Phật học Đại cương Tâm Học 2022 

Các vị Phật và Bồ tát trong Phật giáo

 

Phật giáo phân thành ít nhất 3 thừa chính : Phật giáo nguyên thủy, Phật giáo đại thừa, Kim cương thừa… Trong mỗi thừa lại phân ra làm nhiều nhánh. Mỗi dòng truyền thừa có kinh điển , vị Phật và Bồ tát chung và riêng cho mỗi dòng.Sau đây là khái quát về các vị Phật và Bồ tát trong các dòng truyền thừa.

Phật (chữ Hán: 佛), tiếng Hindi: बुद्धा (phiên âm: Buddha) hay Bụt, Bụt Đà (chữ Phạn: Buddhã) trong Phật giáo nghĩa là Bậc Giác Ngộ, dùng để chỉ đến một vị Chánh Đẳng Chánh Giác đã đạt đến sự tinh khiết và hoàn thiện trong đạo đứctrí tuệ thông qua nỗ lực của bản thân trong việc thực hiện các pháp Ba-la-mật ở rất nhiều kiếp sống, tâm trí hoàn toàn không còn vô minh – gốc rễ gây ra sinh tử. Đó là một trí tuệ vĩ đại (Nhất thiết trí) cùng với sự từ bi vô hạn với tất cả mọi chúng sinh khác, không phân biệt đối tượng. Sự giác ngộ ấy có tính chất siêu nhiên, theo Phật giáo thì nó không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ được mà chỉ có thể hiểu hoàn toàn khi đã trải nghiệm nó. Những chúng sinh đang trên con đường để trở thành một vị Phật, chuyên tâm thực hiện các hạnh Ba-la-mật, phát tâm từ bi được gọi là Bồ tát. Khi thành Phật, không chỉ về mặt trí tuệ và đức hạnh mà còn toàn diện về mặt hình thể Ba mươi hai tướng tốt – Tám mươi vẻ đẹp vô cùng thanh tịnh, tuy nhiên Phật toàn giác không toàn năng.

I. Phật giáo nguyên thủy

Phật giáo nguyên thủy thờ duy nhất 1 vị bổn sư : Thích Ca Mâu Ni Phật (Siddhārtha Gautama hay Gautama Buddha, còn được gọi là Phật Shakyamuni, Đức Phật lịch sử) . Ngoài ra Phật giáo nguyên thủy cũng chấp nhận 1 số vị Phật cổ được nhắc đến trong kinh điển Nikaya, chấp nhận có ngài Di Lặc Bồ tát ( chấp nhận là Bồ tát vì đây là vị Phật tương lai , có nghĩa là hiện tại chưa thành Phật).

7 vị Phật quá khứ

Bài chi tiết: Bảy vị Phật quá khứ

Dưới đây là 7 vị Phật quá khứ được ghi lại theo kinh văn Phật giáo nguyên thủy:

TTTên ViệtChữ HánTiếng Pāli[6][7][8]Tiếng PhạnDòng dõiCội Bồ-đề[7][8][9]Ghi chú[8]
1Tỳ Bà Thi Phật毗婆尸佛VipassīVipaśyinSát-đế-lỵ
2Thi Khí Phật尸棄佛SikhīŚikhinSát-đế-lỵ
3Tỳ Xà Phù (Tỳ Xá Bà) Phật毗舍婆佛VessabhūViśvabhuSát-đế-lỵ
4Câu Lưu Tôn Phật拘留孫佛KakusandhaKrakucchandaBà-la-môn
5Câu Na Hàm Mâu Ni Phật拘那含佛KoṇāgamanaKanakamuniBà-la-môn
6Ca Diếp Phật迦葉佛KassapaKāśyapaBà-la-môn
7Thích Ca Mâu Ni Phật释迦牟尼佛ShakyamuniŚākyamuniSát-đế-lỵ

28 vị Phật toàn giác trong Phật giáo nguyên thủy

Dưới đây là 28 vị Phật toàn giác được chép trong Kinh Phật chủng tính (tiếng Nam Phạn: Buddhavamsa, tên khác là Chánh Giác tông, hoặc Phật sử của Thượng tọa bộ.[10] Theo các học giả Jan Nattier và Richard Gombrich, việc gia tăng danh tự các vị Phật Toàn giác có thể xem là một động thái nhằm cạnh tranh với Kỳ-na giáo, khi Kỳ-na giáo có một tập hợp rõ ràng 24 vị đạo sư (tiếng Phạn: Tīrthaṅkara). Danh sách 28 vị Phật được cho là hoàn chỉnh vào khoảng thế kỷ thứ III hoặc thứ II trước Công nguyên trước khi tập hợp vào bộ kinh Phật chủng tính.[11]

Tên Pāli[6][7][8]Tên SanskritĐẳng cấp[7][8]Nơi giáng sinh[7][8]Gia quyến[7][8]Vật cưỡi khi xuất gia và Bodhirukka (gốc cây thành đạo)[7][8][9]Tiền thân của Phật Thích Ca ở thời đó[8]
1TaṇhaṅkaraTṛṣṇaṃkaraKshatriyaPopphavadiCha mẹ: Vua Sunandha, hoàng hậu SunandhaaRukkaththanaKhông rõ
2MedhaṅkaraMedhaṃkaraYagharaCha mẹ: Vua Sudheva, hoàng hậu YasodharaKaelaKhông rõ
3SaraṇaṅkaraŚaraṇaṃkaraVipulaCha mẹ: vua Sumangala, hoàng hậu YasavathiPulilaKhông rõ
4Dīpaṃkara (Nhiên Đăng)DīpaṃkaraBà-la-mônThành RammavatiCha mẹ: Vua Sudheva, hoàng hậu Sumedha
Vợ con: hoàng hậu Paduma Devi, hoàng tử Usabhakkhandha
Voi, cây nigrodhaTu sĩ Sumedha (Thiện Huệ), vốn là 1 thương gia giàu có nhưng đã từ bỏ gia sản để đi tu[12]
5Koṇḍañña (Kiều Trần Như)KauṇḍinyaKshatriyaThành RammavatiCha mẹ: vua Sunanda, hoàng hậu Sujata
Vợ con: hoàng hậu Ruci Devi, hoàng tử Vijitasena
Chiếc xe 4 ngựa kéo, cây SalakalyanaVua Vijitavi (vị Chuyển luân vương ở Candavati)
6Maṅgala (Man Giá La)MaṃgalaBà-la-môn[13]Vườn Uttaramadhura gần Thành Uttara (Majhimmadesa)Cha mẹ: Vua Uttara, hoàng hậu Uttara
Vợ con: Hoàng hậu Yasavati, hoàng tử Silava
Con ngựa Pandava, cây nagaVị bà la môn thông thái tên là Suruci ở ngôi làng cùng tên
7Sumana (Tu Ma Na)SumanasKshatriya[13]Thành MekhalaCha mẹ: vua Sudatta, hoàng hậu Sirima
Vợ con: Hoàng hậu Vatamsika, hoàng tử Anupama
Voi, cây nagaLong vương Atula có nhiều quyền lực
8Revata (Ly Bà Đa)[14]RaivataBà-la-môn[13]Thành SudhannavatiCha mẹ: vua Vipala, hoàng hậu Vipula
Vợ con: Hoàng hậu Sudassana, hoàng tử Varuna
Xe song mã, cây nagaVị bà-la-môn thông thái tên là Ativeda
9Sobhita (Tô Tỳ Đa)ŚobhitaKshatriya[13]Vườn Sudhamma gần thành phố cùng tênCha mẹ: vua Sudhamma, hoàng hậu Sudhammanagara
Vợ con: Hoàng hậu Manila, hoàng tử Siha
tòa lâu đài, cây nagaVị bà-la-môn tên là Sujata ở Rammavati
10Anomadassi (Cao Kiến)AnavamadarśinBà-la-môn[13]Vườn Sucandana ở thành CandavatiCha mẹ: vua Yasava, hoàng hậu Yasodhara
Vợ con: Hoàng hậu Sirima, hoàng tử Upavana
Kiệu người khiêng, cây ajjunaVua của loài Dạ-xoa, có nhiều phép thuật và quyền lực
11Paduma[15] (Đại Liên Hoa/Hồng Liên Hoa)PadmaKshatriya[13]Khu rừng cây gần Thành ChampakaCha mẹ: vua Asama, hoàng hậu Asama
Vợ con: Hoàng hậu Uttara, hoàng tử Ramma
Xe song mã, cây maha-sonaCon sư tử chúa
12Nārada (Na Ra Đa)NāradaVườn Dhananjaya gần thành DhammavatiCha mẹ: vua Sudheva, hoàng hậu Anopama
Vợ con: Hoàng hậu Vijitasena, hoàng tử Nanduttara
Đi bộ, cây maha-sonaVị ẩn sĩ đã tu được Bát thiền và Ngũ thông
13Padumuttara[16] (Bảo Liên Hoa/Thắng Liên Hoa)PadmottaraKshatriyaVườn thượng uyển của Thành HamsavatiCha mẹ: vua Anurula, hoàng hậu Sujata
Vợ con: Hoàng hậu Vasudatta, hoàng từ Uttara
Tòa lâu đài, cây salalaVị quan giàu có tên là Jatila
14Sumedha (Thiện Tuệ)SumedhaKshatriyaVườn thượng uyển của Thành SudasanaCha mẹ: vua Sudatta, hoàng hậu Sudatta
Vợ con: Hoàng hậu Sumana, hoàng từ Punabbasu
Con voi, cây maha-nipaThanh niên tên là Uttara (Tối Thượng, nghĩa là vượt trội về giới đức)
15Sujāta (Thiện Sanh)SujātaThành SumangalaCha mẹ: vua Uggaha, hoàng hậu Pabbavati
Vợ con: Hoàng hậu Sirinanda, hoàng từ Upasena
Con ngựa Hamsavaha, cây maha-velu (cây tre to lớn)Chuyển luân vương (vị vua có quyền lực mạnh nhất)
16Piyadassi[17] (Hỉ Kiến)PriyadarśinVườn Varuna gần thành SudhannavatiCha mẹ: vua Sudata, hoàng hậu Canda
Vợ con: hoàng hậu Vimala, hoàng tử Kancanavela
Xe ngựa kéo, cây kakudhaThanh niên Bà-la-môn thông thái tên là Kassapa (ở thành Sirivatta)
17Atthadassi (Lợi Kiến)ArthadarśinKshatriyaVườn Sucindhana gần thành SobhanaCha mẹ: vua Sagara, hoàng hậu Sudassana
Vợ con: hoàng hậu Visakha, hoàng tử Sela
Con ngựa Sudassana, cây camkapaVị bà la môn giàu có tên là Susima, đã từ bỏ gia sản để đi tu và đạt tới Bát thiền và Ngũ thông
18Dhammadassī (Pháp Kiến)DharmadarśinKshatriyaVườn thượng uyển trong thành SuranaCha mẹ: vua Suranamaha, hoàng hậu Sunanada
Vợ con: hoàng hậu Vicikoli, hoàng tử Punnavaddhana
Tòa lâu đài, cây bimbajalaThiên chủ Đế Thích (Sakka), vua của cõi trời Đao Lợi
19Siddhattha (Tất Đạt Đa)SiddhārthaVườn Viriya gần thành VebharaCha mẹ: vua Udena, hoàng hậu Suphasa
Vợ con: hoàng hậu Subhadda, hoàng tử Ananda
Kiệu người khiêng, cây kanikaraVị bà la môn thông thái tên là Mangala, đã từ bỏ gia sản để đi tu và đạt tới Bát thiền và Ngũ thông
20Tissa (Đế Sa)TiṣyaVườn Anoma gần thành KhemakaCha mẹ: vua Janasandha, hoàng hậu Paduma
Vợ con: hoàng hậu Somanassa, hoàng tử Anupama
Con ngựa Sonutrara, cây assanaVua Sujata ở kinh đô Yasavati
21Phussa[18] (Phú Sa)PuṣyaKshatriyaVườn Sirima gần thành KāśikaCha mẹ: vua Jayasena, hoàng hậu Sirima
Vợ con: hoàng hậu Kisa Gotami, hoàng tử Anupama
Con voi, cây amalakaVua Vijitavi ở kinh đô Arindama
22Vipassī (Tỳ Bà Thi)VipaśyinKshatriyavườn Migadāya gần thành BandhumatiCha mẹ: vua Bandhuma, hoàng hậu Bandhumati
Vợ con: công chúa Sudassanā, hoàng tử Samvattakkhandha
Xe song mã, cây pataliLong vương Atula
23Sikhī (Thi Khí)ŚikhinKshatriyaVườn Nisabha gần thành ArunavattiCha mẹ: vua Arunavatti, hoàng hậu Paphavatti
Vợ con: công chúa Sabbakamā, hoàng tử Atula
Con voi, cây pundarikaVua Arindama ở kinh đô Paribhutta
24Vessabhū (Tỳ Xá Phù)ViśvabhūKshatriyaVườn Anupama gần thành AnomaCha mẹ: vua Suppalittha, hoàng hậu Yashavati
Vợ con: công chúa Sucittā, hoàng tử Suppabuddha
Kiệu người khiêng, cây maha-sala (cây sala to lớn)Vua Sadassana ở kinh đô Sarabhavati
25Kakusandha (Câu Lưu Tôn)KrakucchandaBà-la-mônVườn Khemavati gần thành phố cùng tênCha mẹ: vị bà-la-môn Agidatta – quốc sư của vua Khenankara, bà Visakha
Vợ con: người vợ thuộc đẳng cấp Bà-la-môn tên là Rucini, con trai Uttara
Xe song mã, cây SirisaVua Khema[19]
26Koṇāgamana (Câu Na Hàm Mâu Ni)KanakamuniBà-la-môn[20]Vườn Subhavati gần thành phố SobhavatiCha mẹ: vị bà-la-môn Yannadatta, bà Uttara
Vợ con: người vợ thuộc đẳng cấp Bà-la-môn tên là Rucigatta, con trai Satthavaha
Con voi, cây udumbaraVua Pabbata ở kinh đô Mithila
27Kassapa[21] (Ca Diếp)KāśyapaBà-la-mônVườn nai Isipatana gần thành BaranasiCha mẹ: vị bà-la-môn Brahmadatta, bà Dhanavati
Vợ con: người vợ thuộc đẳng cấp Bà-la-môn tên là Sunanda, con trai Vijitasena
Tòa lâu đài, cây nigroda (cây đa)Chàng thanh niên bà-la-môn thông thái tên là Jotipala (ở Vappulla)
28Gotama (Thích Ca)GautamaKshatriyaVườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni) gần thành Ca-tỳ-la-vệCha mẹ: Vua Suddhodana (Tịnh Phạn), Hoàng hậu Maya
Vợ con: Hoàng hậu Yashohara (Gia Du Đà La), hoàng tử Rahula (La Hầu La)
Ngựa Kiền Trắc, cây Pippala (Cội Bồ-đề)Chính là Đức Phật

