Kinh Trung Bộ AH136 : Mahàkammavibhangasutta, Kinh Phân biệt đại nghiệp. -H.171 Phân biệt đại nghiệp kinh

Kinh Trung Bộ AH136 : Mahàkammavibhangasutta, Kinh Phân biệt đại nghiệp. -H.171 Phân biệt đại nghiệp kinh

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương xá, trú trong Trúc lâm, vườn Ca-lan-đà.

Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề[2] cũng trú ở thành Vương xá, trong thiền thất Vô sự. Lúc ấydị học Bộ-la-đà Tử[3] sau giờ trưa, ung dung đi đến chỗ Tôn giả Tam-di-đề, cùng chào hỏi rồi lui ngồi xuống một bên và hỏi:

“Này Hiền giả Tam-di-đề, tôi có điều muốn hỏi, ngài cho phép chăng?”

Tôn giả Tam-di-đề đáp:

“Hiền giả Bộ-la-đà Tử, muốn hỏi cứ hỏi. Tôi nghe xong sẽ suy nghĩ”.

Dị học Bộ-la-đà Tử bèn hỏi:

“Này Hiền giả Tam-di-đề, tôi trực tiếp nghe từ Sa-môn Cù-đàm, tôi trực tiếp nhận từ Sa-môn Cù-đàm, rằng ‘Thân nghiệp, khẩu nghiệp là hư vọng. Chỉ có ý nghiệp là chơn thật. Có một loại định, Tỳ-kheo vào định đó không còn hay biết gì’”. 

Tôn giả Tam-di-đề đáp:

“Hiền giả Bộ-la-đà Tử, chớ có nói như vậy, chớ có hủy báng Đức Thế Tôn. Hủy báng Thế Tôn là bất thiệnThế Tôn không nói như vậy.

“Hiền giả Bộ-la-đà Tử, Đức Thế Tôn đã dùng vô số phương tiện nói rằng ‘Nếu cố ý tạo tác nghiệp[4], khi tác đã thành, Ta nói không có việc không thọ báo, hoặc hiện tại thọ báo, hoặc đời sau thọ báoNếu không cố ý tạo tác nghiệp, khi tác đã thành, Ta không nói chắc chắn phải thọ báo’”.

Dị học Bộ-la-đà Tử ba lần nhắc lại câu ấy với Tôn giả Tam-di-đề rằng:

“Này Hiền giả Tam-di-đề, tôi trực tiếp nghe từ Sa-môn Cù-đàm, tôi trực tiếp nhận từ Sa-môn Cù-đàm, rằng ‘Thân nghiệp, khẩu nghiệp là hư vọng. Chỉ có ý nghiệp là chơn thật. Có một loại định, Tỳ-kheo vào định đó không còn hay biết gì’.”

Tôn giả Tam-di-đề cũng ba lần đáp:

“Hiền giả Bộ-la-đà Tử, chớ có nói như vậy, chó có hủy báng Đức Thế Tôn. Hủy báng Thế Tôn là bất thiệnThế Tôn không nói như vậy. 

“Hiền giả Bộ-la-đà Tử, Đức Thế Tôn đã dùng vô số phương tiện nói rằng ‘Nếu cố ý tạo tác nghiệp, khi tác đã thành, Ta nói không có việc không thọ báo, hoặc hiện tại thọ báo, hoặc đời sau thọ báoNếu không cố ý tạo tác nghiệp, khi tác đã thành, Ta không nói chắc chắn phải thọ báo’”.

Dị học Bộ-la-đà Tử hỏi Tôn giả Tam-di-đề:

“Nếu cố ý tạo tác nghiệp, khi tác nghiệp đã thành, phải thọ báo gì?”

Tôn giả Tam-di-đề đáp: 

“Hiền giả Bộ-la-đà Tử, nếu cố ý tạo tác nghiệp, khi tác nghiệp đã thành, tất thọ báo khổ”.

Dị học Bộ-la-đà Tử lại hỏi:

“Này Hiền giả Tam-di-đề, ông học đạo trong pháp luật này bao lâu rồi?”

