Kinh Trung Bộ AH002 : Sabbàsavasutta, Kinh Tất cả lậu hoặc – Lậu tận kinh (H10)

Kinh Trung Bộ AH002 : Sabbàsavasutta, Kinh Tất cả lậu hoặc – Lậu tận kinh (H10)

SỐ 26 – KINH TRUNG A-HÀM (I)
Hán dịch: Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm
Việt dịch và hiệu chú: Thích Tuệ Sỹ
Sài gòn 2002

 
 

10. KINH LẬU TẬN[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật du hóa ở Câu-lâu-sấu[2], tại đô ấp Kiếm-ma-sắt-đàm, đô ấp của Câu-lâu[3].

Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do tri, do kiến[4] mà các lậu bị tận diệt chớ không phải do không tri, không kiến.

“Sao gọi là do tri, do kiến mà các lậu bị tận diệt? Đó là do có chánh tư duy và không chánh tư duy[5]. Nếu không chánh tư duy thì dục lạâu chưa sanh sẽ sanh; đã phát sanh liền tăng trưởnghữu lậuvô minh lậu chưa sanh sẽ phát sanh; đã phát sanh liền tăng trưởng[6]. Nếu có chánh tư duy thì dục lạâu chưa sanh sẽ không sanh, đã sanh liền tiêu diệtHữu lậu và vô minh lậu chưa sanh sẽ không sanh; đã sanh liền tiêu diệt.

“Những người phàm phu ngu si, không được nghe chánh pháp, không được gặp bậc chơn tri thức, không biết thánh pháp, không điều ngự thánh pháp[7] không biết pháp như thật. Nếu không có chánh tư duydục lậu chưa sanh sẽ phát sanh, đã phát sanh liền tăng trưởnghữu lậu và vô minh lậu chưa sanh sẽ phát sanh; đã phát sanh liền tăng trưởng. Nếu có chánh tư duydục lậu chưa sanh sẽ không phát sanh, đã phát sanh liền tiêu diệthữu lậu và vô minh lậu chưa sanh sẽ không phát sanh; đã phát sanh liền tiêu diệt. Vì không biết pháp như thật do đó pháp không nên niệm lại niệm, pháp nên niệm lại không niệm. Vì pháp không nên niệm lại niệâm, pháp nên niệm lại không niệm, nên dục lậu chưa sanh sẽ phát sanh, đã sanh liền tăng trưởnghữu lậu và vô minh lậu chưa sanh liền phát sanh, đã sanh liền tăng trưởng.

“Thánh đệ tử đa văn được nghe Thánh pháp, được gặp bậc chơn tri thức, được điều ngự theo Thánh pháp, biết pháp như thật, nhưng nếu không có chánh tư duy, thì dục lậu chưa sanh sẽ phát sanh, đã sanh liền tăng trưởnghữu lậu và vô minh lậu chưa sanh liền phát sanh, đã sanh liền tăng trưởng. Nếu có chánh tư duydục lậu chưa sanh sẽ không sanh, đã sanh liền tiêu diệthữu lậu và vô minh lậu chưa sanh sẽ không phát sanh, đã sanh liền tiêu diệt. Sau khi biết pháp như thật, pháp không nên niệm thì không niệm, pháp nên niệm liền niệm. Vì không niệm pháp không nên niệm và pháp nên niệm liền niệm, nên dục lậu chưa sanh sẽ không phát sanh, đã sanh liền tiêu diệthữu lậu và vô minh lậu chưa sanh sẽ không phát sanh, đã sanh liền tiêu diệt.

“Có bảy sự đoạn trừ lậu, phiền não, pháp ưu sầu. Những gì là bảy? Có lậu được đoạn do kiến, có lậu được đoạn do hộ, có lậu được đoạn do ly, có lậu được đoạn do dụng, có lậu được đoạn do nhẫn, có lậu được đoạn do trừ, có lậu được đoạn do tư duy.

