Kinh Trung AH052 : Kinh Thực (I)

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:

“Không thể biết biên tế[2] cùng cực của hữu ái. Trước vốn không có hữu ái, nhưng nay sanh ra hữu ái, do đó mới có thể biết được nhân của hữu ái.

“Hữu ái có thức ăn[3] chứ không phải không thức ănThức ăn của hữu ái là gì? Vô minh là thức ăn.

“Vô minh cũng có thức ăn chứ không phải không thức ănThức ăn của vô minh là gì? Năm triền cái[4] là thức ăn.

“Năm triền cái cũng có thức ăn chứ không phải không thức ănThức ăn của năm triền cái là gì? Ba ác hành là thức ăn.

“Ba ác hành cũng có thức ăn chứ không phải không thức ănThức ăn của ba ác hành là gì? Không thủ hộ các căn là thức ăn.

“Không thủ hộ các căn cũng có thức ăn chứ không phải không thức ănThức ăn của không thủ hộ các căn là gì? Không chánh niệm chánh trí là thức ăn.

“Không chánh niệm chánh trí cũng có thức ăn chứ không phải không thức ănThức ăn của không chánh niệm chánh trí là gì? Không chánh tư duy là thức ăn.

“Không chánh tư duy cũng có thức ăn chứ không phải không thức ănThức ăn của không chánh tư duy là gì? Không có tín là thức ăn.

“Không có tín cũng có thức ăn chứ không phải không thức ănThức ăn của không có tín là gì? Nghe pháp ác là thức ăn.

“Nghe pháp ác cũng có thức ăn chứ không phải không thức ănThức ăn của nghe pháp ác là gì? Gần gũi ác tri thức là thức ăn.

“Gần gũi ác tri thức cũng có thức ăn chứ không phải không thức ănThức ăn của gần gũi ác tri thức là gì? Người ác là thức ăn.

“Như thế, có đủ người ác liền có đủ sự gần gũi ác tri thức. Có đủ sự gần gũi ác tri thức rồi liền có đủ sự nghe pháp ác. Có đủ sự nghe pháp ác rồi, liền có đủ sự sanh lòng bất tín. Có đủ sự sanh lòng bất tín rồi, liền không chánh tư duy. Có đủ sự không chánh tư duy rồi, liền có đủ sự không chánh niệm chánh trí. Có đủ sự không chánh niệm chánh trí rồi, liền có đủ sự không thủ hộ các căn. Có đủ sự không thủ hộ các căn rồi, liền có đủ ba ác hành. Đủ ba ác hành rồi, liền có đủ năm triền cái. Đủ năm triền cái rồi, liền có đủ vô minh. Có đủ vô minh rồi, liền đầy đủ hữu ái.

“Như vậy, hữu ái này lần lượt được tựu thành trọn vẹn.

“Biển cả cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của biển cả là gì? Sông lớn là thức ăn.

“Sông lớn cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của sông lớn là gì? Sông nhỏ là thức ăn.

“Sông nhỏ cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của sông nhỏ là gì? Lạch lớn[5] là thức ăn.

“Lạch lớn cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của lạch lớn là gì? Lạch nhỏ là thức ăn.

“Lạch nhỏ cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của lạch nhỏ là gì? Suối, chằm trong các sườn núi là thức ăn.

“Suối, chằm trong các sườn núi cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của suối, chằm trong các sườn núi là gì? Mưa là thức ăn.

“Có lúc mưa lớn. Mưa lớn rồi thì suối, chằm trong các sườn núi tràn đầy. Suối, chằm trong các sườn núi tràn đầy rồi thì lạch nhỏ tràn đầy. Lạch nhỏ tràn đầy rồi thì lạch lớn tràn đầy. Lạch lớn tràn đầy thì sông nhỏ tràn đầy. Sông nhỏ tràn đầy thì sông lớn tràn đầy. Sông lớn tràn đầy thì biển cả tràn đầy. Như vậy, biển cả kia lần hồi tràn đầy trọn vẹn.

“Giống như vậy, hữu ái cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của hữu ái là gì? Vô minh là thức ăn.

“Vô minh cũng có thức ăn chứ không phải không thức ănThức ăn của vô minh là gì? Năm triền cái là thức ăn.

