Kinh Trung AH029 : Kinh Đại Câu-Hi-La

Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật du hóa tại thành Vương xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa.

Bấy giờ, vào lúc xế chiều, Tôn giả Xá-lê Tử từ chỗ tĩnh tọa đứng dậy, đi đến chỗ Tôn giả Đại Câu-hi-la[2], chào hỏi lẫn nhau, rồi ngồi xuống một bên.

Tôn giả Xá-lê Tử nói với Tôn giả Đại Câu-hi-la như vầy:

“Tôi có điều muốn hỏi, mong ngài nghe cho chăng?”

Tôn giả Đại Câu-hi-la trả lời rằng:

“Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, ngài muốn hỏi điều gì xin cứ hỏi, tôi nghe rồi sẽ suy nghĩ”.

Tôn giả Xá-lê Tử hỏi rằng:

“Này Hiền giả Đại Câu-hi-la, có điều kiện nào mà nhân điều kiện đó mà Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh[3] và thể nhập chánh pháp không?”

Tôn giả Đại Câu-hi-la trả lời rằng:

“Có vậy, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết bất thiện và biết căn của bất thiện.

“Thế nào là biết bất thiện? Ác hành của thân là bất thiện, áùc hành của khẩu là bất thiện, và ác hành của ý là bất thiện. Đó là biết bất thiện.

“Thế nào là biết bất thiện căn? Tham là căn của bất thiện, nhuế, và si là căn của bất thiện. Đó là biết căn của bất thiện.

“Này Tôn giả Xá-lê Tử. Nếu có Tỳ-kheo biết bất thiện và biết căn của bất thiện như vậy, đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp.

Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:

“Lành thay, lành thayHiền giả Đại Câu-hi-la!”

Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:

“Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều kiện nào mà nhân điều kiện đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?

“Có vậy, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết thiện và biết căn của thiện.

“Thế nào là biết thiện? Diệu hành của thân là thiện. Diệu hành của ý và khẩu là thiện. Đó là biết thiện.

“Thế nào là biết căn của thiện? Vô tham là căn của thiện, vô nhuế và vô si là căn của thiện. Đó là biết căn của thiện.

“Này Tôn giả Xá-lê Tử. Nếu có Tỳ-kheo biết thiện và biết thiện căn như vậy, đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp.

Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:

“Lành thay, lành thayHiền giả Đại Câu-hi-la!”

Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:

“Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều nào mà nhân điều đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?”

Tôn giả Đại Câu-hi-la trả lời rằng:

“Có, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Nghĩa là Tỳ-kheo biết như thật về thức ăn, biết như thật về tập của thức ăn, thực diệt và thực diệt đạo của thức ăn[4].

“Thế nào là biết như thật về thức ăn? Có bốn loại thức ăn: Một là đoàn thực, thô và tế[5]; hai là xúc thực[6]; ba là ý tư thực[7]; bốn là thức thực[8]. Đó là biết như thật về thức ăn.

“Thế nào là biết như thật về tập của thức ăn[9]? Do ái mới có thức ăn. Đó là biết như thật về tập của thức ăn.

“Thế nào là biết như thật về diệt của thức ăn? Ái diệt tức là thức ăn diệt. Đó là biết như thật về diệt của thức ăn.

“Thế nào là biết như thật về diệt đạo của thức ăn[10]? Tám chi Thánh đạo, từ chánh kiến cho tới chánh định là tám. Đó là biết như thật về diệt đạo của thức ăn.

“Tôn giả Xá-lê Tử. Nếu có Tỳ-kheo biết như thật về thức ăn, biết như thật về tập của thức ăn, thực diệt và thực diệt đạo của thức ăn như vậy; đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp.

Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:

“Lành thay, lành thayHiền giả Đại Câu-hi-la!”

Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:

“Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều nào mà nhân điều đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?

“Có, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết như thật về lậu, biết như thật về lậu tập của lậu, diệt của lậu và diệt đạo của lậu.