Tôn giả Tam-di-đề đáp rằng:

“Hiền giả Bộ-la-đà Tử, tôi học đạo trong pháp luật này mới có ba năm”.

Lúc ấydị học Bộ-la-đà Tử bèn suy nghĩ rằng: “Tỳ-kheo niên thiếu mà vẫn có thể bảo hộ Tôn sư như vậy, huống nữa là vị Thượng tọa cựu học.”

Rồi thì dị học Bộ-la-đà Tử nghe Tôn giả Tam-di-đề nói, không cho là phải, cũng không cho là quấy, rời chỗ ngồi, lắc đầu mà đi.

Lúc bấy giờ Tôn giả Đại Châu-na[5], đang ở cách chỗ nghỉ ngày của Tôn giả Tam-di-đề không xa. Tôn giả Đại Châu-na nghe cuộc đối thoại giữa Tôn giả Tam-di-đề và dị học Bộ-la-đà Tử, ghi nhớ tất cả, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy đi đến Tôn giả A-nan, cùng chào hỏi xong rồi ngồi xuống một bên và mang những lời đối thoại giữa Tôn giả Tam-di-đề và dị học Bộ-la-đà Tử thuật lại hết cho Tôn giả A-nan nghe.

Tôn giả A-nan nghe xong bảo rằng:

“Này Hiền giả Châu-na, nhơn câu chuyện này, chúng ta nên đến gặp Đức Phật và trình bày lên Thế TônHiền giả Châu-na, chúng ta hãy cùng đến nơi Thế Tôn và bạch lên Thế Tôn tất cả nghĩa này. Hoặc nhơn đây, chúng ta được nghe những pháp nào khác của Thế Tôn”.

Rồi Tôn giả A-nan và Tôn giả Đại Châu-na cùng đi đến chỗ Phật. Tôn giả Đại Châu-na cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả A-nan cúi đầu làm lễ sát chân Phật rồi đứng qua một bên. 

Lúc đó, Tôn giả A-nan nói rằng:

“Này Hiền giả Châu-na, Hiền giả nên nói đi! Hiền giả nên nói đi!”

Bấy giờ Thế Tôn hỏi:

“Này A-nan, Tỳ-kheo Châu-na muốn nói sự gì?”

Tôn giả A-nan thưa:

“Bạch Thế TônThế Tôn sẽ tự nghe hết câu chuyện”.

“Rôi thì Tôn giả Đại Châu-na thuật lại đầu đuôi cuộc đối thoại giữa Tôn giả Tam-di-đề và dị học Bộ-la-đà Tử cho Phật nghe. Nghe xong, Thế Tôn bảo rằng:

“Này A-nan, hãy xem Tỳ-kheo Tam-di-đề người si, không đạo lý gì. Vì sao? Vấn đề dị Bộ-la-đà Tử hỏi là bất định[6] mà Tỳ-kheo Tam-di-đề, người ngu si kia chỉ trả lời theo nhất hướng đáp[7].”

Tôn giả A-nan bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo Tam-di-đề nhơn việc này trả lời rằng ‘Nhữøng gì được cảm thọ đều là khổ’ thì có lỗi gì?”

Đức Thế Tôn quở Tôn giả A-nan:

“Hãy xem Tỳ-kheo A-nan cũng không có đạo lý gì cả. A-nan, kẻ ngu si Tam-di-đề này, dị học Bộ-la-đà Tử kia hỏi tất cả ba cảm thọkhổ thọlạc thọ và không khổ không lạc thọ. A-nan, nếu kẻ ngu si Tam-di-đề được dị học Bộ-la-đà Tử hỏi, nên đáp như vầy, ‘Này Hiền giả Bộ-la-đà Tử, nếu cố ý tạo nghiệp an lạc, khi tác đã thành sẽ thọ quả báo an lạc. Nếu cố ý tạo nghiệp khổ, khi tác đã thành, sẽ thọ quả báo khổ. Nếu cố ý tạo nghiệp không khổ không lạc, khi tác đã thành rồi sẽ thọ quả báo không khổ không lạc’. Này A-nan, nếu kẻ ngu si Tam-di-đề được dị học Bộ-la-đà Tử hỏi và đáp như vậy thì dị học Bộ-la-đà Tử mắt còn không dám nhìn Tam-di-đề ngu si ấy, huống nữa lại có thể hỏi đến chuyện như vậy chăng? 