Tất cả các Vị Phật trên nối tiếp nhau xuất hiện, xếp theo thứ tự từ trước tới sau, từ quá khứ tới hiện tại. Đức Phật hiện tại là THÍCH CA MÂU NI, là vị Phật đã truyền lại giáo pháp cho các tín đồ ngày nay. Giáo pháp của các đức Phật đều chỉ tồn tại một khoảng thời gian (khoảng vài nghìn tới vài vạn năm) rồi sẽ dần bị hậu thế hiểu sai và cuối cùng bị lãng quên. Một thời gian rất lâu sau đó thì mới có Đức Phật kế tiếp xuất hiện, truyền dạy lại Phật pháp cho nhân loại. Bản thân Phật Thích Ca dự đoán giáo pháp do ngài truyền dạy sẽ bị lãng quên sau 5.000 năm, rồi rất lâu sau đó, vị Phật kế tiếp sẽ xuất hiện là Phật Di Lặc.

Trong Kinh Phật chủng tính, Đức Thích Ca Mâu Ni giảng giải cho Tôn giả Xá Lợi Phất và các môn đồ rằng: tính từ cách đây 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất (Kalpa) đến nay, đã có 28 Đức Phật toàn giác ra đời giáo hóa chúng sinh.

  • Cách đây 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp, trong cùng 1 kiếp, đã có 4 vị phật là Taṇhaṅkara, Medhaṅkara, Saraṇaṅkara, và Dīpaṅkara ra đời. Trong đó, Dīpaṅkara (Nhiên Đăng Cổ Phật) là vị Phật đầu tiên đã thọ ký cho tu sĩ Sumedha (chính là tiền thân của Phật Thích Ca Mâu Ni) sẽ thành Phật trong tương lai.
  • Cách đây 3 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp, đã có 1 vị Phật tên là Koṇḍañña (Kiều-Trần-Như) ra đời.
  • Cách đây 2 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp, trong cùng 1 kiếp, đã có 4 vị Phật tên là Maṅgala (Man-Giá-La), Sumana (Tu-ma-na), Revata (Ly-Bà-Đa), và Sobhita (Tô-Tỳ-Đa) ra đời.
  • Cách đây 1 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp, trong cùng 1 kiếp, đã có 3 vị Phật tên là Anomadassī ̣(Cao Kiến), Paduma (Đại Liên Hoa), và Nārada (Na Ra Đa) ra đời.
  • Cách đây 100 ngàn đại kiếp, đã có 1 vị Phật tên là Padumuttara (Bảo Liên Hoa) ra đời.
  • Cách đây 30 ngàn đại kiếp, trong cùng 1 kiếp, đã có 2 vị Phật tên là Sumedha (Thiện Tuệ) và Sujāta (Thiện Sanh) ra đời.
  • Cách đây 1.800 đại kiếp, trong cùng 1 kiếp, đã có 3 vị Phật tên là Piyadassī (Hỷ Kiến), Atthadassī (Lợi Kiến), và Dhammadassī (Pháp Kiến) ra đời.
  • Cách đây 94 đại kiếp, đã có 1 vị Phật tên là Siddhattha (Tất Đạt Đa) ra đời.
  • Cách đây 92 đại kiếp, trong cùng 1 kiếp, đã có 2 vị Phật tên là Tissa (Đế Sa) và Phussa (Phất Sa) ra đời.
  • Cách đây 91 đại kiếp, đã có 1 vị Phật tên là Vipassī (Phật Tỳ Bà Thi) ra đời.
  • Cách đây 31 đại kiếp, trong cùng 1 kiếp, đã có 2 vị Phật tên là Sikhī (Phật Thi Khí) và Vessabhū (Phật Tỳ Xá Phù) ra đời.
  • Trong đại kiếp (Kalpa) này, đã có 4 vị Phật tên là Kakusandha (Phật Câu Lưu Tôn), Konāgamana (Phật Câu Na Hàm Mâu Ni), Kassapa (Phật Ca Diếp), Gotama (chính là Phật Thích Ca Mâu Ni mà hiện nay nhân loại đang thờ cúng) ra đời. Cũng trong kiếp này, nhiều triệu năm sau sẽ có vị Phật thứ 5 ra đời là Metteyya (Phật Di Lặc).

Phân chia theo số lượng vị Phật xuất hiện, có sáu loại đại kiếp sau:

  • Không kiếp: không có vị Phật nào xuất hiện.
  • Kiếp hương (Sāra-kappa): Có 1 vị Phật xuất hiện
  • Kiếp tinh túy (Manda-kappa): Có 2 vị Phật xuất hiện (riêng đại kiếp vào thời Phật Padumuttara (Bảo Liên Hoa), tuy chỉ có 1 vị Phật xuất hiện nhưng lại mang đặc điểm của kiếp tinh túy, vì Phật Padumuttara đã ban truyền giáo pháp cho số người nhiều hơn hẳn các vị Phật khác).
  • Kiếp ân huệ (Vara-kappa): Có 3 vị Phật xuất hiện.
  • Kiếp tinh túy hương (Sāramanda-kappa): Có 4 vị Phật xuất hiện.
  • Kiếp hiền (Bhadda-kappa): Có 5 vị Phật xuất hiện.

Ngoài các vị Phật toàn giác còn có các vị Phật Độc Giác. Đây là quả vị thấp hơn Phật toàn giác, bởi vì Phật Độc Giác chỉ đạt tới giác ngộ cho bản thân chứ không có khả năng thuyết pháp, không thể giúp người khác đạt tới giác ngộ như các vị Phật toàn giác. Theo kinh Phật, số lượng các vị Phật Độc Giác nhiều hơn hẳn số lượng Phật toàn giác (có thời kỳ hàng trăm vị Phật Độc giác cùng xuất hiện), nhưng vì không thuyết pháp nên ảnh hưởng của họ tới nhân loại là không đáng kể, và người thời đó cũng chẳng mấy ai biết tới họ. Do vậy, Kinh Phật thường không ghi lại tên tuổi, lai lịch của các vị Phật Độc giác này.

Đặc điểm của các vị Phật

Tất cả các vị Phật đều có những điểm chung:

  • Ở kiếp áp chót đều là một vị thần sống trên cung trời Đâu suất, quyết định đầu thai lần cuối cùng vào nhân giới để thành Phật.
  • Khi đầu thai ở kiếp thành Phật, họ đều đầu thai vào giai cấp cao quý nhất (Bà-la-môn hoặc Sát Đế lỵ)
  • Sau khi sinh, vị mẫu thân của Phật sẽ qua đời sau 7 ngày để đầu thai lên thiên giới.
  • Tất cả đều có ngoại hình phi phàm với Ba mươi hai tướng tốt và Tám mươi vẻ đẹp.
  • Thuở nhỏ, các vị đều được sống trong cảnh vinh hoa phú quý.
  • Khi lớn lên, các vị đều chấn động tâm tư khi chứng kiến 4 dấu hiệu (tuổi già, bệnh tật, cái chết và vị tu sĩ), cuối cùng phát nguyện đi tu.
  • Tất cả các vị đều xuất gia đi tu ít lâu sau khi vợ sinh ra 1 người con trai.
  • Tất cả đều tu khổ hạnh nhưng đều thấy như vậy sẽ không đắc đạo nên từ bỏ lối tu đó.
  • Trước khi thành đạo, tất cả đều thọ lãnh cơm sữa do 1 người dâng cúng, nhận 1 bó cỏ làm bảo tọa và chọn 1 gốc cây để ngồi thiền định, và đạt tới giác ngộ tại gốc cây đó.

