Kinh Trung AH017 : Kinh Già-Di-Ni

Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại Na-lan-đà[2], ở xóm Tường, rừng Nại[3].

Bấy giờ A-tư-la thiên có người con là Già-di-ni[4], sắc tướng uy nghichói sáng rực rỡ, lúc đêm gần về sáng, đi đến nơi Đức Phật, cúi lạy dưới chân Phật rồi ngồi sang một bên.

Già-di-ni, con trời A-tư-la bạch Phật rằng:

“Bạch Thế Tôn, các người Phạm chí cao ngạo tự cho ngang bằng trời[5]. Họ cho rằng, nếu có chúng sanh nào mạng chung, họ có thể làm cho tự do qua lại các thiện xứ, sanh lên cõi trời[6]. Thế Tôn là Pháp chủ, mong Thế Tôn làm cho chúng sanh khi mạng chung đi đến thiện xứ, sanh lên cõi trời”.

Thế Tôn bảo rằng:

“Này Già-di-ni, nay ta hỏi ông, tùy theo sự hiểu biết mà trả lời. Này Già-di-ni, ý ông nghĩ thế nào? Nếu ở trong thôn ấp, hoặc có kẻ nam, người nữ biếng nhác, không tinh tấn, lại hành ác phápthành tựu mười loại nghiệp đạo bất thiện, là sát sanh, lấy của không cho, tà dâmnói dốicho đến tà kiến. Người ấy khi mạng chung, nếu có số đông người đến, thảy đều chắp tay hướng về người đó kêu gọi, van lơn, nói như thế này: ‘Các người, nam hoặc nữ, biếng nhác, không siêng năng, lại hành ác phápthành tựu mười loại nghiệp đạo bất thiện là sát sanh, lấy của không cho, tà dâm nói dốicho đến tà kiến. Các người nhân việc này, duyên việc này, khi thân hoại mạng chung chắc chắn đi đến thiện xứ, sanh lên cõi trời’. Như vậy, này Già-di-ni, những người nam hay nữ biếng nhác kia, không siêng năng, lại hành ác phápthành tựu mười loại nghiệp đạo bất thiện là sát sanh, lấy của không cho, tà dâmnói dốicho đến tà kiến; có thể nào vì được số đông người đều đến chắp tay hướng về chúng mà kêu gọi, van lơn, nhân việc ấy, duyên việc ấy mà lúc thân hoại mạng chung lại được đi đến thiện xứ, sanh lên cõi trời không?”

Già-di-ni thưa rằng:

“Không thể được, bạch Thế Tôn”.

Phật khen rằng:

“Lành thay, Già-di-ni, vì sao thế? Những người nam hay nữ kia, biếng nhác, không siêng năng, lại thực hành ác phápthành tựu mười loại nghiệp đạo bất thiện là sát sanh, lấy của không cho, tà dâmnói dốicho đến tà kiến. Nếu được số đông người đến chắp tay hướng về chúng, mà kêu gọi, van lơn, nhân việc ấy, duyên việc ấy khi thân hoại mạng chung lại được đi đến thiện xứ sanh lên cõi trời. Việc đó không thể có.

“Này Già-di-ni, cũng như cách thôn không bao xa, có vực nước sâu, nơi đó có một người ôm tảng đá lớn và nặng ném vào trong nước. Nếu có số đông người đến đều chắp tay hướng về tảng đá mà kêu gọi van lơn, nói như thế này: ‘Mong tảng đá nổi lên, mong tảng đá nổi lên’. Này Già-di-ni, ông nghĩ thế nào? Tảng đá lớn nặng ấy có thể nào vì được số đông người đến đều chắp tay hướng về nó và kêu gọi van lơn, nhân việc đó, duyên việc đó mà sẽ nổi lên không?”

Già-di-ni trả lời rằng:

“Không thể được, bạch Thế Tôn!”

“Cũng vậy, này Già-di-ni, những người nam hay nữ kia biếng nhác, không tinh tấn, lại thực hành ác phápthành tựu mười loại nghiệp đạo bất thiện là sát sanh, lấy của không cho, tà dâmnói dốicho đến tà kiến, nếu được số đông người đều đến chắp tay hướng về chúng mà kêu gọi, van lơn, nhân việc đó, duyên việc đó mà lúc thân hoại mạng chung, được đi đến thiện xứ, sanh lên cõi trời; điều đó không thể có được. 

“Vì sao thế? Bởi vì mười loại nghiệp đạo bất thiện này vốn đen, có quả báo đen, tự nhiên đi thẳng xuống, chắc chắn đi đến ác xứ.

Này Già-di-ni, ông nghĩ thế nào? Nếu như trong thôn ấp hoặc có người nam hay nữ, tinh tấn siêng tu, lại thực hành diệu pháp thành tựu mười nghiệp đạo thiện là xa lìa việc giết, đoạn trừ việc giết, xa lìa lấy của không cho, tà dâmnói dốicho đến xa lìa tà kiến, được chánh kiến. Người ấy khi mạng chung nếu có số đông người đến đều chắp tay hướng về người đó mà kêu gọi van lơn, nói như thế này: ‘Này các người, nam hoặc nữ, các người đã tinh tấn siêng tu, lại thực hành diệu phápthành tựu mười nghiệp đạo thiện là xa lìa việc giết, đoạn trừ việc giết, lấy của không cho, tà dâmnói dốicho đến tà kiến cũng đều xa lìa, đoạn trừ tà kiến, được chánh kiến. Các người nhân việc đó, duyên việc đó mà khi thân hoại mạng chung, hãy đi đến ác xứ, sanh vào địa ngục’. Này Già-di-ni, ông nghĩ thế nào? Các người nam nữ kia, tinh tấn siêng tu lại thực hành diệu phápthành tựu mười nghiệp đạo thiện là xa lìa việc giết, đoạn trừ việc giết, lấy của không cho, tà dâmnói dốicho đến tà kiến, đoạn trừ tà kiến, được chánh kiến. Có thể nào vì bị số đông người đến chắp tay hướng về người đó mà ca ngợi cầu xin, nhân việc đó, duyên việc đó, mà khi thân hoại mạng chung sẽ đi đến ác xứ, sanh vào địa ngục không?”

