Kinh Trường Bộ Nikaya

Kinh Trường Bộ Nikaya

Trường bộ kinh (zh. 長部經, sa. dīrghāgama, pi. dīgha-nikāya) là bộ đầu tiên của năm Bộ kinh trong Kinh tạng Phật giáo. Các bài kinh trong bộ này tương đối dài nên được gọi là Trường Bộ Kinh.

Trường bộ kinh văn hệ Pali của Thượng toạ bộ bao gồm 34 bài kinh. Trường bộ kinh của Đại thừa được viết bằng văn hệ Sanskrit (Phạn ngữ), được dịch ra chữ Hán với tên gọi Trường a hàm kinh (sa. dīrghāgama) với 30 bài kinh. Trường bộ kinh của hai văn hệ này không giống nhau hoàn toàn, có 27 kinh là giống nhau.

Các kinh quan trọng nhất của kinh Trường bộ Pali là:

  • Kinh Phạm võng (sa., pi. brahmajāla, nghĩa là “tấm lưới của Phạm thiên”), nói về các quan điểm triết học và siêu hình thời Phật giáo sơ khai;
  • Kinh Sa-môn quả (pi. sāmaññaphala), nói về giáo lý của sáu đạo sư ngoại đạo thời Phật giáo sơ khai và về kết quả của đời sống Sa-môn;
  • Kinh Đại Bổn (pi. mahāpadāna), tích truyện về sáu vị Phật đã ra đời trước vị Phật lịch sử;
  • Kinh Đại duyên (pi. mahānidāna), luận giảng về giáo lý Duyên khởi (sa. pratītya-samutpāda);
  • Kinh Đại Bát-niết-bàn (pi. mahāparinibbāna), kể lại những ngày tháng cuối cùng trước khi Phật Thích-ca nhập diệt;
  • Kinh Giáo Thọ Thi-ca-la-việt (pi. singālovāda), đặc biệt quan trọng cho giới cư sĩ, nhắc nhở bổn phận của cha mẹ, thầy dạy, học trò v.v…

Tập I

Thế Tôn đang đi trên con đường giữa Ràjagaha (Vương Xá) và Nalandà
 

Vào một thời kia, đức Phật và các Tỳ-kheo đang đi trên đường từ thành Vương-Xá đến làng Nalanda, có hai du-sĩ ngoại-đạo theo sau, thầy là Suppiya và trò là Brahmadatta, đang cãi nhau: thầy thì hủy-báng Phật, Pháp, Tăng; còn trò thì hết lòng tán-thán ngôi Tam Bảo.

Nhơn thấy các Tỳ-kheo bàn-luận về việc nầy, đức Phật khuyên các Tỳ-kheo khi nghe ai hủy-báng Phật, Pháp, Tăng, chớ nên tức-tối, phiền-muộn, mà có hại cho tâm mình. Còn khi nghe lời tán-thán ngôi Tam Bảo, cũng chớ có quá hoan-hỉ, thích-thú, vì sẽ gây trở ngại cho đường tu. Thái-độ đứng-đắn là phải nói lên sự-thật cho họ biết: trong lời hủy-báng, vạch ra chỗ nào là chẳng chính-xác; trong lời tán-thán, chỉ rõ điểm nào đã thật-sự xảy ra.

Đức Phật lại bảo, phàm-phu khi tán-thán Phật, thường nói đến các ”vấn-đề không quan-trọng, nhỏ-nhặt, chỉ thuộc về giới-luật”. Còn các bực biết tán-thán Như-Lai một cách chân-chánh thì mới nói đến ”các pháp khác, sâu-kín, khó chứng, tịch-tĩnh, mỹ-diệu, vượt ngoài tầm lý-luận suông, chỉ những người trí mới nhận hiểu, chỉ có bực Như-Lai mới tự chứng-tri, giác-ngộ và truyền-thuyết”.

Do đó, Phật thuyết-giảng Kinh Phạm-Võng để dạy về giới-luật, và các pháp cao-siêu vượt thoát được sáu mươi hai kiến-chấp vốn là các tà-kiến đã lôi kéo con người vào vòng sanh-tử khổ-đau của Luân-hồi.

Đức Phật
checked
Lưới Phạm-võng bao trùm 62 kiến-chấp
Tôn giả Ananda , chúng tỳ kheo
checked
 Thế Tôn ở tại Ràjagaha (Vương Xá) nơi vườn xoài của Jìvaka (Kỳ-bà) Komàrabhacca
 
 Như vậy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Ràjagaha (Vương Xá) nơi vườn xoài của Jìvaka (Kỳ-bà) Komàrabhacca, cùng với đại chúng Tỷ-kheo một nghìn hai trăm năm mươi vị. Lúc bấy giờ Ajàtasattu (A-xà-thế) con bà Vihehi (Vi-đề-hi) vua xứ Magadha (Ma-kiệt-đà) nhân lễ Bố Tát vào ngày rằm tháng tư Komudi (cây súng) đang ngồi trên lầu cao trang nghiêm, chung quanh có nhiều đại thần hầu hạ. Lúc bấy giờ Ajàtasattu con bà Videhi, vua xứ Magadha, nhân ngày Bố Tát cảm hứng nói rằng: “Thật khả ái thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Thật diễm lệ thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Thật mỹ miều thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Thật êm dịu thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Thật điềm lành thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Nay chúng ta nên đến chiêm bái vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, nhờ sự chiêm bái này tâm chúng ta được tịnh tín?”. Khi nghe nói vậy, một đại thần tâu với Ajàtasattu, con bà Videhi vua nước Magadha: “Tâu Ðại vương, có Pùrana Kassapa (Phú-la Ca-diếp) là vị hội chủ, vị giáo trưởng, vị sư trưởng giáo hội, có tiếng tốt, có danh vọng, khai tổ giáo phái, được quần chúng tôn sùng, dồi dào kinh nghiệm lâu ngày, xuất gia đã lâu năm, đã đến tuổi trưởng thượng. Mong Ðại vương đến chiêm bái Pùrana Kassapa này. Chiêm bái Pùrana Kassapa có thể khiến tâm Ðại vương được tịnh tín”. Khi nghe nói vậy Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha yên lặng không nói gì.
Đức Phật ( trong bài kinh có nhắc nhiều đến các vị giáo chủ tôn giáo thời bấy giờ, vua A Xà Thế không tìm được niềm tin và sự an tâm ở các vị kia)
checked
Các lợi-ích thiết-thực của Quả-vi Sa-môn
Vua A Xà Thế, Jìvaka (Kỳ-bà) , chúng tỳ kheo
checked
Bài kinh số 003 :  Kinh A Ma Trú (Ambattha sutta)
đức Phật và các Tỳ-kheo du-hành sang nước Câu-tát-la (Kosala) và ngụ tại khu rừng làng Icchànankala
 

Vào một thời kia, đức Phật và các Tỳ-kheo du-hành sang nước Câu-tát-la (Kosala) và ngụ tại khu rừng làng Icchànankala. Nghe tiếng đồn tốt-đẹp về Tôn-giả Gotama là bực A-la-hán, Chánh-đẳng-giác, có vị Bà-la-môn giàu-sang, thông-thái, tên là Pokkharasàdi sai người đệ-tử giỏi, thanh-niên Ambattha, đến yết-kiến đức Phật để xem coi Ngài có đủ ba mươi hai tướng của bực đại-nhân chăng. Ambattha quá ngạo-mạn về giai-cấp Bà-la-môn và dòng-dõi danh-tiếng của mình, đã tỏ ra xấc-xược với đức Phật. Trong một cuộc tranh-luận rất hào-hứng, đức Phật đã chứng-minh nguồn-gốc hạ-tiện của dòng-họ của Ambattha mặc dầu thuộc giai-cấp Bà-la-môn; và ”những vị nào giới-hạnh và trí-tuệ đầy-đủ mới chiếm điạ-vị tối-thắng giữa Trời và Người.”

