Kinh Trung AH004 : Kinh Thủy Dụ

SỐ 26 – KINH TRUNG A-HÀM (I)
Hán dịch: Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm
Việt dịch và hiệu chú: Thích Tuệ Sỹ
Sài gòn 2002

4. KINH THỦY DỤ[1]

Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng lâm vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Ta sẽ giảng cho các ngươi nghe về bảy hạng người ở dưới nước. Các ngươi hãy lắng nghe, lắng nghe, và khéo suy nghĩ”.

Bấy giờ các Tỳ-kheo vâng lời lắng nghe.

Đức Phật dạy:

“Những gì là bảy? Hoặc có người nằm mãi dưới nước. Hoặc có một hạng người ra khỏi nước rồi chìm trở lại. Hoặc có người ra khỏi nước rồi đứng, đứng rồi nhìn quanh. Hoặc có người ra khỏi nước rồi đứng, đứng rồi nhìn quanh, nhìn rồi lội qua[2]. Hoặc có người ra khỏi nước rồi đứng; đứng rồi nhìn quanh; nhìn rồi lội qua; lội qua rồi đến bờ bên kia. Hoặc lại có người ra khỏi nước rồi đứng; đứng rồi nhìn quanh; nhìn rồi lội qua; lội qua đến bờ bên kiađến bờ bên kia rồi được gọi là người đứng trên bờ[3].

“Cũng vậy, Ta sẽ giảng cho các ngươi nghe về bảy hạng người như ví dụ về nước. Các ngươi hãy lắng nghe, và khéo suy nghĩ”.

Bấy giờ các Tỳ-kheo vâng lời lắng nghe.

Phật nói:

“Những gì là bảy? Hoặc có người nằm mãi dưới nước. Hoặc có một hạng người ra khỏi nước rồi chìm trở lại. Hoặc có người ra khỏi nước rồi đứng. Hoặc có người ra khỏi nước rồi đứng, đứng rồi nhìn quanh. Hoặc có người ra khỏi nước rồi đứng, đứng rồi nhìn quanh, nhìn rồi lội qua. Hoặc có người ra khỏi nước rồi đứng; đứng rồi nhìn quanh; nhìn rồi lội qua; lội qua rồi đến bờ bên kia. Hoặc lại có người ra khỏi nước rồi đứng; đứng rồi nhìn quanh; nhìn rồi lội qua; lội qua rồi đến bờ bên kiađến bờ bên kia rồi được gọi là Phạm chí đứng trên bờ[4]. Đó là Ta nói vắn tắt về bảy hạng người theo ví dụ về nước. Như đã nói, đã giảng giải trên, các ngươi có biết ý nghĩa gì? Phân biệt gì? Có nhân duyên gì?

Bấy giờ các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Thế Tôn là gốc của pháp. Thế Tôn là Pháp chủ[5], pháp do Thế Tôn. Kính mong Thế Tôn nói ra, để chúng con sau khi nghe rồi sẽ hiểu biết rộng rãi ý nghĩa”.

Phật dạy:

“Các ngươi hãy lắng nghe, lắng nghe, và khéo suy nghĩ. Ta sẽ phân biệt ý nghĩa ấy cho các ngươi”.

Bấy giờ các Tỳ-kheo vâng lời lắng nghe.

Phật nói:

“Thế nào là hạng người nằm mãi[6]? Hoặc có những người bị pháp bất thiện che lấp, bị nhiễm bởi nhiễm ô, thọ quả báo của ác pháp, tạo gốc rễ sanh tử. Đó là hạng người nằm mãi dưới nước. Cũng như người chìm lỉm, nằm luôn dưới nước, Ta nói người kia cũng giống như vậy. Đó là hạng người thứ nhất của ví dụ về nước, thế gian quả thực có hạng người như vậy.