Sau khi thành đạo, các vị Phật đều tương đương nhau về tuệ giác, oai lực. Tuy nhiên vẫn có những khác biệt giữa các vị Phật về thọ mạng, chiều cao, vật cưỡi, cây thành đạo, thời gian tu khổ hạnh…

  • Yāna vematta (phương tiện đi lại mà Bồ tát sử dụng trong lúc xuất gia): 6 vị Phật Dīpaṅkarā, Sumana, Sumedha, Phussa, Sikhī và Koṇāgamana đi xuất gia bằng voi. 6 vị Phật Koṇḍañña, Revata, Paduma, Piyadassī, Vipassī và Kakusandha đi xuất gia bằng xe ngựa kéo. 5 vị Phật Maṅgala, Sujāta, Atthadassī, Tissa và Gotama đi xuất gia bằng ngựa cưỡi. 3 vị Phật Anomadassī, Siddhattha và Vesabhū đi xuất gia bằng kiệu vàng người khiêng. 4 vị Phật Sobhita, Padumuttara, Dhammadassī và Kassapa đi xuất gia bằng cung điện bay bổng lên không trung. Đức Phật Nārada tự đi bộ.
  • 7 vị Phật Dīpaṅkarā, Koṇḍañña, Sumana, Anomadassi, Sujāta, Siddhattha và Kakusandha thực hành pháp khổ hạnh trong 10 tháng. 4 vị Phật Maṅgala, Sumedha, Tissa và Sikhī thực hành khổ hạnh trong 8 tháng. Đức Phật Revatā thực hành khổ hạnh trong 7 tháng. 4 Phật Piyadassī, Phussa, Vessabhū và Koṇāgamana thực hành khổ hành trong 6 tháng. Đức Phật Sobhita thực hành khổ hạnh trong bốn tháng. 3 vị Phật Paduma, Atthadassī, và Vipassī thực hành khổ hạnh trong nửa tháng (15 ngày). 4 vị Phật Nārada, Padumuttara, Dhammadassī và Kassapa thực hành tu khổ hạnh trong 7 ngày. Đức Phật Gotama (Thích Ca) của nhân loại hiện nay, đã thực hành tu khổ hạnh trong 6 năm.

Ngoài ra, một số vị Phật có những đặc điểm riêng biệt (kết quả của ước nguyện mà các ngài đã thực hiện trong một tiền kiếp), cụ thể:

  • Phật Maṅgala có hào quang mạnh mẽ hơn nhiều các vị Phật khác.
  • Phật Anomadassi (Cao Kiến) khi vừa sinh ra thì có châu báu rơi xuống liên tục từ trên bầu trời, nên ngài được đặt tên như vậy.
  • Phật Paduma (Hồng Liên Hoa/Đại Liên Hoa) khi vừa sinh ra thì có hoa sen từ trên bầu trời rơi như mưa xuống khắp đất nước, nên ngài được đặt tên như vậy (“Padu” nghĩa là hoa sen).
  • Phật Nārada khi tới ngày đặt tên thì từ trên trời, nhiều loại y phục, trang sức quý giá rơi xuống như mưa rào, nên ngài được đặt tên như vậy (“Nara” nghĩa là đồ trang sức cho mọi người và “da” là người cho).
  • Phật Padumuttara (Bảo Liên Hoa/Thắng Liên Hoa/Bạch Liên Hoa) khi vừa sinh ra thì có mưa hoa sen từ trên bầu trời rơi xuống, nên được đặt tên như vậy. Khi đắc đạo, ngài vừa đặt chân xuống đất thì lập tức có những bông hoa sen mọc lên đỡ lấy bàn chân của ngài, hương thơm phấn hoa phủ khắp người ngài, nên Phật hiệu của ngài cũng có nghĩa là hoa sen.
  • Phật Sujāta (Thiện Sanh) khi vừa sinh ra thì tất cả mọi người đều cảm thấy an lạc cả thân lẫn tâm, nên ngài được đặt tên như vậy.
  • Phật Atthadassī (Lợi Kiến) khi vừa sinh ra thì chủ nhân của các kho báu bị thất lạc suốt nhiều thế hệ nay lại tìm ra chỗ chôn giấu, nên ngài được đặt tên như vậy.
  • Phật Atthadassī (Pháp Kiến) khi vừa sinh ra thì những điều luật không hợp lý của vương quốc bỗng nhiên biến mất, nên ngài được đặt tên như vậy.
  • Phật Siddhattha (Tất Đạt Đa) khi vừa sinh ra thì ước muốn của nhiều người bỗng nhiên được thành tựu, nên ngài được đặt tên như vậy.
  • Phật Vipassī (Tỳ Bà Thi) có đôi mắt kỳ diệu như đôi mắt của thiên thần, có thể nhìn trong đêm và không bao giờ nhắm lại, nên ngài được đặt tên như vậy.
  • Phật Sikhī (Thi Khí) khi tới ngày đặt tên thì chiếc khăn trùm đầu của ngài bỗng dựng thẳng lên như cái mào của chim công, nên ngài được đặt tên như vậy.
  • Phật Vessabhū (Tỳ Xá Phù) khi vừa sinh ra đã thốt lên thắng ngữ làm hoan hỉ mọi người, nên ngài được đặt tên như vậy.
  • Phật Koṇāgamana (Câu Na Hàm Mâu Ni) khi vừa sinh ra thì có vàng rơi xuống như mưa từ trên bầu trời, nên ngài được đặt tên như vậy (Koṇā là vàng, āgamana nghĩa là đến, cả tên nghĩa là “cậu bé đem vàng đến”).

Sự hiếm hoi của một vị Phật Toàn giác

Trong 4 A-tăng-kỳ đại kiếp và 100.000 đại kiếp trái đất tính từ Đức Phật Nhiên Đăng, các tiền kiếp của Phật Thích Ca chỉ gặp được 24 vị Phật Toàn giác. “Đại kiếp” ở đây không phải là một kiếp sống của con người, mà là một kiếp tồn tại của quả địa cầu, tức là quá trình hình thành, phát triển rồi hoại diệt của cả một hành tinh, kéo dài nhiều tỷ năm. Còn A-tăng-kỳ nghĩa là “số lượng không thể tính đếm” (vượt qua cả hàng tỷ tỷ tỷ, có sách ghi đây là con số 10140, tức còn nhiều hơn số hạt nguyên tử tồn tại trong vũ trụ). Khoảng thời gian để xuất hiện 1 vị Phật Toàn giác có thể ví dụ như sau: Dùng 1 cái thùng dài 32 cây số, cao 64 cây số (chiều dài ở đây chỉ là ví dụ), đựng đầy trong đó là hạt , cứ mỗi 3 năm lấy ra 1 hạt. Đến khi nào lấy hết số hạt mè trong thùng đó ra thì mới có 1 Đức Phật xuất hiện. Xét đến khoảng thời gian dài gần như vô tận như vậy thì cơ hội gặp được 1 vị Phật Toàn giác quả thật quá hiếm hoi, còn hy hữu hơn cả việc 1 người suốt 10 ngày liền trúng số độc đắc vậy.

Không có đại kiếp nào có nhiều hơn 5 vị Phật cùng giáng sinh. Có những giai đoạn kéo dài cả 1 A-tăng-kỳ đại kiếp trái đất mà không có vị Phật toàn giác nào ra đời. Khoảng cách ra đời giữa các vị Phật trong cùng 1 đại kiếp cũng phải kéo dài tới hàng triệu, hàng tỷ năm (do một kiếp Trái Đất kéo dài hàng tỷ, hàng chục tỷ năm). Và thời gian vị Phật đó tại thế cũng rất ngắn ngủi so với thời gian tồn tại của hành tinh đó (ví dụ như Phật Thích Ca tại thế được 80 năm, trong đó thuyết pháp được 45 năm, trong khi Trái Đất đã tồn tại 4,5 tỷ năm và sẽ tồn tại thêm mấy tỷ năm nữa). Như vậy, cơ hội để chúng sinh được nghe hoặc đọc Chánh Pháp do một vị Phật thuyết giảng là vô cùng nhỏ nhoi và vô cùng quý báu.

Phật Di-lặc

Bài chi tiết: Di Lặc

Phật Di-lặc (tiếng Nam Phạn: Metteyya, tiếng Phạn: Maitreya) giữ một vị trí đặc biệt trong văn hóa Phật giáo dù Ngài chỉ xuất hiện trong tương lai.[22][23]

II. Phật giáo Đại thừa

Phật giáo Đại thừa cũng thờ Phật Thích Ca ( Bổn sư) và 7 vị Phật cổ..

Ngoài ra còn có rất nhiều vị Phật và Bồ tát trong các kinh điển Đại thừa. Dưới đây chỉ là những vị Phật và Bồ tát tiêu biểu được nhắc đến nhiều, và nhiều người biết :

Mỗi 1 vị Phật và Bồ tát có thể có nhiều tên gọi với các hóa thân khác nhau , ví dụ Quán Âm Bồ tát :

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nam Mô Tầm thanh cứu khổ cứ nạn Quán Thế Âm Bồ Tát

Phật bà nghìn mắt nghìn tay , Quán Tự Tại, Quán Thế Tự Tại, Quán Thế Âm Tự Tại, Quán Thế Tự, Khuy Âm, Hiện Âm Thanh, Quán Âm

III.Kim Cương Thừa

Do chỉ có ít kiến thức về Kim Cương Thừa nên cũng chỉ đi copy :

Mỗi một vị Phật, mỗi một vị Bồ Tát đều có hình tướng và hạnh nguyện riêng, nhưng các Ngài có chung một điều là đều có lòng thương chúng sinh vô cùng vô tận và làm lợi ích cho hết thảy chúng sinh.

Hãy cùng hiennha.com tìm hiểu về 57 vị Phật và Bồ Tát theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng dưới đây:

1. Đạo Sư Liên Hoa Sanh:

Đạo sư Liên Hoa Sanh hay Ngài được biết là Guru Rinpoche. Ngài là hoá thân của Đức Phật A Di Đà và Đức Quán Thế Âm Bồ tát. Ngài được coi là Đức Phật thứ hai sau Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Bậc Thánh vĩ đại đã hàng phục mọi ma quỷ và tà đạo để thiết lập Mật thừa ở Tây Tạng và Ngài nổi tiếng là đấng Thủ Hộ nguyên thủy Bất biến Quang.

Ngài hứa rằng, cứ mỗi vị Phật ra đời sẽ có 1 tỷ tái sinh của Đức Liên Hoa Sanh để cứu độ chúng sinh khắp mọi nơi. Bất cứ ai có lòng sùng mộ đến Ngài và đọc bài kệ Bảy dòng, Ngài sẽ ngủ ở cửa nhà để bảo vệ và hướng dẫn họ tới giác ngộ.

Bài kệ Bảy dòng – Bảy Dòng Kim Cương Liên Hoa

Hung!

Trên miền biên giới phía Tây Bắc xứ Orgyen
Sinh ra trên nhụy một đóa Hoa sen
Phật quả vô thượng, Ngài thành tựu
Lừng danh là Đấng Liên Hoa Sanh
Vây quanh quyến thuộc Không hành nữ
Theo bước chân Ngài con tu tập
Xin Ngài hãy đến và ban phước

Guru Pema Siddhi Hung!

Miễn phí: Tải về file ảnh của 57 vị Phật, Bồ Tát

“Ngắm nhìn một vị Phật thì công đức sánh bằng cúng dường 10.000 vị tăng trong một buổi sáng”Tải về ngay

2. Đức Quán Thế Âm Bồ Tát:

(Ảnh: Đức Quan Âm Tứ Thủ)

Ngự trên một mặt trăng và mặt trời, Đức Quán Thế Âm là vị Bồ Tát quan trọng nhất trong các vị Bồ Tát. 

Danh hiệu Quan Thế Âm, nghĩa là quan sát, lắng nghe tiếng kêu than của chúng sanh trong thế gian để độ cho họ thoát khổ.

Bồ Tát Quán Thế Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện sự từ bi đến cùng tận trong đời vị lai nếu chúng sinh vẫn còn còn đau khổ. Vì chỉ có Từ Bi mới giải trừ đau khổ, cũng như chỉ có Trí Tuệ mới diệt được u minh.

Do đó, Bồ Tát Quan Thế Âm thiết lập tâm đại từ, đại bi mà thực hiện đại thệ nguyện độ sanh của Ngài.

Ở giữa trái tim mình, vị Bồ Tát vĩ đại này cầm một cách trìu mến viên ngọc Như ý, biểu hiện Trí tuệ siêu việt rằng sự tử tế sẽ mang lại sự tử tế và hãy hiểu rằng làm hại người khác nghĩa là làm hại chính mình.