Sau khi dùng thần-thông khiến cho Ambattha thấy rõ nơi Ngài có đủ ba mươi hai tướng tốt của bậc đại-nhân, đức Phật giảng cho Ambattha hiểu thế-nào là các cấp giới-luật, thế nào là vô-thượng trí-huệ. Khi trở về gặp lại sư-phụ, Ambattha bị thầy quở trách nặng-nề. Bà-la-môn Pokkharasàdi liền đến chiêm-bái đức Phật, tạ lỗi và được nghe đức Phật giảng Chánh-Pháp, rồi sau đó xin quy-y ngôi Tam-Bảo.

Đức Phật ( vua Okkàka tổ của dòng họ Thích Ca được nhắc đến)
checked
Chớ hãnh-diện về dòng-họ và giai-cấp
Thanh niên Ambattha , Bà-la-môn Pokkharasàdi
checked
 Thế Tôn du hành trong xứ Anga (Ương-già) cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, đến tại thành Campà (Chiêm-bà) và tại Campà, Thế Tôn ở trên bờ hồ Gaggara (Già-già liên-trì) – nước Ma Kiệt Đà
 

Vào một thời kia, đức Phật du-hành tại xứ Ương-già (Anga), cùng với các Tỳ-kheo đến ngụ bên bờ hồ Gia-già liên-trì (Gaggara). Lúc bấy giờ, có một vị Bà-la-môn tên là Sonadanda, giàu-sang, danh-vọng, nghe tiếng đồn tốt-đẹp về Sa-môn Gotama, mới cùng với các đệ-tử và Bà-la-môn khác đến yết-kiến đức Phật.

Đoán biết tâm-trạng lo-ngại của Sonadanda sợ bị hỏi về các điều ông ta chẳng am-tường, đức Phật mới hỏi ông về các đức-tánh cần có của một vị Bà-la-môn xứng-đáng với danh-hiệu đó. Sonadanda kể ra năm đức-tánh: (1) huyết-thống bảy đời thanh-tịnh, (2) thông-thuộc các chú-thuật (3) thấu-suốt văn-nghiã của ba tập Kinh Vệ-đà, (4) đầy-đủ giới-hạnh, (5) học rộng sáng-suốt, và là người đệ nhứt trong các người cầm muỗng tại buổi lễ tế-thần. Được đức Phật gạn hỏi kỹ thêm, trong năm đức-tánh đó, có thể bỏ qua đức-tánh nào, và còn lại đức tánh nào quan-trọng nhứt mới xứng-đáng danh-nghiã Bà-la-môn, Sonadanda đáp: giới-hạnh cao-dày và trí-huệ sâu-rộng.

Thể theo lời yêu-cầu của Sonadanda, đức Phật giảng rõ thêm thế nào là giới-hạnh đầy-đủ và trí-huệ tối-thắng.

Đức Phật
checked
Thế nào mới xứng danh là Bà-la-môn
các Bà-la-môn và gia chủ ở Campà ,  Bà-la-môn Sonadanda
checked
đức Thế Tôn trú tại vườn Ambalatthikà ở Khànumata , Ma Kiệt Đà
 

Vào một thời kia, đức Phật du-hành tại nước Ma-kiệt-đà (Magadha), đến ngụ tại vườn Ambalatthika ở làng Khànumata. Tại đây có một vị Bà-la-môn tên là Kùtadanta muốn thiết-lập một tế-đàn với nhiều thú-vật sẽ bị giết, để cúng-tế cầu phước. Kùtadanta nghe nói đức Phật biết rõ ”ba tế-pháp và mười sáu tế-vật”, nên muốn đến thưa hỏi.

Nhơn đó, đức Phật giảng Kinh nầy, chỉ rõ các nguyên-tắc hướng-dẫn sự cúng-tế, chẳng cần giết chóc thú-vật, mà cũng có thể đem lại nhiều phước-báo. Rồi đức Phật giảng thêm về sự bố-thí thường-xuyên, tứ-sự cúng-dường, sự dâng-cúng một tu-viện cho Tăng-già, sự quy-y ngôi Tam-Bảo, sự thọ-trì các giới-luật, sự tu-tập các cấp thiền-định… ”là những tế-đàn ít phiền-tạp, ít nhiễu-hại mà mang lại nhiều kết-quả lợi-ích hơn.

Đức Phật ( Vua Bình Sa và  Bà-la-môn Pokkhatasàdi được nhắc đến) . ( vua Mahàvijita – 1 tiền kiếp của Phật)
checked
Cách tế-lễ được nhiều phước-đức.
 Bà-la-môn Kùtadanta 
checked
Bài kinh số 006 :  Kinh Ma-ha-li (Mahāli sutta)
đức Phật và các Tỳ-kheo ngụ tại nước Tỳ-xá-ly (Vesali), nơi giảng-đường Trùng-Các, rừng Đại-Lâm
 

Vào một thời kia, đức Phật và các Tỳ-kheo ngụ tại nước Tỳ-xá-ly (Vesali), nơi giảng-đường Trùng-Các, rừng Đại-Lâm. Trong số những người đến yết-kiến đức Phật lúc bấy giờ, có Mahàli, người xứ Licchavi, trình-bày sự thắc-mắc của người bạn tu-tập thiền-định, thấy được các thiên-sắc, nhưng chẳng nghe được các thiên-âm. Mahàli hỏi đức Phật, các thiên-âm có thật không?

Đức Phật bảo, các thiên-âm có thật và nhơn đó, Ngài giảng về sự đắc thiên-nhãn khi tu thiền nhứt-hướng, còn người tu thiền nhị-hướng mới đắc được cả hai thiên-nhãn-thông và thiên-nhĩ thông. Sau đó, Ngài còn giảng thêm về Bát-Chánh-Đạo, con đường tám ngành, đưa đến sự chứng-ngộ các pháp còn cao-thượng và thù-thắng hơn.

Đức Phật . Có đại đức Nàgita( thị giả) , Sa-di Sìha
checked
Thắc-mắc về Thiên-âm và về mạng-căn.
Mahàli ( Otthadda người Licchavi), [Sunakkhatta, dòng họ Licchavi được nhắc đến ]
checked
Bài kinh số 007 :  Kinh Cha-li-da (Jāliya sutta)
Một thời đức Thế Tôn ở Kosambi, vườn Ghositàràma
 

Vào một thời kia, đức Phật và các Tỳ-kheo ngụ tại nước Tỳ-xá-ly (Vesali), nơi giảng-đường Trùng-Các, rừng Đại-Lâm. Trong số những người đến yết-kiến đức Phật lúc bấy giờ, có Mahàli, người xứ Licchavi, trình-bày sự thắc-mắc của người bạn tu-tập thiền-định, thấy được các thiên-sắc, nhưng chẳng nghe được các thiên-âm. Mahàli hỏi đức Phật, các thiên-âm có thật không?

