Kinh Trung AH003. Kinh Thành Dụ

SỐ 26 – KINH TRUNG A-HÀM (I)
Hán dịch: Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm
Việt dịch và hiệu chú: Thích Tuệ Sỹ
Sài gòn 2002

3. KINH THÀNH DỤ[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hành nước Xá-vệ, ở trong Thắng lâm vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Như Vương thành ở biên giới có bảy việc đầy đủ[2] và bốn thứ lương thực sung túc dễ tìm không khó; do đó Vương thành không bị ngoại địch đánh phá, ngoại trừ tự phá hoại từ bên trong.

“Những gì là bảy việc mà Vương thành có đầy đủ? Đó là Vương thành ở biên giới xây cất vọng gác[3], đắp đất cho chắc không thể phá vỡ, để bên trong được an ổnchế ngự oán địch bên ngoài. Đó là việc đầy đủ thứ nhất của Vương thành.

“Lại nữa, Vương thành ở biên giới, đào hào vét ao cho thật sâu rộng, sửa sang cụ bị để có thể nương tựa, làm cho bên trong được an ổnchế ngự oán địch bên ngoài. Đó là việc đầy đủ thứ hai của Vương thành.

“Lại nữa, như đường giao thông chung quanh Vương thành ở biên giới được dọn dẹp cho bằng phẳng, rộng rãi, để bên trong được an ổnchế ngự oán địch bên ngoài. Đó là việc làm đầy đủ thứ ba của Vương thành.

“Lại nữa, như ở Vương thành biên giới tập trung bốn binh quân: quân voi, quân ngựa, quân xe, quân bộ, để bên trong được an ổnchế ngự oán địch bên ngoài, đó là việc làm đầy đủ thứ tư của Vương thành.

“Lại nữa, như Vương thành ở biên giới dự bị binh khí, cung, tên, mâu, kích, để bên trong được an ổnchế ngự oán địch ở bên ngoài. Đó là việc làm đầy đủ thứ năm của Vương thành.

 “Lại nữa, như Vương thành ở biên giới lập vị Đại tướng trấn thủsáng suốt, thao lược, cơ trí, tháo vác, dũng mãnh, cương nghị, giỏi mưu chước, người lành thì cho vào, kẻ không lương thiện thì ngăn cấm, để bên trong được an ổnchế ngự oán địch bên ngoài. Đó là việc làm đầy đủ thứ sáu của Vương thành.

“Lại nữa, như Vương thành ở biên giới xây đắp tường cao cho thật kiên cố, trét bùn, tô đất, để bên trong được an ổnchế ngự oán địch bên ngoài. Đó là việc làm đầy đủ thứ bảy của Vương thành.

“Bốn thứ lương thực[4] dễ tìm không khó là gì? Đó là Vương thành ở biên giới nước, cỏ, củi, gỗ có sẵn, có dự bị để bên trong được an ổn và chế ngự oán địch bên ngoài. Đó là loại lương thực thứ nhất sung túc, dễ tìm không khó ở Vương thành.

“Lại nữa, như Vương thành ở biên giới thu nạp nhiều lúa gạo và chứa cất lúa mạch, để bên trong được an ổn và chế ngự oán địch ở bên ngoài. Đó là loại lương thực đầy đủ, dễ kiếm không khó ở Vương thành.

“Lại nữa, như Vương thành ở biên giới chứa nhiều đậu niêm, đại đậu, tiểu đậu[5] để bên trong được an ổn và chế ngự oán địch bên ngoài. Đó là loại lương thực thứ ba sung túc, dễ tìm không khó ở Vương thành.

“Lại nữa, như Vương thành ở biên giới, chứa để dầu bơ, mật, mía đường, cá, muối, thịt khô, tất cả đầy đủ, để bên trong được an ổn và chế ngự oán địch bên ngoài. Đó là loại lương thực thứ tư sung túc, dễ tìm không khó ở Vương thành.

“Như vậy, Vương thành bảy việc đầy đủ, bốn thứ lương thực sung túc, dễ tìm không khó, nên không bị ngoại địch đánh phá, chỉ trừ bên trong tự phá hoại.

“Cũng vậy, nếu Thánh đệ tử cũng được bảy thiện pháp và bốn tăng thượng tâm[6], dễ được không khó, vì thế Thánh đệ tử không bị ma vương lung lạc[7] cũng không theo pháp ác bất thiện, không bị ô nhiễm bởi phiền não, không còn thọ sanh trở lại.

“Bảy thiện pháp mà Thánh đệ tử có được là những gì? Đó là Thánh đệ tử có tín kiên cố, tin sâu nơi Như Lai[8], tín căn đã vững, trọn không tin theo Sa-môn, Phạm chíngoại đạo, cũng như Thiên maPhạm thiên, và các hạng thế gian khác. Đó là Thánh đệ tử được thiện pháp thứ nhất.