Tất cả mọi thứ xảy ra trong đời con, dù là trực tiếp hay gián tiếp, đều là kết quả của chính những điều con mong muốn. Vì vậy hãy mong muốn ích lợi cho mọi người.

Hãy đánh thức con người từ bi bên trong con. Hãy sống giống như là vị Bồ Tát của lòng từ bi và hãy chuyển hóa thế giới mà con đang sống thành thế giới đầy lòng từ bi.

3. Đức Phật Tài Bảo Jambala:

Đức Jambala hay Ngài còn được gọi là Dzambala. Ngài là vị Phật giúp tiêu trừ sự nghèo khó và tăng trưởng sự ổn định, giàu có.

Ngài là hoá thân của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, thị hiện dưới dạng vị Phật của lòng Đại Bi. Có 5 hoá thân Jambala: đỏ, xanh lục, xanh da trời, trắng và vàng. Trong đó Đức Jambala vàng được coi là hoá thân chính và là một thành viên của Bảo Sanh Bộ.

Trong thời đại ngày nay, chúng sinh bị nhiều năng lượng tiêu cực cản trở, Ngài hiện ra cả hoá thân phẫn nộ lẫn an bình để giúp chúng ta giảm thiểu sự thiếu thốn và khó khăn trong cuộc sống, đồng thời tăng trưởng sự may mắn, đầy đủ ở bên trong lẫn bên ngoài của chúng ta.

“Ngài Jambala cầm một trái cây (hay ngọc như ý tỏa sáng) trong tay phải để thấy rằng nếu chúng ta theo sự tu tập của ngài, chúng ta có thể gặt hái kết quả từ  những nỗ lực của bản thân để đạt tới  thành tựu và giác ngộ.”

4. Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát:

“Đức Văn Thù Sư Lợi, nếu chúng ta đọc đủ theo âm Hán thì sẽ là Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát. Ngài là đại diện cho Trí Tuệ vì Đại Trí nghĩa là Trí Tuệ thấu triệt chân lý một cách tường tận và tuyệt đối.”

Đức Văn Thù màu vàng nhảy múa tay phải cầm kiếm để tiêu diệt vô minh, tay trái cầm Kinh Bát Nhã biểu tượng cho trí tuệ cao nhất của nhà Phật.

Hai chân Ngài đang nhảy múa biểu tượng cho việc không thể tách rời giữa trí tuệ và phương tiện. Đức Văn Thù ban cho trí tuệ hiểu biết bản chất của thế giới lẫn trí tuệ hiểu biết mọi tính chất tương đối của các sự vật hiện tượng.

Chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát 

Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi

(Đọc: Ôm A ra pa tra na đê) 

5. Bổn Tôn Đức Tara Trắng:

Bổn Tôn Đức Tara Trắng hay Ngài còn được biết đến là Bổn Tôn Bạch Độ Mẫu. Ngài là biểu tượng cho lòng từ bi chấp nhận. Màu trắng của Ngài tượng trưng cho sự tịnh hoá, bình an và trí tuệ. Ngài ban cho sự bảo vệ, sự tịnh hoá và hạnh phúc gia đình.

Ngài có thể giúp chúng sinh thành tựu tất cả những gì họ cần và cũng giúp họ ngăn ngừa các chướng ngại, đặc biệt là chướng ngại cho sự trường thọ của họ. Đó là lý do vì sao thực hành thần chú của Đức Tara Trắng rất phổ biến.

Thần chú của Đức Tara Trắng:

Om Tare Tuttare Ture Mama Ayuh Punya Jñana Pustim Kuru Svaha

(Đọc: Ốm Tha Rế Thu Tha Rế Thu Rê Ma Ma Ai Dà Pun Dà Nha Nà Put Tìm Khu Rù Sô Hà)

6. Đức Quán Thế Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay

Đức Quán Thế Âm nghìn mắt nghìn tay, vị Phật với tình yêu thương không bờ bến, mở rộng cánh tay dịu dàng của Người ra mọi hướng, và dùng mọi phương tiện thiện xảo để đánh thức lòng từ bi chân thật trong trái tim mỗi chúng sinh.

Hãy nhận ra lòng từ bi vốn luôn sẵn có trong con và một cách tự nhiên sức mạnh của một nghìn cánh tay, một nghìn con mắt sẽ xuất hiện nơi con. Con sẽ không bao giờ đơn độc trong thế giới của lòng từ bi, vì có rất nhiều người khác cũng đang trên con đường này.

Hãy đánh thức những vị Bồ Tát nhiệt thành đang hiện diện bên trong con.

Hãy đọc tụng Om Mani Padme Hum, và quán tưởng mình chính là vị Phật của lòng từ bi.

Thần Chú của Ngài Quán Thế Âm – Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn:

Om Mani Padme Hum 

( Đọc: Ôm ma ni pê mê hung hoặc Ôm ma ni pad mê hum) 

Om mani padme hum

7. Đức Kim Cương Thủ

Đức Kim Cương Thủ là vị Phật đại diện cho sức mạnh của tất cả chư Phật. Trong Đại Thừa, Ngài được gọi là Đại Thế Chí Bồ Tát.

Trong Mật thừa, Ngài hiện thân phẫn nộ nhảy múa trong quầng lửa huy hoàng, tay phải cầm Chày kim cương phát ra sức mạnh sấm sét tiêu diệt mọi kẻ xấu hay điều xấu. Tay trái Ngài cầm sợi dây thòng lọng để trói bắt tất cả những kẻ thù của Pháp. Chân Ngài giẫm đạp lên những thân người đầu voi biểu tượng cho việc Ngài hàng phục được cả Chúa tể của Chư Thiên.

Trong quá khứ, chúa tể của chư thiên là Mahadeva ngàn tay có sức mạnh nghiêng trời lệch đất, nghĩ rằng mình mạnh nhất toàn bộ vũ trụ, tỏ ra kiêu ngạo coi thường Ngài. Hắn dẫn tất cả thiên binh đến thách thức sức mạnh của Đức Kim Cương Thủ.

Sau khi khuyên giải mà Mahadeva không nghe, Ngài đã dùng Chày kim cương tiêu diệt hắn chỉ trong một chớp mắt. Sau khi toàn bộ quân đoàn của Mahadeva đã hàng phục Đức Kim Cương Thủ, Ngài dùng thần lực cứu sống Mahadeva trở lại. Nhưng Mahadeva vẫn không hối cải, tiếp tục xông vào định đánh nhau với Ngài.

Đức Kim Cương Thủ một lần nữa trỏ ngón tay, cướp đi mạng sống của hắn. Mahadeva ngã lăn ra đất, không còn dấu hiệu của sự sống. Với lòng từ bi, Ngài cứu sống Mahadeva một lần nữa. Lần này Mahadeva quỳ xuống dưới chân Ngài, nhận được sự ban phước của Ngài và đạt giác ngộ ngay lập tức.

Hãy cầu nguyện đến Đức Kim Cương Thủ để vượt qua mọi chướng ngại và ma quỷ bên trong lẫn bên ngoài của bạn.

8. Ngài Tara Xanh:

Ngài Tara Xanh hay còn được gọi là Đức Lục Độ Phật Mẫu.

Được sinh ra từ giọt nước mắt bi mẫn của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, Ngài Tara xanh tượng trưng cho lòng từ bi tích cực. Màu xanh của ngài biểu tượng cho thành tựu các hoạt động và phát triển các phẩm chất bên ngoài, bên trong và bí mật.

Ngài ban cho sự thành công trong các hoạt động và sự kết hợp giữa trí tuệ và hành động. Hãy cầu nguyện và trì tụng thần chú để nhận được sự ban phước từ Ngài Tara Xanh.

Thần chú của Ngài Tara Xanh:

Om tare tuttare ture soha

(Đọc: Ôm tà rê tút tà rê tu rê sô hà)9. Đức Phật Di Lặc

 Đức Phật Di Lặc là vị Phật tương lai. Ngài sẽ thành Phật ở cõi người sau Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Ngài là vị Phật của tình thương. Trong vô số kiếp trước Ngài đã phát bồ đề tâm trước đức Đại Lực Như lai và rất nhiều vị Phật khác. Kể từ đó, Ngài đã dẫn vô số chúng sinh đến giác ngộ bằng giáo pháp của cả 3 thừa: nguyên thuỷ, đại thừa và mật thừa.
Khi thực hành như 1 vị Bồ tát, Ngài không chỉ thường xuyên thiền định về tình thương rộng lớn mà Ngài còn dạy nó cho nhiều người khác. Ngài thường ngồi ở cổng của kinh thành và suy nghĩ sâu sắc về tình thương. Tâm yêu thương của Ngài mạnh tới mức những người đi gần Ngài, chạm vào chân của Ngài liền có được sự chứng ngộ về tình yêu thương vô điều kiện. Điều này khiến chư Phật khắp mười phương hết sức hài lòng và hoan hỷ, tiên tri rằng: Trong tương lai, khi còn là Bồ tát và cả khi trở thành Phật thì vị Bồ tát này sẽ luôn được biết đến với tên gọi “Tình Thương” (Maitreya – Di Lặc). Đấy là lý do Ngài được gọi là Đức Phật Di Lặc.

Hãy cầu nguyện đến Ngài để chứng ngộ được tình yêu thương vô điều kiện. 10. Đức Phật Dược Sư:

 Đức Phật Dược Sư cầm trên tay phải một nhành Arura, mà từ đó mọi loại thuốc ở Tây Tạng được cấu thành. Tay trái Ngài cầm chiếc bát chứa ba loại nước cam lồ chữa bệnh và phục hồi sự sống, chống lão hóa và khai sáng tâm trí. Mục đích của Ngài là chữa lành về tâm linh, còn thân thể chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian hữu hạn. Khi nhận ra thế giới này chỉ tồn tại trong ảo giác nhầm lẫn, con sẽ nhận ra tình trạng vật lý cũng là một sản phẩm của tâm con mà thôi. Thân thể con chỉ là một phần của tâm. Hãy đánh thức người chữa lành linh thánh bên trong. Nhận ra ốm đau chỉ có thể làm thân thể này không khỏe, nhưng thân này không bao giờ thực sự là con.
Thần chú của Đức Phật Dược SưTayata Om Bekandze Bekandze Maha Bekandze Radza Samudgate Soha

11. Đức Diệu Âm Thiên Nữ – Saraswati

Diệu Âm Thiên Nữ là vị nữ Phật của nghệ thuật Âm thanh, Biện tài và Trí tuệ. Ngài là phối ngẫu của Đức Văn Thù Bồ Tát.

Da Ngài trắng như tuyết, mặt đẹp như ngọc, tóc xanh mượt mà, mặc thiên y không một vết may.

Tay Ngài cầm đàn tỳ bà, tướng mạo như thiên nữ 16 tuổi, ôn nhu mà trang nghiêm. Tay trái Ngài nâng cây đàn có đầu chim Phượng hoàng, tay phải gẩy lên những điệu nhạc du dương. Tiếng đàn kỳ diệu đi vào lòng người.

Ngài có thệ nguyện rằng: bất kỳ người giảng pháp nào khẩn cầu tới sự ban phước từ Ngài sẽ có đầy đủ Trí tuệ và Biện tài của Ngài. Lời nói trở nên trang nghiêm và thuyết phục, quyến rũ mà thấm sâu.

Đang giảng kinh gì mà lỡ quên mất liền lập tức nhớ ra. Đang nói Thần chú gì mà không nhớ thì Thần chú vẫn lưu loát tuôn ra. Nếu như bạn thường xuyên cầu nguyện đến Ngài thì âm thanh lời nói của bạn sẽ trở nên đẹp đẽ, dễ nghe, khiến ai cũng muốn đi theo.