“Thế nào là lậu được đoạn do kiến[8]? Kẻ phàm phu không được nghe chánh pháp, không gặp bậc chơn trí thức, không biết Thánh pháp, không điều ngự Thánh pháp, không biết như thật về pháp, không có chánh tư duy nên suy nghĩ thế này: ‘Ta có đời quá khứ?[9] Ta không có đời quá khứ ? Do nhân duyên gì ta có đời quá khứ? Đời quá khứ ta như thế nào? Ta có đời vị lai? Ta không có đời vị lai? Do nhân duyên gì ta có đời vị lai? Ta có đời vị lai như thế nào?’ Người ấy hoài nghi về mình rằng[10]: “Thân ta là gì, nó là thế nào?[11] Nay chúng sanh này từ đâu đến, và sẽ đi về đâu? Trước kia do nhân gì mà có, và sẽ do nhân gì mà có?’ Người kia khởi tư duy không chánh như vậy rồi, trong sáu tà kiến, một tà kiến khởi lên cho rằng ‘Quả thật có thần ngã[12]’. Hoặc một tà kiến khởi lên cho rằng ‘Quả thật không có thần ngã’. Hoặc một tà kiến khởi lên cho rằng ‘Thần ngã thấy là thần ngã[13]’. Hoặc một tà kiến khởi lên cho rằng ‘Thần ngã thấy là phi thần ngã[14]’. Hoặc một tà kiến khởi lên cho rằng ‘Chính thần ngã ấy có thể thấy, có thể biết, có thể hành động, có thể sai khiến hành động, có thể đứng dậy, có thể sai khiến đứng dậy, sanh vào nơi này, nơi kia, thọ lãnh thiện báo, ác báo; quyết không từ đâu đến, quyết không phải đã có, quyết không phải sẽ có[15]’. Đó tệ của kiến[16]; bị kiến lay động, bị kết sử của kiến buộc chặt. Kẻ phàm phu ngu si vì thế mà phải chịu cái khổ của sanh, lão, bệnh, tử.

“Đa văn Thánh đệ tử được nghe Thánh pháp, gặp bậc chơn tri thức, được chế ngự theo Thánh pháp, biết pháp như thật, biết như thật về Khổ, biết Khổ tập, biết Khổ diệt và biết như thật Khổ diệt đạo. Biết như thật như thế rồi, ba kết tận trừ. Khi ba kết là thân kiếngiới thủ, và nghi đã trừ hết, chứng quả Tu-đà-hoàn, không còn đọa lạc ác phápchắc chắn thăng tiến đến chánh giác, thọ sanh tối đa bảy đời trong thiên thượng và nhân gian. Sau bảy lần qua lại liền chứng đắc Khổ đếNếu không có tri kiến thì phát sanh phiền nãoưu sầu, có tri kiến thì không phát sanh phiền nãoưu sầu. Đó là lậu được đoạn trừ do kiến.

“Có lậu được đoạn trừ do hộ[17] là gì? Tỳ-kheo khi mắt thấy sắc, nếu có phòng hộ nhãn căn thì sẽ do chánh tư duy mà quán bất tịnh vậy; nếu không phòng hộ nhãn căn thì sẽ do không chánh tư duy mà quán là tịnh. Nếu không phòng hộ thì sanh phiền não, ưu buồn. Nếu có phòng hộ thì không sanh phiền não, ưu buồn. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân và ý biết pháp mà có phòng hộ ý căn, thì sẽ do chánh tư duy mà quán bất tịnhnếu không phòng hộ ý căn thì sẽ do không chánh tư duy mà quán là tịnh. Nếu không phòng hộ thì sanh phiền não, ưu buồn, nếu có phòng hộ thì không sanh phiền não, ưu buồn. Đó là có lậu được đoạn trừ do hộ.