“Lại nữa, Thánh đệ tử thường thực hành tàm sỉ[9], điều đáng xấu hổ thì biết xấu hổxấu hổ pháp ác bất thiệnphiền não ô ế, là thứ khiến thọ các ác báo, gây nên gốc rễ sanh tử. Đó là thiện pháp thứ hai mà Thánh đệ tử có được.

 “Lại nữa, Thánh đệ tử thường thực hành xấu thẹn[10], điều đáng xấu thẹn biết xấu thẹn, xấu thẹn pháp ác bất thiệnphiền não ô uế là thứ khiến thọ các ác báo, tạo gốc sanh tử. Đó là thiện pháp thứ ba mà Thánh đệ tử có được.

“Lại nữa, Thánh đệ tử thường thực hành tinh tiến[11], đoạn trừ các ác bất thiện pháp, tu các thiện pháp, luôn gắng sức bền chí[12], chuyên nhất kiên cố[13], làm các điều thiện, không bỏ phương tiện[14]. Đó là thiện pháp thứ tư mà Thánh đệ tử có được.

“Lại nữa, Thánh đệ tử học rộng nghe nhiều, ghi nhớ không quên, tích lũy sự học rộng. Các pháp nào là toàn thiện ở khoảng đầu, toàn thiện ở khoảng giữa, toàn thiện ở khoảng cuối, có nghĩa có văn, thanh tịnh trọn đủ, phạm hạnh hiển hiện[15], học rộng nghe nhiều các pháp như vậy; học đến cả ngàn lần, chú ý chuyên tâm quán sát[16], thấy rõ hiểu sâu[17]. Đó là thiện pháp thứ năm mà Thánh đệ tử có được.

“Lại nữa, Thánh đệ tử thường thực hành nơi niệm, thành tựu chánh niệm; những điều đã học tập từ lâu, đã từng nghe từ lâu[18], nhớ luôn không quên. Đó là thiện pháp thứ sáu mà Thánh đệ tử có được.

“Lại nữa, Thánh đệ tử tu hành trí tuệquán sát pháp hưng suy[19]. Do có trí như vậy, có thánh tuệ, có sự thấu hiểu, phân biệt rõ ràng, mà diệt tận hoàn toàn sự khổ. Đó là thiện pháp thứ bảy mà Thánh đệ tử có được.

“Những gì là bốn tăng thượng tâm, dễ được không khó mà Thánh đệ tử đạt được? Đó là Thánh đệ tử ly dục[20], ly pháp ác bất thiện, có giác có quán, có hỷ và lạc phát sinh do viễn lythành tựu và an trụ Sơ thiềân. Đó là tăng thượng tâm thứ nhất dễ được không khó mà Thánh đệ tử đạt đến.

“Lại nữa, Thánh đệ tử giác và quán đã dứt, nội tâm tịch tịnh, không giác không quán, có hỷ lạc do định sanh thành tựu và an trụ Nhị thiền. Đó là tăng thượng tâm thứ hai dễ được không khó mà Thánh đệ tử đạt đến.

 “Lại nữa, Thánh đệ tử lìa hỷ dục, an trụ xả, vô cầu, chánh niệm chánh trí, thân cảm giác lạc, điều mà Thánh gọi là được xả bởi Thánh, có niệm và lạc, an trụ không, thành tựu an trụ tâm. Đó là tăng thượng tâm thứ ba dễ được không khó mà Thánh đệ tử đạt đến.

“Lại nữa, Thánh đệ tử diệt lạc, diệt khổ; ưu và hỷ từ trước cũng đã diệt, không khổ không lạc, xả và niệm thanh tịnh thành tựu an trụ Tứ thiền. Đó là tăng thượng tâm thứ tư dễ được không khó mà Thánh đệ tử đạt đến.

 “Như vậy, Thánh đệ tử được bảy thiện phápđạt đến bốn tâm tăng thượng dễ được không khó, không bị ma vương lung lạc, cũng không theo pháp ác bất thiện, không bị nhiễm bởi nhiễm ô, không còn thọ sanh trở lại.

 “Như Vương thành ở biên giới xây cất vọng gác, đắp đất cho chắc không thể phá vỡ, để bên trong được an ổn và chế ngự oán địch bên ngoài. Cũng vậy, Thánh đệ tử có tín kiên cố, tin sâu nơi Như Laitín căn đã lập, trọn không theo Sa-môn, Phạm chíNgoại đạo, cũng như Thiên maPhạm thiên và các hạng thế gian khác. Đó là Thánh đệ tử có vọng gác tín tâm để trừ ác và bất thiện, tu các thiện pháp.

