Bài Kinh số 001. Kinh Pháp Môn Căn Bản (Mūlapariyāya sutta)
Kẻ phàm phu vì không thân cận bậc thánh, lại do tưởng tượng từ 24 vấn đề, nên từ đó sanh khởi thân kiến. Gốc rễ của thân kiến chính là ái, mạn và tà kiến.
Bậc Thánh hữu học, không còn tưởng sai biệt, đối với 24 vấn đề trên các ngài tuy chưa thông suốt nhưng tâm không còn tưởng sai biệt dẫn dắt khiến phải rơi vào thân kiến.
Những ai “thừa tự pháp” thì đáng được tán thán; những ai “thừa tự tài vật” thì đáng bị quở trách.
Bài kinh số 004 : Kinh Sợ Hãi Khiếp Đảm (Bhayabherava sutta)
– Đã chứng định hoặc không vướng vào 10 ác nghiệp (hay 3 nghiệp thân, khẩu, ý bất tịnh).
– Người thực hành tốt Chánh ngữ, Chánh nghiệp và Chánh mạng.
– Người đã chế ngự Ái dục.
– Người đã loại trừ sân tâm, ác tâm, hại tâm.
– Người đã đoạn trừ “Ngũ cái”.
– Người đã chế ngự “Bát phong” (được, mất, khen, chê, thị, phi, danh vọng, lợi dưỡng).
– Người tinh tấn và có trí tuệ mạnh.
Bài kinh số 005 : Kinh Không Uế Nhiễm (Anangana sutta)
Hai hạng người có trí tuệ là ưu thắng trong nhũng người có tâm cấu uế, và không có tâm cầu uế. Hai hạng người kia là hạ liệt.
– Hạng ưu thắng sẽ hướng tâm về vô tham, vô sân, vô si và nuôi dưỡng tâm vô tham, vô sân, vô si.
– Hạng hạ liệt tiếp tục đi sâu vào các tâm cấu uế, hay sẽ tiếp tục rơi vào tâm cấu uế .
Trong bốn hạng người ấy, trí tuệ thấy rõ tâm là nhân tố quyết định hướng về giải thoát hay quyết định giải thoát.
Bài kinh số 006 : Kinh Ước Nguyện (Akankheyya sutta)
Bản kinh đề cập cụ thể các ước nguyện tốt đẹp của một Tỷ kheo và con đường thành tựu ước nguyện ấy. Con đường đó là lộ trình giảt thoát phải đi qua, cụ thể là:
– Thành tựu giới bổn (Giới học);
– Giữ nội tâm tịch tĩnh và tinh tấn hành Thiền định (Định học);
– Thành tựu quán hạnh (Tuệ học);
– Sống tại trú xứ không tịch (“Hiện tại lạc trú”).
Các ước nguyện trên là động lực giải thoát, là giấc mơ đẹp, cao khiết của sứ mệnh tự độ và độ tha.
Nội dung chứng đạt của các ước nguyện trên là:
– Đầy đủ “tứ sự cúng dường”;
– Có tâm giải thoát (thoát khỏi các phiền não);
– Có khả năng đi lại tự tại trong thế giới này: trên không, trên nước, trong nước, qua đất…;
– Nghe và hiểu, xa-gần, các ngôn ngữ của chư Thiên và loài Người (có lẽ cả nói nữa);
– Hiểu trực tiếp tâm lý của con người và các chúng sinh,
– Đoạn tận lậu hoặc. Hiểu rõ tất cả pháp.
Bài kinh số 007 : Kinh Ví Dụ Tấm Vải (Vatthūpama sutta)
Bài kinh số 008 : Kinh Ðoạn Giảm (Sallekha sutta)
Công phu đoạn giảm thật sự là công phu tẩy sạch các tâm cấu uế vậy.
Chánh tri kiến (sammàditthi) là chi phần dẫn đầu của Bát Thánh đạo, là linh hồn của “Đạo đế”, của mọi công phu tu tập dẫn đến thành tựu phạm hạnh. Vắng mặt linh hồn ấy thì chẳng có gì gọi là Phật giáo. Vì tầm quan trọng đó nên Tôn giả Sàriputta đã cặn kẽ định nghĩa Chánh tri kiến rằng:
– Tuệ tri bất thiện và căn gốc của bất thiện: Chánh tri kiến.