“Năm triền cái cũng có thức ăn chứ không phải không thức ănThức ăn của năm triền cái là gì? Ba ác hành là thức ăn.

“Ba ác hành cũng có thức ăn chứ không phải không thức ănThức ăn của ba ác hành là gì? Không thủ hộ các căn là thức ăn.

“Không thủ hộ các căn cũng có thức ăn chứ không phải không thức ănThức ăn của không thủ hộ các căn là gì? Không chánh niệm chánh trí là thức ăn.

“Không chánh niệm chánh trí cũng có thức ăn chứ không phải không thức ănThức ăn của không chánh niệm chánh trí là gì? Không chánh tư duy là thức ăn.

“Không chánh tư duy cũng có thức ăn chứ không phải không thức ănThức ăn của không chánh tư duy là gì? Không có tín là thức ăn.

“Không có tín cũng có thức ăn chứ không phải không thức ănThức ăn của không có tín là gì? Nghe pháp ác là thức ăn.

“Nghe pháp ác cũng có thức ăn chứ không phải không thức ănThức ăn của nghe pháp ác là gì? Gần gũi ác tri thức là thức ăn.

“Gần gũi ác tri thức cũng có thức ăn chứ không phải không thức ănThức ăn của gần gũi ác tri thức là gì? Người ác là thức ăn.

“Như thế, có đủ người ác liền có đủ sự gần gũi ác tri thức. Có đủ sự gần gũi ác tri thức rồi liền có đủ sự nghe pháp ác. Có đủ sự nghe pháp ác rồi, liền có đủ sự sanh lòng bất tín. Có đủ sự sanh lòng bất tín rồi, liền không chánh tư duy. Có đủ sự không chánh tư duy rồi, liền có đủ sự không chánh niệm chánh trí. Có đủ sự không chánh niệm chánh trí rồi, liền có đủ sự không thủ hộ các căn. Có đủ sự không thủ hộ các căn rồi, liền có đủ ba ác hành. Đủ ba ác hành rồi, liền có đủ năm triền cái. Đủ năm triền cái rồi, liền có đủ vô minh. Có đủ vô minh rồi, liền đầy đủ hữu ái.

“Như vậy, hữu ái này lần lượt được tựu thành trọn vẹn.

“Minh giải thoát cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của minh giải thoát là gì? Bảy giác chi là thức ăn.

“Bảy giác chi cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của bảy giác chi là gì? Bốn niệm xứ là thức ăn.

“Bốn niệm xứ cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của bốn niệm xứ là gì? Ba diệu hạnh là thức ăn.

“Ba diệu hạnh cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của ba diệu hạnh là gì? Thủ hộ các căn là thức ăn.

“Thủ hộ các căn cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của gìn giữ các căn là gì? Chánh niệm chánh trí là thức ăn.

“Chánh niệm chánh trí cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của chánh niệm chánh trí là gì? Chánh tư duy là thức ăn.

“Chánh tư duy cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của chánh tư duy là gì? Tín là thức ăn.

“Tín cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của tín là gì? Nghe điều thiện là thức ăn.

“Nghe điều thiện cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của nghe điều thiện là gì? Gần gũi thiện tri thức là thức ăn.

“Gần gũi thiện tri thức cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của gần gũi thiện tri thức là gì? Người thiện là thức ăn.

“Đó là, có đủ người thiện liền có đủ sự gần gũi thiện tri thức. Đủ sự gần gũi thiện tri thức liền có đủ sự nghe điều thiện. Có đủ sự nghe điều thiện liền có đủ tín. Có đủ tín liền có đủ chánh tư duy. Có đủ chánh tư duy liền có đủ chánh niệm chánh trí. Có đủ chánh niệm chánh trí mới có đủ sự thủ hộ các căn. Có đủ sự thủ hộ các căn liền có đủ ba diệu hành. Có đủ ba diệu hành liền có đủ bốn niệm xứ. Có đủ bốn niệm xứ liền có đủ bảy giác chi. Có đủ bảy giác chi liền đầy đủ minh giải thoát. Như vậy, minh giải thoát này lần lượt được thành tựu toàn vẹn”.