 
 

“Như Vương thành ở biên giới đào hào vét ao thật sâu rộng, sửa sang thật vững chắc, để có thể nương tựa, làm cho bên trong được an ổn, và chế ngự oán địch bên ngoài. Cũng thế, Thánh đệ tử thực hành tàm sỉ, điều đáng xấu hổ biết xấu hổxấu hổ pháp ác, bất thiệnphiền não ô uế, là thứ khiến thọ các ác báo, tạo gốc rễ sanh tử. Đó là Thánh đệ tử có hồ ao tàm sỉ, trừ ác và bất thiện, tu các thiện pháp.

“Như Vương thành ở biên giới dọn dẹp những con đường nối liền chung quanh cho bằng thẳng rộng rãi để bên trong được an ổn và chế ngự oán địch bên ngoài. Cũng vậy, Thánh đệ tử thực hành xấu thẹn điều đáng thẹn biết thẹn, thẹn pháp ác, bất thiệnphiền não ô uế là thứ khiến thọ các ác báo, tạo gốc rễ sanh tử. Đó là Thánh đệ tử có con đường bằng thẳng hổ thẹn để trừ ác và bất thiện, tu các thiện pháp.

 “Như Vương thành ở biên giới tập trung bốn binh chủng: tượng quân, mã quân, xa quân, bộ quân, để bên trong được an ổn và chế ngự địch quân ở bên ngoài. Cũng vậy, Thánh đệ tử thường thực hành hạnh tinh tấn, đoạn trừ ác bất thiện, tu các thiện pháp, luôn gắng sức bền chí, chuyên nhất kiên cố, làm các điều thiện, không bỏ phương tiện đoạn trừ ác bất thiện tu các thiện pháp, luôn tự khởi ý, chuyên nhấtkiên cố, làm các gốc rễ thiện, không bỏ phương tiện. Đó là Thánh đệ tử có quân lực tinh tấn để trừ ác và bất thiện, tu các thiện pháp.

“Như Vương thành ở biên giới, chuẩn bị binh khí, cung tên, mâu kích, để bên trong được an ổn, và chế ngự oán địch bên ngoài. Cũng vậy, Thánh đệ tử học rộng nghe nhiều, ghi nhớ không quên, tích lũy sự nghe rộng. Các pháp nào là toàn thiện ở khoảng đầu, toàn thiện ở khoảng giữa, toàn thiện ở khoảng cuối, có nghĩa có văn, thanh tịnh trọn đủ, phạm hạnh hiển hiệnhọc rộng nghe nhiều các pháp như vậy; học đến cả ngàn lần, chú ý chuyên tâm quán sát, thấy rõ hiểu sâu. Đó là Thánh đệ tử có binh khí đa văn, để trừ ác và bất thiện, tu các thiện pháp.

“Như Vương thành ở biên giới lập vị Đại tướng trấn thủ sáng suốt, thao lược, cơ trí, tháo vác, dũng mãnh, cương nghị, giỏi mưu chước, người hiền thì cho vào, kẻ bất lương thì ngăn cấm, để bên trong được an ổn và chế ngự oán địch bên ngoài. Cũng vậy, Thánh đệ tử thường thực hành nơi niệm, thành tựu chánh niệm, những gì đã từng thực tập từ lâu, đã từng nghe từ lâu, nhớ luôn không quên. Đó là Thánh đệ tử có Đại tướng trấn thủ niệm để trừ ác và bất thiện, tu các thiện pháp.

“Như Vương thành ở biên giới xây đắp tường cao cho thật kiên cố, trét bùn tô đất, để bên trong được an ổn, và chế ngự oán địch bên ngoài. Cũng vậy Thánh đệ tử tu hành trí tuệquán pháp hưng suy. Nhờ đó Thánh tuệ có thể thấu hiểu, phân biệt rõ ràng mà hoàn toàn diệt tận khổ. Đó là Thánh đệ tử có bức tường trí tuệ, để trừ ác và bất thiện, tu các thiện pháp.

“Như Vương thành ở biên giới có chuẩn bị sẵn nước, cỏ, củi, gỗ, để bên trong được an ổn và chế ngự oán địch bên ngoài. Cũng vậy, Thánh đệ tử ly dục và ác bất thiện pháp, có giác có quán, có hỷ lạc do viễn lythành tựu an trụ Sơ thiền, lạc trụ không thiếu thốnan ổn khoái lạc, tự mình đi đến Niết-bàn.

“Như Vương thành ở biên giới thu nạp nhiều lúa gạo và chứa nhiều cây lúa mạch, để bên trong được an ổn và chế ngự oán địch bên ngoài. Cũng vậy, Thánh đệ tử đã dứt giác quán, nội tỉnh nhất tâm, không giác không quánhỷ lạc do định sanh, thành tựu an trụ Nhị thiền, lạc trụ không thiếu thốnan ổn, khoái lạc, tự mình đi đến Niết-bàn.

