Kinh Trung AH124 : Kinh Bát Nạn

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:

“Người tu phạm hạnh có tám nạn[2], tám phi thời[3]. Những gì là tám?

“Vào lúc Như LaiVô Sở TrướcĐẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành TựuThiện ThệThế Gian GiảiVô Thượng SĩĐạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựuxuất hiện ở thế gianthuyết pháp đưa đến tịch tịnh, đưa đến tịch diệt, đưa đến giác đạo, những điều Thiện Thệ dạy, thì người ấy lúc bấy giờ đang sanh vào chốn địa ngục. Đó là nạn thứ nhất đối với người tu phạm hạnh

“Lại nữa, vào lúc Như Lai Vô Sở TrướcĐẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành TựuThiện ThệThế Gian GiảiVô Thượng SĩĐạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựuxuất hiện ở thế gianthuyết pháp đưa đến tịch tịnh, đưa đến tịch diệt, đưa đến giác đạo, những điều Thiện Thệ dạy, thì người ấy lúc bấy giờ đang sanh vào loài súc sanh, vào loài ngạ quỷ, sanh vào cõi trời Trường thọ[4], sanh ở xứ biên địa mọi rợ, không tín, vô ân, không biết báo đáp, không có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Đó là nạn thứ năm[5] đối với người tu phạm hạnh.

“Lại nữa, vào lúc Như Lai Vô Sở TrướcĐẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành TựuThiện ThệThế Gian GiảiVô Thượng SĩĐạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu xuất hiện ở thế gianthuyết pháp đưa đến tịch tịnh, đưa đến tịch diệt, đưa đến giác đạo, những điều Thiện Thệ dạy, thì bấy giờ người ấy tuy sanh nhằm chốn văn minh[6] nhưng lại điếc, câm, ú ớ như dê kêu[7], dùng tay thay lời, không thể nói nghĩa thiện ác. Đó là nạn thứ sáu, việc phi thời thứ sáu đối với người tu phạm hạnh.

“Lại nữa, vào lúc Như Lai Vô Sở TrướcĐẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành TựuThiện ThệThế Gian GiảiVô Thượng SĩĐạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu xuất hiện ở thế gianthuyết pháp đưa đến tịch tịnh, đưa đến tịch diệt, đưa đến giác đạo, những điều Thiện Thệ dạy thì bấy giờ người ấy tuy sanh nhằm chốn văn minh, không điếc, không câm, không ú ớ như dê kêu, không dùng tay thay lời, có thể nói nghĩa thiện ác, nhưng lại có tà kiến và điên đảo kiến. Người ấy thấy như vầy và nói như vầy, ‘Không bố thí, không trai tự, không chú thuyết, không có nghiệp thiện ác, không có nghiệp báo của thiện ác, không có đời này đời khác, không cha không mẹ, ở đời không có bậc chân nhân[8] đi đến thiện xứ, khéo đi, khéo hướng[9], tự tri, tự giác, tự tác chứng thế giới này và thế giới khác[10], thành tựu an trụ’. Đó là nạn thứ bảy đối với người tu phạm hạnh.

“Lại nữa, vào lúc Như Lai Vô Sở TrướcĐẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành TựuThiện ThệThế Gian GiảiVô Thượng SĩĐạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu không xuất hiện ở thế gian, cũng không thuyết pháp đưa đến tịch tịnh, đưa đến tịch diệt, đưa đến giác đạo, những điều Thiện Thệ dạy thì bấy giờ người ấy lại sanh nhằm chốn văn minh, không điếc, không câm, không ú ớ như dê kêu, không dùng tay thay lời, lại có thể nói nghĩa thiện ác và có chánh kiến, không có điên đảo kiến. Người ấy thấy như vầy và nói như vầy, ‘Có bố thí, có trai tự, cũng có chú thuyết, có nghiệp thiện ác, có nghiệp báo của thiện ác, có đời này, có đời khác, có cha, có mẹ, ở đời có bậc chân nhân, đi đến thiện xứ, khéo đi, khéo hướng, tự tri, tự giác, tự tác chứng thế giới này và thế giới khác, thành tựu an trụ’. Đó là nạn thứ tám, việc phi thời thứ tám đối với người tu phạm hạnh.