– Tuệ tri thiện và căn gốc của thiện: Chánh tri kiến.
– Tuệ tri được thức ăn (đoàn thực, xúc thực, thức thực và tư niệm thực) và căn gốc của thức ăn: Chánh tri kiến.
– Tuệ tri khổ (Khổ, tập, diệt, đạo): Chánh tri kiến.
– Tuệ tri từng chi phần Duyên khởi: Chánh tri kiến.
Bài kinh số 010 : Kinh Niệm Xứ (Satipatthāna sutta)
Tứ niệm xứ là pháp môn căn bản để thành tựu viên mãn 37 phẩm trợ đạo. Tất cả các pháp môn giải thoát đều được thực hiện trên cơ sở thành tựu của Niệm lực và Định lực mà phần căn bản sự thực hành của Tứ niệm xứ đem lại. Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi và Bát Thánh đạo đều bao gồm công phu của Tứ niệm xứ (xem 37 phẩm trợ đạo ở Tương Ưng Bộ kinh V). Tứ vô lượng tâm cũng thế, chỉ có thể thực hành có kết quả trên sự thành tựu của Định lực (Tứ sắc định). Nói khác đi, Tứ niệm xứ mở ra con đường độc nhất đoạn tận khổ đau.
– Thân niệm xứ, hay thân hành là Sắc uẩn;
– Thọ niệm xứ hay các cảm thọ, là Thọ uẩn;
– Tâm niệm xứ, hay các tâm hành, là Hành uẩn;
– Pháp niệm xứ (Ngũ uẩn…).
Thực sự ở bất cứ đối tượng quan sát nào cũng có mặt đủ các quá trình vận hành của tâm lý và vật lý (hay 5 uẩn). Quan sát một đối tượng là quan sát sự vận hành của 5 uẩn hay 12 nhân duyên. Do vậy mà Đức Thế Tôn dạy: “Tứ niệm xứ là con đường độc nhất”…
Bản kinh trình bày sự khác biệt nền tảng giữa Phật giáo và các tôn giáo, triết thuyết khác, qua một số điểm tiêu biểu như:
Ngoại đạo do vì vướng vào chấp thường, đoạn mà không thể có tuệ tri về sự tập khởi và sự đoạn diệt của hai loại tri kiến ấy. Họ cũng không thể tuệ tri vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi các tri kiến nọ.
Ngoại đạo vướng vào chấp thủ kiến nên vướng vào vòng trói buộc của tham, sân, si, ái, thủ, thiếu trí tuệ, bị rơi vào thuận ứng, nghịch ứng, ưa thích hý luận dẫn đến già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
(a) Đức Thế Tôn không có pháp thượng nhân (các thần túc thông).
(b) Đức Thế Tôn không có tri kiến thù thắng về trí tuệ (hay tuệ giải thoát).
(c) Đức Thế Tôn thuyết pháp do tự mình khám phá, tự mình suy luận, tùy thuận trắc nghiệm.
(d) Thế Tôn thuyết pháp cho một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng thượng, có thể dẫn đưa người thực hành đến chỗ diệt tận khổ đau.
– Về điểm (a), thực ra Đức Thế Tôn có đầy đủ các thần thông tối thắng về thiên nhĩ, tha tâm và thần túc, có đại định thù thắng (tâm giải thoát).
– Về điểm (b), Đức Thế Tôn thực sự có đủ tam minh: Túc mệnh minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh (tuệ giải thoát).
– Về điểm (c) và (d), đó là sự thật của Thế Tôn. Nhưng, nhìn kỹ hai lời chỉ trích nầy là những lời tán thán chân chính về Thế Tôn.
Về dục:
– Vị ngọt của dục: đối tượng của lòng dục là sắc, thinh, hương, vị và xúc khả ái, khả hỷ, khả lạc. Hỷ lạc khởi lên từ đối tượng dục là vị ngọt của đối tượng.