“Này A-nan, nếu ngươi từ Thế Tôn mà nghe kinh ‘Phân biệt đại nghiệp’, thì đối với Như Lai lại càng tăng thượng tâm tĩnh, được hoan hỷ”.

Bấy giờ, Tôn giả A-nan chấp tay hướng về Phật, bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, nay thật đúng lúc. Bạch Thiện Thệ, nay thật đúng lúcNếu Thế Tôn vì các Tỳ-kheo nói kinh ‘Phân Biệt Đại Nghiệp’, các Tỳ-kheo nghe xong sẽ ghi nhớ kỹ”.

Thế Tôn bảo:

“Này A-nan, hãy lắng nghe, hãy suy nghĩ kỹ, Ta sẽ phân biệt đầy đủ cho ngươi nghe”.

Tôn giả A-nan thưa:

“Kính vâng, bạch Thế Tôn”.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo vâng lời dạy, lắng nghe.

Phật nói: 

“Này A-nan, hoặc có một người không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ lấy của không cho, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dối,… cho đến không từ bỏ tà kiến. Với sự không xả ly, không thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về chỗ lành, sanh lên trời. Này A-nan, hoặc có một người từ bỏ sát sanhtừ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà dâmtừ bỏ nói dốicho đến từ bỏ tà kiến. Với sự xả ly, sự thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về chỗ ác, trong địa ngục.

“Này A-nan, hoặc có một người không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ lấy của không cho, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dốicho đến không từ bỏ tà kiến. Với sự không xả ly, không thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về chỗ ác, trong địa ngục. Này A-nan, hoặc có một người từ bỏ sát sanhtừ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà dâmtừ bỏ nói dốicho đến từ bỏ tà kiến. Với sự xả ly và thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về chốn lành, trong cõi trời.

“Này A-nan, nếu có một người không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ lấy của không cho, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dốicho đến không từ bỏ tà kiến; với sự không xả ly, không thủ hộ này, thân hoại mạng chung, người ấy sanh về chốn lành, trong cõi trời. Nếu có vị Sa-môn, Phạm chí chứng được thiên nhãnthành tựu thiên nhãn mà thấy người kia, thấy rồi bèn tự suy nghĩ rằng, ‘Không có thân ác hành, cũng không có quả báo của thân ác hành. Không có khẩu và ý ác hành, cũng không có quả báo của khẩu và ý ác hành. Vì sao? Ta thấy người kia không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ sự lấy của không cho, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dốicho đến không từ bỏ tà kiến; với sự không xả ly, không thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về cõi lành, trong cõi trời. Nếu có những trường hợp khác cũng tương tự như vậy, không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ không cho mà lấy, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dốicho đến không từ bỏ tà kiến; với sự không xả ly, không thủ hộ này, kia tất cả khi thân hoại mạng chung nhất định sanh về cõi lành, trong cõi trời. Ai thấy như vậy gọi là chánh kiến. Ai thấy khác đi, trí họ đi về nẻo tà’. Bất cứ sở tri và sở kiến nào được cực lực mò mẫm, dều chủ trương theo một chiều rằng ‘Đây mới là chân thậtngoài ra đều hư dối’.

