Toát yếu Trung Bộ 009 : Chánh tri kiến

Phần I  –  Phần II  –  Phần III

TRUNG BỘ KINH – BÀI KINH SỐ 9

Chính tri kiến

  1. TOÁT YẾU

Sammàditthi Sutta – Right view.

A long and important discourse by the venerable Sàriputta, with separate sections on the wholesome and unwholesome, nutriment, the four Noble Truths, the twelve factors of dependent origination, and the taints.

Cái thấy chân chính.

Một bản kinh dài và quan trọng do tôn giả Xá lợi phất thuyết giảng, với nhiều đoạn tách biệt nói về thiện và bất thiện, về thức ăn, về Bốn chân lý cao cả, về 12 nhân duyên và các ô nhiễm.

  1. TÓM TẮT

Tôn giả Xá lợi phất giảng về 16 pháp môn nhờ đó một thánh đệ tử được gọi là có sự thấy biết chân chính.

  1. Tuệ tri bất thiện và gốc rễ của bất thiện; thiện và gốc rễ của thiện:

Khi tuệ tri như trên, vị thánh đệ tử đoạn trừ tất cả tùy miên tham, sân, nhổ tận gốc kiến chấp và kiêu mạn “tôi là “, đoạn trừ vô minh, khiến minh khởi lên, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại. Như thế vị ấy được gọi là người có tri kiến chính trực, có lòng tin tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

  1. Tuệ tri thức ăn, tập khởi, đoạn diệt và con đường đưa đến đoạn diệt thức ăn.

Ở đây cần hiểu “thức ăn” theo nghĩa rộng, là yếu tố chính làm cho sinh tử tiếp nối không dứt.

  1. Tuệ tri Khổ: Khổ, Tập khởi của khổ, đoạn diệt của khổ và con đường đưa đến đoạn diệt khổ.

Khổ là sinh, già, bệnh, chết, và tất cả khổ đau trong cuộc tồn sinh khi đã có ra năm uẩn.

Tập khởi của khổ là ái đưa đến tái sinh, cùng với hỷ và tham, tìm cầu khoái lạc chỗ này chỗ kia. Đoạn diệt của khổ là ly tham, không còn dư tàn các loại ái. Con đường đưa đến đoạn diệt khổ là thánh đạo tám ngành.

  1. Tuệ tri Già chết: tập khởi, đoạn diệt và con đường đưa đến đoạn diệt của Già chết.

Từ tập khởi của Sinh, có tập khởi của Già chết; từ đoạn diệt của Sinh, có đoạn diệt của Già chết. Con đường đưa đến đoạn diệt của Già chết là thánh đạo tám ngành.

  1. Tuệ tri Sinh, tập khởi, đoạn diệt và con đường đưa đến đoạn diệt của Sinh.

Từ tập khởi của Hữu, có tập khởi của Sinh; từ đoạn diệt của Hữu, có đoạn diệt của Sinh. Con đường đưa đến đoạn diệt của Sinh là thánh đạo tám ngành.

  1. Tuệ tri Hữu, tập khởi, đoạn diệt và con đường đưa đến đoạn diệt của Hữu.

Từ tập khởi của Thủ, có tập khởu của Hữu; từ đoạn diệt của Thủ, có đoạn diệt của Hữu. Con đường đưa đến đoạn diệt của Hữu là thánh đạo tám ngành.

  1. Tuệ tri Thủ, tập khởi, đoạn diệt và con đường đưa đến đoạn diệt của Thủ.

Từ tập khởi của Ái, có tập khởi của Thủ; từ đoạn diệt của Ái, có đoạn diệt của Thủ. Con đường đưa đến đoạn diệt của Thủ là thánh đạo tám ngành.

  1. Tuệ tri Ái, tập khởi, đoạn diệt và con đường đưa đến đoạn diệt của Ái.

Từ tập khởi của Thọ, có tập khởi của Ái; từ đoạn diệt của thọ, có đoạn diệt của Ái. Con đường đưa đến đoạn diệt của Ái là thánh đạo tám ngành.