Đức Phật bảo, các thiên-âm có thật và nhơn đó, Ngài giảng về sự đắc thiên-nhãn khi tu thiền nhứt-hướng, còn người tu thiền nhị-hướng mới đắc được cả hai thiên-nhãn-thông và thiên-nhĩ thông. Sau đó, Ngài còn giảng thêm về Bát-Chánh-Đạo, con đường tám ngành, đưa đến sự chứng-ngộ các pháp còn cao-thượng và thù-thắng hơn.

Đức Phật
checked
Hoàn cảnh
 hai du sĩ, Mandissa và Jàliya, đệ tử của Dàrupattika
checked
Một thời đức Thế Tôn ở tại Ujunnà (Uy-nhã-quốc), tại vườn nai Kannakatthala
 

Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại vườn nai Kannakatthala, xứ Uy-nhã-quốc (Ujunnà). Có tu-sĩ loã-thể Kassapa (Ca-diếp) đến gặp đức Phật và hỏi, có phải đúng như lời ông nghe nói, Sa-môn Gotama đã mạt-sát tất cả mọi khổ-hạnh và chỉ-trích đường-lối tu-hành khổ-hạnh chăng? Đức Phật đáp, đó là sự xuyên-tạc, vì với thiên-nhãn, Ngài đã nhìn thấy trong số tu-sĩ khổ-hạnh, có người tái-sanh vào đường lành, có kẻ phải sa vào nẻo ác, thì sao Ngài lại chỉ-trích tất cả lối tu khổ-hạnh.

Kassapa liền trình-bày các lối tu khổ-hạnh, thu-thúc thân-xác trong việc ăn, mặc, đi, đứng, ngồi, nằm, v.v… sẽ đưa đến quả-vị Sa-môn, Bà-la-môn. Đức Phật chỉ rõ chỗ thiếu-sót trong việc tu ép-xác, vì ngoài việc tiết-chế cách sống, còn có các sự giữ giới đầy-đủ, tu-tập thiền-định, phát-triển trí-huệ tối-thượng, mới đưa tới quả-vị Sa-môn chơn-chánh.

Đức Phật
checked
Thiếu-sót của việc tu Phạm-chí khổ-hạnh quá ép-xác
tu sĩ lõa thể Kassapa (Ca-diếp)
checked
Thế Tôn ở tại Sàvatthi (Xá-vệ), rừng Jetavana (Kỳ viên)
 

Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ-viên (Jetavana), vườn ông Cấp-cô-độc (Anàthapindika), nước Xá-vệ (Sàvatthi). Sáng sớm hôm đó, khi đi khất-thực, thấy còn sớm, Ngài ghé qua vườn hoa của hoàng-hậu Mallika, và gặp du-sĩ Potthapàda đang bàn phiếm với các tu-sĩ ngoại-đạo khác. Potthapàda thỉnh đức Phật giải-đáp về vấn-đề tận-diệt của các tư-tưởng.

Nhơn đó, đức Phật giảng rõ tư-tưởng sanh-khởi và diệt-tận đều có nhân-duyên; đó là ”do sự học-tập mà một loại tưởng sanh, cũng do học-tập mà một loại tưởng diệt.” Ngài chỉ dạy, qua sự học-tập về Giới-Định-Huệ, hành-giả khi đắc các cấp thiền-định, làm khởi sanh và rồi diệt tận được các tưởng về dục, hỉ, lạc, xả-niệm thanh-tịnh, v.v… cho đến mức diệt-tận-định thì mọi tư-tưởng được chấm dứt hẳn.

Sau đó, Potthapàda hỏi các vấn-đề về tự-ngãsinh-mạng và thân-thể là một hay khác, thế-giới thường-hằng hay vô-thường, vô-biên hay hữu-biên, Như-Lai có tồn-tại sau khi chết hay không, v.v… đức Phật bảo Ngài không trả lời dứt-khoát các vấn-đề đó vì chúng chẳng liên-quan đến mục-đích chánh là sự giải-thoát, và chỉ trả lời về ”các pháp căn-bản của phạm-hạnh, … đưa đến giác-ngộ, Niết-bàn”. Rồi Ngài ra về.

Vài hôm sau, Potthapàda cùng với Citta Hatthi-sàriputta lại đến yết-kiến đức Phật và hỏi thêm tại sao có vấn-đề chẳng được Phật trả lời dứt-khoát, như vấn-đề T_-NGÃ chẳng hạn, ”sau khi chết, tự-ngã hoàn-toàn hạnh-phúc, vô bệnh?” Đức Phật đáp, tự-ngã có ba hình-thức: (1) thô-phù, (2) do ý sở-thành, và (3) do tưởng sở-thành, đều chỉ là ”danh-tự thế-gian”, nên Ngài dùng chúng nhưng chẳng chấp-trước chúng. Và những pháp mà Ngài tuyên-thuyết, trình-bày một cách dứt-khoát chính là để diệt-trừ các hình-thức ngã-chấp đó, hầu đưa đến sự giải-thoát.

Sau khi nghe đức Phật giảng Kinh nầy, Potthapàda và Citta xin được xuất-gia, và chẳng bao lâu, tu-chứng được quả-vị A-la-hán.

Đức Phật
checked
Cách diệt-tận các tư-tưởng.
du sĩ ngoại đạo Potthapada (Bố-sá-bà-lâu), đại đức Citta Hatthisàriputta 
checked
Bài kinh số 010 :  Kinh Tu-bà (Subha sutta)
Ðại đức Ananda ở tại Sàvatthi (Xá-vệ), tại rừng Jetavana (Kỳ-đà),
 
Vào một thời kia, sau khi đức Phật đã nhập Niết-bàn, Đại-đức A-nan (Ànanda) ngụ tại chùa Kỳ-viên (Jetavana), vườn ông Cấp-cô-độc (Anàthapindika), thuộc nước Xá-vệ (Sàvatthi). Bấy giờ có thanh-niên Bà-la-môn tên là Subha (Tu-bà) muốn đến thỉnh hỏi Ngài A-nan, vị thị-giả sống gần bên đức Phật, biết rõ các pháp nào được đức Phật tán-thán và khuyến-khích mọi người tuân theo. Nhơn đó, Ngài A-nan tới nhà Subha để giảng Kinh nầy, nhắc lại đầy-đủ các chi-tiết về các pháp Giới, Định, Huệ, đã được đức Phật giảng rõ trong Kinh Sa-Môn Quả.
Tôn giả Ananda
checked
Ba Thánh-uẩn: Giới, Định, Huệ.
thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta và 1 thanh niên bà la môn khác
checked
Bài kinh số 011 :  Kinh Kiên Cố (Kevaddha sutta)
Một thời Thế Tôn ở tại Nalandà trong vườn Pavàrikampa
 

Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại vườn Pavàri-kamba, làng Nalandà. Bấy giờ có cư-sĩ trẻ tuổi tên Kevaddha đến thỉnh-cầu đức Phật cho thi-triển các thần-thông trước mặt đông-đảo dân chúng trong làng nầy, để họ càng kính-tín Thế-tôn thêm lên.