Ngài cũng là một vị nữ Phật của kỹ nghệ nên bất kỳ ai cần sự khéo léo trong công việc (vẽ tranh, sửa máy tính, chữa bệnh, chơi đàn, nấu nướng…) cũng nên cầu nguyện đến Ngài.

Diệu Âm Thiên Nữ Chú

Om Sarasiddhi Hring Hring 

(Đọc: Ôm sa rà si đi hi ring ring)

12. Đức Mahakala Như Ý – Cintamani Mahakala

Đức Mahakala trắng hay còn gọi là Đức Mahakala Như Ý – Cintamani Mahakala, tay Ngài cầm một viên ngọc ban cho con thành tựu mọi ước nguyện. Ngài hiện ra với một nụ cười đầy uy lực bảo vệ sự giàu có và thịnh vượng của những chúng sinh cần đến Ngài.

Thông điệp của Ngài là: “Sự giàu có thực sự chỉ có được thông qua bố thí”. Món quà của Ngài là: “Với lòng cảm thông, trắc ẩn, con sẽ tự do thoát khỏi những ràng buộc của sự khốn khó. Khi cho đi tất cả những gì con có được một cách vật chất, tinh thần và tâm linh, thì con sẽ được sinh vào cõi Phật giàu có, tự do khỏi ham muốn và sợ hãi”.

Vương quốc giàu có, trù phú của đức Cintamani Mahakala sẽ trở thành hiện thực đối với con. Giống như Đức Cintamani Mahakala, hãy thoả mãn mọi ước nguyện của mỗi chúng sinh mà con gặp trên đường đời. Đây chính là sự tự do thực sự, thịnh vượng thực sự!

13. Đức Kurukulle – Tác Minh Phật Mẫu

Ngài Kurukulle – Tác Minh Phật Mẫu là một hóa thân của Đức Tara đỏ.

Ngài có thân hình màu đỏ rực, một mặt, 4 tay. Hai tay Ngài cầm cung tên do Hoa Ưu Bát La Hồng tạo thành: một tay cầm dây móc câu, một tay cầm trượng móc. Quanh mình Ngài quấn 50 chiếc đầu lâu trong tư thế nhảy múa, một chân giẫm đạp lên ma nữ ngoại đạo. Mặt Ngài biểu hiện nửa giận, nửa vui.

Những ai nương tựa vào Ngài sẽ tăng trưởng tâm vô úy, được Ngài hộ trì không còn e sợ luân hồi sinh tử. Ngài giúp bạt trừ chướng ngại, thu hút mọi ước nguyện đến với người mong cầu, đặc biệt là cải thiện mọi mối quan hệ xung quanh trở nên hòa nhã và yêu thương hơn.

Thần Chú của Đức Tác Minh Phật Mẫu:

Om Kurukulle Hri Soha

(Đọc: Ôm Ku rum ku le ri sô hà)

14. Ngài Guru Bọ Cạp:

Ngài Guru Dragpo hay còn gọi là Guru Bọ Cạp là một hóa thân của đức Liên Hoa Sanh.

Một lần, đức Liên Hoa Sanh đang giảng ở tu viện Samye thì Pehar – là một vị thần chiến tranh, hóa thành một tu sĩ trẻ và hỏi đức Liên Hoa Sanh: Ngài sợ gì nhất? Đức Liên Hoa Sanh trả lời bằng tiếng Tây Tạng Ngài sợ nhất là: “sdig pa” – nghĩa là những nghiệp xấu. Pehar nghe nhầm rằng đức Liên Hoa Sanh nói về con bọ cạp vì trong tiếng Tây Tạng thì bọ cạp cũng gọi là “sdig pa”.

Ngày hôm sau Pehar hóa thành bọ cạp khổng lồ đến định dọa nạt Đức Liên Hoa Sanh, Ngài liền hóa thành một bậc thầy phẫn nộ – Guru Dragpo, một tay cầm chày kim cương, tay kia bắt bọ cạp và dọa đập chết nó . Pehar bèn hàng phục trước Đức Liên Hoa Sanh và thề sẽ bảo vệ Phật Pháp.

15. Đức Phật Vô Lượng Thọ – Amitayus

Đức Vô Lượng Thọ là một hóa thân của Đức Phật A Di Đà.

Ngài có thân hình màu đỏ, đang ngồi trong tư thế thiền định, hai tay cầm chiếc bình chứa nước cam lồ bất tử. Ngài ban cho đời sống có tuổi thọ dài lâu, không đau buồn, bệnh tật và dẫn những người tin tưởng Ngài đến cõi Tây Phương Cực Lạc.

Những người theo Phật giáo Tây Tạng thường cầu nguyện đến Ngài khi mắc những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư, HIV… bởi sự ban phước không thể nghĩ bàn của Ngài sẽ giúp họ vượt qua về mặt thể chất cũng như tinh thần.

Bài chú của Đức Phật Vô Lượng Thọ:

16. Ngài Ganesha:

Ganesha là vị hộ Phật của Văn chương, Trí tuệ và đạp bằng mọi chướng ngại. Bụng bự của Ngài Ganesha biểu tượng cho sự thịnh vượng nhưng cũng biểu trưng cho sự rộng lượng và dung chứa vô tận.

Đầu voi to lớn, tượng trưng cho trí tuệ thông thái, tai to nghe nhiều hiểu rộng. Cái vòi tượng trưng cho những khả năng đặc biệt không ai có được.

Chiếc vòi có thể khai thông mọi bế tắc, quật ngã cây cối, giúp vượt qua rừng rậm, nhưng cũng lại rất tế nhị, thậm chí nhặt nổi một cây kim! Ngài giẫm lên một con chuột thể hiện cho tốc độ và sự khéo léo. Một ngà bị gãy của Ngài thể hiện cho sự khiêm nhường.

Hãy cầu nguyện đến đức Ganesha để phát triển tài năng văn chương, trí tuệ, sự khéo léo và sức mạnh vượt qua mọi chướng ngại.

Thần chú của Ngài Ganesha

Aum Shreem Hreem Kleem Klowm Gum Ganapathaye Vara Varadha Sarvajanmaye Vasamaanya Swaha (3 lần)

17. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni:

Đội chiếc vương miện chế tác từ những viên ngọc của sự tỉnh thức hoàn toàn, Đức Phật – hay Phật tính ở trong trái tim của mọi chúng sinh và biểu hiện ra ngoài thành một vũ trụ sống động.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người khai sáng ra đạo Phật, Ngài được thờ ngay giữa chính điện, ngự trên đài sen với tư thế ngồi kiết già, hoặc ngồi kiết già với tay phải cầm hoa sen đưa lên.

Hãy để tâm con thoát ra khỏi cái bẫy của việc tin rằng có một cái tôi. Khi con nhận ra rằng Đức Phật chỉ đơn giản là bản tính tự nhiên của con thì hạt giống của sự bất tử sẽ tự chín muồi. Mục đích cuối cùng của Đức Phật là đánh thức tâm giác ngộ sẵn có trong mỗi chúng sinh.

Hãy quán chiếu về Đức Phật linh thánh bên trong, giải phóng con khỏi niềm tin rằng thế giới vật chất và tinh thần là có thật. Khi ấy không còn có gì hiện ra với con ngoài vị Phật tối thượng luôn ngự sẵn bấy lâu nay.

Nhạc niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật:

Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni:

18. Dakini Đầu Sư Tử Simha Mukha:

Dakini Đầu Sư tử Simha Mukha là một Dakini phẫn nộ và là hoá thân phẫn nộ của nữ Đạo sư Guhiajana, thầy của Đức Liên Hoa Sanh.

Ngài giúp hàng phục mọi ảnh hưởng tiêu cực và các cuộc tấn công của các lực lượng ma quỷ. Ngài cũng là hoá thân của Đức Vajravarahi (Kim Cương Heo Nái).

Dưới sự bảo vệ khéo léo và mạnh mẽ của Ngài, khi bạn bị tấn công, hãy cầu nguyện đến Ngài, mọi sự tấn công vào bạn sẽ bị phản ngược lại vào nguồn tấn công (gậy ông đập lưng ông), giúp bạn loại bỏ mọi chướng ngại để nhanh chóng đạt được giác ngộ.

>> Xem thêm: 12 lời Phật dạy về cuộc sống

19. Đức Mã Đầu Minh Vương – Hayagriva:

Đức Mã Đầu Minh Vương – Hayagriva là hóa thân phẫn nộ của Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngài có 3 đầu, 6 tay, 4 chân và trên đỉnh đầu Ngài là một chiếc đầu ngựa đang hí vang.

Tất cả mọi thế lực tiêu cực chỉ cần nghe tiếng hí oai hùng của Ngài sẽ run rẩy và hàng phục. Nếu cầu nguyện đến Ngài và được Ngài ban phước, bạn sẽ điều phục được người ác, dứt trừ mọi bệnh tật, đánh lui được đối thủ và tranh luận được thắng lợi.

20. Đức Kim Cương Tát Tỏa – Vajrasattava:

Đức Kim Cương Tát Đỏa là một vị Phật có lời nguyện sẽ tịnh hóa tất cả tội lỗi của chúng sinh.

Khi còn là một vị Bồ Tát, Ngài nguyện rằng: bất kỳ ai đọc câu Thần chú Trăm âm của Ngài thì Ngài sẽ nhận lãnh nghiệp xấu của người đó và chuyển nghiệp tốt của Ngài cho họ. Bất kỳ ai đọc Thần chú của Ngài mà không tiêu trừ bớt nghiệp xấu thì Ngài nguyện không thành Phật.

Các hành giả Mật thừa nên nương tựa vào sức mạnh tịnh hóa từ Thần chú Trăm âm của Đức Kim Cương Tát Đỏa để nhanh chóng vượt qua mọi lỗi lầm bên ngoài lẫn bên trong và đạt tới giác ngộ.

Thần chú của Đức Kim Cương Tát Đỏa:

Om benzar sato sa ma ya ma nu pa la ya

Benzar sato te no pa

Tishtha dri dho me bha wa

Su to ka yo me bha wa

Su po ka yo me bha wa

Anu rakto me bha wa

Sarva siddhi me pra yatsa

Sarva karma su tsa me

Tsittam shre yam ku ru hung

Ha ha ha ha ho bha ga wan Sarva ta tha ga ta benzra ma me muntsa benzri bha

Ma ha sa ma ya sato

Hiểu biết sai lầm khi tịnh hóa thông qua đọc thần chú Kim Cang Tát Đỏa

21. Đức Bất Động A Súc Bệ:

Đức Phật Bất Động A Súc Bệ là một trong Ngũ Trí Phật và là vị Phật đứng đầu của Kim Cương Bộ ở phương Đông.

Ngài là biểu tượng của Đại Viên Cảnh Trí – Trí tuệ phản chiếu tất cả mọi sự vật hiện tượng và biết rõ đâu là thật, đâu là giả. Thân Ngài có màu xanh dương thẫm, tay kết ấn thiền định và ôm lấy phối ngẫu màu trắng biểu tượng cho sự kết hợp không thể chia tách của Phương tiện và Trí tuệ.

22. Đức Kim Cương Heo Nái – Vajravarahi:

Đức Kim Cương Heo Nái – VajraVarahi

Ngài là hoá thân phẫn nộ của Đức Kim Cương Du Già Thánh Nữ, chúa tể của mọi nữ hành giả Mật thừa. Trên đầu của Ngài là một chiếc đầu lợn biểu tượng cho việc Ngài chặt đầu của vô minh làm trang sức.

Trong thời của Đức Phật, có một con quỷ tên là Matrankagu gieo rắc sự kinh hoàng và khủng khiếp khắp 8 thế giới. Ngay cả những chúa quỷ hùng mạnh nhất cũng bị nó hàng phục và nó đe dọa sẽ phá huỷ toàn bộ cõi trời, lật đổ núi Tu Di nơi 33 cõi trời tọa lạc.