“Thế nào là biết như thật về lậu? Có ba lậu là dục lậuhữu lậu và vô minh lậu[11]. Đó là biết như thật về lậu.

“Thế nào là biết như thật về tập của lậu? Do vô minh mới có lậu. Đó là biết như thật về tập của lậu.

Thế nào là biết như thật về diệt của lậu? Do vô minh diệt thì lậu diệt. Đó là biết như thật về diệt của lậu.

“Thế nào là biết như thật về diệt đạo của lậu? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến cho tới chánh định là tám. Đó là biết như thật về diệt đạo của lậu.

“Này Tôn giả Xá-lê Tử. Nếu có Tỳ-kheo biết như thật về lậu, biết như thật về lậu tập của lậu, diệt của lậu và diệt đạo của lậu như vậy; đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp.

Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:

“Lành thay, lành thayHiền giả Đại Câu-hi-la!”

Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:

“Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại có điều nào mà nhân điều đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?”

“Có, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết như thật về khổ, biết như thật về khổ tậpkhổ diệt và khổ diệt đạo.

“Thế nào là biết như thật về khổ? Sinh khổlão khổbệnh khổtử khổoán tắng hội khổái biệt ly khổsở cầu bất đắc khổ, nói tóm lại ngũ thạnh ấm khổ. Đó là biết như thật về khổ.

“Thế nào là biết như thật về khổ tập? Do lão tử mới có khổ. Đó là biết như thật về khổ tập.

“Thế nào là biết như thật về khổ diệt? Lão tử diệt tức khổ diệt. Đó là biết như về khổ diệt.

“Thế nào là biết như thật về khổ diệt đạo? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến cho đến chánh định là tám. Đó là biết như thật về khổ diệt đạo.

“Này Tôn giả Xá-lê Tử. Nếu có Tỳ-kheo biết như thật về khổ. Biết như thật về khổ tậpkhổ diệt và khổ diệt đạo như vậy. Đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp.

Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:

“Lành thay, lành thayHiền giả Đại Câu-hi-la!”

Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:

“Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều nào mà nhân điều đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?”

“Có, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết như thật về già chết, biết như thật về tập khởi của già chết, diệt của già chết và diệt đạo của già chết.

“Thế nào là biết như thật về già? Đó là, người kia già cả, đầu bạc, răng rụng, sự cường tráng càng ngày càng suy giảm, thân còng, chân vẹo, cơ thể nặng nề, hơi thở đưa lên, chống gậy mà đi, thịt teo rút, da nhăn như cây gai, các căn rụng rờinhan sắc xấu xí. Đó là biết như thật về già.

“Thế nào là biết như thật về chết? Đó là, chúng sanh kia và tất cả chủng loại sai biệt của chúng sanh kia, khi mạng chung, cơn vô thường đến, thì chết rồi chôn và tan rã, tuổi thọ chấm dứt và bị phá hoạimạng căn bế tắc; đó là của chết. Trước kia là nói về già, đây là nói về chết. Đó gọi là lão tử. Đó là biết như thật về lão tử.

“Thế nào là biết như thật về tập của già chết? Đó là, do sanh mà có già chết. Đó là biết như thật về tập của già chết.

“Thế nào là biết như thật về diệt của già chết? Đó là, sanh diệt tức già chết diệt. Đó là biết như thật về diệt của già chết.

“Thế nào là biết như thật về diệt đạo của già chết? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến cho đến chánh định là tám. Đó là biết như thật về diệt đạo của già chết.

“Này Tôn giả Xá-lê Tử. Nếu có Tỳ-kheo biết như thật về già chết. Biết như thật về tập của già chết, lão tử diệt của già chết và diệt đạo của già chết như vậy; đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp.

Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:

“Lành thay, lành thayHiền giả Đại Câu-hi-la!”

Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:

“Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều nào mà nhân điều đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?”

“Có, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết như thật về sanh, biết như thật về tập của sanh, diệt của sanh và diệt đạo của sanh.

