Xuất Xứ:
Đức Phật đã thuyết giảng Pháp Thoại này cho đại đức ÀNANDA tại UPAVATTANA, ở KUSINÀRÀ, trong rừng SÀLA của dòng họ MALLÀ, giữa hai cây SÀLA – Long Thọ, khi Ngài sắp viên tịch Níp Bàn.
Duyên Khởi:
Đại đức ÀNANDA thỉnh nguyện đức Phật nên lựa chọn một đô thị khác, tốt đẹp và to lớn, để viên tịch. Đức Phật đã kể lại câu chuyện của Đại Thiện Kiến Vương với kinh đô KUSAVÀTI rất huy hoàng tráng lệ của thuở xưa, mà nay chính là kinh thành KUSINÀRÀ.
Chánh Kinh:
Đức Vua Đại Thiện Kiến với kinh đô KUSÀVATI
* Kinh thành KUSÀVATI rất rộng lớn, phía Đông và phía Tây rộng đến mười hai do tuần, còn phía Bắc và phía Nam rộng đến bảy do tuần.
Kinh đô KUSÀVATI rất phồn thịnh, phú cường, dân cư đông đúc, Thiên Chúng sung mãn, thực phẩm phong phú.
Kinh đô KUSÀVATI, ngày cũng như đêm, luôn vang dậy mười loại tiếng:
Tiếng Voi, (2) Tiếng Ngựa, (3) Tiếng Xe, (4) Tiếng Trống Lớn, (5) Tiếng Trống Nhỏ, (6) Tiếng Tỳ Bà, (7) Tiếng Ca Hát, (8) Tiếng Chập Chõa, (9) Tiếng Chuông, (10) Tiếng gọi nhau ăn uống vui chơi.
Kinh đô KUSÀVATI có bảy bức tường thành bao bọc: (1) Một loại bằng vàng, (2) Một loại bằng bạc, (3) Một loại bằng lưu ly, (4) Một loại bằng thủy tinh, (5) Một loại bằng san hô, (6) Một loại bằng xa cừ, (7) Một loại bằng mọi thứ báu.
Kinh đô KUSÀVATI có bốn loại cửa: (1) Một loại bằng vàng, (2) Một loại bằng bạc, (3) Một loại bằng lưu ly, (4) Một loại bằng thủy tinh. Tại mỗi cửa, có dựng bảy cột trụ, bề cao bằng khoảng ba hay bốn lần thân người:
(1) Một cột trụ bằng vàng, (2) Một cột trụ bằng bạc, (3) Một cột trụ bằng lưu ly, (4) Một cột trụ bằng thủy tinh, (5) Một cột trụ bằng san hô, (6) Một cột trụ bằng xa cừ, (7) Một cột trụ bằng mọi thứ báu.
Kinh đô KUSÀVATI có bảy hàng SÀLA Long Thọ bao bọc: (1) Một hàng bằng vàng, (2) Một hàng bằng bạc, (3) Một hàng bằng lưu ly, (4) Một hàng bằng thủy tinh, (5) Một hàng bằng san hô, (6) Một hàng bằng xa cừ, (7) Một hàng bằng mọi thứ báu.
Khi những hàng cây SÀLA này được gió rung chuyển, một âm thanh vi diệu, khả ái, đẹp ý, mê ly khởi lên. Cũng ví như năm loại nhạc khí, khi được một nhạc sĩ thiện xảo tấu nhạc, phát ra một âm thanh vi diệu, khả ái, đẹp ý, mê ly.
* Trị vì khắp thiên hạ theo Chánh Pháp, có đủ bảy món báu vật, và Tứ Như Ý Đức.
Thiên Luân Báu: Có đủ một ngàn căm xe, đầy đủ mọi bộ phận, với vành xe, trục xe. Mỗi khi Thiên Luân Báu lăn đến phương nào, thì thảy đều thuộc lãnh thổ của vua Đại Thiện Kiến, và tất cả mọi nơi ấy đều vâng theo lời giáo huấn của đức Vua mà lo tu tập, thọ trì ngũ giới, và trau giồi những công việc thích nghi. Khi Thiên Luân Báu trở về Kinh Đô, đứng trước Pháp Đình, trên cửa nội cung, như một trang bảo vật, cho nội cung của vua Đại Thiện Kiến.
