Kinh Trung AH148 : Kinh Hà Khổ

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ, Phạm chí Sanh Văn[2], sau giữa trưa thong dong tản bộ đi đến chỗ Phật, chào hỏi xong, ngồi xuống một bên, bạch rằng:

“Này Cù-đàm, tôi có điều muốn hỏi, mong Ngài nghe cho, tôi mới dám trình bày.”

Thế Tôn nói:

“Ông muốn hỏi điều gì xin cứ hỏi.”

Phạm chí Sanh Văn bèn hỏi:

“Cù-đàm, người tại gia có những sự khổ nào? Và người xuất gia có những khổ nào?”

Đức Thế Tôn trả lời rằng:

“Người tại gia vì không được tự do mà khổ. Người xuất gia vì tự do mà khổ.”

Phạm chí Sanh Văn lại hỏi:

“Cù-đàm, tại sao người tại gia vì không được tự do mà khổ? Và tại sao người xuất gia vì tự do mà khổ?”

Thế Tôn đáp:

“Nếu người tại gia mà tiền tài không tăng trưởngkim ngân, chơn châu, lưu lythủy tinh thảy đều không tăng trưởng; súc mục, lúùa, gạo cùng nô tỳ, sai dịch cũng không tăng trưởng; lúc bấy giờ người tại gia ưu sầukhổ não. Do sự kiện này mà người tại gia có nhiều ưu tư khổ nhọc, trong lòng mang nhiều sầu bi

“Này Phạm chí, nếu người xuất gia học đạo mà sống theo dục vọng, theo sân nhuếngu si, lúc bấy giờ xuất gia học đạo có nhiều ưu sầu khổ não. Do sự kiện này mà có người xuất gia có nhiều ưu tư khổ nhọc, trong lòng chất nhiều sầu bi.

“Này Phạm chí, như vậy người tại gia vì không được tự do mà khổ, và người xuất gia học đạo vì tự do mà khổ.”

Phạm chí Sanh Văn lại hỏi:

“Cù-đàm, tại gia có những gì là hoan lạc? Và xuất gia học đạo có những gì là hoan lạc?”

Thế Tôn đáp:

“Tại gia vì tự do mà được hoan lạcxuất gia học đạo vì không tự do mà được hoan lạc”. 

Phạm chí Sanh Văn lại hỏi:

“Cù-đàm, tại sao tại gia vì tự do mà được hoan lạc? Và tại sao xuất gia học đạo vì không tự do mà được hoan lạc?”

Thế Tôn đáp:

“Này Phạm chí, nếu người tại gia mà được tiền tài tăng trưởngkim ngân, chơn châu, lưu lythủy tinh đều được tăng trưởng; súc mục, lúa gạo và nô tỳ, sai dịch cũng đều được tăng trưởng. Lúc bấy giờ tại gia là khoái lạc, hoan hỷ. Do sự kiện này mà người tại gia có nhiều khoái lạc hoan hỷ.

“Này Phạm chí, người xuất gia học đạo sống không tùy theo dục vọng, không tùy theo sân nhuế, lúc bấy giờ xuất gia học đạo là khoái lạc hoan hỷ. Do sự kiện này mà người xuất gia học đạo có nhiều khoái lạc hoan hỷ.

“Này Phạm chí, như vậy người tại gia vì tự do mà được hoan lạc, người xuất gia vì không tự do mà được hoan lạc.”

Phạm chí Sanh Văn lại hỏi:

“Cù-đàm, do sự kiện nào mà chư Thiên và Nhân loại nhất định không có lợi nghĩa? Do sự kiện nào mà chư Thiên và Nhân loại tất có lợi nghĩa?”

Thế Tôn đáp:

“Này Phạm chí, nếu chư Thiên và Nhân loại đấu tranh lẫn nhau, tất không có lợi nghĩa. Nếu chư Thiên và Nhân loại không đấu tranh lẫn nhau tất có lợi nghĩa.”

Phạm chí Sanh Văn lại hỏi:

“Cù-đàm, tại sao nếu chư Thiên và Nhân loại đấu tranh lẫn nhau, tất không có lợi nghĩa? Và tại sao chư Thiên và Nhân loại không đấu tranh lẫn nhau tất có lợi nghĩa?”

Thế Tôn đáp:

“Này Phạm chí, lúc nào chư Thiênnhân loại đấu tranh thù nghịch, lúc bấy giờ chư Thiênnhân loại có ưu tư, khổ nhọc, sầu bi. Do sự kiện này mà chư Thiên và Nhân loại có nhiều ưu tư khổ nhọc, sầu bi. Nếu lúc nào chư Thiên và Nhân loại không đấu tranh thù nghịch, bấy giờ chư Thiên và Nhân loại được khoái lạc hoan hỷ. Do sự kiện này, chư Thiên và Nhân loại có nhiều khoái lạc hoan hỷ.

“Này Phạm chí, như vậy chư Thiên và Nhân loại đấu tranh lẫn nhau tất không có lợi nghĩa. Nếu chư Thiên và Nhân loại không đấu tranh lẫn nhau tất có lợi nghĩa.”

Phạm chí Sanh Văn lại hỏi:

“Do sự kiện nào khiến cho chư Thiênnhân loại nhất định không được nhiêu ích, phải gặp khổ nhọc? Do sự kiện nào khiến cho chư Thiên và Nhân loại tất được nhiêu ích, tất được hoan lạc?”

Thế Tôn đáp:

“Này Phạm chí, nếu chư Thiên và Nhân loại sống bằng phi pháp, làm điều dữ, tất không được nhiêu ích, tất phải khổ nhọc. Nếu chư Thiên và Nhân loại hay sống đúng như pháp, không làm dữ, tất được nhiêu ích, tất được hoan lạc.”