“Có lậu được đoạn trừ do ly[18] là gì? Tỳ-kheo khi thấy voi dữ thì nên xa lánh, ngựa dữ, trâu dữ, chó dữ, rắn độc, đường hiểm, nhà tiểu, hầm hố, sông ngòi, suối sâu, vách núi, ác tri thức, ác bằng hữu, ác dị đạo, chòm xóm xấu, nơi cư trú xấu, hoặc Tỳ-kheo ở chung một chỗ với các người phạm hạnh, người không nghi ngờ mà khiến nghi ngờ, là những trường hợp phải nên xa lánh[19]. Hãy nên xa lánh tất cả ác tri thức, ác bằng hữu, ác ngoại đạo, ác dị đạo, chòm xóm xấu, nơi cư trú xấu, hoặc Tỳ-kheo ở chung một chỗ với các người phạm hạnh, người không nghi ngờ mà khiến nghi ngờNếu không xa lánh thì khởi sanh phiền nãoưu sầu. Nếu xa lánh thì không phát sanh phiền nãoưu sầu. Đó là lậu được đoạn trừ do ly.

 
 

“Có lậu được đoạn trừ do dụng[20] là gì? Tỳ-kheo khi thọ dụng y phục, chẳng phải để cầu lợi, chẳng phải để kiêu hãnh, chẳng phải để trang sức, mà vì muỗi mòng, gió mưa, lạnh nóng và vì hổ thẹn. Khi thọ dụng đồ ăn uống chẳng phải vì mưu lợi, chẳng phải để trang sức, chẳng phải để mập béo mà vì để làm thân thể ở đời lâu dàitrừ phiền não, ưu buồn, vì để thực hành phạm hạnh, vì muốn để bệnh cũ tiêu trừ đừng sanh bệnh mới, và vì để sống lâu, an ổn, không bệnh hoạn. Khi thọ dụng nhà cửa, phòng xá, giường nệm, ngọa cụ, không phải để kiêu hãnh, chẳng phải để trang sức, mà vì để lúc mệt mỏi có nơi an nghỉ, để được tĩnh tọa. Khi thọ dụng thuốc thang không phải để mưu lợi, không phải để kiêu hãnh, không phải để mập béo, mà chỉ để trừ bệnh hoạn, để điều hòa mạng căn, để an ổn không bệnh. Nếu không thọ dụng những thứ ấy thì sẽ sanh phiền não, sầu lo, còn thọ dụng thì không sanh phiền não sầu lo. Đó là hữu lậu được đoạn trừ do dụng.

“Có lậu được đoạn trừ do nhẫn[21] là gì? Tỳ-kheo tinh tấn đoạn trừ ácbất thiệntu tập thiện pháp, nên luôn luôn có ý tưởng trỗi dậy[22], chuyên tâm tinh tấnthân thể, da, thịt, gân, xương, máu, tủy, thà để khô kiệt tất cả chớ không bỏ tinh tấn. Phải đạt được mục đích mong muốn mới xả sự tinh tấn. Tỳ-kheo lại phải chịu đựng sự đói khát, lạnh nóng, muỗi mòng, ruồi, bọ chét, chấy, dù gió hay nắng bức bách, bị lời dữ, bị đánh đập, cũng đều có thể nhẫn chịu được. Dù thân mạng bệnh tật rất là đau đớn đến nỗi gần muốn tuyệt mạng, và những điều không thể ưa vui được, tất cả đều chịu đựng được. Nếu không nhẫn chịu thì sanh phiền não, ưu buồn, còn nhẫn chịu được thì không sanh phiền não ưu buồn. Đó là lậu được đoạn trừ do nhẫn.

“Có lậu được đoạn trừ do trừ[23] là gì? Tỳ-kheo nếu sanh khởi dục niệm mà không đoạn trừ, hay xả ly; sanh nhuế niệm, hại niệm mà không đoạn trừ xả ly. Nếu không trừ diệt thì sanh khởi phiền não, ưu buồn; còn nếu trừ diệt thì không sanh phiền não, ưu buồn. Đó là lậu được đoạn trừ do trừ.

