Kinh Trung AH042 : Kinh Hà Nghĩa

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ vào lúc xế chiều, Tôn giả A-nan từ chỗ độc cư tĩnh tọa[2] đứng dậy, đến trước Đức Phậtđảnh lễ dưới chân rồi ngồi sang một bên, thưa rằng:

“Bạch Thế Tôngiữ giới có ý nghĩa gì?[3]”.

Đức Thế Tôn đáp:

“Này A-nan, giữ giới có ý nghĩa là khiến cho không hối hận[4]. Này A-nan, nếu ai giữ giới, người ấy được sự không hối hận”.

“Bạch Thế Tôn, không hối hận thì có ý nghĩa gì?”

“Này A-nan, không hối hận thì có ý nghĩa khiến cho được hân hoan[5]. A-nan, nếu ai không hối hận, người ấy được sự hân hoan”. 

“Bạch Thế Tônhân hoan có ý nghĩa gì?”

“Này A-nan, hân hoan có ý nghĩa là khiến cho có hỷ[6]. Này A-nan, nếu ai hân hoan, người ấy có hỷ”. 

“Bạch Thế Tôn, hỷ có ý nghĩa gì?”

“Này A-nan, hỷ có ý nghĩa là khiến cho tĩnh chỉ[7]. Này A-nan, nếu ai có hỷ, người ấy có tĩnh chỉ của thân”. 

“Bạch Thế Tôn, tĩnh chỉ có ý nghĩa gì?”

“Này A-nan, tĩnh chỉ có ý nghĩa là khiến cho lạc[8]. A-nan, nếu ai tĩnh chỉ người ấy có cảm thọ lạc. 

“Bạch Thế Tôn, lạc có ý nghĩa gì?”

“Này A-nan, lạc có nghĩa khiến cho có định[9]. A-nan, nếu ai có lạc người ấy có định. 

“Bạch Thế Tôn, định có ý nghĩa gì?”

“Này A-nan, định có ý nghĩa là khiến cho thấy như thật, biết như chơn[10]. A-nan, nếu ai có định người ấy thấy như thật, biết như chơn. 

“Bạch Thế Tônthấy như thật, biết như chơn có ý nghĩa gì?”

“Này A-nan, thấy như thật, biết như chơn có ý nghĩa là khiến cho yếm ly[11]. Này A-nan, thấy như thật, biết như chơn người ấy có sự yếm ly

“Bạch Thế Tônyếm ly có ý nghĩa gì?”

“Này A-nan, yếm ly có ý nghĩa là khiến cho vô dục[12]. A-nan, nếu ai yếm ly người ấy được vô dục.

“Bạch Thế Tôn, vô dục có ý nghĩa gì?”

 
 

“Này A-nan, vô dục có ý nghĩa là khiến cho giải thoát. Này A-nan, nếu ai vô dục thì người ấy được giải thoát hết thảy dâm, nộ, si. 

“Cho nên, này A-nan, nhân trì giới mà được không hối hậnnhân không hối hận mà được hân hoan, nhân hân hoan mà được hỷ, nhân hỷ mà được chỉ, nhân chỉ mà được lạc, nhân lạc mà được định.

“Này A-nan, Đa văn Thánh đệ tử nhân định mà có tri kiến như thật, nhân có tri kiến như thật mà có yếm ly, nhân có yếm ly mà được vô dục, nhân vô dục mà được giải thoát, nhân giải thoát mà có giải thoát tri kiến, biết đúng như thật rằng: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. 

“Này A-nan, đó chính là các pháp hỗ trợ lẫn nhau, làm nhân cho nhau. Như vậy, giới này đưa đến chỗ cao tột, tức là đưa từ bờ này đến tận bờ kia[13].

Phật thuyết như vậyTôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyếthoan hỷ phụng hành.
 

Chú thích

[1] Tương đương Pāli: A.x. 1. Kimatthiya.

[2] Hán: yến tọa晏 (có bản viết: 燕) 坐. Pāli: patisallāna hoặc paṭisallāna.

[3] Pāli: kimatthiya, có ý nghĩa gì, mục đích gì, ích lợi gì?

[4] Hán: bất hối不悔. Pāli: avippaṭisāra, không hối hận.

[5] Hán: hoan duyệt歡悅. Pāli: pāmojja, hân hoanthích thúvui vẻ.

[6] Hán: hỷ喜. Pāli: pīti, trạng thái hỷ giống như xuất thần.

[8] Hán: lạc樂. Pāli: sukha, an lạcan ổn khoái lạc.

[9]Định定. Pāli: samādhi.

[10] Hán: kiến như thật, tri như chân見如 實 知 如 真. Pāli: yathābhūtaññaṇadassana, tri kiến như thật.

[11] Hán: yếm厭. Pāli: nibbidā, sự chán ghét, nhàm tờm.

[12] Hán: vô dục無欲. Pāli: virāga, ly dụcly tham; không còn tham dục.

[13] Pāli: iti kho Ananda kusalāni sīlāni anupubbena aggāya parentī ti, đó là các thiện giới lần lượt dẫn đến chỗ cao tột.

 
 

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 13

Post Views: 292