Kinh Trung AH084 : Kinh Vô Thích

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa Bệ-xá-li, ở tại Câu lâu đài quán, bên bờ ao Di hầu[2].

Các đệ tử danh đức Trưởng lão Thượng tôn như các ngài Già-la, Ưu-bệ Giá-na, Hiền Thiện, Hiền Hoạn, Da-xá, Thượng Xứng[3]; các Tỳ-kheo danh đức Trưởng lão Thượng tôn như vậy cũng tựu tại Bệ-xá-li, ở Cao lâu đài quán, bên ao Di hầu và đều ở bên cạnh nhà lá của Phật. Các người Lệ-xế[4] ở thành Bệ-xá-li nghe Đức Thế Tôn trụ tại Bệ-xá-li, nơi Cao lâu đài quán, bên bờ ao Di hầu, liền nghĩ rằng, “Chúng ta hãy phát đại như ý túc, khởi oai đức của bậc vua chúa, lớn tiếng rao truyền rồi ra khỏi thành Bệ-xá-li, qua đến chỗ Phật cúng dường kính lễ”.

Lúc bấy giờ các đại đệ tử danh đức Trưởng lão Thượng tôn nghe người Lệ-xế thành Bệ-xá-li phát đại như ý túc, khởi oai đức của bậc vua chúa, lớn tiếng rao truyền rồi ra khỏi thành Bệ-xá-li, qua đến chỗ Phật cúng dường kính lễ, liền nghĩ rằng: ‘Âm thanh là gai nhọn đối với thiền’. Đức Thế Tôn cũng nói rằng: ‘Âm thanh là gai nhọn đối với thiền’. Chúng ta hãy qua rừng Ngưu giác Sa-la[5], nơi ấy không náo loạn, sống viễn ly cô độcẩn dật nơi thanh vắng mà tĩnh tọa”.

Rồi các đại đệ tử danh đức Trưởng lão Thượng tôn đi qua rừng Ngưu giác Sa-la, nơi ấy không não loạn, sống viễn ly cô độcẩn dật nơi thanh vắng mà tĩnh tọa để tư duy.

Bấy giờ, rất nhiều người Lệ-xế thành Bệ-xá-li phát đại như ý túc, khởi oai đức của bậc vua chúa, lớn tiếng rao truyền, rồi ra khỏi thành Bệ-xá-li, qua đến chỗ Phật cúng dường kính lễ. Hoặc có người Lệ-xế thành Bệ-xá-li cúi lạy chân Phật rồi ngồi xuống một bên, hoặc có người chào hỏi Phật rồi ngồi xuống một bên, hoặc có người chắp tay hướng về Phật rồi ngồi xuống một bên, hoặc có người ở xa thấy Phật rồi im lặng ngồi xuống.

Khi những người Lệ-xế thành Bệ-xá-li đã ngồi xong đâu đấy, Đức Thế Tôn thuyết pháp cho họ nghe, khuyến phát khát ngưỡngthành tựu hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng phương tiện thuyết pháp cho họ nghe, khuyến phát khát ngưỡngthành tựu hoan hỷ rồi, Đức Thế Tôn ngồi im lặng.

Những người Lệ-xế thành Bệ-xá-li, sau khi đã được Đức Thế Tôn thuyết phápkhuyến phát khát ngưỡngthành tựu hoan hỷ, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi lạy chân Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi ra về.

Sau khi những người Lệ-xế thành Bệ-xá-li đi chẳng bao lâu, bấy giờ Đức Thế Tôn hỏi các Tỳ-kheo rằng:

“Các Trưởng lão Thượng tôn đại đệ tử đã đến nơi nào?”

Các Tỳ-kheo bạch:

 
 

“Bạch Thế Tôn, các Trưởng lão Thượng tôn đại đệ tử khi nghe những người Lệ-xế thành Bệ-xá-li phát đại như ý túc, khởi oai đức của bậc vua chúa, lớn tiếng rao truyền rồi ra khỏi thành Bệ-xá-li, qua đến chỗ Phật cúng dường kính lễ. Các ngài nghĩ rằng: ‘Âm thanh là gai nhọn đối với thiền’, Đức Thế Tôn cũng nói rằng: ‘Âm thanh là gai nhọn đối với thiền’. Chúng ta hãy đi qua rừng Ngưu giác Sa-la, ở đó không náo loạn, sống viễn ly cô độcẩn dật nơi thanh vắng mà tĩnh tọa tư duy. Bạch Thế Tôn, các Trưởng lão Thượng tôn đại đệ tử đều đi đến nơi đó”.

Bấy giờ Đức Thế Tôn nghe xong, khen rằng:

“Lành thay! Lành thay! Nếu là Trưởng lão Thượng tôn đại đệ tử, nên nói như thế này: ‘Âm thanh là gai nhọn đối với thiền’. Đức Thế Tôn cũng nói: ‘Âm thanh là gai nhọn đối với thiền’. Vì sao? Vì quả thật Ta có nói như vậy: ‘Âm thanh là gai nhọn đối với thiền. Phạm giới là gai nhọn đối với trì giới. Trang sức thân thể là gai nhọn đối với thủ hộ các căn. Tịnh tướng là gai nhọn đối với tu tập bất tịnh[6]. Sân nhuế là gai nhọn đối với tu tập từ tâm. Uống rượu là gai nhọn đối với xa lìa uống rượu. Thấy nữ sắc là gai nhọn đối với phạm hạnhÂm thanh là gai nhọn đối với nhập Sơ thiềnGiác quán là gai đối với nhập đệ Nhị thiền. Hỷ là gai nhọn đối với nhập đệ Tam thiềnHơi thở ra, hơi thở vào là gai nhọn đối với nhập đệ Tứ thiền. Sắc tưởng là gai nhọn đối với nhập Không xứ. Không tưởng là gai nhọn đối với nhập Thức xứ. Thức tưởng là gai nhọn đối với nhập Vô sở hữu xứ. Tưởng tri là gai nhọn đối với nhập Tưởng tri diệt định.

Lại cũng có ba loại gai nhọn khác; gai nhọn dục, gai nhọn nhuế và gai nhọn ngu si. Với ba loại gai này, bậc lậu tận A-la-hán đã đoạn trừ, đã biết rõ, đã nhổ sạch cội rễ, tuyệt diệt không còn sanh, ấy là bậc A-la-hán không bị gai chích, bậc A-la-hán xa lìa gai chích, bậc A-la-hán không gai, lìa gai”.

Phật thuyết như vậy. Các vị Tỳ-kheo nghe Phật thuyếthoan hỷ phụng hành.
 

Chú thích

[1] Bản Hán, quyển 21, Tương đương Pāli A. 10.72 Kantaka-suttaṃ.

[2] Xem cht.4 kinh 217. Pāli: Mahāvane kuṭāgārasālāyam.

[3] Già-la 遮羅, Ưu-bá 優簸, Già-la 遮羅, Hiền Thiện 賢善, Hiền Hoạn 賢患, Da-xá 耶舍, Thượng Xứng 上稱. Pāli: Cāla, Upacāla, Kukkuṭa, Kaḷimbha, Nikaṭa, Kaṭissa.

[4] Lệ xế 麗掣. Pāli: Licchavī, một bộ tộc rất có thế lực trong thời Phật, là những người Khattiya, và tướng mạo khá đẹp nên có lần Đức Phật so sánh với chư Thiên Tāvatiṃsa (Tam thập tam).

[5] Xem cht.3 kinh 184.

[6] Nguyên Hán: ố lộ 惡露.

 
 

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 2

Post Views: 280