“Có lậu được đoạn trừ do tư duy[24] là gì? Tỳ-kheo tư duy về giác chi thứ nhất là niệm, y viễn ly, y vô dục, y diệt tận, thẳng đến xuất yếutrạch pháptinh tấn, hỷ, tức[25], định, cho đến tư duy về giác chi thứ bảy là xả, y viễn ly, y vô dục, y diệt tận, thẳng đến xuất yếunếu không tư duy thì sanh phiền nãoưu sầu, còn có tư duy thì không sanh phiền não ưu sầu. Đó là lậu được đoạn trừ do tư duy.

“Nếu có Tỳ-kheo nào do kiến mà đoạn trừ các lậu được đoạn trừ bởi kiến; do hộ mà đoạn trừ các lậu được đoạn trừ bởi hộ; do ly mà đoạn trừ các lậu được đoạn trừ bởi ly; do dụng mà đoạn trừ các lậu được đoạn trừ bởi dụng; do nhẫn mà đoạn trừ các lậu được đoạn trừ bởi nhẫn; do trừ mà đoạn trừ các lậu được đoạn trừ bởi trừ; do tư duy mà đoạn trừ các lậu được đoạn trừ bởi tư duy. Đó gọi là Tỳ-kheo đã đoạn trừ tất cả lậu, đã giải trừ các kết phược, có thể bằng chánh trí mà chứng đắc Khổ đế”.

Đức Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyếthoan hỷ phụng hành.

Chú thích

[1] Tương đương Pāli: M.2. Sabbāsava-sutta (kinh Nhất thiết lậu). Biệt dịch: No.31. Phật Thuyết Nhất Thiết Lưu Nhiếp Thủ Nhân Kinh, Hậu Hán, An Thế Cao dịch, Đại 1 tr.813; No.125(40.6) Tăng Nhất “Thất Nhật Phẩm, kinh số 6”.

[2] Câu-lâu-sấu 拘 樓 瘦, tức Pāli: Kurusu, giữa những người (nước) Kuru. Nhưng, Pāli, M.2: Sāvatthiyaṃ viharati Jetavane…, trú ở Xá-vệ, trong rừng Jeta… No.1 25 (40.6) cũng vậy, Xá-vệ Kỳ thọ Cấp cô độc viên. No.31, Phật tại Câu-lưu, Tu hội pháp nghị tư duy.

[3] Kiếm-ma-sắt-đàm Câu-lâu đô ấp 劍 磨 瑟 曇 拘 樓 都 邑. Pāli: Kammāsa-dhamma, thủ phủ của những người Kurū. Xem thêm cht.2.

[4] Dĩ tri, dĩ kiến cố 以 知 以見 故. Pāli: jānato… passato āsavānaṃ khayaṃ vadāmi, “Ta nói sự diệt tận của các lậu là do biết, do thấy”.

[5] Chánh tư duy bất chánh tư duy 正 思 惟 不 正 思 惟. No.31. Bổn quán, phi bổn quán 本 觀 非 本 觀, suy niệm đúng đắn và suy niệm không đứng đắn. Pāli: yoniso ca manasikāraṃ ayoniso ca manasikāraṃ, có như lý tác ý và không như lý tác ý (tư niệm có phương pháp và không có phương pháp).

[6] Ba lậu: Dục lậu 欲 漏 (Pāli: kāmāsava): Tất cả phiền não ở cõi Dục, trừ vô minhHữu lậu 有 漏 (Pāli: bhavāsava): Tất cả phiền não ở cõi Sắc trừ vô minhVô minh lậu 無 明 漏 (Pāli: avijjāsava): Vô minh trong ba cõi. Bản Pàli chỉ nêu tổng quát: anuppannā c’eva āsavā… các lậu chưa sanh.

[7] Hán: bất điều ngự Thánh pháp 不 調 御 聖 法, nghĩa là, không được huấn luyện, hay điều phục theo Thánh pháp.

