Kinh Trung AH149 : Kinh Hà Dục

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ, Phạm chí Sanh Văn, sau giữa trưa thong dong tản bộ đi đến chỗ Phật, chào hỏi xong, ngồi xuống một bên, bạch rằng:

“Cù-đàm, tôi có điều muốn hỏi, mong Ngài nghe cho, tôi mới dám trình bày.”

Đức Thế Tôn nói:

“Ông muốn hỏi điều gì xin cứ hỏi.”

Phạm chí Sanh Văn hỏi rằng:

“Cù-đàm, người Sát-lợi ước muốn gì? Thực hành cái gì? Thiết lập bằng cái gì? Y cứ trên sự gì? Có mục đích gì[2]?”

Thế Tôn đáp:

“Người Sát-lợi ước muốn được tài vật, thực hành nơi trí tuệthiết lập bằng gươm dao[3], y cứ trên nhân dân[4], lấy tự do làm mục đích.”

Phạm chí Sanh Văn hỏi:

“Người Cư sĩ ước muốn gì? Thực hành cái gì? Thiết lập cái gì? Y cứ trên sự gì? Có mục đích gì?”

Thế Tôn đáp:

“Người Cư sĩ ước muốn được tài vật. Thực hành nơi trí tuệThiết lập bằng kỹ thuật. Y cứ trên nghề nghiệp. Lấy sự cứu cánh của nghề nghiệp làm mục đích”. 

Phạm chí Sanh Văn hỏi:

“Cù-đàm, đàn bà ước muốn gì? Thực hành cái gì? Thiết lập cái gì? Y cứ trên sự gì? Có mục đích gì?”

Thế Tôn đáp:

“Đàn bà ước muốn được đàn ông. Thực hành sự trang điểm. Thiết lập bằng con cái. Y cứ trên sự không đối thủ[5]. Lấy tự do làm mục đích.”

Phạm chí Sanh Văn hỏi:

“Cù-đàm, trộm cướp ước muốn cái gì? Thực hành cái gì? Thiết lập cái gì? Y cứ trên sự gì? Có mục đích gì?

Thế Tôn đáp:

“Trộm cướp ước muốn lấy của không cho. Thực hành nơi chỗ lén lútThiết lập bằng gươm dao. Y cứ nơi bóng tối. Lấy sự không bị khám phá làm mục đích “.

Phạm chí Sanh Văn hỏi: 

“Cù-đàm, người Phạm chí ước muốn gì? Thực hành cái gì? Thiết lập cái gì? Y cứ trên sự gì? Có mục đích gì?”

 
 

Thế Tôn đáp:

“Người Phạm chí ước muốn được tài vật. Thực hành nơi trí tuệThiết lập bằng kinh thơ[6]. Y cứ trên trai giới[7]. Lấy Phạm thiên làm mục đích.”

Phạm chí Sanh Văn hỏi:

“Sa-môn ước muốn gì? Thực hành cái gì? Thiết lập cái gì? Y cứ trên sự gì? Có mục đích gì?”

Thế Tôn đáp:

“Sa-môn ước muốn được chân lý[8], thực hành nơi trí tuệthiết lập bằng giới, y cứ trên vô xứ[9], lấy Niết-bàn làm mục đích.”

Phạm chí Sanh Văn bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, con đã hiểu. Bạch Thiện Thệ, con đã rõ. Bạch Thế Tôn, nay con xin tự quy y Phật, Pháp và Tỳ-kheo Tăng. Cúi mong Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc, kể từ hôm nay con trọn đời tự quy y cho đến lúc mạng tận.”

Phật thuyết như vậyPhạm chí Sanh Văn sau khi nghe Phật thuyếthoan hỷ phụng hành.

CHU THICH

[1]Bản Hán, quyển 37. Tương đương Pāli: A.6. Khattiya. Tham chiếu, Hán, No.125 (37.8).

[2]Hán: hà dục hà hành hà lập hà y hà ngật何欲何行何立何依何訖. Pāli: kim-adhippayā kim-upavicārā kim-adhiṭṭhānā kim-abhinivesā kim-pariyosanā, ham muốn gì, tâm niệm gì (cận hành), y cứ gì, tham vọngcứu cánh gì?

[3]Sở lập dĩ đao 所立以刀. Pāli: balādhiṭṭhānā, chấp cứ sức mạnh. Có lẽ bản Hán chép nhầm đao刀 thay vì lực力.

[4]Y ư nhân dân依於人民. Pāli: pathavībhinivesā, tham vọng cõi đất (chinh phục).

[5]Vô đối 無對. Pāli: asapatī, không vợ nhỏ của chồng.

[6]Pāli: mantadhiṭṭhānā, chấp chú thuật.

[7]Hán: trai giới齋戒, cần hiểu là trai tự hay tế tự. Pāli: yaññābhinivesā.

[8]Hán: chân đế真諦. Pāli: khantisoraccādhippayā, nhẫn nhục và nhu hòa.

[9]Pāli: ākiñcanābhinivesā, vô sở hữu, không có gì.

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 4

Post Views: 255