Đức Phật từ-chối việc cho thi-triển thần-thông trước công-chúng, và nhơn đó Ngài giảng Kinh nầy, cho biết có ba loại thần-thông: (1) biến-hoá thần-thông, (2) tha-tâm thông thần-thông và (3) giáo-hoá thần-thông. Chỉ có loại thần-thông sau cùng là được đức Phật giảng-dạy, tức là ba môn học vô-lậu: giới, định, huệ.

Sau đó, đức Phật kể lại chuyện một vị Tỳ-kheo có thắc-mắc: chẳng biết bốn đại (đất, nước, lửa, gió) sau khi biến-hoại thì đi về đâu? Tỳ-kheo ấy nhập-định lên Thiên-giới, lần-lượt hỏi các vị Trời, và sau cùng được Đại-Phạm Thiên-vương mách cho, nên trở lại hỏi Phật. Đức Phật mới giảng cho vị Tỳ-kheo ấy biết, khi Thức diệt thì mọi thứ đều diệt-tận.

Đức Phật ( chư thiên Sakka , chư thiên  Yàma (Dạ-ma) ,Thiên tử Suyàma , chư Thiên Tusità , chư Thiên tên là Nimmànarati … Đại phạm thiên được nhắc đến)
checked
Ba loại Thần-thông, thắc-mắc về tứ-đại.
cư-sĩ trẻ tuổi tên Kevaddha
checked
Bài kinh số 012 :  Kinh Lô-hi-gia (Lohicca sutta)
Thế Tôn đang đi du hành tại nước Kosala (Câu-tát-la) cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, và đến tại Sàlavatikà (một làng có dãy cây tala bao bọc)
 

Vào một thời kia, đức Phật du-hành tại nước Câu-tát-la (Kosala), ngụ nơi làng Sàlavatikà, cùng với năm trăm vị Tỳ-kheo. Có vị Bà-la-môn Lohicca (Lộ-già) tuy có mang ác-kiến nầy: ”Sa-môn, hay Bà-la-môn nào chứng được thiện-pháp, chẳng nên nói cho người khác biết, vì có ai lại làm giúp cho ai được”, nhưng xin thỉnh đức Phật đến nhà để cúng-dường và nghe pháp.

Nhơn đó, đức Phật giảng Kinh nầy nhằm đả-phá tà-kiến đó của Lohicca. Và Ngài cho biết có ba hạng đạo-sư chưa chứng các quả-vị Sa-môn mà thuyết pháp dạy đệ-tử, nên họ đáng bị chỉ-trích. Còn vị đạo-sư đáng kính-trọng là bậc đã chứng-đắc trọn vẹn đạo-quả, dạy cho các đệ-tử biết tin-nhận và tu-tập theo để đạt được đạo-quả như mình.

Đức Phật
checked
Phá tà-kiến đừng nói pháp cho kẻ khác’.
 Bà-la-môn Lohicca , người hớt tóc  Bhesika
checked
Bài kinh số 013 :  Kinh Tam minh (Tevijja sutta)
Thế Tôn đang du hành ở Kosala (Câu-tát-la) cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị và đi đến một làng Bà-la-môn ở Kosala tên là Manasàkata
 

Vào một thời kia, đức Phật du-hành ở nước Kosala (Câu-tát-la), cùng với năm trăm vị Tỳ-kheo, ngụ tại vườn xoài bên bờ sông Aciravati. Lúc bấy giờ có hai thanh-niên Bà-la-môn, Vàsettha và Bhàradvàja, đến yết-kiến đức Phật và nhờ Ngài giải-quyết sự tranh-chấp của họ về con đường tu-tập nào thẳng-tắp đưa đến cõi Phạm-Thiên. Cả hai đều cho rằng chỉ có lời chỉ-dạy của riêng thầy mình mới là đúng nhứt.

Nhơn đó, đức Phật mới giảng Kinh Tevijja nầy. Trước hết, đức Phật bảo, chẳng có vị thầy Bà-la-môn nào thấy được đức Đại-Phạm Thiên-vương cả, cũng chẳng ai biết rõ con đường tu-tập đưa tới cõi Phạm-thiên; họ ”như một chuỗi người mù ôm lưng nhau, người trước không thấy, người giữa không thấy, người cuối cùng cũng không thấy.” Kế đó, Ngài vạch rõ các vị thầy Bà-la-môn đang chìm-đắm trong vũng lầy của năm dục-lạc, còn bị ràng-buộc bởi năm triền-cái, thì làm sao họ biết được, thấy được, con đường đưa tới cõi Phạm-thiên. Sau cùng, Ngài giảng cho hai thanh-niên đó con đường chơn-chánh đưa thẳng đến Phạm-thiên-giới: đó là con đường của Giới, Định, Huệ, Từ, Bi, Hỉ, Xả, được tuyên-thuyết trong Chánh-Pháp.

Đức Phật ( các vị giáo chủ bà la môn nổi tiếng thời bấy giờ và tổ bà la môn được nhắc đến)
checked
Con đường thẳng-tắp đi đến cõi Trời Phạm.
 hai thanh niên Bà-la-môn Vàsettha và Bharadvàja
checked
Thế Tôn ở tại nước Sàvatthi (Xá-vệ) rừng Jeta (Kỳ-đà)
 

Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại nước Xá-vệ (Sàvatthi), rừng Kỳ-đà (Jetavana), trong am-thất Hoa-Lâm (Kareri). Lúc bấy giờ, các vị Tỳ-kheo sau khi khất-thực và dùng cơm xong, tụ-họp ở Hoa-Lâm viên-đường, đang bàn về vấn-đề tiền-thân các vị Phật trong quá-khứ, thì đức Phật quá-bộ đến. Nhơn đó, Ngài giảng rõ lịch-sử của ba vị Phật thuộc Trang-nghiêmkiếp, và ba vị Phật thuộc Hiền-kiếp, cùng với đức Phật Thích-ca hiện đương thời.

Thế-Tôn còn cho biết thêm, sở dĩ Ngài nhớ rõ được như vậy là nhờ ”khéo chứng-đạt pháp-giới nầy” và có chư Thiên các cõi Tịnh-cư-thiên, Vô-phiền-thiên, v.v. xác-nhận là nhờ tu-tập Chánh-Pháp của các vị Phật thuở trước mà họ được sanh lên các cõi Trời đó.

