Kinh Trung AH120 : Kinh Thuyết Vô Thường

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Sắc là vô thườngvô thường nên khổ, khổ nên phi ngã[2]. Thọ[3] cũng vô thườngvô thường nên khổ, khổ nên phi ngã. Tưởng cũng là vô thườngvô thường nên khổ, khổ nên phi ngã. Hành cũng là vô thườngvô thường nên khổ, khổ nên phi ngã. Thức cũng là vô thườngvô thường nên khổ, khổ nên phi ngã.

“Như vậy là sắc vô thường; thọ, tưởng, hành, thức vô thườngvô thường nên khổ, khổ nên phi ngãĐa văn Thánh đệ tử hãy nên quán sát như vậy, hãy tu tập bảy đạo phẩm[4], vô ngại, chánh tư, chánh niệm[5]. Vị ấy đã biết như vậy, thấy như vậy rồi thì tâm giải thoát dục lậutâm giải thoát hữu lậuvô minh lậuGiải thoát rồi liền biết mình đã giải thoát; biết đúng như thật rằng: ‘Sự sanh của ta đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Nếu có chúng sanh và chín trú xứ của chúng sanh[6], cho đến cõi đệ nhất hữu với hành còn tàn dư, tức cõi hữu tưởng vô tưởng xứ[7], ở trong khoang trung gian đó, là bậc đệ nhất, là tối đại, là tối thắng, là tối thượng, là tối tôn, là tối diệu; đó chính là vị A-la-hán ở trong đời. Vì sao vậy? Vì trên đời này, A-la-hán đã được an ổn khoái lạc.”

Khi ấy, Đức Thế Tôn nói bài tụng rằng:

Vô trước[8], đệ nhất lạc; 

Đoạn dục, ái đã trừ,

Vĩnh viễn lìa ngã mạn,

Bứt tung màn lưới si[9].

Người không bị lay chuyển,

Tâm chẳng bợn mảy trần,

Thế gian không đắm nhiễm,

Vô lậuphạm hạnh thành,

Thấu triệt năm ấm thân,

Cảnh giới bảy thiện pháp[10],

Chốn đại hùng du hành,

Lìa xa mọi khủng bố,

Thành tựu báu thất giác[11],

Học đủ ba môn học,

Thượng bằng hữu tôn xưng[12];

Chân chánh con của Phật;

Thành tựu mười chi đạo[13].

Đại long định kiên cố,

Đấng bậc nhất trong đời;

Vị này không hữu ái;

Vạn cảnh không lay chuyển;

Giải thoát hữu tương lai;

Đoạn sanh, lão, bệnh, tử;

Lậu diệt, việc làm xong;

Phát khởi vô học trí[14];

Tận cùng tối hậu thân[15];

 
 

Tối thắng thanh tịnh hạnh;

Tâm không do bởi người[16];

Đối các phương trên dưới,

Vị ấy không hỷ lạc;

Thường rống tiếng sư tử,

Vô thượng giác trên đời.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyếthoan hỷ phụng hành.

 

Chú thích

[1]Tương đương Pāli S.xxii.76 Arahanta-sutta.

[2]Hán: phi thần非神, chỉ thần ngã, tự ngã, hay linh hồn. Xem cht.5 dưới.

[3]Hán: giác覺. Pāli: vedāna.

[4]Bản Nguyên-Minh: ba mươi bảy đạo phẩm. Bản Pāli, không có chi tiết này.

[5]Pāli: yad anattā taṃ n’etam mama, n’eso aham asmi na m’eso attā, ti evam etaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ,“ cái gì là vô ngãcần phải được nhận thức một cách như thực bằng chánh trí rằng: cái này không phải của ta; ta không phải là cái này; cái này không phải là tự ngã của ta”.

[6]Hán: hữu tình cư, chỗ chúng sanh cư ngụ. Pāli: sattāvasā.

[7]Hán: hữu tưởng vô tưởng xứ hành dư đệ nhất hữu有想無想處行餘第一有, chỉ Hữu đỉnh thiên, cõi cao nhất trong tam hữu, tức cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tầng thứ tư của vô sắc định. Pāli: yāvatā sattāvasā, yāvatā bhaggaṃ, cho đến các cảnh vức của hữu tìnhcho đến chóp đỉnh của (ba) Hữu.

[8]Vô trước 無著, dịch nghĩa từ A-la-hán. Pāli: sukhino vata arahanta, A-la-hán thật sự an lạc.

[9]Vô minh võng 無明網, Pāli: mohajāla.

[10]Cảnh giới thất thiện pháp 境界七善法. Pāli: sattasadhammagocarā, sở hành là bảy diệu (chánh) pháp. Xem Tập dị 17 (Đại 26, tr.437a), “bảy diệu pháp: tín, tàm,quýtinh tấn, niệm, định, tuệ.”

[11]Thất bảo giác 七覺寶. Pāli: Sattaratanā, ở đây chỉ bảy giác chitrạch pháptinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, xả.

[12]Thượng bằng hữu 上朋友. Pāli: không rõ.

[13]Thập chi đạo 十支道, tức mười vô học chi; Tập dị 20 (Đại 26, tr.452c): 1. Vô học chánh kiến; …; 8. Vô học chánh định; 9. Vô học chánh giải thoát; 10. Vô học chánh trí. Pāli: dasahaṅga.

[14]Vô học trí. Pāli: asekhañāṇā.

[15] Tối hậu thân. Pāli: antimoyaṃ samussayo.

[16]Bất do tha不由他, tự tri, tự chứng ngộ, không do kẻ khác. Pāli: aparapaccāya, không nương theo người khác.

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 4

Post Views: 279