 
 

“Người tu phạm hạnh có một điều không nạn, một việc đúng thời. Thế nào là một điều không nạn, một việc đúng thời đối với người tu phạm hạnh? Lúc Như Lai Vô Sở TrướcĐẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành TựuThiện ThệThế Gian GiảiVô Thượng SĩĐạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu không xuất hiện ở thế gian, cũng không thuyết pháp đưa đến tịch tịnh, đưa đến tịch diệt, đưa đến giác đạo, những điều Thiện Thệ dạy, thì bấy giờ người ấy sanh nhằm chốn văn minh, không điếc, không câm, không ú ớ như dê kêu, không dùng tay thay lời, lại có thể nói nghĩa thiện ác, có chánh kiến, không có điên đảo kiến. Người ấy thấy như vầy và nói như vầy, ‘Có bố thí, có trai tự, cũng có chú thuyết, có nghiệp thiện ác, có nghiệp báo của thiện ác, có đời này, có đời khác, có cha, có mẹ, ở đời có bậc chân nhân, đi đến thiện xứ, khéo đi, khéo hướng, tự tri, tự giác, tự tác chứng thế giới này và thế giới khác, thành tựu an trụ’. Đó là điều không tai nạn, việc đúng thời đối với người tu phạm hạnh.”

Khi ấy Đức Thế Tôn nói bài tụng rằng: 

Nếu được làm thân người,

Pháp được thuyết vi diệu,

Mà không chứng đạo quả,

Tất không phải gặp thời.

Nói nhiều nạn phạm hạnh;

Người ở vào đời sau,

Nếu như gặp phải thời,

Điều quá khó ở đời.

Muốn được lại thân người,

Và nghe pháp vi diệu;

Cần phải siêng năng học;

Mình tự thương mình thôi.

Luận bànnghe pháp lành;

Chớ chần chừ lỡ dịp.

Nếu để mất dịp này,

Tất lo đọa địa ngục.

Nếu không sanh gặp thời,

Không được nghe pháp lành;

Như người buôn mất của;

Chịu sanh tử không cùng.

Nếu sanh được thân người,

Được nghe pháp chánh thiện,

Vâng theo Thế Tôn dạy,

Chắc chắn sẽ gặp thời.

Nếu đã gặp thời rồi,

Siêng tu chánh pháp hạnh,

Để tựu thành pháp nhãn,

Đấng Nhật Thân đã nói.[11]

Người ấy thường tự giữ

Tiến lên, lìa các sử,

Đoạn diệt mọi kết sử,

Hàng maquyến thuộc ma;

Người ấy vượt thế gian,

Đã diệt tận các lậu.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyếthoan hỷ phụng hành.

 

Chú thích

[1]Tương đương Pāli: A.8.29 Akkhaṇā. Tham chiếu, No.125 (42.1) Tăng Nhất 36, “phẩm Bát Nạn” kinh số 1.

[2]Bát nạn 八難. Pāli: atth’ akkhaṇā, tám trường hợp không may mắn, không gặp vận, bất hạnh.

[3]Phi thời非時. Pāli: asamaya, không đúng lúctrái thời.

[4]Trường thọthiên 長夀天, chỉ Vô tưởng thiên. Pāli: dīghāyukaṃ devanikāyaṃ.

[5]Trong này kể gồm luôn cả súc sanh (tiracchānayoniṃ), ngạ quỷ (pettivisayaṃ), Trường thọ thiên (dīghāyakaṃ devanikāyaṃ), và biên địa (paccantimesu janapadesu).

[6]TrungQuốc 中國. Pāli: majjhimesu janapadesu, chỉ những nước ở trung bộ Ấn-độ.

[7]Như dương minh 如羊鳴. Pāli: eḷamūga, vừa điếc vừa câm.

[8]Chân nhân真人; bản Pāli: samaṇabrāhmaṇā, Sa-môn Bà-la-môn.

[9]Thiện khứ thiện hướng 善去善向. Pāli: sammaggatā sammā paṇipannā, chánh hành, chánh hướng 正行正向, đi đúng hướng, đang hướng thẳng đến Niết-bàn.

[10]Tự tri tự giác… Pāli: ye imañca lokaṃ parañca lokaṃ sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedeti, những vị tự mình bằng trí tuệ siêu việt đã chứng nghiệm thế giới này và thế giới khác, rồi tuyên bố.

[11]Nhật thân日親, bà con của mặt trời, chỉ dòng họ Thích. Pāli: ādiccabandhu.

 
 

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 1

Post Views: 250