Đức Phật ( các vị Phật cổ , chánh đẳng giác được nhắc đến cùng với 1 số chư  Thiên Avihà (Vô Nhiệt thiên) đến chư Thiên Atappà (Vô Phiền thiên) …)
checked
Huyền-sử về đức Phật Tỳ-bà-thi (Vipassi)
Chư tỳ kheo
checked
 Thế Tôn trụ tại bộ lạc Kuru (Câu-lâu), ở ấp Kuru tên là Kammassadhamma (Kiếm-ma-sắt-đàm)
 

Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại ấp Kiếm-ma-sắt-đàm (Kammassadhamma) thuộc bộ-lạc Câu-lâu (Kuru) . Lúc bấy giờ, Tôn-giả A-nan (Ananda) đến bạch với Thế-Tôn: ”Giáo-pháp Duyên-Khởi rất thâm-thúy, và đối với con, hết sức minh-bạch rõ-ràng.” Đức Phật bảo: ”Chớ có nói như vậy. Giáo-pháp Duyên-khởi nầy thật-sự thâm-thúy; chính vì không thâm-hiểu nên chúng-sanh bị rối-loạn… chẳng thể nào ra khỏi khổ-xứ…”

Rồi với phương-pháp vấn-đáp, đức Phật giải-thích tỉ-mỉ cho Tôn-giả A-nan ”phải hiểu như thế nào” lý Duyên-khởi, từ sanh, Già-Chết … cho đến Danh-Sắc và Thức, đã khiến chúng-sanh phải trôi-lăn mãi trong vòng Luân-hồi. Bằng lý Nhân-Duyên, Ngài phân-tách cặn-kẽ sự tập-khởi của toàn-bộ khổ-uẩn, cùng các bất-thiện-pháp. Ngài đả-phá tà-kiến chấp-thủ vào cái Ngã, khiến tâm và tuệ chưa được giải-thoát. Sau cùng, Ngài chỉ rõ bảy trú-xứ của Thức và tám con đường giải-thoát, nhờ tu-tập các cấp Thiền-định đạt tới câu-giải-thoát: chứng và an-trú trong Diệt thọ-tưởng định.

Đức Phật
checked
Pháp Duyên-Khởi
Tôn giả Ananda
checked
 Thế Tôn ở tại Ràjagaha (Vương Xá), trên núi Gijjhakùta (Linh Thứu)
 

KINH ĐẠI BÁT-NIẾT-BÀN GHI LẠI NGÀY THÁNG CUỐI-CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT TẠI THẾ-GIAN.

Đây là bản Kinh dài nhứt trong Trường-Bộ Kinh, ghi chép tỉ-mỉ những gì đã xảy ra trong nửa năm cuối-cùng của cuộc đời đức Phật Thích-ca tại thế-gian nầy.

Vào thuở ấy, đức Phật ngụ tại núi Linh-thứu (Gijjhakùta), gần thành Vương-xá (Ràjagaha), nước Ma-kiệt-đà (Magadha), cùng với các vị Tỳ-kheo. Từ đấy, Ngài cùng Tăng-đoàn đi bộ lên miền Bắc, cho đến thành Câu-thi-na (Kusinàrà), vào rừng nằm giữa hai cây Ta-la, rồi nhập-diệt vào Bát-Niết-Bàn.

Trên khoảng đường dài, từ núi Linh-thứu đến Câu-thi-na, Ngài dừng lại tại các làng-mạc, đô-thị để giảng pháp. Kinh nầy ghi khá đầy-đủ lại các bản Kinh quan-trọng trong Giáo-Pháp được Ngài ân-cần nhắc-nhở lại cho các đệ-tử. Sau bữa cơm cuối-cùng do người thợ sắt Thuần-đà (Cunda) hiến-dâng, Ngài bị trúng-thực vì nấm độc. Trước khi lià đời, Ngài còn dạy cho vị đệ-tử cuối-cùng là ông Tu-bạt-đà-la (Subhadda), rồi tha-thiết nói lời giáo-hối với chúng Tăng. Thân đức Phật được hoả-táng và xá-lợi được dựng tháp cúng-dường.

Thái-tử Tất-đạt-ta (Siddhatta) sanh tại thành Ca-tỳ-la-vệ ( Kapilavatthu), nước Nepal, rời hoàng-cung năm 29 tuổi, đắc đạo dưới cội cây Bồ-đề năm 35 tuổi, giảng-dạy giáo-lý trong hơn 40 năm, thọ 80 tuổi. Năm Ngài mất được lấy làm năm đầu-tiên của Phật-lịch.

Đức Phật
checked
Các ngày cuối-cùng của Phật Thích-ca
Tôn giả Ananda , tôn giả Xá Lợi Phất , 2 vị đại thần Ma Kiệt Đà là Sunidha và Vassakara cùng với Vua A Xà Thế
checked

Tập II

Bài kinh số 017 :  Kinh Ðại Thiện Kiến vương (Mahàsudassana sutta)     
– Khi Phật sắp nhập niết bàn
Thế Tôn trú ngụ tại Upavattana (Hồ-bạt-đan) ở Kusinàrà (Câu-thi-la) trong rừng Sàla của giòng họ Mallà, giữa hai cây Sàla song thọ

Vào một thời kia, đức Phật nằm giữa hai cây Ta-la song thọ trong khu rừng gần thành Câu-thi-na (Kusinàrà), và sắp nhập Niết-bàn. Tôn-giả A-nan xin đức Phật đừng diệt-độ ở nơi hoang-dã nầy, mà nên chọn một đô-thị khác to lớn hơn. Đức Phật bác-bỏ đề-nghị ấy và nhơn đó giảng Kinh Đại Thiện-Kiến-Vương.

Trong bản Kinh nầy, đức Phật nói thành Câu-thi-na ngày xưa chính là thủ-đô Câu-xá-bà-đế (Kusàvatti), huy-hoàng, tráng-lệ do vua Đại-Thiện-Kiến (Mahà-Sudassana) trị-vì theo Chánh-Pháp và vị Chuyển-Luân Thánh-vương nầy vốn là tiền-thân của đức Phật.

Đức Phật ( 1 tiền kiếp vua Đại Thiện Kiến của Phật)
checked
Tiền-thân đức Phật là vua Đại-Thiện-Kiến.
Tôn giả Ananda
checked
Bài kinh số 018 :  Kinh Xa-ni-sa (Janavasabha sutta)
Thế Tôn ở Nàdika (bộ lạc Na-đề-ca) tại Ginjakàvasatha (nhà làm bằng gạch)
 

Vào một thời kia, đức Phật cùng với các Tỳ-kheo trên đường đi từ núi Linh-Thứu đến thành Câu-thi-na, để nhập Niết-Bàn.Ngài dừng ở làng Na-đề-ca (Nàdika), nước Ma-kiệt-đà (Magadha). Bấy giờ, Tôn-giả A-nan thưa hỏi đức Phật về các tu-sĩ và cư-sĩ đã mất tại đây, nay được tái-sanh về đâu. Nhơn đó, đức Phật giảng Kinh nầy, thuật lại lời của vị Dạ-xoa tên là Janavasabha (Xà-Ni-Sa) đã trình với đức Phật về chuyện tái-sanh đó.