“Này A-nan, nếu có một người từ bỏ sát sanhtừ bỏ không cho mà lấy, từ bỏ tà dâmtừ bỏ nói dốicho đến từ bỏ tà kiến; với sự xả ly, thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về chốn ác, sanh trong địa ngục. Nếu có Sa-môn, Phạm chí chứng được thiên nhãnthành tựu thiên nhãn mà thấy người kia, thấy rồi bèn tự suy nghĩ rằng: “Không có thân diệu hạnh, không có quả báo của thân diệu hạnh, không có khẩu và ý diệu hạnh, cũng không có quả báo của khẩu và ý diệu hạnh’. Vì sao? Ta thấy người kia từ bỏ sát sanhtừ bỏ sự lấy của không cho từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dốicho đến từ bỏ tà kiến; với sự xả ly thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về chốn ác, sanh trong địa ngục. Nếu có những trường hợp khác cũng tương tự như vậy, từ bỏ sát sanhtừ bỏ không cho mà lấy, từ bỏ tà dâmtừ bỏ nói dốicho đến từ bỏ tà kiến; với sự xả ly, thủ hộ này, kia tất cả khi thân hoại mạng chung nhất định sanh về chốn ác, sanh trong địa ngục. Ai thấy như vậy gọi là chánh kiến. Ai thấy khác đi, trí họ đi về nẻo tà’. Bất cứ sở tri và sở kiến nào được cực lực mò mẫm, đều chủ trương theo một chiều rằng ‘Đây mới là chân thậtngoài ra đều hư dối’.

“Này A-nan, nếu có một người không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ không cho mà lấy, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dốicho đến không từ bỏ tà kiến; với sự không xả ly, không thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về chốn ác, sanh trong địa ngục. Nếu có Sa-môn, Phạm chí chứng được thiên nhãnthành tựu thiên nhãn mà thấy người kia, thấy rồi bèn tự suy nghĩ: ‘Có thân ác hạnh, có quả báo của thân ác hạnh, có khẩu và ý ác hạnh, cũng không có quả báo của khẩu và ý ác hạnh’. Vì sao? Ta thấy kẻ kia không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ không cho mà lấy, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dốicho đến không từ bỏ tà kiến; với sự không xả ly, không thủ hộ này, kia tất cả khi thân hoại mạng chung nhất định sanh về chốn ác, sanh trong địa ngục. Ai thấy như vậy gọi là chánh kiến; thấy khác đi, trí họ đi về nẻo tà’. Bất cứ sở tri và sở kiến nào được cực lực mò mẫm, đều chủ trương theo một chiều rằng: ‘Đây mới là chân thậtngoài ra đều hư dối.’

 
 

“Này A-nan, nếu có một người từ bỏ sát sanhtừ bỏ không cho mà lấy, từ bỏ tà dâmtừ bỏ nói dốicho đến từ bỏ tà kiến. Với sự xả ly, thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về chốn lành, sanh trong cõi trời. Nếu có Sa-môn, Phạm chí chứng được thiên nhãnthành tựu thiên nhãn mà thấy người kia, thấy rồi bèn tự suy nghĩ: ‘Có thân diệu hạnh, cũng có quả báo của thân diệu hạnh; có khẩu và ý diệu hạnh, cũng có quả báo của khẩu và ý diệu hạnh. Vì sao? Ta thấy kẻ kia từ bỏ sát sanhtừ bỏ không cho mà lấy, từ bỏ tà dâmtừ bỏ nói dốicho đến từ bỏ tà kiến; với sự xả ly, thủ hộ này, khi thân hoại mạng chung nhất định sanh về chốn lành, sanh trong cõi trời. Nếu lại có trường hợp khác tương tợ như vậy, từ bỏ sát sanhtừ bỏ không cho mà lấy, từ bỏ tà dâmtừ bỏ nói dốicho đến từ bỏ tà kiến; với sự xả ly, thủ hộ này, tất cả những người ấy khi thân hoại mạng chung nhất định sẽ sanh về nẻo lành, sanh trong cõi trời. Ai thấy như vậy gọi là chánh kiến; thấy khác đi, trí họ đi về nẻo tà’. Bất cứ sở tri và sở kiến nào được cực lực mò mẫm, chủ trương theo một chiều rằng: ‘Đây mới là chân thậtngoài ra đều hư dối’.