  1. Tuệ tri Thọ, tập khởi, đoạn diệt và con đường đưa đến đoạn diệt của Thọ.

Từ tập khởi của Xúc, có tập khởi của Thọ; từ đoạn diệt của Xúc, có đoạn diệt của Thọ. Con đường đưa đến đoạn diệt của Thọ là thánh đạo tám ngành.

  1. Tuệ tri Xúc, tập khởi, đoạn diệt và con đường đưa đến đoạn diệt của xúc.

Từ tập khởi của Sáu nhập, có tập khởi của Xúc; từ đoạn diệt của Sáu nhập, có đoạn diệt của Xúc. Con đường đưa đến đoạn diệt của Xúc là thánh đạo tám ngành.

  1. Tuệ tri Sáu nhập, tập khởi, đoạn diệt và con đường đưa đến đoạn diệt Sáu nhập.

Từ tập khởi của Danh-sắc, có tập khởi của Sáu nhập; từ đoạn diệt của Danh-sắc, có đoạn diệt của Sáu nhập. Con đường đưa đến đoạn diệt của Sáu nhập là thánh đạo tám ngành.

  1. Tuệ tri Danh-sắc, tập khởi, đoạn diệt và đường đưa đến đoạn diệt Danh-sắc.

Từ tập khởi của Thức, có tập khởi của Danh-sắc; từ đoạn diệt của Thức, có đoạn diệt của Danh-sắc. Con đường đưa đến đoạn diệt của Danh-sắc là thánh đạo tám ngành.

  1. Tuệ tri Thức, tập khởi, đoạn diệt và con đường đưa đến đoạn diệt Thức.

Từ tập khởi của Hành, có tập khởi của Thức; từ đoạn diệt của Hành, có đoạn diệt của Thức. Con đường đưa đến đoạn diệt của Thức là thánh đạo tám ngành.

  1. Tuệ tri Hành, tập khởi, đoạn diệt và con đường đưa đến đoạn diệt Hành.

Từ tập khởi của Vô minh, có tập khởi của Hành; từ đoạn diệt của Vô minh, có đoạn diệt của Hành. Con đường đưa đến đoạn diệt của Hành là thánh đạo tám ngành.

  1. Tuệ tri Vô minh, tập khởi, đoạn diệt và con đường đưa đến đoạn diệt Vô minh.

Từ tập khởi của Lậu hoặc, có tập khởi của Vô minh; từ đoạn diệt của Lậu hoặc, có đoạn diệt của Vô minh. Con đường đưa đến đoạn diệt của Vô minh là thánh đạo tám ngành.

  1. Tuệ tri Lậu hoặc, tập khởi, đoạn diệt và con đường đưa đến đoạn diệt Lậu hoặc.

Từ tập khởi của Vô minh, có tập khởi của Lậu hoặc; từ đoạn diệt của Vô minh, có đoạn diệt của Lậu hoặc. Con đường đưa đến đoạn diệt của Lậu hoặc là thánh đạo tám ngành.

III. CHÚ GIẢI

Chính kiến có hai: thế gian và xuất thế. Chính kiến thế gian cũng có hai: thấy nhân quả như người ngoài đạo cũng thấy; và cái thấy phù hợp với bốn thánh đế chỉ có trong Phật giáo. Chính kiến xuất thế là tuệ tri Bốn thánh đế nhờ đã đạt bốn đạo bốn quả. Ở đây tôn giả Xá lợi phất ám chỉ chính kiến xuất thế gian của bậc hữu học khi nói đến “lòng tin tuyệt đối ” và “thành tựu diệu pháp”.

Gốc rễ bất thiện, vì chính tham sân si điều động tất cả hành vi bất thiện về thân ngữ ý.

Thùy miên khuynh hướng vi tế trong tâm.