“Thế nào là biết như thật về sanh? Đó là, chúng sanh kia và tất cả chủng loại sai biệt của chúng sanh kia, đến lúc sanh thì sanh, đến lúc xuất thì xuất, đến lúc thành thì thành; khi phát khởi năm ấm liền có mạng căn. Đó là biết như thật về sanh.

“Thế nào là biết như thật về tập của sanh? Do hữu mà có sanh. Đó là biết như thật về tập của sanh.

“Thế nào là biết như thật về diệt của sanh? Hữu diệt tức sanh diệt. Đó là biết như thật về diệt của sanh.

“Thế nào là biết như thật về diệt đạo của sanh? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến cho đến chánh định là tám. Đó là biết như thật về diệt đạo của sanh.

“Này Tôn giả Xá-lê Tử. Nếu có Tỳ-kheo biết như thật về sanh. Biết như thật về tập của sanh, diệt của sanh và diệt đạo của sanh như vậy; đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp.

Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:

“Lành thay, lành thayHiền giả Đại Câu-hi-la!”

Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:

“Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều nào mà nhân điều đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?”

“Có, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết như thật về hữu, biết như thật về tập của hữu, diệt của hữu và diệt đạo của hữu.

“Thế nào là biết như thật về hữu? Có ba hữu: Dục hữusắc hữu và vô sắc hữu[12]. Đó là biết như thật về hữu.

Thế nào là biết như thật về tập của hữu? Do thủ[13] mà có hữu. Đó là biết như thật về hữu tập.

Thế nào là biết như thật về hữu diệt? Thủ diệt tức hữu diệt. Đó là biết như thật về hữu diệt.

Thế nào là biết như thật về hữu diệt đạo? Tám chi Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định là tám. Đó là biết như thật về hữu diệt đạo?

Này Tôn giả Xá-lê Tử. Nếu có Tỳ-kheo biết như thật về hữu, biết như thật về hữu tập, hữu diệt và hữu diệt đạo như vậy. Đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp.

Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:

“Lành thay, lành thayHiền giả Đại Câu-hi-la!”

Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:

“Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều nào mà nhân điều đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?”

“Có, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết như thật về thủ, biết như thật về thủ tập, thủ diệt và thủ diệt đạo.

“Thế nào là biết như thật về thủ? Đó là bốn thủ[14]: dục thủgiới thủkiến thủ và ngã thủ. Đó là biết như thật về thủ.

“Thế nào là biết như thật về tập của thủ? Do ái mà có thủ. Đó là biết như thật về tập của thủ.

“Thế nào là biết như thật về diệt của thủ? Nghĩa là ái diệt thì thủ diệt. Đó là biết như thật về diệt của thủ.

“Thế nào là biết như thật về diệt đạo của thủ? Tám chi Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định là tám. Đó là biết như thật về diệt đạo của thủ.

“Này Tôn giả Xá-lê Tử. Nếu có Tỳ-kheo biết như thật về thủ, biết như thật về tập của thủ, diệt của thủ và diệt đạo của thủ như vậy; đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp.

Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:

“Lành thay, lành thayHiền giả Đại Câu-hi-la!”

Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:

“Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều nào mà nhân điều đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?”

 
 

“Có, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết như thật về ái, biết như thật về tập của ái, diệt của ái và diệt đạo của ái.

“Thế nào là biết như thật về ái? Có ba ái: dục áisắc ái và vô sắc ái[15]. Đó là biết như thật về ái.

“Thế nào là biết như thật về tập của ái? Do thọ[16] mà có ái. Đó là biết như thật về tập của ái.

“Thế nào là biết như thật về diệt của ái? Thọ diệt tức ái diệt. Đó là biết như thật về diệt của ái.

“Thế nào là biết như thật về diệt đạo của ái? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến cho đến chánh định là tám. Đó là biết như thật về diệt đạo của ái.