“Này A-nan, ở trong đó, nếu vị Sa-môn, Phạm chí chứng được thiên nhãnthành tựu thiên nhãn, nói như thế này, ‘Không có thân ác hành, không có quả báo của thân ác hành. Không có khẩu, ý ác hành, không có quả báo của khẩu và ý ác hành’. Ta không theo vị ấy. Nếu vị ấy nói như thế này, ‘Ta thấy người kia không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ không cho mà lấy, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dốicho đến không từ bỏ tà kiến; với sự không xả ly, không thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về chốn ác, sanh trong địa ngục’. Ta nghe theo vị ấy. Nếu nói như vầy, ‘Nếu có những trường hợp khác tương tợ như vậy, không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ không cho mà lấy, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dốicho đến không từ bỏ tà kiến; với sự không xả ly, không thủ hộ này, tất cả những người ấy khi thân hoại mạng chung sanh về chỗ lành, sanh lên trời’. Ta không nghe theo vị ấy. Nếu có ai nói như vầy, ‘Thấy như vậy mới là chánh kiến, thấy khác là kẻ có trí tà’. Ta không nghe theo họ. Bất cứ sở tri và sở kiến nào được cực lực mò mẫm, chủ trương theo một chiều rằng ‘Đây mới là chân thậtngoài ra đều hư dối.’ Ta cũng không nghe họ. Vì sao? Này A-nan, Như Lai biết những người đó là trường hợp khác.

“Này A-nan, trong đó có Sa-môn, Phạm chí chứng được thiên nhãnthành tựu thiên nhãn, nói thế này, ‘Không có thân diệu hạnh, cũng không có quả báo của thân diệu hạnh; không có khẩu, ý diệu hạnh, cũng không có quả báo của khẩu và ý diệu hạnh’. Ta không nghe theo vị ấy. Nếu nói thế này, ‘Ta thấy người kia từ bỏ sát sanhtừ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà dâmtừ bỏ nói dốicho đến từ bỏ tà kiến. Với sự xả ly, thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về nẻo ác, sanh trong địa ngục’. Ta nghe theo[8] vị ấy. Nếu có ai nói thế này, ‘Có những trường hợp khác tương tợ như vầytừ bỏ sát sanhtừ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà dâmtừ bỏ nói dốicho đến từ bỏ tà kiến; với sự xả ly, thủ hộ này, tất cả những người ấy khi thân hoại mạng chung sanh về nẻo ác, sanh trong địa ngục’. Ta không nghe theo họ[9]. Nếu kia lại nói thế này, ‘Thấy như vậy mới là chánh kiến, thấy khác là kẻ có trí tà’. Ta cũng không nghe họ. Bất cứ sở tri và sở kiến nào được cực lực mò mẫm, chủ trương theo một chiều rằng ‘Đây mới là chân thậtngoài ra đều hư dối.’ Ta cũng không nghe họ. Vì sao? Này A-nan, Như Lai biết những người đó là trường hợp khác. 

“Này A-nan, trong đó nếu có Sa-môn, Phạm chí chứng được thiên nhãnthành tựu thiên nhãn, nói như vầy, ‘Có thân ác hạnh, cũng có quả báo của thân ác hạnh. Có khẩu, ý ác hạnh, cũng có quả báo của khẩu và ý ác hạnh’. Ta nghe theo vị ấy. Nếu kia nói như thế này, ‘Ta thấy người kia không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ lấy của không cho, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dốicho đến không từ bỏ tà kiến. Với sự không xả ly, không thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về nẻo ác, sanh trong địa ngục’. Ta nghe theo vị ấy. Nếu nói thế này, ‘Những trường hợp tương tợ như vậy, không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ lấy của không cho, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dốicho đến không từ bỏ tà kiến; với sự không xả ly, không thủ hộ này, tất cả những người ấy khi thân hoại mạng chung sanh về nẻo ác, sanh trong địa ngục’. Ta không nghe theo họ. Nếu kia lại nói thế này, ‘Thấy như vậy mới là chánh kiến, thấy khác là kẻ có trí tà’. Ta cũng không nghe họ. Bất cứ sở tri và sở kiến nào được cực lực mò mẫm, chủ trương theo một chiều rằng ‘Đây mới là chân thậtngoài ra đều hư dối’. Ta cũng không nghe họ. Vì sao? Này A-nan, Như Lai biết những người đó là trường hợp khác.