Tuệ tri thiện và gốc rễ thiện… Vị thánh đệ tử tuệ tri bốn điều theo Bốn chân lý: tất cả hành nghiệp thiện bất thiện là chân lý về Khổ; gốc rễ thiện và bất thiện là chân lý về Tập; sự không sinh khởi cả hai loại hành vi cùng với gốc rễ của chúng, là chân lý về Diệt; và conđường để thực hiện Diệt ấy là chân lý về Đạo. Khi tuệ tri như trên, vị thánh đệ tử đạt đến một trong các giai đoạn đầu của Hữu học là các đạo quả Dự lưu, Nhất lai, có chính kiến siêu thế, nhưng chưa gọi là đã tận trừ các nhiễm ô phiền não. Đoạn kế tiếp “đoạn trừ tất cả tham sân tùy miên”, cho đến “diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại” là sự tu tập đạo lộ Bất hoàn cho đến quả vị A la hán: tham sân tùy miên diệt ở Bất hoàn đạo, vô minh và kiến mạn tùy miên “TÔI LÀ” diệt ở A la hán đạo.

Bất thiện là 10 nghiệp ác: 3 thuộc thân, 4 thuộc ngữ và ba thuộc ý: tham, sân, tà kiến. Gốc rễ bất thiện là tham sân si.

Thiện là từ bỏ 10 bất thiện nói trên. Gốc rễ thiện là không tham không sân không si.

Thức ăn có bốn loại: đoàn, xúc, tư niệm và thức. Đoàn thực (“đoàn” là nắm cơm, theo kiểu ăn bốc) nuôi thể xác hay sắc; xúc thực (sự tiếp xúc căn trần) nuôi thọ; tư niệm thực nuôi dưỡng thức; thức thực nuôi dưỡng danh sắc.

Tập khởi là nhóm họp nhiều yếu tố để khởi lên; nói “nguyên nhân” thì dễ hiểu hơn nhưng không lột hết được ý “duyên khởi” của Phật, là không có cái gì là “nguyên nhân đầu tiên”, cũng không có một nhân duy nhất mà còn rất nhiều “duyên” hỗ trợ dẫn đến quả.

Ái được gọi là nguồn gốc của thức ăn, vì do ái trong đời trước mà có ra con người hiện tại tiếp tục lệ thuộc và tiêu thụ bốn loại thức ăn nói trên. Có ba loại: dục ái (say mê khoái lạc giác quan), hữu ái (say mê khoái lạc cõi trời) và phi hữu ái (say mê hư vô tịch mịch).

Mười hai đoạn từ 4 – 15 là 12 chi duyên khởi theo chiều nghịch, bắt đầu từ già chết. Mười hai chi làm nên “cây nhân sinh” này theo Thanh tịnh đạo, giống như một dây leo có 12 đốt, muốn phá bỏ nó để chấm dứt sinh tử luân hồi, ta có thể nắm bất cứ một đốt nào để lôi tuốt lên cả gốc lẫn ngọn. Điều cần thiết là phải nắm thật vững chắc, tức là tuệ tri theo nguyên lý tứ diệu đế.

Hữu có ba, là dục, sắc và vô sắc – Hữu vừa chỉ cõi vừa chỉ hành nghiệp đưa chúng sinh sinh vào cõi ấy. Cõi dục là nơi tái sinh của chúng sinh nhiều ham muốn đối với khoái lạc giác quan. Cõi sắc là nơi chúng sinh tham cái đẹp, như cõi trời ở cõi dục, vì ham muốn ở đây thanh tao hơn. Cõi vô sắc là nơi chúng sinh say mê tư duy thiền định. Chúng sinh trong cả ba cõi đều bị trói buộc và không cố định, ví dụ từ vô sắc có thể đọa xuống cõi sắc hoặc cõi dục. Như tư tưởng vốn vô sắc nhưng ví dụ nghĩ đến đồ chua một lát thì miệng có thể ra nhiều nước bọt, thành “sắc” (sắc có nghĩa là vật chất thô và tế, do 4 đại tạo).