Xà-Ni-Sa vốn đời trước là vua Tần-bà-sa-la (Bimbisàra) của nước Ma-kiệt-đà, nhờ tu-tập theo Chánh-Pháp mà được sanh lên Thiên-giới. Xà-Ni-Sa có tham-dự buổi họp tại Thiện-Pháp-đường để nghe vị Đại-Phạm Thiên-vương nhắc lại (1) ba con đường tắt hướng đến an-lạc, (2) bốn pháp quán-niệm và (3) bảy pháp Định tư-lương để tu-tập Chánh-định. Vị nầy còn cho biết, những ai tin-tưởng Phật, Pháp, Tăng, tin tưởng không có thoái-chuyển, đầy-đủ giới-hạnh, sẽ được hoá-sanh lên cõi Trời, và tất cả hơn hai trăm bốn mươi vạn cư-sĩ ở Magadha đã từ-trần, diệt các kết-sử, đã chứng được các quả Dự-lưu, Nhất-Lai và Bất-Lai.

Thế-Tôn sau khi nghe câu chuyện của Xà-Ni-Sa, chấp-nhận lời nói của vị Đại-Phạm Thiên, và tự mình chứng-tri rồi mới thuật lại cho Tôn-giả A-nan nghe.

Đức Phật ( Đại phạm thiên, Phạm thiên Sanamkumàra và 1 số vị thiên khác được nhắc đến)
checked
Nhờ tu theo Pháp Phật được tái-sanh cõi Trời
Tôn giả Ananda , Dạ xoa Janavasabha ( đời trước là Bình Sa vương) 
checked
Thế Tôn ở tại Vương Xá, núi Linh Thứu
 

Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại núi Linh-Thứu (Gijjhakùta), gần thành Vương-xá (Ràjagaha), có vị Trời Càn-thát-bà (Gandhabba), tên là Ngũ-Kế (Pancasikha) đến yết-kiến, xin tường-thuật lại với Thế-Tôn, các điều đã nghe tại buổi lễ Bố-tát tại Thiện-Pháp-đường trên cõi Trời Ba-mươi-ba.

Ngũ-Kế kể lại, chư Thiên sau khi nghe Thiên-chủ Đế-Thích (Sakka) trình-bày tám pháp như-thật của Thế-Tôn, thì có vị Đại-Phạm Thiên-vương xuất-hiện và thuật lại tiểu-sử của vị Bà-la-môn Đại Điển-tôn (Mahà Govinda). Vị nầy có một thời chấp-chánh lo quốc-sự rất vẹn-toàn, sau xuất-gia tu-hành và đem giáo-lý ra giúp nhiều đệ-tử tu-tập được sanh lên cõi Trời Đại-Phạm.

Đức Phật bảo, Bà-la-môn Đại Điển-tôn chính là tiền-thân của Ngài; giáo-lý Ngài dạy vào thời ấy chỉ đưa người tu-hành sanh lên cõi Trời Phạm mà thôi, còn nay Ngài đã chứng-đắc ngôi-vị Phật, với giáo-pháp Bát-Chánh-Đạo, Ngài chỉ rõ con đường phạm-hạnh đưa đến an-tịnh, thắng-trí, giác-ngộ và Niết-Bàn.

Đức Phật ( 1 tiền thân Phật là bà là môn  Mahà Govinda , Phạm thiên Sanamkumàra  và thiên chủ Sakka được nhắc đến)
checked
So-sánh lối tu lên Trời và pháp-tu giải-thoát
Pancasikha (Ngũ Kế), thuộc giòng họ Càn-thát-bà (Gandhabba)
checked
 Thế Tôn trú tại bộ lạc Sakka (Thích-ca), thành Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở Ðại Lâm (Mahàvana)
 

Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại rừng Đại-Lâm (Mahàvana) gần thành Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavatthu), thuộc bộ-tộc Thích-ca (Sakya), cùng với chúng Tỳ-kheo, khoảng năm trăm vị đều chứng quả A-la-hán. Bấy giờ, chư Thiên ở mười phương thế-giới tập-họp lại để chiêm-ngưỡng Thế-Tôn và các Tỳ-kheo.

Nhơn đó, đức Phật giảng Kinh nầy, để giới-thiệu toàn-thể chư Thiên đến tham-dự đại-hội.

Đức Phật ( trong kinh Đức Phật có nhắc đến rất nhiều loại phi nhân: chư thiên , ma quân…)
checked
So-sánh lối tu lên Trời và pháp-tu giải-thoát
 bốn vị Tịnh Cư thiên (Suddhàvàsa)  , các tỳ kheo
checked
 Thế Tôn trú tại Magadha (Ma-kiệt-đà) phía Ðông thành Vương Xá, tại làng Bà La Môn tên Ambasanda, (Am-bà-la) trên ngọn núi Vediya (Tỳ-đà Sơn) phía Bắc ngôi làng, trong hang Indasàla (Nhơn-đà-sa-la).
 

Vào một thời kia, đức Phật ngụ trong hang Nhơn-đà-sa-la (Indasàla), núi Tỳ-đà-sơn (Vediya), phía Bắc làng Am-bà-la (Ambasanda), gần thành Vương-xá (Ràjagaha) thuộc nước Ma-kiệt-đà (Magadha). Lúc bấy giờ, Vua Trời Đế-Thích (Sakka), cùng với Thiên-chúng đến chiêm-ngưỡng Thế-Tôn và thưa hỏi về Chánh-Pháp.

Nhơn đó, đức Phật giảng Kinh nầy để giải-thích rõ ràng về sáu câu hỏi của vua Trời Đế-Thích, có liên-quan đến (1)hận-thù, (2)tật-đố, (3)tầm-cầu và vọng-tưởng, (4)biệt-giải-thoát luật-nghi, (5)sự hộ-trì các căn, (6)tham-ái. Vua Trời Đế-Thích rất hoan-hỷ và thoải-mái và nói lên các điều lợi-ích khiến tâm mình hoan-hỷ khi được nghe Chánh-Pháp do Thế-tôn thuyết-giảng.

Đức Phật
checked
Vua Trời hỏi Phật 6 câu về sân và giải-thoát.
Thiên chủ Sakka , Pancasikha (con của Càn Thát Bà)
checked
Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu lâu), tại Kammàssadhamma (Kiềm ma sắt đàm) – đô thị của xứ Kuru
 

Vào một thời kia, đức Phật ngụ gần đô-thị Kiềm-ma-sắt-đàm (Kammàssadhamma), xứ Câu-lâu (Kuru). Ngài gọi các vị Tỳ-kheo đến và nói, có ”con đường độc-nhứt đưa đến thanh-tịnh cho chúng-sanh, vượt khỏi sầu-bi, diệt-trừ khổ-ưu, thành-tựu chánh-trí, chứng ngộ Niết-bàn.” Đó là Bốn Niệm-Xứ`.

Nhơn đó Ngài giảng Kinh Đại Niệm-Xứ nầy, quan-trọng về mặt giáo-lý, ngang hàng với các Kinh Phạm-Võng, Sa-Môn Quả, thuộc Trường-Bộ Kinh.

