cho mình, cũng làm lợi ích cho người khác, cho mọi ngườithương xót thế gian, vì trời và vì người mà cầu nghĩa và lợi íchcầu an ổn khoái lạc.

“Nay Ta thuyết pháp đã đến chỗ rốt ráorốt ráo bạch tịnh, rốt ráo phạm hạnh. Khi đã rốt ráo phạm hạnh; Ta lìa khỏi sự sanh, già, bệnh, chết, khóc than, ảo não. Ta đã thoát khỏi mọi khổ đau.”

Đức Phật thuyết giảng như vậy, Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe thuyết giảnghoan hỷ phụng hành.
 

Chú thích
 

[1] Không thấy Pāli tương đương. Tham chiếu Divy. tr.210-226. Hán biệt dịch, No.39. Phật Thuyết Đảnh Sanh Vương Cố Sự Kinh, Tây Tấn Pháp Cự dịch; No.40. Văn-đà-kiệt Vương Kinh, Bắc Lương Đàm-vô-sấm dịch; No.125 (17.7) Tăng Nhất, phẩm 17 kinh số 7.

[2]Đảnh Sanh 頂生, Pāli: Muddhāvasitta; No.40 âm là Văn-đà-kiệt. Thường gọi là Quán đảnh vương, vua được truyền ngôi bằng phép quán đảnh.

[3] Cù-đà-ni 瞿陀 尼, tức Tây ngưu hóa châu (đại lục phía tây, nơi lấy bò làm vật ngang giá để trao đổi hàng hóa).

[4] Phất-bà-bệ-đà-đề 弗婆 鞞 陀 提. Pāli: pubbavideha, châu Thắng thân ở phương Đông.

[5] Uất-đơn-viết 鬱單 日; phiên âm khác: Bắc Câu-lô châu. Pāli: Uttara-kura.

[6] Nghĩa là, không có ý tưởng về tự ngã hay linh hồn và không có tư hữu hay sở hữu cá nhân.

[7] Y thọ 衣樹. Người ở đây dùng vỏ cây làm y phục.

[8] Trú đạc thọ 晝度 樹, “cây đo bóng ngày”. Pāli: pāricchattaka, cũng dịch là san hô thọ, viên sanh thọ.

[9] Chánh pháp đường 正法 堂; Pāli: Dhammasabhā, hội trường của chư Thiên.

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 0

Post Views: 189