Thủ là sự nắm giữ, chấp chặt. Có 4: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã luận thủ. Dục thủlà chủ trương hưởng lạc; ngã luận thủ đồng nghĩa với “ngã kiến” hay một trong 20 quan niệm về bản ngã đề cập trong kinh số 44.

Giới cấm thủ là chủ trương phải tuân giữ một số nghi thức, khổ hạnh nào đó để thanh lọc tội lỗi. Kiến thủ là ôm giữ bất cứ một quan điểm nào ngoài hai “thủ” vừa kể.

Ái có sáu loại do có sáu đối tượng là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

Thọ (cảm nhận, chịu đựng) có sáu loại, phát sinh do sáu giác quan mắt tai mũi lưỡi thân ý tiếp xúc với đối tượng.

Xúc có sáu loại do có sáu giác quan: nhãn xúc, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.

Sáu nhập còn gọi là sáu căn hay sáu nội xứ, tức sáu giác quan mắt tai mũi lưỡi thân ý.

Danh sắc: “Danh” gồm 5 pháp là thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý (t “tâm sở biến hành” trong Duy thức. Ví dụ một cái nhìn đơn thuần là đủ 5 yếu tố: trước hết là sự tiếp xúc của con mắt với đối tượng, kế đến là tác ý hay để ý, rồi tưởng hay hoạt động của trí nhớ để đặt tên, xếp loại… Kèm theo là cảm giác hay thọ là hoạt động của cảm xúc do thói quen. Cuối cùng  là hoạt động của ý chí, khuynh hướng ưa, chán hoặc dửng dưng đối với đối tượng trước mắt). “Sắc” gồm tứ đại tạo nên thể xác: chất rắn như xương thuộc địa đại, chất lỏng thuộc thủy đại, hơi ấm thuộc hỏa đại, sự chuyển động hay gió trong cơ thể thuộc phong đại.

Thức có sáu loại: tức cái biết của mắt vv, gọi là nhãn thức, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức.

Hành ở đây là “khuynh hướng hành động” hay nghiệp, có ba: thân hành, khẩu hành, ý hành.

Vô minh là không tuệ tri về Khổ, Tập, Diệt, Đạo.

Lậu hoặc: Có ba lậu hoặc là dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu. Trong lậu hoặc đã có sẵn vô minh. Vô minh sinh ra lậu hoặc rồi lậu hoặc lại sinh ra vô minh. Nên hiểu là, vô minh trong một đời nào cũng có cái nhân hay điều kiện là vô minh từ đời trước đấy. Bởi thế không thể chỉ rõ cái mối đầu của vô minh, và cũng không có mối đầu cho dòng sinh tử.

  1. PHÁP SỐ

Ba ái: dục ái, hữu ái, phi hữu ái [tham ngũ dục, tham cõi trời và tham hư vô].

Ba hành: thân, ngữ, ý hành.

Ba lậu hoặc

Ba thiện căn: vô tham, vô sân, vô si.

Ba bất thiện căn: tham, sân, si.

Ba hữu: dục, sắc, và vô sắc.

Bốn tùy miên: tham, sân, kiến, mạn.

Bốn thức ăn: Đoàn, xúc, tư niệm, thức.

Bốn đại sở tạo sắc.

Bốn chân lý

Bốn thủ: dục, giới cấm, kiến, ngã luận.

Năm thủ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức bị chấp thủ là “tôi” và “của tôi”.

Năm biến hành tâm sở: xúc, tác, ý, thọ, tưởng, tư.

Sáu ái: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp ái.

Sáu thọ: thọ do nhãn xúc sinh, do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc sinh.

Sáu xúc: nhãn xúc… ý xúc.

Sáu nhập: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, sáu cái cửa qua đó ngoại vật đi vào tâm thức.