Đức Phật
checked
Bốn phép quán-niệm: thân, thọ, tâm, pháp.
Các tỳ kheo
checked
Bài kinh số 023 :  Kinh Tệ-túc (Pàyàsi sutta)
tôn giả Kumàra Kassapa (Cưu-ma-la Ca-diếp) đang du hành trong nước Kosala (Câu-tát-la)
 

Vào một thời kia, Tôn-giả Cưu-ma-la Ca-diếp (Kumàra Kassapa) cùng với đại-chúng Tỳ-kheo đến đô-thị Tư-bà-hê (Setavyà) của nước Câu-tát-la (Kosala), ngụ trong rừng Thi-xá-bà (Simsapà). Tôn-giả là bậc A-la-hán, đệ-tử nổi tiếng của đức Phật trước kia. Bấy giờ có Bà-la-môn Tệ-Túc (Pàyàsi), lãnh-chúa của vùng nầy, nghe danh-tiếng của Tôn-giả Cưu-ma-la Ca-diếp, đến xin yết-kiến.

Kinh nầy chẳng phải do đức Phật thuyết-giảng mà là một bài tường-thuật cuộc tranh-luận giữa Bà-la-môn Tệ-Túc với Tôn-giả Cưu-ma-la Ca-diếp, về tà-kiến: ”Không có đời sau, không có các loại hoá-sanh, hành-vi thiện-ác không có quả-báo.” Bằng các thí-dụ cụ-thể, Tôn-giả Cưu-ma-la Ca-diếp đã chứng-minh sự vô-lý của tà-kiến đó, đồng thời chỉ rõ kẻ mang tà-kiến phải gánh chịu đau khổ, bất-hạnh lâu dài, và khuyên Tệ-Túc nên mau vứt bỏ tà-kiến đi, khiến cho Tệ-Túc được tỉnh-ngộ và xin qui-y ngôi Tam-Bảo.

tôn giả Kumàra Kassapa
checked
Phá tà-kiến ”chẳng có Luân-hồi, quả-báo”.
Vua Pàyàsi (Tệ Túc) , Gia chủ ở Setavyà , thanh niên Uttàra 
checked
Bài kinh số 024 :  Kinh Ba-lê (Pàtika sutta)
Thế Tôn ở giữa bộ lạc Mallà (Mạt-la), tại Anupiya (A-dật-di), một thành của bộ lạc Mallà
 

Vào một thời kia, đức Phật ngụ gần thành A-dật-di (Anupiya), thuộc bộ-lạc Mạt-La (Malla). Sáng hôm ấy, đức Phật đi khất-thực, thấy còn sớm nên ghé qua tịnh-xá của du-sĩ Bhaggava. Tại đây, du-sĩ nầy nhắc lại lời nói của vương-tử Thiện-Tịnh (Sunnakkhatta) thuộc bộ-lạc Ly-xa (Licchavi), khi từ bỏ chẳng tu-tập dưới sự chỉ-dẫn của Thế-Tôn nữa, vì Thế-Tôn chẳng khiến cho ông ta chứng được các pháp thần-thông và giải-thích sự khởi-nguyên của thế-giới.

Nhơn đó, đức Phật giảng Kinh Ba-lê-tử (Pàtikaputta) cho Bhaggava nghe. Về phương-diện thần-thông, Ngài đã chỉ cho Thiện-Tịnh thấy rõ Ngài biết trước sự tái-sanh của tu-sĩ loã-thể Korakkhattiya tu theo hạnh con chó; việc loã-thể Potikaputta thảm-bại khi đòi thi đua thần-thông với Thế-Tôn. Về phương-diện khởi-nguyên của thế-giới, Thế-Tôn kể rõ có bốn truyền-thống giải-thích sự chuyển thành của thế-giới nầy: chư Thiên từ cõi Quang-Âm đến, hoặc từ cõi Khiddàpadosikà (bị nhiễm dục-lạc), hoặc từ cõi Mano-padosikà (tâm-trí bị nhiễm), hoặc từ cõi Vô-tưởng hữu-tình đến, sanh qua cõi Phạm-Thiên rồi đoạ-lạc xuống cõi nhơn-gian. Đức Phật kết-kuận, Giáo-pháp của Ngài nhằm mục-đích giúp chúng-sanh thoát khỏi vĩnh-viễn Khổ-đau, chớ chẳng quá chú-trọng đến các thần-thông hoặc chấp-trước về sự khởi-nguyên của thế-giới.

Đức Phật ( vương-tử Thiện-Tịnh (Sunnakkhatta) và chuyện lõa thể Potikaputta thảm bại trong cuộc thi thần thông được nhắc đến)
checked
Thần-thông và Khởi-nguyên của thế-giới
 du sĩ Bhaggava ,
checked

Vào một thời kia, đức Phật ngụ ở núi Kỳ-xà-quật (Gijjhakùta), gần thành Vương-xá (Ràjagaha). Vào một buổi chiều, có gia-chủ Tán-đà-na (Sandhana) đến vườn hoa của nữ-hoàng Ưu-đàm-bà-la (Udumbarika) gặp du-sĩ Ni-câu-đà (Nigrodha), cùng với các du-sĩ ngoại-đạo khác đang bàn chuyện phiếm rất ồn-ào. Chặp sau, thấy Thế-Tôn đi đến, hội-trường im-lặng lại, và du-sĩ Ni-câu-đà mời đức Phật trả lời câu hỏi mà họ đang bàn-luận: ”Pháp nào được Thế-Tôn dạy cho các đệ-tử được tịnh-lạc và xem là căn-bản phạm-hạnh?”.

Nhơn đó, đức Phật trước vạch cho họ thấy các lối tu khổ-hạnh của ngoại-đạo chỉ đem lại sự ô-uế; rồi sau đó, Ngài giảng rõ các pháp-tu như: (1) dẹp năm triền-cái, (2) tu-tập bốn tâm vô-lượng, (3) hướng tâm đến Túc-mạng-minh, Thiên-nhãn thuần-tịnh; được đem chỉ-dạy cho các đệ-tử để làm căn-bản phạm-hạnh.

Bấy giờ, khi nghe gia-chủ Tán-đà-na nhắc lại lời du-sĩ Ni-câu-đà trước đây có chỉ-trích đức Phật không đủ sức thuyết-pháp, vị du-sĩ nầy liền xin thú-tội và được Thế-Tôn chấp-nhận. Đức Phật lại bảo, ai tin theo và tu-tập Chánh-Pháp của Ngài, chỉ trong vòng bảy ngày là có thể hưởng được quả-báo an-lành. Nhưng tiếc thay, các du-sĩ ngoại-đạo cứ ngồi ủ-rũ, im-lặng, tâm-tư còn bị tà-kiến đè nặng, chẳng biết nghe lời khuyến-cáo. Đức Phật liền rống tiếng rống con sư-tử tại vườn Ưu-đàm, rồi ra về.

checked
Tà-giáo chẳng biết nghe lời giảng-dạy như sư-tử rống của đức Phật.
checked
Thế tôn ở tại Ràjagaha (Vương Xá), núi Gijjhakùta (Kỳ-xà-quật)
 

Vào một thời kia, đức Phật trú gần thành Ma-du-la (Matulà), nước Ma-kiệt-đà (Magadha), cùng với chư Tỳ-kheo. Lúc bấy giờ, Thế-Tôn gọi các Tỳ-kheo lại và bảo rằng: ”Nầy các Tỳ-kheo, hãy sống tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương-tựa mình, không nương-tựa một ai khác, lấy Chánh-pháp làm ngọn đèn, lấy Chánh-pháp làm nơi nương-tựa, không nương-tựa một gì khác !”