Chư thiên sợ hãi cầu cứu Đức Phật và Đức Phật quyết định để Đức Quán Thế Âm và Đức Kim Cương Du già Thánh Nữ đi hàng phục con quỷ.

Hai Ngài bay đến vương quốc của quỷ Matrankagu, Đức Quán Thế Âm liền hoá thành Mã Đầu Minh Vương 3 đầu 6 tay, có cánh sau lưng, còn Đức Kim Cương Du Già Thánh Nữ liền hoá thành Kim Cương Heo Nái ôm lấy Đức Mã Đầu Minh Vương trong vũ điệu hoan lạc.

Đức Mã Đầu Minh Vương hí lên 3 tiếng hào hùng, đưa sợ hãi vào trong tim của Chúa quỷ Matrankagu, còn Đức Kim Cương Heo Nái gầm lên 5 tiếng khiến vợ của Chúa quỷ run rẩy trong hoảng loạn.

Cả Chúa quỷ lẫn vợ đều đến hàng phục dưới chân hai Ngài nhưng hai Ngài không giết chúng mà quy y và giảng pháp cho chúa quỷ. Sau khi tu hành giác ngộ, chúa quỷ Matrankagu trở thành vị Hộ pháp tối thắng của nhà Phật thường được gọi là Mahakala đen.

23. Đức Đại Hắc Kim Cương Sáu Tay – Mahakala Sáu Tay:

Huy hoàng đồng thời cũng đáng sợ! Đức Đại Hắc Kim Cương, vị Hộ Pháp bảo vệ sự phát triển tâm linh, đứng ngay giữa một vầng lửa cháy dữ dội, không có một kẻ thù nào của tâm Giác ngộ, không có một sự điên loạn hoặc tiêu cực nào có thể chịu đựng được lâu dài sự hiện diện của vị Hộ Pháp phẫn nộ này.

Sáu tay của Ngài biểu tượng cho sáu ba la mật, mỗi tay trong sáu tay của Ngài là biểu tượng cho việc tăng trưởng sự hào phóng, đạo đức, nhẫn nhục, kiên định, thiền định và trí tuệ. Chiếc dao kim cương sắc bén được cầm vững chắc trên một tay cắt xuyên qua và vượt qua mọi khuôn mẫu tiêu cực của tham – sân – si.

Nếu con cầu nguyện đến sự bảo vệ của Ngài thì Đức Đại hắc kim cương, Người hoàn toàn không có một chút ngăn ngại nào, luôn dõi theo để đảm bảo rằng con đang ở trên con đường linh thánh.

Đức Mahakala Sáu tay sẽ luôn bảo vệ và chăm sóc cho con.

Thần chú của Ngài Đại Hắc Kim Cương Mahakala:

Om Shri Mahakala Hum Phat

(Đọc: Ôm si ma ha ka la hum mê)

24. Đức Hô Kim Cương – Hevajra:

Đức Hô Kim Cương hay còn gọi là Đức Kim Cương Hỷ Lạc, Ngài có thân thể màu xanh da trời, 8 mặt, 16 tay và 4 chân. Mỗi mặt Ngài có 3 mắt và 4 chiếc răng nanh. Mỗi cánh tay cầm một chiếc sọ máu đang trong tư thế nhảy múa dữ tợn và hoan lạc.

Đức Hô Kim Cương là một trong năm vị bổn tôn chính của Vô thượng Du già. Ngài cũng chính là bổn tôn của dịch giả Marpa, người là Thầy của Milarepa và là người sáng lập dòng Kagyu (mũ đen) ở Tây Tạng. Pháp tu Hô Kim cương lần đầu tiên được mang đến Tây tạng bởi dịch giả Marpa.

Hô có nghĩa là Hỷ lạc. Kim cương có nghĩa là không thể phá hủy. Đó chính là Trí tuệ. Đức Hô Kim Cương là biểu trưng của sự hợp nhất giữa Trí tuệ và Hỷ lạc không thể phá hủy.

25. Đức Liên Hoa Thủ Bồ Tát – Padmapani:

Là một hình tướng của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngài thường xuất hiện trong các tranh tượng Phật giáo, đứng một bên của Đức Thích Ca Mâu Ni hoặc Đức A Di Đà còn bên kia là Đức Văn Thù hoặc Đức Đại Thế Chí.

Liên Hoa Thủ có nghĩa là cầm hoa sen. Tay trái Ngài cầm một nhành sen, tay phải Ngài mở ra hướng xuống dưới trong ấn ban cho sự ưu ái, biểu hiện cho sự sẵn sàng giúp đỡ của Ngài.

Ngài là biểu trưng của tình thương, sự thanh khiết và khả năng sáng tạo của trí tuệ.

26. Đức Trừ Chướng Cái Bồ Tát:

Trừ Cái Chướng Bồ Tát là một trong Bát Đại Bồ tát của Phật giáo, tượng trưng của việc giải trừ mọi chướng ngại. Ngài biết được chướng ngại của tất cả chúng sinh, cứu độ họ khỏi phiền não và thống khổ, khiến cho thân tâm của họ được an ổn mà không có sợ hãi, đưa họ đến được cảnh giới của giải thoát.

Chúng sinh dùng tâm thanh tịnh xưng niệm danh hiệu Trừ Cái Chướng Bồ Tát có thể được Ngài ban phước thanh trừ các chướng ngại, cuối cùng đắc được trí tuệ thanh tịnh.

27. Đức Phật Kim Cương Trì – Vajradhara:

Đức Phật Kim Cương Trì – Vajradhara là Đức Phật nguyên thủy, hiện thân của tất cả chư Phật trong ba đời và là tinh túy của chư Phật. Đức Phật Kim Cương Trì cũng biểu trưng cho Pháp thân Phật và khía cạnh tuyệt đối của sự Giác ngộ.

Nghĩa đen của “Vajra” là kim cương, nhất là trong phương diện cứng chắc không thể bể nát của nó. Trong nghĩa cao hơn, Vajra để chỉ bản tính nội tại của Giác ngộ – sự hợp nhất bất khả hoại và bất khả phân của Trí huệ siêu việt và lòng bi vô hạn, cũng như đại lạc tối thượng và tánh không tối hậu, đây cũng là điều mà hành giả luôn tinh tiến nỗ lực vươn tới.

28. Đức Bất Động Minh Vương:

Là một trong năm Đại Minh Vương của Mật giáo – Bất Động Minh Vương là hoá thân phẫn nộ của Đức Đại Nhật Như Lai để hàng phục những chúng sinh quá cứng đầu và hộ trì Tam Bảo trong những đời vị lai. Sức mạnh và uy lực của Ngài là không thể nghĩ bàn.

Thân của Ngài thường mang sắc xanh đen, khoác y màu đỏ cam, vàng; vẻ mặt giận dữ nhìn thẳng; hai răng nanh lộ ra ngoài: một răng hàm trên, một răng hàm dưới; một mắt mở to một mắt nhắm hờ. Phần nhiều ngồi kiết già trên bàn thạch hay trên toà sắt.

Sắc tướng uy mãnh của Ngài có thể khiến cho quỷ ác, yêu ma, trông thấy phải khiếp sợ.

Tay phải Ngài cầm thanh kiếm sắc bén chém đứt tham – sân – si là ba thứ độc hại đối với trí huệ. Tay trái nắm sợi dây có thể trói buộc tất cả những kẻ ỷ mạnh làm càn. Ngọn lửa lớn cháy mãnh liệt sau lưng Ngài có thể thiêu đốt hết thảy mọi phiền não.

Do đó, tất cả các hình tướng phẫn nộ nhìn có vẻ đáng sợ nhưng đều biểu hiện cho lòng đại bi của Ngài.

Thần chú của Ngài Bất Động Minh Vương:

Namo Samanto Vajra Nai Ham

(Đọc: Nam mô sam an tô gua ra nai ham)

29. Đức Phật A Di Đà:

Là một trong Ngũ Trí Phật và là vị Phật đứng đầu của Liên Hoa Bộ ở phương Tây.

Ngài là biểu tượng của Diệu Quan Sát Trí – Trí tuệ thấy rõ mọi tính chất khác biệt của các sự vật hiện tượng. Thân Ngài màu đỏ, hai tay kết ấn thiền định. Ngài biểu trưng cho lòng từ bi vô lượng.

Ngài cũng là biểu tượng của sự tịnh hoá tính tham lam, chuyển hoá thành Diệu Quan Sát Trí.

Thần chú của Đức Phật A Di Đà:

Om Mani Dewa Hri

(Đọc: Ôm ma ni đê wa ri)

30. Đức Địa Tạng Bồ Tát:

Đức Địa Tạng Bồ tát được biết đến bởi lời nguyện “không chứng Phật quả nếu địa ngục còn chưa trống rỗng”, do đó Ngài thường được xem là vị Bồ tát của chúng sinh dưới địa ngục hay Giáo chủ của cõi u minh.

Tay phải Ngài cầm tích trượng để mở cửa địa ngục, tay trái cầm viên ngọc như ý rực sáng tượng trưng cho ánh sáng xua tan bóng đêm. Ngài cũng là vị Bồ tát hộ mệnh cho trẻ em, bảo vệ các vong linh của trẻ em hoặc bào thai chết yểu.

Thần chú Đức Địa Tạng Bồ Tát:

Om Ha Ha Ha Win Sam Mo Ti So Ha

( Đọc: Ôm ha ha ha quin sam mô ti sô hà)

31. Đức Đại Thế Chí Bồ Tát:

Đức Đại Thế Chí Bồ Tát là bậc đại sĩ trợ tuyên chánh Pháp cho Đức Phật A Di Đà ở Tây phương Cực Lạc. Ngài là vị Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng – đại lực – đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới, điều phục và tiếp độ chúng sinh cang cường, khó bảo.

Trong bức tranh vẽ “Tây Phương Tam Thánh”, Bồ Tát Ðại Thế Chí cầm cành hoa sen màu xanh đứng bên tay phải Ðức Phật A Di Ðà, bên tay trái là Bồ Tát Quán Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy.

Quán Tưởng Thân Tướng Đức Đại Thế Chí Bồ Tát:

32. Đức Đại Tùy Cầu Bồ Tát:

Là hoá thân của Quan Âm Bồ Tát. Thân Ngài có tám cánh tay. Tay trái cao nhất cầm hoa sen, trên hoa sen có bánh xe vàng rực lửa; tiếp theo là gương, lọng báu và sợi dây. Tay bên phải cao nhất cầm chày kim cương năm chấu, sau đấy là cây kích, kiếm báu và búa.

Đại Tùy Cầu Bồ Tát tùy theo sự mong cầu của chúng sinh mà ban cho như nguyện. Con chỉ cần thành tâm niệm tên của Ngài đều có thể như ý. Ngài giúp tiêu trừ tội chướng, phiền não, đau khổ, hoạn nạn, sợ hãi, bệnh tật, giúp thân tâm con an lạc và thành tựu các thực hành tâm linh.

33. Chuẩn Đề Phật Mẫu:

Chuẩn Đề Phật Mẫu là hoá thân của Đức Quan Thế Âm, có thệ nguyện hộ trì Phật Pháp và hộ mạng cho những chúng sinh nào trí tuệ kém cỏi, nghiệp chướng sâu dày, thân nhiều tật bệnh.

Chuẩn Đề Phật Mẫu có ba mắt, thân tướng sắc vàng, Ngài có mười tám cánh tay đeo vòng xuyến, mỗi bên chín cánh, mà hai tay giữa ở trên cùng thì bắt ấn thuyết Pháp. Vì tấm lòng Ngài đối với chúng sinh là từ bi vô hạn như mẹ yêu thương đàn con khờ dại, nên thường gọi Ngài là Phật Mẫu.