“Này Tôn giả Xá-lê Tử. Nếu có Tỳ-kheo biết như thật về ái, biết như thật về tập của ái, diệt của ái và diệt đạo của ái như vậy; đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp.

Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:

“Lành thay, lành thayHiền giả Đại Câu-hi-la!”

Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:

“Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều nào mà nhân điều đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?”

“Có, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết như thật về thọ, biết như thật về tập của thọ, diệt của thọ và diệt đạo của thọ.

“Thế nào là biết như thật về thọ? Có ba thọ: lạc thọ[17], khổ thọ và bất lạc bất khổ thọ. Đó là biết như thật về thọ.

“Thế nào là biết như thật về tập của thọ? Do xúc[18] mà có thọ. Đó là biết như thật về tập của thọ.

“Thế nào là biết như thật về diệt của thọ? Do xúc diệt nên thọ diệt. Đó là biết như thật về diệt của thọ.

“Thế nào là biết như thật về diệt đạo của thọ? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến cho đến chánh định. Đó là biết như thật về diệt đạo của thọ.

“Này Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo biết như thật về thọ, biết như thật về tập của thọ, diệt của thọ và diệt đạo của thọ như vậy; đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp.

Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:

“Lành thay, lành thayHiền giả Đại Câu-hi-la!”

Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:

“Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều nào mà nhân điều đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?”

“Có, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết như thật về xúc, biết như thật về tập của xúc, diệt của xúc và diệt đạo của xúc.

“Thế nào là biết như thật về xúc? Có ba xúc[19]: lạc xúc, khổ xúc và bất lạc bất khổ xúc. Đó là biết như thật về xúc.

“Thế nào là biết như thật về tập của xúc? Do sáu xứ mà có xúc. Đó là biết như thật về tập của xúc.

“Thế nào là biết như thật về diệt của xúc? Sáu xứ diệt tức xúc diệt. Đó là biết như thật về diệt của xúc.

“Thế nào là biết như thật về diệt đạo của xúc? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến đến chánh định là tám. Đó là biết như thật về diệt đạo của xúc. 

“Này Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo biết như thật về xúc, biết như thật về tập của xúc, diệt của xúc và diệt đạo của xúc như vậy; đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp.

Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:

“Lành thay, lành thayHiền giả Đại Câu-hi-la!”

Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:

“Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều nào mà nhân điều đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?”

“Có, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết như thật về sáu xứ[20], biết như thật về tập của sáu xứ, diệt của sáu xứ và diệt đạo của sáu xứ.

“Thế nào là biết như thật về sáu xứ? Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứý xứ. Đó là biết như thật về sáu xứ.

“Thế nào là biết như thật về tập của sáu xứ? Do danh sắc mà có sáu xứ. Đó là biết như thật về tập của sáu xứ.

“Thế nào là biết như thật về diệt của sáu xứ? Danh sắc diệt tức sáu xứ diệt. Đó là biết như thật về diệt của sáu xứ.

“Thế nào là biết như thật về diệt đạo của sáu xứ? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến cho đến chánh định là tám. Đó là biết như thật về diệt đạo của sáu xứ.

“Này Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo biết như thật về sáu xứ, biết như thật về tập của sáu xứ, diệt của sáu xứ và diệt đạo của sáu xứ như vậy; đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp.

Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:

“Lành thay, lành thayHiền giả Đại Câu-hi-la!”

Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:

“Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều nào mà nhân điều đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?”

“Có, thưa Tôn giả Xá-lê Tử, đó là có Tỳ-kheo biết như thật về danh sắc[21], biết như thật về tập của danh sắc, diệt của danh sắc và diệt đạo của danh sắc.

“Thế nào là biết như thật về danh sắc? Đó là bốn ấm phi sắc[22] là danh. Thế nào là biết về sắc? Bốn đại[23] và sắc do bốn đại tạo[24]. Đây là nói về sắc, trước đó nói về danh, đó là danh sắc. Đó là biết như thật về danh sắc.