– Nguy hiểm của dục: Để thỏa mãn lòng ham muốn vị ngọt của sắc pháp, con người dấn thân vào các sinh kế để tồn tại và phát triển, dấn thân vào đường danh lợi, chịu đựng sự bức ép, quấy nhiễu của thời tiết, sâu bọ… sự mất mát các sở hữu v.v… mà đi vào cạnh tranh, đấu tranh, chiến tranh… đi vào các nguy hiểm dẫn đến tử vong, bất chấp nhân nghĩa… Đây là khía cạnh nguy hiểm của dục.
– Sự xuất ly dục: là sự chế ngự lòng ham muốn, tham ái; là sự loại bỏ lòng ham muốn. Tuệ tri được ba khía cạnh trên của lòng dục, con người mới thực sự hiểu rõ dục. Hiểu rõ lòng dục thì mới có thể nêu rõ sự hiểu biết về nó.
Về sắc pháp:
– Vị ngọt: nhan sắc mỹ diệu của người khác phái, tiêu biểu là nữ giới, là vị ngọt của sắc pháp.
– Sự nguy hiểm: bệnh tật, lão suy, vô thường phá hỏng nhan sắc, tử vong là nguy hiểm của sắc pháp.
– Chế ngự lòng dục đối với sắc pháp là sự xuất ly khỏi sắc pháp.
Về cảm thọ (nội thọ)
– Vị ngọt: với vị ngọt của sắc pháp và của lòng dục là vị ngọt của ngoại thọ. Bản kinh 13 chỉ đề cập đến nội thọ. Vị ngọt của nội thọ là sự cảm thọ vô hại, an nhiên, an lạc của các cảnh giới định của Sắc giới.
– Sự nguy hiểm: nội thọ là do duyên mà sinh; nó là vô thường, thay đổi, biến hoại. Đây là mối nguy hiểm của nó.
– Sự xuất ly: chế ngự, đoạn trừ dục tham đối với nội thọ là sự xuất ly khỏi nó.
Khả năng tuệ tri về dục, sắc và cảm thọ, và tuệ tri con đường đoạn trừ dục tham đối với chúng không thể tìm thấy ở ngoại đạo, mà chỉ tìm thấy ở con đường tu tập của Thế Tôn, và các đệ tử của Ngài.
Bài kinh số 014 : Tiểu Kinh Khổ Uẩn (Cūladukkhakkhanda sutta)
Đức Thế Tôn dạy: do vì hưởng thụ dục lạc thế gian nên dục vọng tăng trưởng, tham, sân, si được nuôi dưỡng và tồn tại. Muốn thoát khỏi sự trói buộc của lòng dục vọng, cần phải thấy rõ với trí tuệ rằng: dục vui ít, khổ nhiều, đầy nguy hiểm.
Thấy rõ như vậy thì tâm sẽ ly dục, ly tham ái và sẽ có được hỷ lạc do ly dục sanh.
Ni Kiền Tử quan niệm rằng hạnh phúc không thể đem lại hạnh phúc; chỉ có hành khổ (khổ đau) mới đem lại hạnh phúc. Đây là tà kiến nặng!
Đức Phật soi sáng tà kiến ấy bằng cách nêu rõ hạnh phúc tối thắng mà Đức Phật đang có là do thực hiện Giới-Định-Tuệ: chỉ có việc thực hiện Giới-Định-Tuệ mới có thể dập tắt nghiệp và khổ.
– Hạng khó nói là hạng đang vướng mắc vào các ác, bất thiện tâm như: ác dục, khen mình chê người, phẫn nộ, hiềm hận, cố chấp, phát ngôn do phẫn nộ, chỉ trích người góp ý, chất vấn, tránh né vấn đề, hư ngụy và não hại, tật đố và xan tham, lừa đảo và lường gạt, ngoan cố và quá mạn, chấp trước thế tục, khó hành xả. Với hạng này, các đồng phạm hạnh không muốn trao đổi, không muốn góp ý, không đặt lòng tin.
– Hạng dễ nói là hạng không có các điểm tâm lý kể trên. Các đồng phạm hạnh đặt lòng tin, muốn góp ý, muốn trao đổi.