Voi Báu: Thuần trắng, bảy xứ kiên cường, có thần lực, bay được trên hư không, có tên là
Ngựa Báu: Thuần trắng, đầu và bườm ngựa màu đen, có thần lực, bay được trên hư không, có tên là VALÀHAKA.
Châu Báu: Ngọc Lưu Ly (MANI) thuần chất, trong suốt, có tám mặt, khó dũa mài, thanh tịnh, hoàn hảo mọi phương diện, sáng chói cả ngày và đêm khắp một do tuần.
Nữ Nhân Báu: Khả ái mỹ miều, cử chỉ đoan trang, dung sắc tuyệt mỹ sánh cùng Thiên Sắc, dáng dấp vừa tầm, thân xúc nữ báu êm dịu như nhung, thân nữ báu luôn tỏa mùi thơm chiên đàn, miệng tỏa mùi thơm hoa sen. Nữ báu luôn thức dậy trước và ngủ sau vua Đại Thiện Kiến, mọi hành động luôn làm Vua thỏa thích, yên lành khả ái. Nữ báu không có một tư tưởng nào bất tín với vua Đại Thiện Kiến huống nữa là thân thể, luôn chung thủy.
Cư Sĩ Báu: Chứng được Thiên Nhãn do Nghiệp dị thục sanh và nhờ Thiên Nhãn này có thể thấy chỗ chôn cất châu báu có chủ hay không có chủ. Luôn luôn giúp ích lợi cho Vua được nhiều việc.
Tướng Quân Báu: Đa văn quảng kiến, thông minh sáng suốt, có khả năng khuyến cáo và cố vấn cho Vua những điều lợi ích, cùng ngăn ngừa những điều nguy hại.
Tứ Như Ý Đức:
Lâu đài DHAMMA có 84,000 cột trụ, được làm bằng bốn loại: (1) Một loại bằng vàng, (2) Một loại bằng bạc, (3) Một loại bằng lưu ly, (4) Một loại bằng thủy tinh. Lâu đài DHAMMA có đến bốn loại sàng tọa: (1) Một loại bằng vàng, (2) Một loại bằng bạc, (3) Một loại bằng lưu ly, (4) Một loại bằng thủy tinh.
Lâu đài DHAMMA có 24 tầm cấp, được làm bằng bốn loại: (1) Một loại bằng vàng, (2) Một loại bằng bạc, (3) Một loại bằng lưu ly, (4) Một loại bằng thủy tinh.
Lâu đài DHAMMA có 84,000 phòng ốc, được làm bằng bốn loại: (1) Một loại bằng vàng, (2) Một loại bằng bạc, (3) Một loại bằng lưu ly, (4) Một loại bằng thủy tinh.
Trước cửa phòng Lầu Đại Trang Nghiêm, vua Đại Thiện Kiến cho dựng lên một rừng cây SÀLA toàn bằng vàng, và tại đây Vua ngồi an tọa ban ngày.
Lâu đài DHAMMA được hai dãy lan can bao bọc, một dãy bằng vàng, một dãy bằng bạc.
Lâu đài DHAMMA có hai màn lưới chuông linh, một màn bằng vàng, một màn bằng bạc.
Khi những màn lưới chuông này được gió rung chuyển, một âm thanh vi diệu, khả ái, đẹp ý, mê ly khởi lên. Cũng ví như năm loại nhạc khí, khi được một nhạc sĩ thiện xảo tấu nhạc, phát ra một âm thanh vi diệu, khả ái, đẹp ý, mê ly.
Lâu đài DHAMMA luôn chói sáng ngày cũng như đêm. Trước mặt lâu đài được xây dựng một hồ sen có tên gọi là DHAMMA.
Hồ sen DHAMMA với bề dài về hướng Đông và hướng Tây đến một do tuần. Về hướng Bắc và hướng Nam đến nửa do tuần. Hồ sen DHAMMA có đến bốn loại gạch: (1) Một loại bằng vàng, (2) Một loại bằng bạc, (3) Một loại bằng lưu ly, (4) Một loại bằng thủy tinh.
Hồ sen DHAMMA có 24 tầm cấp, được làm bằng bốn loại: (1) Một loại bằng vàng, (2) Một loại bằng bạc, (3) Một loại bằng lưu ly, (4) Một loại bằng thủy tinh.