 
 

Phạm chí Sanh Văn lại hỏi:

“Cù-đàm, thế nào là chư Thiên và Nhân loại sống bằng phi pháp và làm điều dữ để nhất định không được nhiêu íchnhất định phải khổ nhọc? Thế nào là chư Thiên và Nhân loại sống đúng như pháp và không làm điều dữ để nhất định được nhiêu ích, được hoan lạc?”

Thế Tôn nói:

“Này Phạm chíchư Thiên và Nhân loại thân làm điều phi pháp và làm điều dữ, miệng và ý làm điều phi pháp và làm điều dữ, lúc bấy giờ chư Thiên và Nhân loại tất sẽ tổn giảm, A-tu-la tất sẽ hưng thạnh. Này Phạm chí, nếu chư Thiên và Nhân loại mà thân làm đúng như phápthủ hộ thân và ý làm đúng như phápthủ hộ miệng và ý, thì bấy giờ chư Thiên và Nhân loại tất sẽ hưng thạnh, A-tu-la tất sẽ tổn giảm.

Này Phạm chí, như vậy chư Thiên và Nhân loại nếu sống bằng phi pháp và làm điều dữ, tất không được ích lợi, tất phải khổ nhọc. Nếu chư Thiên và Nhân loại sống đúng như pháp, không làm điều dữ, tất được ích lợi, tất được hoan lạc.”

Phạm chí Sanh Văn lại hỏi:

“Cù-đàm, nên quán sát ác tri thức như thế nào?”

Thế Tôn đáp:

“Hãy quán sát ác tri thức như mặt trăng.”

Phạm chí Sanh Văn lại hỏi:

“Thế nào là quán sát ác tri thức như mặt trăng?”

Thế Tôn đáp:

“Như mặt trăng dần đến biến mất, càng ngày càng giảm, vành trăng cũng giảm, ánh sáng cũng giảm, hình sắc cũng giảm, càng lúc càng khuyết dần.

Này Phạm chí, rồi đến một lúc mặt trăng biến mất hẳn, không còn thấy nữa. Này Phạm chí, người ác tri thức đối với chánh pháp luật của Như Lai cũng có được tín tâm, nhưng người ấy được tín tâm rồi, về sau lại không hiếu thuận, cũng không cung kínhhành vi trái ngược, không vững chánh trí, không hướng đến pháp tùy pháp; người ấy bèn mất tín tâm, mất trì giới, bác văn, thí, xả, và trí tuệ cũng mất luôn.

Này Phạm chícho đến lúc thiện pháp nơi ác tri thức ấy hoàn toàn tiêu diệt, cũng như mặt trăng mất hút. Này Phạm chí, như vậy hãy quán sát ác tri thức như mặt trăng.”

Phạm chí Sanh Văn lại hỏi:

“Cù-đàm, nên quán sát thiện tri thức như thế nào?”

Thế Tôn đáp:

“Này Phạm chí, hãy quán sát thiện tri thức như mặt trăng.”

Phạm chí Sanh Văn lại hỏi:

“Cù-đàm, thế nào là quán sát thiện tri thức như mặt trăng?”

Thế Tôn đáp:

“Này Phạm chí, cũng như mặt trăng trong thời mới mọc, còn non, trong vắt, càng ngày càng tăng trưởng. Này Phạm chícho đến một lúc, vào ngày mười lăm trong tháng, vành trăng tròn đầy. Này Phạm chí, cũng vậy, thiện tri thức đối với pháp luật của Như Lai mà có được tín tâm, người ấy được tín tâm rồi, sau đó lại có hiếu thuậncung kínhhành vi tùy thuậnvững vàng trên chánh trí, hướng đến pháp tùy pháp. Người ấy lúc bấy giờ tăng trưởng tín, trì giới, bác văn, thí xả, trí tuệ cũng tăng trưởng. Này Phạm chícho đến một lúc, thiện pháp nơi thiện tri thức ấy được trọn đủ như mặt trăng ngày rằm vậy. Này Phạm chí, như vậy hãy quán sát thiện tri thức như mặt trăng.”

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn nói bài tụng này:

Như thể trăng tròn không bợn,
Du hành trong khoảng hư không;
Sáng lấp muôn ngàn tinh đẩu,
Rạng ngời một cõi mênh mông.
Cũng vậy, tín tâm, bác văn,
Thi ânđộ lượngbao dung;
Sáng lấp trần gian bỏn sẻn,
Rạng ngời thí xả mênh mông.
Như thể đại long thần lực,
Kéo mây, nổi sóng, điện giăng,
Mưa đổ nước trào lai láng,
Tràn đầy mặt đất mênh mông
Cũng vậy, tín tâm, bác văn,
Thi ânđộ lượngbao dung,
Ẩm thực cho người no đủ,
Hằng khuyên thí xả gia tăng.
Như thể sấm truyền vang dội,
Như trời hắt trận mưa rào;
Phước thí như mưa quảng đại,
Cơn mưa thí chủ dâng cao.
Đời này tiền tài, danh dự
Đời sau cõi thiện sanh lên,
Phước báo người này lãnh tho,ï
Chết rồi tất sẽ sanh thiên.

Phật thuyết như vậyPhạm chí Sanh Văn sau khi nghe Phật thuyếthoan hỷ phụng hành.

CHU THICH

[1]Tương đương Pāli: A. 5. 31 Sumanā. Tham chiếu Hán, No.125(17.8).

[2]Xem các kinh 146, 147 trên.

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 3

Post Views: 246