“Biển cả cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của biển cả là gì? Sông lớn là thức ăn.

“Sông lớn cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của sông lớn là gì? Sông nhỏ là thức ăn.

“Sông nhỏ cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của sông nhỏ là gì? Lạch lớn là thức ăn.

“Lạch lớn cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của lạch lớn là gì? Lạch nhỏ là thức ăn.

“Lạch nhỏ cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của lạch nhỏ là gì? Suối, chằm trong các sườn núi là thức ăn.

“Suối, chằm trong các sườn núi cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của suối, chằm trong các sườn núi là gì? Mưa là thức ăn.

“Có lúc mưa lớn. Mưa lớn rồi thì suối, chằm trong các sườn núi tràn đầy. Suối, chằm trong các sườn núi tràn đầy rồi thì lạch nhỏ tràn đầy. Lạch nhỏ tràn đầy rồi thì lạch lớn tràn đầy. Lạch lớn tràn đầy thì sông nhỏ tràn đầy. Sông nhỏ tràn đầy thì sông lớn tràn đầy. Sông lớn tràn đầy thì biển cả tràn đầy. Như vậy, biển cả kia lần hồi tràn đầy trọn vẹn.

“Cũng vậy, minh giải thoát cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của minh giải thoát là gì? Bảy giác chi là thức ăn.

“Bảy giác chi cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của bảy giác chi là gì? Bốn niệm xứ là thức ăn.

“Bốn niệm xứ cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của bốn niệm xứ là gì? Ba diệu hạnh là thức ăn.

“Ba diệu hạnh cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của ba diệu hạnh là gì? Thủ hộ các căn là thức ăn.

“Thủ hộ các căn cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của gìn giữ các căn là gì? Chánh niệm chánh trí là thức ăn.

“Chánh niệm chánh trí cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của chánh niệm chánh trí là gì? Chánh tư duy là thức ăn.

“Chánh tư duy cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của chánh tư duy là gì? Tín là thức ăn.

“Tín cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của tín là gì? Nghe điều thiện là thức ăn.

“Nghe điều thiện cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của nghe điều thiện là gì? Gần gũi thiện tri thức là thức ăn.

“Gần gũi thiện tri thức cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ănThức ăn của gần gũi thiện tri thức là gì? Người thiện là thức ăn.

“Đó là, có đủ người thiện liền có đủ sự gần gũi thiện tri thức. Đủ sự gần gũi thiện tri thức liền có đủ sự nghe điều thiện. Có đủ sự nghe điều thiện liền có đủ tín. Có đủ tín liền có đủ chánh tư duy. Có đủ chánh tư duy liền có đủ chánh niệm chánh trí. Có đủ chánh niệm chánh trí mới có đủ sự thủ hộ các căn. Có đủ sự thủ hộ các căn liền có đủ ba diệu hành. Có đủ ba diệu hành liền có đủ bốn niệm xứ. Có đủ bốn niệm xứ liền có đủ bảy giác chi. Có đủ bảy giác chi liền đầy đủ minh giải thoát. Như vậy, minh giải thoát này lần lượt được thành tựu toàn vẹn”. Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyếthoan hỷ phụng hành.
 

Chú thích

[1]  Tham chiếu Pāli: A.x. 61-62 Āhāra. Tham chiếu thêm kinh số 51 trên.

[2]  Phần lớn nội dung giống như kinh 51 trên, chỉ khác ở chỗ kinh 51 nói là tập (nguyên nhân tập khởi) thì kinh này nói là thực (thức ăn).

[3]  Hán: hữu ái giả tắc hữu thực 愛者則有食. Pāli: bhavataṇhaṃ pāhaṃ, bhikkhave, sāhāraṃ vadāmi, “Ta nói, này các Tỳ-kheo, hữu ái có thức ăn.” Kinh số 51: tập, chỉ cho nguyên nhân tập khởi. Bản Pāli: āhāra (thức ăn) đồng nghĩa paccāya (duyên).

[4]  Xem cht.6 kinh 51.

[5] Hán: đại xuyên 川. Pāli: mahāsobbha, hồ lớn.

 

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 2

Post Views: 271