– Tham ái, dục cầu về các dục;
– Tham ái, dục cầu về tự thân;
– Tham ái, dục cầu về các sắc;
– Tham ái, dục cầu về ăn uống;
– Tham ái, dục cầu về sàng tọa, ngủ nghỉ.
Với ai đoạn tận được năm tâm hoang vu và năm tâm triền phược, nếu nỗ lực thực hiện dục định, tinh tấn định, tâm định, tư duy định thì có khả năng để chứng đắc vô thượng an ổn thoát ly mọi khổ ách, được Chánh giác.
Để có ngoại duyên hỗ trợ thuận duyên cho công phu giải thoát, hành giả cần có quyết định đúng đắn về trú xứ và người thân cận, đồng hành.
Sakka thất vọng, lắc đầu, bỏ đi do không nắm được nghĩa lý của lời dạy.
Tiếp đó, Đức Thế Tôn đã cắt nghĩa cho các Tỷ kheo rằng: “Do bất cứ duyên gì, một số hý luận ám ảnh một người. Nếu ở đây không có gì đáng tùy hỷ, đáng đón mừng, đáng chấp thủ, thì như vậy là đoạn tận tham tùy miên, đoạn tận sân tùy miên, đoạn tận kiến tùy miên, đoạn tận nghi tùy miên, đoạn tận mạn tùy miên, đoạn tận hữu tham tùy miên, đoạn tận vô minh tùy miên, sự đoạn tận chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, tránh tranh, luận tranh, kháng tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ. Chính ở đây, những ác, bất thiện pháp này đều được tiêu diệt, không còn dư tàn”.
Lời cắt nghĩa này vẫn còn hàm ẩn một số nội dung chưa khai tỏ, vẫn còn vắn tắt.
“Do nhân con mắt và các sắc pháp, nhãn thức khởi lên. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc nên có cảm thọ. Những gì có cảm thọ thì có tưởng, những gì có tưởng thì có suy tầm, những gì có suy tầm thì có hý luận. Do hý luận làm nhân, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, đối với các sắc pháp do con mắt nhận thức trong quá khứ, tương lai và hiện tại. (Tương tự, với tai, mũi, lưỡi, thân và ý).
Lời giảng rộng này đã được Thế Tôn tán thán.
Tầm, hay tư tưởng, tư duy, là hoạt động của tâm, sinh khởi ngay khi các căn tiếp xúc các trần. Các tưởng ấy được chia làm hai loại:
Hành giả an trú vào loại tưởng thứ hai thì loại tưởng thứ nhất sẽ tiêu biến. Quán sát sự nguy hiểm của loại tầm thứ nhất, thì loại tầm ấy cũng tiêu biến.
Bài kinh số 020 : Kinh An Trú Tầm (Vitakkasanthāna sutta)
Kinh Song Tầm và An Trú Tầm có nội dung tuơng tự, nhưng được triển khai dưới hai hình thức khác nhau dành cho hai hạng căn cơ khác nhau:
1.1 Kinh Song Tầm thuật lại kinh nghiệm loại bỏ dục tầm, sân tầm và hại tầm của Đức Thế Tôn, khi còn là Bồ tát. Do vì tâm của Bồ tát thuần thiện nên chỉ cần tác ý đến mối nguy hiểm của bất thiện tầm thì bất thiện tầm liền tiêu mất. Hoặc giả, Bồ tát chỉ tác ý đến thiện tầm thì bất thiện tầm cũng tiêu biến.
1.2 Hầu hết các căn cơ ở đời có tập khí bất thiện tầm để lại từ quá khứ, và tập quán bất thiện tầm đến từ ảnh hưởng của văn hóa xã hội đương thời quá mạnh nên sự tác ý đến mối nguy hiểm của bất thiện tầm, hoặc sự tác ý đến thiện tầm, không đủ sức mạnh giác tỉnh để tiêu diệt các bất thiện tầm ấy. Do đó, trong kinh An Trú Tầm, Đức Thế Tôn chỉ dạy thêm các phương cách đối trị.
Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.
Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả Tâm học.
Hits: 582