Thế nào là biết như thật về tập của danh sắc? Do thức mà có danh sắc. Đó là biết như thật về tập của danh sắc.

“Thế nào là biết như thật về diệt của danh sắc? Thức diệt tức danh sắc diệt? Đó là biết như thật về diệt của danh sắc.

Thế nào là biết như thật về diệt đạo của danh sắc? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến cho đến chánh định là tám. Đó là biết như thật về diệt đạo của danh sắc.

“Này Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo biết như thật về danh sắc, biết như thật về tập của danh sắc, diệt của danh sắc và diệt đạo của danh sắc như vậy. Đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp.

Tôn giả Xá-lợi-phất nghe rồi khen rằng:

“Lành thay, lành thayHiền giả Đại Câu-hi-la!”

Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:

“Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều nào mà nhân điều đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?”

“Có, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết như thật về thức[25], biết như thật về tập của thức, diệt của thức và diệt đạo của thức.

“Thế nào là biết như thật về thức? Có sáu thức: nhãn thứcnhĩ thứctỷ thứcthiệt thứcthân thức và ý thức. Đó là biết như thật về thức.

“Thế nào là biết như thật về tập của thức? Do hành mà có thức. Đó là biết như thật về tập của thức.

“Thế nào là biết như thật về diệt của thức? Hành diệt tức thức diệt. Đó là biết như thật về diệt của thức.

“Thế nào là biết như thật về diệt đạo của thức? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến cho đến chánh định là tám. Đó là biết như thật về diệt đạo của thức.

“Này Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo biết như thật về thức, biết như thật về tập của thức, diệt của thức và diệt đạo của thức như vậy, đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp

Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:

“Lành thay, lành thayHiền giả Đại Câu-hi-la!”

Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:

“Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều nào mà nhân điều đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?”

“Có, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết như thật về hành[26], biết như thật về tập của hành, diệt của hành và diệt đạo của hành.

“Thế nào là biết như thật về hành? Có ba hành[27]: thân hành, khẩu hành và ý hành. Đó là biết như thật về hành.

“Thế nào là biết như thật về tập của hành? Do vô minh mà có hành. Đó là biết như thật về tập của hành.

“Thế nào là biết như thật về diệt của hành? Vô minh diệt tức hành diệt. Đó là biết như thật về diệt của hành.

“Thế nào là biết như thật về diệt đạo của hành? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến cho đến chánh định là tám. Đó là biết như thật về diệt đạo của hành.

“Này Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo biết như thật về hành, biết như thật về tập của hành, diệt của hành và diệt đạo của hành như vậy, đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp

Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:

“Lành thay, lành thayHiền giả Đại Câu-hi-la!”

Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:

“Hiền giả Đại Câu-hi-la, nếu có Tỳ-kheo mà vô minh đã dứt, minh đã phát sanh, thì vị ấy còn phải làm những gì nữa?”

Tôn giả Đại Câu-hi-la trả lời rằng:

“Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có thầy Tỳ-kheo mà vô minh đã dứt, minh đã phát sanh, thì vị ấy không còn gì phải làm nữa”.

Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:

“Lành thay, lành thayHiền giả Đại Câu-hi-la!”

Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.

Hai vị Tôn giả cùng nhau nói về nghĩa như vậy, thảy đều hoan hỷ phụng hành, từ chỗ ngồi đứng dậy mà đi.
 

Chú thích

[1] Bản Hán, quyển 7. Tương đương Pāli, không tìm thấy tương đương chính xác; A. IX. 13 Koṭihita, A.IV. 174 Koṭṭhika, ghi giữa cuộc thảo luận giữa ngài Mahākoṭṭhika và Sāriputta với nội dung không hoàn toàn đồng nhất với bản Hán này.

[2] Đại Câu-hi-la 大拘絺羅. Pāli: Mahākoṭṭhita, hoặc Mahākoṭṭhika.