“Này A-nan, trong đó nếu có Sa-môn, Phạm chí chứng được thiên nhãnthành tựu thiên nhãn, nói như thế này, ‘Có thân diệu hạnh, cũng có quả báo của thân diệu hạnh; có khẩu, ý diệu hạnh, cũng có quả báo của khẩu và ý diệu hạnh’. Ta nghe theo vị ấy. Nếu nói như vầy, ‘Ta thấy người kia từ bỏ sát sanhtừ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà dâmtừ bỏ nói dốicho đến từ bỏ tà kiến; với sự xả ly, thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về chốn lành, sanh trong cõi trời’. Ta nghe theo họ. Nếu nói như vầy, ‘Nếu có những trường hợp tương tợ như vầytừ bỏ sát sanhtừ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà dâmtừ bỏ nói dốicho đến từ bỏ tà kiến; với sự xả ly, thủ hộ này, tất cả những người ấy khi thân hoại mạng chung sanh về chốn lành, sanh trong cõi trời’. Ta không nghe theo họ. Nếu kia lại nói thế này, ‘Thấy như vậy mới là chánh kiến, thấy khác là kẻ có trí tà’. Ta cũng không nghe họ. Bất cứ sở tri và sở kiến nào được cực lực mò mẫm, chủ trương theo một chiều rằng ‘Đây mới là chân thậtngoài ra đều hư dối.’ Ta cũng không nghe họ. Vì sao? Này A-nan, Như Lai biết những người đó là trường hợp khác.

“Này A-nan, nếu có một người không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ lấy của không cho, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dốicho đến không từ bỏ tà kiến; với sự không xả ly, không thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về chốn lành, sanh trong cõi trời. Ấy là, nếu trước kia nó đã tạo tác nghiệp bất thiện, tác đã thành rồi, do sự không xả ly, không thủ hộ, cho nên ở trong đời hiện tại thọ báo xong, họ sanh về nơi đó[10]. Hoặc do hậu báo cho nên người kia không vì nhơn này, không vì duyên này mà thân hoại mạng chung sanh về chốn lành, sanh trong cõi trờiHoặc trước kia đã tạo tác nghiệp thiện, tác đã thành rồi, do xả ly và thủ hộ nên chưa tiêu hết, cần phải được thọ báo ở chốn lành; kia do nhơn này, duyên này cho nên thân hoại mạng chung sanh về chốn lành, sanh trong cõi trời. Hoặc khi chết khởi các tâm, và tâm sở hữu pháp thuộc thiện[11] tương ưng với chánh kiến; kia nhờ nhơn này, duyên này, thân hoại mạng chung sanh về chốn lành, sanh trong cõi trời. A-nan, Như Lai biết người kia là như vậy.

“Này A-nan, nếu có một người từ bỏ sát sanhtừ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà dâmtừ bỏ nói dốicho đến từ bỏ tà kiến; với sự xả ly, thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về nẻo ác, sanh trong địa ngục. Nếu trước kia họ đã tạo tác nghiệp thiện, tác đã thành rồi, do sự xả ly, thủ hộ cho nên ở trong đời hiện tại họ thọ báo xong, cho nên sanh về nơi đó. Hoặc do bởi hậu báo cho nên họ không vì nhơn này, duyên này mà thân hoại mạng chung sanh về nẻo ác, sanh trong địa ngụcHoặc trước kia đã tạo tác nghiệp bất thiện, tác đã thành rồi, do không xả ly và không thủ hộ nên chưa tiêu hết, phải thọ báo ở địa ngục; họ do nhơn này, duyên này cho nên thân hoại mạng chung sanh về nẻo ác, sanh trong địa ngục. Hoặc khi chết sanh tâm và các tâm sở hữu pháp bất thiện tương ưng với tà kiến, do nhơn này, duyên này, thân hoại mạng chung sanh về nẻo ác, sanh trong địa ngục. A-nan, Như Lai biết người kia là như vậy.