34. Đức Hư Không Tạng Bồ Tát:

Đức Hư Không Tạng Bồ Tát là một trong bát Đại Bồ tát của Phật giáo.

Ngài là biểu tượng cho trí tuệ, công đức và tài phú. Bởi vì Ngài có kho tàng mênh mông như hư không vô biên, có thể thỏa mãn hết thảy nhu cầu, khiến cho chúng sinh đạt được lợi ích vô cùng, chính vì thế Ngài có tên như vậy.

Ngài đội mũ Ngũ Phật, tay phải cầm kiếm lửa, tay trái cầm một cành hoa sen, trên đài hoa là viên ngọc như ý. Ngọc và kiếm biểu tượng cho công đức và trí tuệ.

Thần chú của Đức Hư Không Tạng Bồ Tát:

Om Vajra Ratna Om Trah Svaha

Ý nghĩa Chú của Đức Hư Không Tạng Bồ tát

35. Đức Thắng Lạc Luân Kim Cương – Chakrasamvara:

Bánh xe đại dục lạc là một biểu tượng của tâm giác ngộ – khi ham muốn và giận dữ được chuyển hóa thành lòng từ bi đại lạc.

Ở trung tâm, Đức Phật Phối Ngẫu thiêng liêng hoá hiện thành tinh thần, thân thể và tâm con, và ở bên ngoài chính là thế giới vật chất này! Nam và nữ, lòng từ bi và trí tuệ, phương tiện thiện xảo và tính không, hợp nhất và tạo nên sức sáng tạo mãnh liệt vượt khỏi mọi hy vọng, ham muốn, so sánh và sợ hãi. Không có sự tách rời giữa con và những thứ khác.

Hãy chuyển hóa những phản ứng dè dặt của con thành sự hòa nhập triệt để vào cuộc sống. Hãy nhìn vào bên trong, con chính là không gian của đại lạc biểu hiện qua sự hài hoà của vũ trụ này!

36. Đức Phổ Hiền Bồ Tát:

Đức Phổ Hiền Bồ tát – Phổ là biến khắp, Hiền là tốt đẹp. Phổ Hiền là vị Bồ tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương Pháp giới, tùy mong cầu của chúng sinh mà hiện thân hóa độ.

Ngài là người hộ vệ của những ai tuyên giảng Đạo Pháp và đại diện cho Bình Đẳng Tánh Trí tức là Trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt.

Đức Phổ Hiền Bồ tát cưỡi voi trắng sáu ngà, voi trắng tượng trưng cho trí huệ vượt chướng ngại, sáu ngà tượng trưng cho sự chiến thắng sáu đối tượng của giác quan.

10 Hạnh Nguyện của Đức Phổ Hiền Bồ Tát:

37. Đức Kim Cương Phổ Ba – Vajra Kilaya:

Đức Kim Cương Phổ Ba (Vajra Kilaya) thân màu lam đen có ba đầu sáu tay.

Đầu đội mũ năm đầu lâu; trên cổ đeo ba chuỗi đầu người với rắn trang sức; khoác áo da voi và da người; mặc quần da cọp. Sau lưng có hai cánh sắc bén như cây kiếm.

Hai tay phía trước Ngài cầm một cây dao găm kim cương (phổ ba); chân phải đạp lên lưng của ma nam, chân trái đạp lên ngực của ma nữ, an trụ trong lửa bát nhã rừng rực, ôm nữ phật mẫu nhảy múa trong vũ điệu hoan lạc.

Ngài là hoá thân phẫn nộ của Đức Kim Cương Tát Đỏa giúp tịnh hoá mọi chướng ngại của chúng sinh bằng phương tiện phẫn nộ.

38. Đức Liên Hoa Thủ Bồ Tát – Padmapani:

Là một hình tướng của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngài thường xuất hiện trong các tranh tượng Phật giáo, đứng một bên của Đức Thích Ca Mâu Ni hoặc Đức A Di Đà còn bên kia là Đức Văn Thù hoặc Đức Đại Thế Chí.

Liên Hoa Thủ có nghĩa là cầm hoa sen. Tay trái Ngài cầm một nhành sen, tay phải Ngài mở ra hướng xuống dưới trong ấn ban cho sự ưu ái, biểu hiện cho sự sẵn sàng giúp đỡ của Ngài. Ngài là biểu trưng của tình thương, sự thanh khiết và khả năng sáng tạo của trí tuệ.

39. Đức Kim Cương Thời Luân:

Một năm sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, theo sự thỉnh cầu của vị vua nước Sambhala, Ngài đã hoá thân thành Đức Kim Cương Thời Luân – Kalachakra mà truyền dạy mật Pháp.

Ngài có bốn đầu, mười hay tay, ôm Minh Phi phối ngẫu theo thế Đại Lạc. Nét mặt của Đức Kim Cương Thời Luân và Minh Phi hiển tướng nửa vui nửa giận. Hai bàn chân giẫm đạp trên thân của Đại Tự Tại Thiên với Thiên Mẫu biểu thị cho sự hàng phục các chướng ngại tham – sân – si.

Đức Kim Cương Thời Luân là đại biểu cho tất cả chư Phật, Bồ Tát ở mười phương cùng với tổng thể của Phật Giáo Hiển Mật, là chân lý hiển hiện sự tuyệt diệu rất hoàn mỹ.

40. Đức Khổng Tước Minh Vương:

Đức Khổng Tước Minh Vương là một trong những hoá thân của Đức Phật A Di Đà.

Ngài có thân màu trắng, mặc áo lụa trắng mỏng, đầu đội mão báu, cổ đeo dây ngọc, hoa tai, cánh tay đeo vòng xuyến, các thứ trang nghiêm, cưỡi trên Khổng Tước Vương màu vàng ròng, ngồi kiết già trên hoa sen trắng, trụ tướng Từ bi có bốn cánh tay:

– Bên phải: tay thứ nhất cầm hoa sen tượng trưng cho kính ái, tay thứ hai cầm Câu Duyên Quả tượng trưng cho điều phục.

– Bên trái: tay thứ nhất cầm Cát Tường Quả tượng trưng cho tăng ích, tay thứ hai cầm ba cái lông đuôi chim công tượng trưng cho sự trừ tai ách, diệt khổ nạn.

Khổng Tước Minh Vương tiêu diệt ba độc tham – sân – si của tất cả chúng sinh làm điều ác, ăn nuốt tất cả trùng độc để nuôi mạng sống, tức tượng trưng cho Minh Vương chặt đứt tất cả phiền não ác độc, sống lâu chẳng bị hoại thọ mệnh.

Còn đuôi công lại hay phủi trừ vô lượng tai ách, tăng phước, đạt được các điều tốt lành và thành tựu mọi ước nguyện của chúng sinh.

41. Chaturmukha Mahakala – Đức Mahakala Bốn mặt:

Chaturmukha Mahakala – Đức Mahakala Bốn mặt, là một trong những hoá thân phẫn nộ của Đức Văn Thù Sư Lợi, vị Phật của Trí tuệ. Ngài thường được biết tới với khả năng thổi bay mọi chướng ngại đến từ sự ngu dốt và sân hận của người cầu nguyện đến Ngài.

Bốn mặt của Ngài thể hiên Ngài đã chứng ngộ Bốn chân lý cao cả: Tứ Diệu Đế. Hai tay Ngài cầm con dao bán nguyệt và chén sọ máu hình tam giác biểu thị cho tâm trí rối loạn đã bị cắt đứt và chuyển hoá thành trí tuệ nhờ sức mạnh của Tam Bảo.

Tay phải Ngài cầm một thanh kiếm của Đức Văn Thù, tay trái Ngài cầm một chiếc đinh ba trên đó có sọ người biểu tượng cho việc chiến thắng sinh tử. Ngài có thể ban cho trường thọ, giàu có, quyền lực và đặc biệt là trí tuệ Giác ngộ.

42. Đức Phổ Hiền Như Lai Phối Ngẫu:

Hình ảnh Đức Phổ Hiền Như Lai Phối Ngẫu biểu hiện sự hòa nhập tuyệt đối của các cặp đối lập: tính không và hình tướng, tâm và vật chất, nam và nữ.

Hãy quán chiếu về sự hợp nhất linh thánh của vị Phật nam và vị Phật nữ hóa hiện thành thế giới vật chất này, và bản chất của những gì hiện hữu – sẽ được hiển lộ.

Hãy chữa lành khỏi những ảo tưởng của sự chia tách và phân biệt – hãy quán chiếu về hình ảnh của sự kết nối linh thánh này và biết rằng con chưa bao giờ cô độc.

43. Cam Lồ Quân Trà Lợi Minh Vương – Amrita Kundali

Là một trong năm vị Đại Minh Vương của Mật Giáo – hóa thân phẫn nộ của Đức Phật Bảo Sanh, Cam Lồ Quân Trà Lợi dịch âm từ tiếng Phạn – Amrita Kundali, nghĩa là cái bình, chứa đầy nước Cam Lồ tẩy rửa phiền não vô minh của chúng sinh.

Ngài thị hiện tướng phẫn nộ, hình mạo lại tựa thân Dạ Xoa, nên cũng gọi là Quân Trà Lợi Dạ Xoa Minh Vương.

Hóa thân của Ngài có hình tướng một mặt, ba con mắt, tám cánh tay, đầu đội mão đầu lâu, mắt mở to, màu hơi đỏ, răng nanh hướng lên trên, rất giận dữ, có hai con rắn đỏ thòng trước ngực, toàn thân phát ánh sáng lửa rực, chân đạp trên hoa sen xanh.

Người nào trì tụng thần chú Quân Trà Lợi Minh Vương hoặc tu Quân Trà Lợi Minh Vương Pháp sẽ được thanh tịnh mọi nghiệp tội, đóng cánh cửa xuống địa ngục, mở cánh cổng tới cõi Trời, đoạn trừ sợ hãi, đói khát, tiêu trừ bệnh tật, được trường thọ, thành tựu mọi sở nguyện.

44. Đức Quan Âm Trắng Ôm Phối Ngẫu:

Bao quanh bởi những đoá sen đang nở rộ, mỗi bông hoa đều tượng trưng cho sự thanh tịnh tự nhiên của tâm, những phẩm tính của Đức Quan Âm Trắng thực chất không thể tách rời với phẩm tính của chính con.

Tình yêu thương vô điều kiện của Ngài là biểu hiện của lòng từ bi chân thật, điều sẽ tự nhiên xuất hiện khi ta nhận ra con và vạn vật vốn là một, giống như các bộ phận trên cùng một cơ thể.

Thông điệp của Ngài là: Hãy tự giải phóng khỏi những suy nghĩ chỉ phục vụ cho riêng mình, hãy dũng cảm, vị tha và sáng suốt hành động vì lợi lạc của tất cả chúng sinh, đây là sự đảm bảo chắc chắn nhất cho một đời sống lâu dài và hạnh phúc.

45. Phật Đảnh Tôn Thắng Phật Mẫu:

Phật Đảnh Tôn Thắng Phật Mẫu là vị Phật của sự trường thọ.

Ngài có khả năng trừ khử tất cả mọi nghiệp chướng, phiền não, phá tan mọi ác đạo đã gây ra cho chúng sinh vô số khổ ách. Ngài làm cho chúng sinh nhận được sự hộ trì, che chở của chư vị Bồ tát trong cuộc sống hiện tại và không bị những chướng ngại khổ não bệnh tật.

Mặt chính giữa của Ngài màu trắng, biểu thị cho sự dẹp yên tai chướng, mặt phải của Ngài màu vàng, biểu thị cho các Pháp tăng ích. Mặt bên trái của Ngài màu lam, biểu thị Pháp hàng phục.