Sáu thức: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thiệt, thân, ý thức.

Tám thánh đạo hay Thánh đạo tám ngành.

Mười thiện nghiệp: sự không làm mười bất thiện.

Mười bất thiện nghiệp: ba của thân là sát, đạo, dâm; 4 ngữ nghiệp là nói dối, hai lưỡi, thô tục và phù phiếm; 3 của ý là tham, sân và tà kiến.

Mười hai nhân duyên: từ vô minh đến già chết.

  1. KỆ TỤNG
  2. Tuệ tri thiện bất thiện:
    1. Chính tri kiến thành tựu
    Khi vị thánh đệ tử
    Tuệ tri thiện bất thiện
    Cùng gốc rễ của chúng2. Bất thiện gồm 10 điều:
    Sát sinh và trộm cắp
    Tà hạnh trong các dục
    Nói dối và đâm thọc
    Ác khẩu và thêu dệt
    Tham, sân cùng tà kiến.
    Gốc rễ của bất thiện
    Là tham sân và si.3. Thiện là bỏ 10 ác
    Và gốc rễ của thiện
    Là không tham, sân, si
    Khi tuệ tri như vậy
    Nhổ tận tham tùy miên
    Và kiến, mạn tùy miên
    Không còn chấp “Tôi là”
    Vô minh diệt, minh sinh.B. Tuệ tri thức ăn:
    1. Bốn loại thức ăn này:
    Đoàn, xúc, tư niệm, thức
    Khiến dòng sống tiếp tục
    Để tái diễn khổ sầu.2. Thức ăn này do “ái”
    Diệt ái, hết thức ăn
    Phương pháp đoạn diệt ái
    Là thánh đạo tám ngành.3. Tuệ tri thức ăn này
    Theo nguyên lý Bốn diệu
    Đệ tử sạch tham ái
    Diệt khổ ngay hiện tại.4. Nhổ tận tham tùy miên
    Và kiến, mạn tùy miên
    Không còn chấp “Tôi là”
    Vô minh diệt, minh sinh.C. Tuệ tri Khổ:
    Khổ là sinh, già chết
    Sầu bi khổ não ưu
    Kèm theo thân năm uẩn
    Nguồn gốc đống khổ này
    Là “ái” khiến tái sinh
    Tìm hỷ lạc cùng khắp:
    Dục, hữu và phi hữu.
    Muốn giải thoát khổ này
    Hãy từ bỏ khát ái
    Đoạn diệt không dư tàn.
    Phương pháp đoạn diệt khổ
    Là tám ngành thánh đạo.D. Tuệ tri Già chết
    Hoặc tuệ tri Già chết
    Theo nguyên lý Bốn diệu:
    Nỗi đau ê ẩm này
    Không có nếu không sinh
    Muốn đoạn trừ Già chết
    Hãy đoạn trừ tái sinh
    Con đường đoạn tận Sinh
    Là tám ngành thánh đạo.E. Tuệ tri Sinh
    Hoặc tuệ tri về Sinh
    Cùng tập khởi, đoạn diệt.
    Sinh bắt nguồn từ Hữu
    [Khuynh hướng muốn có mặt]
    Muốn đoạn diệt Sinh
    Thì đừng ham có mặt
    Con đường đoạn diệt Sinh
    Là tám ngành thánh đạo.F. Tuệ tri Hữu
    Hoặc tuệ tri về Hữu
    Tập khởi cùng đoạn diệt.
    Có ba loại hữu này
    Dục, sắc và vô sắc
    Hữu là do chấp thủ
    Muốn có mặt ở đây
    Con đường đoạn diệt Hữu
    Là tám ngành thánh đạo.