“Này A-nan, nếu có một người không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ lấy của không cho, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dốicho đến không từ bỏ tà kiến; với sự không xả ly, không thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về nẻo ác, sanh trong địa ngục. Kia do chính nhơn này, duyên này thân hoại mạng chung sanh về nẻo ác, sanh trong địa ngụcHoặc trước kia đã tạo tác nghiệp bất thiện, tác đã thành rồi, do sự không xả ly, không thủ hộ mà chưa tiêu hết, nên phải thọ báo ở địa ngục; kia do nhơn này, duyên này cho nên thân hoại mạng chung sanh về nẻo ác, sanh trong địa ngục. Hoặc khi chết sanh các tâm và tâm sở hữu pháp bất thiện tương ưng với tà kiến, kia do nhơn này, duyên này, thân hoại mạng chung sanh về nẻo ác, sanh trong địa ngục. A-nan, Như Lai biết người kia là như vậy.

“Này A-nan, nếu có một người từ bỏ sát sanhtừ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà dâmtừ bỏ nói dốicho đến từ bỏ tà kiến; với sự xả ly, thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về chốn lành, sanh trong cõi trời. Kia nhờ chính nhơn này, duyên này thân hoại mạng chung sanh về chốn lành, sanh trong cõi trờiHoặc trước kia đã tạo tác nghiệp thiện, tác đã thành rồi, nhờ có xả ly, có thủ hộ mà chưa tiêu hết, phải được thọ báo thiện; kia nhờ nhơn này, duyên này cho nên thân hoại mạng chung sanh về chốn lành, sanh trong cõi trời. Hoặc đến lúc chết sanh các tâm và tâm sở hữu pháp thiện tương ưng với chánh kiến, kia do nhơn này, duyên này, thân hoại mạng chung sanh về chốn lành, sanh trong cõi trời. A-nan, Như Lai biết người kia là như vậy.

“Lại nữa, có bốn hạng người. Hoặc có người không có mà tợ như có. Hoặc có mà tợ như không có. Hoặc không có tợ như không có. Hoặc có tợ như có.

“Này A-nan, cũng như có bốn loại xoài. Hoặc xoài không chín mà giống như chín. Hoặc chín giống như không chín. Hoặc không chín giống như không chín. Hoặc chín giống như chín.

“Cũng vâïy A-nan, bốn thứ xoài được thí dụ với người. Hoặc có người không có mà tợ như có. Hoặc có mà tợ như không có. Hoặc không có tợ như không có. Hoặc có tợ như có”.

Phật thuyết như vậyTôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyếthoan hỷ phụng hành.



 
 

[1]Tương đương Pāli, M.136. Mahā-Kammavibhaṅga-suttam.

[2]Tam-di-đề, xem kinh số 165.

[3]Bộ-la-đà Tử 哺羅陀子. Pāli: Potaliputta.

[4]Hán: cố tác nghiệp, nghiệp được làm với sự cố ý. Pāli: sañcetanika kamma.

[5]Đại Châu-na 大周那. Pāli: Mahā-Cunda, đệ tử của ngài Xá-lợi-phất.

[6]Vấn sự bất định問事不定, câu hỏi không xác định, cần trả lời bằng phân biệt đáp; một trong bốn ký vấn. Xem thêm cht. dưới. Bản Thánh chép: vấn sự bất túc足, nhầm tự dạng. Pāli: vibhajja-byākāṇiyo pañho.

[7]Nhất hướng đáp, một trong bốn cách trả lời vấn đềtứ ký vấnnhất hướng (xác định), phân biệt, phản cật bà xả trí. Pāli: ekaṃsena vyākato.

[8]Chấp nhận có. Trường hợp hành thiện, nhưng tái sanh ác thú. Vì có sự phân biệt.

[9]Như trên, nhưng không chấp nhận, vì quan điểm nhất hướng.

[10]Tức sanh về cõi lành.

[11]Tức khi chết với tâm và tâm sở thiện. 

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 8

Post Views: 249