[3] Bất hoại tịnh 不壤淨. Pāli: avecca-pasāda, cũng nói là bất động tín, bất hoại tín, hay chứng tịnhtín tâm không thể bị lay chuyển; đức tin trong sáng. Có bốn bất hoại tín (chứng tịnh): tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin Thánh giới.

[4] Thực 食. Pāli: āhāra. Có bốn loại thức ăn; xem các cht. dưới. 

[5] Đoàn thực thô tế摶食粗細, thức ăn được nắn lại hay vo tròn (theo tục ăn bốc); thức ăn vật chất, gồm loại cứng và loại mềm tức cố thể và chất lỏng; Pāli: kabaliṅkāro āhāro oḷāriko vā sukkumo.

[6] Nguyên-Hán: canh lạc thực更樂食, hay xúc thựcthức ăn là sự xúc chạm, chỉ sự tiếp xúc giữa căn và cảnh. Pāli: phasso āhāro.

[7] Ý tư thực意思食, hay tư niệm thựcthức ăn là tư duy của ý thức. Pāli: manosañcetanā-āhāro.

[8] Thức thực識食, thức ăn là sự nhận thứcphân biệt. Pāli: viññāṇaṃ āhāro. 

[9] Hán: thực tập食集. Pāli: āhāra-samudaya, sự tập khởi hay khởi nguyên của thức ăn.

[10] Hán: thực diệt đạo食滅道. Pāli: āhāra-nirodha-gāminipṭipadā, sự thực hành dẫn đến chỗ diệt trừ thức ăn.

[11] Ba lậu: dục lậuhữu lậuvô minh lậu欲漏, 有漏, 無明漏. Pāli: kāma-āsavā, bhava-āsavā, avijjā-āsavā.

[12] Ba hữu: dục hữusắc hữuvô sắc hữu 欲有, 色有, 無色有. Pāli: kāma-bhava, rūpa-bhava, ārūpa-kāma. 

[13] Nguyên-­Hán: thọ 受. Pāli: upādāna.

[14] Hán: tứ thọ 四受. Bốn thọ hay bốn thủ: dục thủ欲取, giới (cấm) thủ戒 (禁) 取, kiến thủ見取, ngã (ngữ) thủ我 (語) 取. Pāli: cattārimāni upādānāni, kāmupādānaṃ diṭṭhupādānaṃ sīlabbatupādanaṃ attavādupādānaṃ.

[15] Ba ái: dục áisắc áivô sắc ái欲愛, 色愛, 無色愛. Pāli: kāma-taṇhā, rūpa-taihā, arūpa-taṇhā.

[16] Nguyên-Hán: giác 覺; Pāli: vedanā.

[17] Hán: ba giác, tức ba thọ: khổ thọ苦受, lạc thọ樂受, bất khổ bất lạc thọ不苦不樂受. Pāli: tisso vedanā, sukhā vedanā dukkhā vedanā adukkhamasukhā vedanā.

[18] Hán: canh lạc更樂. Pāli: phassa.

[19] Hán: ba canh lạc: lạc canh lạc 樂更樂, khổ canh lạc苦更樂, bất lạc bất khổ canh lạc不樂不苦更樂.

[20] Lục xứ 六處. Pāli: cha ayātana.

[21] Danh sắc 名色. Pāli: nāma-rūpa.

[22] Tứ phi sắc ấm (hay uẩn) 四非色陰. Pāli: cattāro arūpakkhandhā, gồm thọ, tưởng, hành và thức.

[23] Tứ đại 四大. Pāli: cattāro mahābhūtā.

[24] Tứ đại tạo vi sắc 四大造為色. Pāli: catumaṃ mahābhūtānaṃ upādāya rūpaṃ.

[25] Thức 識. Pāli: viññāṇa.

[26] Hành 行. Pāli: saṃkhāra.

[27] Ba hành: thân hành身行, khẩu hành 口行, ý hành 意行. Pāli: tayo saṃkhāra, kāyasaṃkhāro vacīsaṃkhāro cittasaṃkhāro

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 10

Post Views: 252