“Như Vương thành ở biên giới chứa nhiều niêm đậu, đại đậu, và tiểu đậu, để bên trong dược an ổn và chế ngự oán địch bên ngoài. Cũng vậy, Thánh đệ tử lìa hỷ dục, an trụ xả, vô cầu[21], chánh niệm chánh trí, thân cảm giác lạc, điều mà bậc Thánh gọi là được xả bởi Thánh, có niệm và lạc, an trụ không, thành tựu an trụ Tam thiền, lạc trụ không thiếu thốnan ổn khoái lạc, tự mình đi đến Niết-bàn.

“Như Vương thành ở biên giới chứa cất bơ, dầu, mía, đường, cá, muối, thịt khô, tất cả đầy đủ. Để bên trong được an ổn và chế ngự oán địch bên ngoài. Cũng vậy, Thánh đệ tử diệt lạc, diệt khổ; ưu và hỷ từ trước cũng đã diệt, không khổ không lạc, xả và niệm thanh tịnhthành tựu an trụ Tứ thiền, lạc trụ không thiếu thốnan ổn khoái lạc, tự mình đi đến Niết-bàn”.

 Phật thuyết như vậy. Các Thầy Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyếthoan hỷ phụng hành.

Chú thích

[1] Tương đương Pāli: A. VII.6 43, Nagara-sutta. Biệt dịch, No.125 ( 39.4) Tăng Nhất 33 “Đẳng Pháp Phẩm” (Đại 2, tr.730).

[2] Hán: thất sự cụ túc七 事 具 足. Pāli: sattehi nagaraparikkārehi, với bảy tư cụ bảo vệ thành trì.

[3] Hán: lâu lỗ樓 櫓. Pāli: esika, cột trụ bằng đá, thạch trụ

[4] Hán: thực食. Pāli: āhāra. Các bản Tống, Nguyên, Minh: sự事.

[5] Hán: niêm đậu, đại tiểu đậu黏 豆 大 小 豆.Pāli: tila-mugga-māsāparaṇaṃ, mè (vừng), đậu đỏ, và các loại đậu khác.

[6] Bảy thiện pháp và bốn tăng thượng tâm七 善 法 四 曾 上 心. Pāli: satta-saḍhamma (bảy pháp vi diệu), và catu-jhāna-abhicetasika (bốn Thiền tăng thượng tâm).

[7] Hán: bất vi Ma vương chi sở đắc tiện不 為 魔 王 之 所 得 便. Pāli: akaraṇīyo marassa, không bị Ma vương chinh phục.

[8] Hán: thâm trước Như Lai深 著 如 來. Pāli: saddahati Tathāgatassa bodhiṃ, tin tưởng sâu sắc sự giác ngộ của Như Lai.

[9] Hán: tàm sỉ慚 恥 tức tàm, hổ thẹn. Pāli: hirīmā.

[10] Hán: tu quỷ羞 愧. Pāli: ottappī.

[11] Pāli: āraddha-viriya, nỗ lực tinh cần.

[12] Hán: hằng tự khởi ý恒 自 起 意. Pāli: thāmavā, có sức mạnh.

[13] Hán: chuyên nhất kiên cố. Pāli: dalhaparakamma, năng lực bền bĩ.

[14] Pāli: anikkhittadhuro kusalesu dhammesu, không từ bỏ gánh nặng trong các thiện pháp.

[15] Hán: cụ túc thanh tịnhhiển hiện phạm hạnh具 足 淸 淨 顯 現 梵 行. Pāli: kevalaparipuṇṇaṃ parisuddhaṃ brahacariyau abhivadanti, (các pháp ấy) tán thán phạm hạnh viên mãn và thanh tịnh.

[16] Hán: ý sở duy quán意 所 性 觀. Pāli: manasānupekkhatā, được quán sát một cách có ý thức.

[17] Hán: minh kiến, thâm đạt明 見 深 達. Pāli: diṭṭhiyā suppaṭiviḍhā, lãnh hội bằng kiến giải.

[18] Hán: cửu sở tằng tập, cửu sở tằng văn久所曾習久所曾聞. Pāli: cirakataṃ pi cirabhāsitaṃ, những điều được làm từ lâu, được nói từ lâu.

[19] Hán: quán hưng suy pháp觀 興 吹 法. Pāli: udayatthagātaminiyā paññāya samannāgato, thành tựu trí tuệ về sự sinh khởi và hoại diệt (của các pháp).

[20] Về bốn Thiền, xem các cht. 8-14 (kinh Thành Dụ) trên.

[21] Hán: ly ư hỷ dục, xả, vô cầu du離 於 喜 欲 捨 無 求 遊. Pāli: pītiyā ca virāgā ca uppekkako ca viharati: vị ấy sống (an trú) trong trạng thái xả, không còn hỷ.

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 41

Post Views: 292