Hồ sen DHAMMA được hai dãy lan can bao bọc, một dãy bằng vàng, một dãy bằng bạc.
Hồ sen DHAMMA có bảy hàng SÀLA Long Thọ bao bọc: (1) Một hàng bằng vàng, (2) Một hàng bằng bạc, (3) Một hàng bằng lưu ly, (4) Một hàng bằng thủy tinh, (5) Một hàng bằng san hô, (6) Một hàng bằng xa cừ, (7) Một hàng bằng mọi thứ báu.
Khi những hàng cây SÀLA này được gió rung chuyển, một âm thanh vi diệu, khả ái, đẹp ý, mê ly khởi lên. Cũng ví như năm loại nhạc khí, khi được một nhạc sĩ thiện xảo tấu nhạc, phát ra một âm thanh vi diệu, khả ái, đẹp ý, mê ly.
Khi lâu đài DHAMMA và hồ sen DHAMMA được xây xong thì vua Ðại Thiện Kiến đã thiết lễ cúng dường cho các vị Sa Môn được tôn kính và các vị Bà La Môn được tôn kính, đủ mọi sự dục lạc cần thiết, và Vua ngự lên lâu đài DHAMMA.
Đức vua Đại Thiện Kiến từ bỏ mọi dục lạc, hướng tâm tu tập, và thân hoại mạng chung
Chính do ba loại Nghiệp: Bố Thí, Tự Điều, và Tự Chế đã làm cho Vua có được đầy đủ thần lực và oai lực ngay kiếp hiện tại.
Sau khi suy nghĩ xong, đức Vua thốt lên lời kệ cảm hứng:
“Hãy dừng lại, tư tưởng dục vọng! Hãy dừng lại, tư tưởng sân hận! Hãy dừng lại, tư tưởng não hại! Đến đây thôi, tư tưởng dục vọng! Đến đây thôi, tư tưởng sân hận!
Đến đây thôi, tư tưởng não hại!”
Tu tập Thiền Chỉ và phát triển Tứ Phạm Trú biến mãn khắp mọi phương.
Từ bỏ mọi tài sản quý báu và khước từ sự thăm viếng của hoàng hậu SUBHADDÀ, đức Vua lìa khỏi cao đường Đại Trang Nghiêm, và đến trú tại khu rừng SÀLA Long Thọ bằng vàng. Đức vua Đại Thiện Kiến nằm xuống, trong dáng điệu con sư tử, về phía bên hữu, một chân đặt dài trên chân kia, chánh niệm tỉnh giác, hướng tâm về việc mạng Đức Vua dạy bảo hoàng hậu SUBHADDÀ với những lời dạy cuối cùng, khuyên nhũ nên nhận thức và nói lên rằng: “Tất cả mọi sự vật khả ái, khả lạc đều thay đổi, không có thực thể, chịu sự biến hóa. Đại Vương chớ có mệnh chung với tâm quyến luyến chúng. Đau khổ thay, sự mệnh chung với tâm còn ái luyến. Đáng trách thay, sự mệnh chung với tâm còn ái luyến. Hãy từ bỏ Ái Dục và chớ có ái luyến với đời sống.”
Không bao lâu, đức vua Đại Thiện Kiến băng hà, với trạng thái như một người ngủ say, tái tục vào Thiện Thú ở cõi Phạm Thiên. Sau khi đã sống 84,000 năm sung sướng của một vị Hoàng Tử, trải qua 84,000 năm của một Phó Vương, trải qua 84,000 năm của một vị Quốc Vương, trải qua 84,000 năm của đời sống người Cư Sĩ, sống Phạm hạnh trong lâu đài DHAMMA, và với Tứ Thần Túc khéo tu tập khi thân hoại mạng chung được thọ sanh vào cõi Phạm Thiên.
Đức Phật nhận diện đức vua Đại Thiện Kiến
Kết Luận:
Sau khi thuyết giảng Pháp Thoại xong, đức Thiện Thệ nói lên bài kệ: “Tất cả Pháp Hữu Vi, thật sự là vô thường, Khởi lên rồi diệt mất, thường tánh là như vậy. Chúng được sanh khởi lên, rồi chúng lại hoại diệt, Hạnh phúc thay, khi chúng được tịnh chỉ an lạc.”
Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.
Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả Tâm học.
Hits: 8