“Thế nào là hạng người ra khỏi nước rồi chìm lại? Đó là người đã làm trỗi lên tín tâm nơi thiện pháptrì giớibố thíđa văntrí tuệtu tập thiện pháp. Người ấy sau đó lại mất tín tâm, không kiên cố, mất sự trì giớibố thíđa văntrí tuệ, không kiên cố. Đó là hạng người ra rồi chìm lại. Như người chìm trong nước, đã ra được rồi lại chìm. Ta nói người kia cũng lại như vậy. Đó là hạng người thứ hai của thí dụ về nước. Thế gian quả thực có hạng người như vậy. 

“Thế nào là hạng người ra rồi đứng? Đó là người đã trỗi tín tâm nơi thiện pháptrì giớibố thíđa văntrí tuệtu tập thiện pháp. Người đó về sau tín tâm vẫn kiên cốchắc chắn không mất, trì giớibố thí đa văntrí tuệ đều kiên cố, không mất. Đó là hạng người ra khỏi nước rồi đứng. Như người chìm trong nước, ra khỏi nước rồi đứng. Ta nói người kia cũng lại như vậy. Đó là hạng người thứ ba của thí dụ về nước. Thế gian quả thực có hạng người như vậy. “Thế nào là hạng người ra rồi đứng; đứng rồi nhìn quanh? Đó là người làm trỗi dậy tín tâm nơi thiện pháptrì giớibố thíđa văntrí tuệtu tập thiện pháp. Người đó về sau tín tâm kiên cố vẫn không mất, trì giớibố thí đa văntrí tuệ vẫn kiên cố không mất; trụ trong thiện pháp; biết như thật về Khổ, biết như thật về Khổ tậpKhổ diệt và Khổ diệt đạo. Người kia biết như vậy, thấy như vậy, ba kiết liền dứt sạch, đó là thân kiếngiới thủ và nghi. Ba kiết đã dứt sạch liền chứng Tu-đà-hoàn, không đọa ác phápquyết định thẳng đến chánh giácđời sau thọ sanh tối đa bảy lần, qua lại bảy lần trong nhân gianthiên thượng; rồi chứng đắc biên tế của sự khổ[7]. Đó là hạng người ra rồi lại đứng, đứng rồi nhìn quanh. Ta nói người kia cũng lại như vậy. Đó là hạng người thứ tư của thí dụ về nước. Thế gian quả thực có hạng người như vậy.

 
 

“Thế nào là người ra rồi đứng; đứng rồi nhìn quanh; nhìn quanh rồi lội qua. Đó là người trỗi được tín tâm nơi thiện pháptrì giớibố thíđa văntrí tuệtu tập thiện pháp. Người đó về sau tín tâm vẫn chắc chắn không mất, trì giớibố thíđa văntrí tuệ đều đã kiên cố không mất, trú trong thiện pháp. Biết như thật về Khổ, về Khổ tập, về Khổ diệt, về Khổ diệt đạo. Biết như vậy, thấy như vậy, ba kiết liền dứt sạch. Đó là, thân kiếngiới thủ, nghi; ba kiết đã dứt sạch. Dâm, nộ, si[8] vơi mỏng. Còn phải một lần vãng lai trong nhân gianthiên thượng[9]. Sau khi qua lại một lần đó rồi liền chứng đắc Khổ đế. Đó là người ra rồi đứng, đứng rồi nhìn quanh, nhìn rồi lội qua. Như người chìm trong nước, ra rồi đứng, đứng rồi nhìn quanh, nhìn rồi đi qua; Ta nói người kia cũng lại như vậy. Đó là hạng người thứ năm của ví dụ về nước. Thế gian quả thực có hạng người như vậy.

“Thế nào là người ra rồi đứng, đứng rồi nhìn quanh, nhìn quanh rồi lội qua, qua rồi đến bờ bên kia? Đó là người đã làm trỗi dậy được tín tâm nơi thiện pháptrì giớibố thíđa văntrí tuệtu tập thiện pháp. Người đó về sau tín tâm vẫn chắc chắn, không mất. Trì giớibố thíđa văntrí tuệ đều vẫn kiên cố, không mất, trụ trong thiện pháp. Biết như thế, thấy như thế, năm hạ phần kiết[10] dứt sạch. Đó là tham dụcsân nhuếthân kiếngiới thủ, nghi. Năm hạ phần kiết dứt sạch rồi, sanh vào cõi ấy[11], rồi nhập Niết-bàn, chứng pháp bất thối, không trở lại thế gian này nữa[12]. Đó là người ra rồi đứng; đứng rồi nhìn quanh; nhìn rồi lội qua; lội qua rồi đến bờ bên kia. Như người chìm trong nước ra rồi đứng, đứng rồi nhìn quanh, nhìn quanh rồi đi qua, đi qua rồi đến bờ bên kia; Ta nói người kia cũng lại như vậy. Đó là hạng người thứ sáu của ví dụ về nước. Thế gian quả thực có hạng người như vậy.