[8] Lậu tùng kiến đoạn 漏 從 見 斷. Pāli: āsavā dassanā pahātabbā.

[9] Pāli: ahosiṃ nu kho ahaṃ atītam addhānaṃ, “Ta đã hiện hữu trong đời qua khứ?”

[10] Hán: tự nghi 自 疑, ở đây, hoài nghi về sự hiện hữu của mình trong đời hiện tại. Pāli: paccupānnaṃ addhānaṃ kathaṃkathī hoti.

[11] Hán: kỷ thân hà vị thị, vân hà thị 己 身 何 謂 是 云 何 是. Pāli: kin nu kho ‘smi, kathan nu kho ‘smi, “Tại sao ta hiện hữu? Ta hiện hữu như thế nào?”

[12] Hán: chân hữu thần 真 有 神, tự ngã được biết như là linh hồn hay thần hồn. Pāli: atthi me attā ti, “Ta có tự ngã”.

[13] Thần kiến thần 神 見 神. No.31: Tự kế thân thân kiến 自 計 身 身見. Pāli: attanā vā attānaṃ saṃjānāmīti, “do tự mình, tôi biết có tự ngã”.

[14] Hán: thần kiến phi thần 神 見 非 神. Pāli: attanā va anattānaṃ saṃjānāmīti, “Không do tự mình, tôi biết có tự ngã.”

[15] Hán: định vô sở tùng lai…, 定 無 所 從 來. Pāli: so kho pana me ayaṃ attā nicco dhuvo sassato avipariṇāmadhammo sassatisamaṃ tath’eva ṭhassatīti, “Tự ngã của ta ấy thường trụkiên cố, vĩnh hằng, không biến dịchtồn tại vĩnh cửu”.

[16] Hán: kiến chi tệ 見 之 弊… Pāli: Idaṃ vuccati… Diṭṭhigataṃ diṭṭthigahanaṃ diṭṭhikantāraṃ diṭṭhivisūkaṃ diṭṭhivipphanditaṃ diṭṭhisaṃyojanaṃ, “Đó được gọi là sở hành của tà kiến, rừng rậm của tà kiến, đường hiểm của tà kiếntranh chấp của tà kiến, sự náo động của tà kiến, sự trói buộc của tà kiến”.

[17] Hán: lậu tùng hộ đoạn 漏 從 護 斷. Pāli: āsavā saṃvarā pahātabbā, các lậu được đoạn trừ do phòng hộ.

[18] Hán: lậu tùng ly đoạn 漏 漏 從 離 斷. Pāli: āsavā parivajjanā pahātabbā, các lậu được đoạn trừ do bởi sự tránh xa.

[19] Nghĩa là, tránh xa những Tỳ-kheo nào giao du bạn xấu, v.v…, khiến các bạn đồng tu phải nghi ngờ.

[20] Hán: lậu tùng dụng đoạn 漏 從 用 斷. Pāli: āsavā paṭisevanā pahātabbā, các lậu được đoạn trừ do thọ dụng.

[21] Hán: lậu tùng nhẫn đoạn 漏 從 忍 斷. Pāli: āsavā adhivāsanā pahātabbā, các lậu được đoạn trừ do sức chịu đựng.

[22] Hán: thường hữu khởi tưởng 常 有 起 想, luôn luôn có ý tưởng tỉnh thức, không ham ngủ nghỉ.

[23] Hán: lậu tùng trừ đoạn 漏 從 除 斷. Pāli: āsavā vinodā pahātabbā.

[24] Hán: lậu tùng tư duy đoạn 漏 從 思 惟 斷. Pāli: āsavā bhāvanā pahātabbā, các lậu được đoạn trừ do tu tập.

[25] Hán: tức 息, sự nghỉ ngơi; nhưng thường nói là khinh an. Pāli: passaddhi.

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 33

Post Views: 284