 
 

Già-di-ni trả lời rằng:

“Không thể được, bạch Thế Tôn!”

Thế Tôn khen rằng.

“Lành thay, Già-di-ni! Vì sao vậy? Này Già-di-ni, những người nam hay nữ kia siêng năng tinh tấn, lại thực hành diệu phápthành tựu mười nghiệp thiện đạo là xa lìa việc giết, đoạn trừ việc giết, lấy của không cho, tà dâmnói dốicho đến tà kiến đều xa lìa, được chánh kiến. Nếu được số đông người đến chắp tay hướng về người đó mà kêu gọi van lơn, nhân việc đó, duyên việc đó mà khi thân hoại mạng chung sẽ đi đến ác xứ, sanh vào địa ngục. Điều này không thể có. Vì sao vậy? Này Già-di-ni, bởi vì mười nghiệp đạo thiện là trắng, có quả báo trắng, tự nhiên thăng lên, chắc chắn đến thiện xứ.

“Này Già-di-ni, cũng như cách thôn không xa có vực nước sâu, nơi đó có người đem hủ dầu ném vào nước; hủ bị vỡ, sành cặn chìm xuống, dầu bơ nổi lên trên. Cũng vậy, này Già-di-ni, những người nam hay nữ kia tinh tấn siêng tu, lại thực hành diệu phápthành tựu mười nghiệp đạo thiện là xa lìa việc giết, đoạn trừ việc giết, lấy của không cho, tà dâmnói dốicho đến xa lìa tà kiến, đoạn trừ tà kiến, được chánh kiến. Người ấy khi mạng chungthân thể là sắc thô nặng, thuộc về bốn đại, do cha mẹ sanh, nuôi lớn bằng cơm áo, chống dựa khi ngồi nằm, chăm sóc bằng tắm gội, là pháp phá hoại, là pháp diệt tận, là pháp ly tán. Sau khi mạng chung, hoặc chim quạ rỉa mổ, hoặc hùm sói ăn, hoặc bị đốt, hoặc bị chôn. Tất cả trở thành cát bụi. Tâm ý thức của người ấy thường được huân tập bởi tín, tinh tấnđa vănbố thítrí tuệ. Người ấy, nhân việc ấy, duyên việc ấy mà tự nhiên thăng lên cao, sanh đến thiện xứ.

“Này Già-di-ni, người ấy đối với việc sát sanh, đã xa lìa việc giết, đoạn trừ việc giết. Đó là con đường vườn hoa[7], con đường thăng tấn, con đường thiện xứ.

“Này Già-di-ni, cũng vậy đối với sự lấy của không cho, tà dâmnói dốicho đến tà kiếnxa lìa tà kiến, được chánh kiến. Đó là con đường vườn hoa, con đường thăng tấn, con đường thiện xứ.

“Này Già-di-ni, lại có con đường vườn hoa, con đường thăng tấn, con đường thiện xứ. Thế nào là lại có con đường vườn hoa, con đường thăng tấn, con đường thiện xứ? Đó là tám chi thánh đạo. Từ chánh kiến cho đến chánh định; đó là tám. Này Già-di-ni, đó là lại có con đường vườn hoa, con đường thăng tấn, con đường thiện xứ”.

Đức Phật thuyết như vậy. Già-di-ni và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyếthoan hỷ phụng hành.

Chú thích

[1] Tương đương Pāli: S.2.4.6. Pacchabhūmana-sutta (người phương Tây) hay Mataka-sutta (người đã chết). Chi tiết này không phù hợp với Pāli.

[2] Bản Cao-li: Na-nan-đà viên那難 陀 園; Tống-Nguyên-Minh: Na-nan-đà quốc那難 陀 國; Pāli: Nālandā, một thị trấn gần Rāhagaha.

[3] Tường thôn Nại lâm牆村 柰 林. Pāli: Pāvarika-ambavana, là một vườn xoài của Pavārika, một phú hào người Kosambi. Trong vườn xoài tại thị trấn Nālanda, ông dựng một tịnh xá cúng dường Phật.

[4] Hán: A-tư-la thiên – Già-di-ni阿私 羅 天 – 伽彌 尼. Pāli: Asibandakaputta-Gāmaṇi, thôn trưởng Asibandakaputta. Bản Hán hiểu gāmaṇi (thôn trưởng) là từ riêng.

[5] Hán: sự nhược can thiên事若 干 天.

[6] Bản Pāli nói, theo tập quán các Bà-la-môn phương Đông (Pacchābhūmaka), nếu có những người chết họ chỉ cần gọi tên là những người này được sanh lên cõi trời.

[7] Hánviên quán chi đạo園觀 之 道, có lẽ uyyāna (Pāli, vườn hoa) được do gốc động từ uyyāti: xuất phát. Sanskrti: udyāna: vườn hoa, cũng có nghĩa “tiên lên” (ud + YĀ).

 
 

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 12

Post Views: 271