    G. Tuệ tri Thủ
    Hoặc tuệ tri về Thủ
    Tập khởi cùng đoạn diệt.
    Có bốn chấp thủ này
    Dục thủ và kiến thủ
    Giới thủ và ngã luận
    Nguồn gốc thủ là ái
    Diệt ái thì thủ diệt
    Con đường đoạn diệt Thủ
    Là tám ngành thánh đạo.H. Tuệ tri Ái
    Hoặc tuệ tri về Ái
    Tập khởi cùng đoạn diệt.
    Ái gồm có sáu loại
    Yêu sắc, thanh, hương, vị
    Xúc, và pháp vô hình.
    Nguồn gốc ái là thọ
    Dứt thọ thì ái diệt
    Con đường đoạn diệt Ái
    Là tám ngành thánh đạo.I. Tuệ tri Thọ
    Hoặc tuệ tri về Thọ
    Tập khởi cùng đoạn diệt
    Có sáu loại thọ này
    Do có sáu giác quan
    Nên nguồn gốc của Thọ
    Là căn, trần tiếp xúc
    Dứt xúc thì thọ diệt
    Con đường đoạn diệt Thọ
    Là tám ngành thánh đạo.J. Tuệ tri Xúc
    Hoặc tuệ tri về Xúc
    Tập khởi cùng đoạn diệt
    Có sáu loại xúc này
    Do có sáu giác quan
    Nên nguồn gốc của Xúc
    Là mắt tai mũi lưỡi…
    Không giác quan, không xúc
    Con đường đoạn diệt Xúc
    Là tám ngành thánh đạo.K. Tuệ tri Sáu nhập:
    Hoặc tuệ tri Sáu nhập:
    Qua đó sáu đối tượng
    Đi vào trong tâm thức
    Còn gọi “sáu giác quan”.
    Nguồn gốc của Sáu nhập
    Chính là danh và sắc:
    Diệt được cái nguồn gốc
    Thì sáu nhập không sinh.
    Con đường đoạn Sáu nhập
    Là tánh ngành thánh đạo.L. Tuệ tri Danh sắc
    Hoặc tuệ tri Danh sắc
    Sắc là thân vật lý
    Phần tâm lý là danh
    Nguồn gốc nó là Thức
    Diệt được cái nguồn gốc
    Thì danh sắc không sinh.
    Con đường đoạn Danh sắc
    Là tám ngành thánh đạo.M. Tuệ tri Thức
    Hoặc tuệ tri về Thức
    Gồm s’au loại tất cả
    Cùng tập khởi, đoạn diệt
    Nguồn gốc nó là Hành
    Diệt được cái nguồn gốc
    Thì Thức sẽ không sinh
    Con đường đoạn diệt Thức
    Là tám ngành thánh đạo.N. Tuệ tri về Hành
    Hoặc tuệ tri về Hành
    Gồm ba: thân, ngữ, ý
    Cùng tập khởi, đoạn diệt
    Nguồn gốc là Vô minh
    Diệt được cái nguồn gốc
    Thì Hành sẽ không sinh
    Con đường đoạn diệt ấy
    Là tám ngành thánh đạo.O. Tuệ tri vô minh
    Hoặc tuệ tri Vô minh
    Cùng tập khởi, đoạn diệt
    Vô minh là không sáng
    Đối với bốn chân lý.
    Vô minh do Lậu hoặc
    Diệt được gốc của nó
    Thì vô minh cũng diệt
    Con đường đoạn Vô minh
    Là tám ngành thánh đạo.P. Tuệ tri Lậu hoặc
    Hoặc tuệ tri Lậu hoặc
    Gồm dục, hữu, vô minh
    Vô minh sinh ba hoặc
    Ba hoặc dưỡng vô minh.
    Dứt sạch được vô minh
    Thì không còn lậu hoặc.
    Con đường đoạn Lậu hoặc
    Là tám ngành thánh đạo.KẾT:
    Ai tuệ tri như vậy
    Là có chính tri kiến
    Có đức tin chân chính
    Thành tựu diệu pháp này.

-ooOoo-

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 24

Post Views: 235