‘Thế nào là người ra rồi đứng, đứng rồi nhìn quanh, nhìn quanh rồi lội qua, qua rồi đến bờ bên kiaĐến bờ bên kia rồi được gọi là người Phạm chí đứng trên bờ? Đó là người đã làm trỗi dậy được tín tâm nơi thiện pháptrì giớibố thíđa văntrí tuệtu tập thiện pháp. Người đó về sau tín tâm vẫn chắc chắn không mất, trì giớibố thíđa văntrí tuệtu tập thiện pháp, biết như thật về Khổ, về Khổ tập, về Khổ diệt, về Khổ diệt đạo. Biết như vậy, thấy như vậy. Tâm giải thoát khỏi dục lậuhữu lậuvô minh lậuGiải thoát rồi liền biết mình đã giải thoát và biết một cách như thật rằng: Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa. Đó là người ra khỏi nước rồi đứng, đứng rồi nhìn quanh, nhìn rồi đi qua, qua rồi đến bờ bên kiađến bờ bên kia rồi được gọi là vị Phạm chí đứng trên bờ. Như người chìm trong nước, ra rồi đứng lên, đứng rồi nhìn quanh, nhìn rồi đi qua, qua rồi đến bờ bên kiađến bờ bên kia rồi gọi là người đứng trên bờ; Ta nói người kia cũng lại như vậy. Đó là hạng người thứ bảy của thí dụ về nước. Thế gian quả thực có hạng người như vậy.

“Ta trước có nói sẽ giảng về bảy hạng người chìm trong nước cho các ngươi nghe. Vì vậy, Ta đã nói xong”.

Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết hoan hỷ phụng hành.

Chú thích

[1] Tương đương Pāli: A. VII.15 Udakūpamā. Biệt dịch, No.29 Diêm Thủy Dụ Kinh, thất dịch, Đại 1 tr.811c; No.125 (39. 3) Tăng Nhất, “Đẳng Pháp Phẩm, kinh số 3 (Đại 2, tr.729c).

[2] Hán: độ 渡“lội qua sông”. Các bản Tống-Nguyên-Minh 度“vượt qua”. Pāli: patarati: lội qua.

[3] Hán: trú ngạn nhân住 岸 人. Pāli: pārangato.

[4] Hán: trụ ngạn phạm chí住 岸 梵 志. Pāli: pārangato thale tithati bramano, “người Bà-la-môn đã sang bờ bên kia, đứng trên đất liền”.

[5] Pháp chủ法 主. Tống-Nguyên-Minh: Pháp vương法 王.

[6] Hán: thường ngọa常臥. Pāli: sakiṃ nimuggo nimuggo, một lần chìm là chìm luôn.

[7] Hán: đắc khổ biên tế得 苦 邊 際. Pāli: dukkhass’ antaṃ karoti, chấm dứt sự khổ.

[8] Tức tham, sân, si.

[9] Chỉ vị Tư-đà-hàm, hay Nhất lai, “trở lại đây một lần nữa”.

[10] Hạ phần kiết, hay thuận hạ phần kiết; những trói buộc dẫn tái sinh Dục giới. Pāli: pañcannaṃ orambhāgiyānaṃ saṃyojanānaṃ.

[11] Hán: thử gian此 間. chỉ các năm cõi trời Tịnh cư (Pāli: suddhāvāsa), thuộc cõi thiền thứ tư Sắc giới.

[12] Chỉ Thánh giả A-na-hàm, hay Bất hoàn.

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 8

Post Views: 194