Tay Ngài nâng Đức Phật A Di Đà làm Thượng Sư, biểu thị hoài ái, tay cầm mũi tên, đại biểu sự khơi dậy lòng từ bi của chúng sinh. Ấn Thí Vô Úy đại diện cho việc dẫn chúng sanh ra khỏi tất cả sự sợ hãi, ấn Thí Nguyện biểu thị sự đáp ứng đầy đủ tất cả tâm nguyện của chúng sanh, tay cầm cây cung biểu thị cho sự chiến thắng tam giới.

Trên bàn tay kiết ấn Định nâng bình cam lồ giúp chúng sinh vô bệnh tật, sống lâu. Chày kim cang đôi hình chữ thập biểu thị hàng ma, trừ tai chướng để sự nghiệp thành tựu, dây trói đại biểu cho việc hàng phục tất cả chúng sinh khó điều phục.

46. Hàng Tam Thế Minh Vương:

Hàng Tam Thế Minh Vương là biểu tượng cho sự hàng phục ba độc tham – sân – si và hàng phục ba cõi: Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới.

Thân Ngài màu xanh, có ba mặt, tám cánh tay hoặc bốn mặt tám cánh tay. Ngồi trên hoa sen, lửa rừng rực. Hai tay thứ nhất kết Hàng Tam Thế Ấn.

Bên trái: tay thứ hai cầm cây cung, tay thứ ba cầm sợi dây, tay thứ tư cầm cây Tam Xoa Kích. Bên phải: tay thứ hai cầm mũi tên, tay thứ ba cầm cây kiếm, tay thứ tư cầm cái chuông Ngũ Cổ.

Phàm các quyến thuộc của các ma quỷ có ý quấy rối người tu hành, khi nghe được Chân Ngôn của Hàng Tam Thế Minh Vương thì chẳng những không có cách gây chướng, thậm chí còn trở thành tôi tớ theo hầu người tu hành.

47. Đức Phật Bất Không Thành Tựu:

Là một trong Ngũ Trí Phật và là vị Phật đứng đầu của Nghiệp Bộ ở phương Bắc. Ngài là biểu tượng của Thành Sở Tác Trí – Trí tuệ thành tựu mọi loại mục tiêu.

Thân Ngài màu xanh lục, tay phải kết ấn hộ trì, tay trái trong ấn thiền định. Ngài là biểu trưng cho trí tuệ thành tựu mọi mục tiêu.

Ngài cũng là biểu tượng của sự tịnh hoá tính ghen tị, chuyển hoá thành Thành Sở Tác Trí.

48. Đức Phật Bảo Sanh:

Là một trong Ngũ Trí Phật và là vị Phật đứng đầu của Bảo Sanh Bộ ở phương Nam. Ngài là biểu tượng của Bình Đẳng Tánh trí – Trí tuệ thấy rõ sự bình đẳng của tất cả các Pháp.

Thân Ngài sắc vàng, tay phải trong ấn thí nguyện, tay trái trong ấn thiền định. Ngài biểu trưng cho công hạnh bố thí siêu việt, độ sinh, tăng ích, và ban cho tất cả những gì quý giá nhất.

Ngài cũng là biểu tượng của sự tịnh hoá tính kiêu ngạo, chuyển hoá thành Bình Đẳng Tánh Trí.

49. Kim Cương Dạ Xoa Minh Vương:

Là một trong năm vị Đại Minh Vương của Mật Giáo. Kim Cương Dạ Xoa Minh Vương là hóa thân Phẫn nộ của Đức Như Lai Bất Không Thành Tựu.

Ngài có ba mặt sáu cánh tay. Mặt chính giương mở năm con mắt, hai mặt bên trái bên phải đều có ba mắt, đầu có Mã Vương Kế (tóc trên đầu dựng đứng bên phải như ngựa chạy giận hét).

Nâng cao chân trái, duỗi chân phải đứng trên hai đài sen, hàng phục tất cả Dạ Xoa, cho nên hiện ra hình tướng dũng mãnh quả cảm. Đặc biệt là tay cầm cái chuông biểu thị cho việc dùng tiếng chuông trấn kích chúng sinh, tượng trưng cho Trí Bát Nhã cảnh ngộ quần mê, hàng phục yêu ma.

Vị Minh Vương này có thể ăn thịt hết tất cả chúng sinh xấu ác, tiêu tai trừ nạn, tiêu phục tà trược.

50. Đức Phật Tì Lô Giá Na – Đại Nhật Như Lai:

Là một trong Ngũ Trí Phật và là vị Phật đứng đầu của Phật Bộ ở trung tâm.

Ngài là biểu tượng của Pháp Giới Thể Tánh Trí – Trí tuệ thấy rõ bản tính của mọi sự vật hiện tượng và cũng là biểu tượng pháp thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Chữ Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) là mặt trời, có nghĩa là soi sáng cùng khắp, diệt trừ bóng tối của vô minh. Trí sáng của Phật chiếu khắp mọi nơi, chẳng kể trong ngoài, không phân phương hướng, góc cạnh, đêm ngày.

51. Đức Bí Mật Tập Hội Kim Cương:

Đức Bí Mật Tập Hội Kim Cương là hoá thân phẫn nộ của Đức Phật A Súc Bệ của Kim Cương Bộ.
Trong quá trình sinh ra và trưởng thành, con đã liên tục cô lập mình thành một cái tôi riêng biệt và tạo ra sự tách rời ngày một cứng đặc hơn với “phần còn lại của vũ trụ”.

Tuy thế bên trong con luôn khao khát được hoà nhập trở lại với sự toàn thể này. Đức Bí Mật Tập Hội Kim Cương ban cho sự hướng dẫn để con có thể hoà nhập hoàn toàn vào sự thật bằng con đường hoan lạc.

Sự hoà nhập này bao gồm toàn bộ hiện thực của con, thế giới vật chất, tinh thần và thế giới tâm linh.

52. Bà Mẹ Một Mắt Ekajati:

Với chỉ một búi tóc, một bầu ngực và một mắt tượng trưng cho chỉ có duy nhất một Sự Thật Tuyệt Đối “Đại Toàn Thiện”.

Ngài là hiện thân của trí tuệ nguyên thủy. Ngài là vị nữ hộ pháp đặc biệt chuyên bảo vệ giáo lý Đại Toàn Thiện.

53. Đức Kim Cương Khủng Bố – Yamataka:

Hay còn gọi là Đức Kim Cương Khủng Bố, là hóa thân phẫn nộ của Đức Văn Thù. Giống như quái vật hung tợn được hồi sinh, vị Phật trong hình tướng phẫn nộ này hướng cơn giận dữ siêu việt của Ngài chống lại các lực lượng của cái chết và sự hủy diệt.

Hãy để cho trí tuệ của vị Phật đầu trâu, người giết sự sợ hãi này đi vào trong cuộc đời của con, và hãy nhận ra sự vô thường của thế giới vật chất bằng việc thực sự hiểu rằng rồi một ngày mỗi chúng ta đều sẽ chết, con sẽ nhận ra sự ngọt ngào trong khoảnh khắc hiện tại của cuộc sống. Con hãy biết rằng chỉ có hình tướng của sự chết mà không bao giờ có người nào thực sự chết.

Nhận ra bản chất vô thường của cuộc đời này, con hãy nhìn thẳng vào mặt cái chết một cách không sợ hãi.

54. Đức Kim Sí Điểu – Garuda:

Đức Kim Sí Điểu – Garuda mình người, có đầu và cánh của chim đại bàng là biểu tượng cho sức mạnh dữ dội, tốc độ, sự dũng cảm và tinh thần thượng võ.

Ngài là một chiến binh hùng mạnh xông tới một cách nhanh chóng và dũng mãnh trước kẻ thù là những con rắn tượng trưng cho vô minh và hiểm độc.

Một lần vỗ cánh của Ngài bay được 336 vạn dặm. Cơn gió tạo ra từ cánh Ngài có thể tạo thành cuồng phong che phủ bầu trời.

Trong nhà Phật, Ngài là một vị Hộ Pháp toàn năng. Người nương tựa đến Ngài có thể tránh khỏi tai nạn và bệnh tật, hàng phục được oan gia, làm tan rã quân địch và gặp được người thân ở phương xa.

Pháp môn của Ngài thường được tu tập cùng với Pháp môn của Đức Kim Cương Thủ và Đức Mã Đầu Minh Vương.

55. Đức Kim Cương Dạ Ma Vương – Yama:

Đức Kim Cương Dạ Ma Vương là vị Hộ pháp trí tuệ của Tối thượng Du già Mật tông.

Thân thể Ngài màu xanh đậm, đầu trâu giận dữ với cái miệng há to. Ngài có ba mắt, hai sừng nhọn hoắt và tóc dựng đứng.

Tay phải Ngài dang ra cầm một chiếc gậy đầu lâu, tay trái hướng lên trên vung dây thòng lọng. Đầu đội vương miện năm đầu lâu khô.

Người quấn tràng hoa năm mươi đầu lâu đẫm máu. Mắt tròn mở to nhìn phối ngẫu đang nhảy múa cùng Ngài. Cả hai Ngài đều đứng trên lưng một con trâu xanh, đang giẫm đạp lên một thân thể đàn ông trần truồng, bao quanh hai Ngài là lửa da cam cháy dữ dội biểu tượng cho ngọn lửa của Sự Tỉnh Thức Nguyên Thuỷ.

56. Đức Bạch Tán Cái Phật Mẫu – Sitatapatra:

Sinh ra từ đỉnh đầu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tay Ngài cầm chiếc lọng báu màu trắng, che chở cho tất cả chúng sinh trong cả tam thiên đại thiên thế giới.

Nghìn tay, nghìn chân, nghìn đầu, nghìn mắt của Ngài đảm bảo rằng không có kẻ thù nào có thể làm hại nổi những người được sự bảo vệ của Ngài.

Ngài là biểu tượng tối thắng không gì có thể sánh được của đại uy đức Chư Phật.

57. Đức Như Ý Luân Quan Âm – Cintamani Cakra:

Được biết đến như là: “Người lắng nghe được tiếng khóc của thế giới”, Đức Như Ý Luân Quan Âm luôn đến với con để giúp đỡ con khi con cầu nguyện. Người sẽ giải trừ phiền não, đau khổ trong con và giúp con đạt ước nguyện.

Thân Người màu trắng giống như mặt trăng mùa thu và sáng tỏ như một viên ngọc không tỳ vết. Ngài tỏa ra ánh sáng vô lượng của sự thanh khiết.
Ngài là sự thật hoàn hảo, tròn đầy và không thể tách rời với những gì đang hiện hữu. Ở trong mỗi các con đều có một vị Phật từ bi, là Đức Như Ý Luân Quan Âm.

Hãy sống giống như Đức Như Ý Luân Quan Âm – Đức Phật của lòng từ bi tích cực, và hãy tưới mát thế giới này bằng tình thương trong sáng.

(Nguồn: Fanpage Quan Âm Bồ Tát)

https://hiennha.com/cac-vi-phat-bo-tat/

Sách điện từ Online – Phật học Đại cương Tâm Học 2022 . Cuốn sách do Tâm Học soạn lại từ các bài viết, sách sưu tầm được chủ yếu từ mạng Internet ( Phật học Tinh yếu – HT Giới Đức , Nền tảng Phật giáo – Tỳ kheo Hộ Tăng, các bài viết phatgiao.org.vn  , giacngo.vn , daophatngaynay.com …) . Tâm Học là trang webs của cá nhân  ; không phải chùa hay tổ chức tôn giáo . Nội dung của cuốn sách này chỉ có giá trị tham khảo.

Hits: 592

Post Views: 1.200