Nhơn đó, đức Phật giảng Kinh Chuyển-Luân Thánh-Vương Sư-Tử Hống nầy, kể lại sự-tích các vị Vua Chuyển-Luân Thánh-Vương đã cai-trị theo Chánh-pháp, chẳng hề dùng dao, gậy, kiếm, mà quốc-độ được hùng-cường, nhân-dân được an-cư lạc nghiệp.

Đức Phật
checked
Vua Chuyển-Luân là bực tu-hành Thánh-vương, vì trị nước theo Chánh-Pháp.
du sĩ Nigrodha , gia chủ Sandhana 
checked
 Thế Tôn trú tại Sàvatthi (Xá-vệ), Pubbàràma (Thành Tín Viên lâm), ở lầu của Migà ramàtu (Lộc Mẫu Giảng đường).
 

Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại nước Xá-Vệ (Savatthi), nơi giảng-đường Lộc-Mẫu (Migàtamàtu) trong vườn Thành-Tín viên-lâm (Pubhàràma). Lúc bấy giờ vào buổi chiều, sau khi thiền-tịnh, Thế-Tôn đang đi đến giảng-đường, thì có hai tân Tỳ-kheo là Vàsettha (Bà-tất-tra) và Bhàradvàja (Bà-la-đoạ) đến thưa-thỉnh.

Nhơn nói về các Bà-la-môn tự-hào cho rằng giai-cấp của họ là cao-qúi nhứt, sanh ra từ cửa miệng của đấng Phạm-Thiên và chê-bai các giai-cấp khác sanh ra từ bàn chơn của vị nầy, đức Phật mới thuyết Kinh Khởi Thế Nhân Bổn để giảng rõ sự chuyển-thành của thế-giới nầy từ lúc sơ-nguyên cho tới khi phân-chia ra thành các giai-cấp trong xã-hội. Ngài nói: ”Trong bốn giai-cấp, vị Tỳ-kheo là bậc A-la-hán, lậu-hoặc đã diệt-tận, đạt tới chánh-trí giải-thoát. Vị ấy được gọi là tối-thượng trong tất cả giai-cấp.”

Đức Phật
checked
Thế-giới: từ sơ-khai đến lúc thành bốn giai-cấp.
 Vàsettha và Bhàradvàja
checked
Thế Tôn ở tại Nàlandà, trong rừng Pàvàrikambavana
 

Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại làng Na-lan-đà (Nàlanda), trong khu rừng Pàvàrikambavana. Lúc bấy giờ, tôn-giả Xá-lợi-phất (Sariputta) đến bạch với Thế-Tôn: ”Bạch Thế-Tôn, con tin-tưởng Thế-Tôn đến nỗi con nghĩ rằng, trong quá-khứ, hay tương-lai cũng như ngay trong hiện-tại, chẳng thể có một vị Sa-môn, Bà-la-môn nào vĩ-đại hơn Thế-Tôn về phương-diện giác-ngộ.” Đức Phật quở tôn-giả đã ”đại-ngôn”, trong khi còn chưa biết được tâm-tư của chư vị Thế-Tôn, lại quá gan-dạ ”rống lên tiếng rống của con sư-tử ” !

Trong bản Kinh nầy, bằng lời-lẽ chơn-thành, với tấm lòng ngưỡng-mộ sâu-xa vào đức Bổn-sư, tôn-giả Xá-lợi-phất đã lần-lượt trình-bày các điều mình nhận-xét về truyền-thống Chánh-Pháp mà Thế-Tôn đã khéo thuyết-giảng cho các Tỳ-kheo khéo hành-trì: các thiện-pháp trong 37 phẩm trợ-đạo, các vấn-đề nhập thai, ký-tâm, kiến-định, tinh-tấn trong đạo-hạnh, giới-hạnh, phương-pháp giảng-dạy, thường-trú-luận, túc-mạng-trí, sanh-tử-trí, các loại thần-thông, v.v… Vì thấy rõ và biết chắc Thế-Tôn đã chứng-đạt tất cả các pháp Ngài giảng-dạy, và nếu muốn, Ngài có thể”đạt được đầy-đủ và dễ-dàng sự an-lạc hạnh-phúc ngay trong hiện-tại, do bốn cấp Thiền-định mang lại.”, nên Tôn-giả mới dám nói lên lời nói ”đại-ngôn” ở trên: chẳng có ai vượt thắng Ngài nỗi, kể từ xưa cho đến nay và cả trong tương-lai nữa. Đức Phật lắng nghe và khen Tôn-giả đã trả lời Ngài một cách thuận pháp và đúng pháp.

Do đó, Kinh nầy mới mang tên Tự Hoan-Hỷ, để nói lên lòng hoan-hỷ của tôn-giả Xá-lợi-phất đối với Thế-Tôn.

Đức Phật
checked
Thế-giới: từ sơ-khai đến lúc thành bốn giai-cấp.
Tôn giả Sariputta ,  Tôn giả Udàyi
checked
Thế Tôn trú giữa giòng tộc Sakya (Thích-ca) trong vườn xoài của một gia đình Thích-ca tên là Vedhannà.
 

Vào môt thời kia, đức Phật ngụ tại vườn xoài của ông Vedhannà, thuộc bộ-tộc Sakya (Thích-ca). Lúc bấy giờ có vị Sa-di Cunda (Thuần-đà) cùng đi với Tôn-giả A-nan (Ananda) đến yết-kiến đức Phật, để báo tin vị Sư-trưởng ngoại-đạo loã-thể Nigantha Nàthaputta ( Ni-kiền-tử) đã từ-trần và giáo-phái của ông ta bị chia-rẽ trầm-trọng.

Nhơn đó, đức Phật mới giảng Kinh Thanh-Tịnh nầy, nêu rõ lý-do thất-bại của giáo-phái loã-thể là vì giáo-lý và pháp-luật đã ”trình-bày, tuyên-bố một cách vụng-về, không có hiệu-năng hướng-dẫn, không đưa đến an-tịnh, không do một vị Chánh-Đẳng-Giác tuyên-thuyết.” Kế đó, Ngài giải-thích trong giáo-lý của Ngài, các Tỳ-kheo sống đúng theo phạm-hạnh đầy-đủ, tu-tập bốn pháp Niệm-xứ, bốn pháp Thiền-định, nhờ đó mọi tà-kiến về quá-khứ, về tương-lai, về bản-ngã, đều được vẹt qua một bên, cùng hướng về an-tịnh và giải-thoát.

Đức Phật (  Nigantha Nàthaputta được nhắc đến)
checked
Khác phái loã-thể, Chánh Pháp đưa tới thanh-tịnh.
Sa-di Cunda (Thuần-đà), Tôn giả Ananda , Tôn giả Upavàna 
checked
Bài kinh số 030 :  Kinh Tướng (Lakkhana sutta)
Thế Tôn trú tại Sàvatthi, rừng thái tử Jeta, vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc)
 

Vào một thời kia, đức Phật trú tại tịnh-xá Kỳ-viên (Jetavana), trong khu vườn ông Cấp-cô-độc (Anathapindika), nước Xá-vệ (Savatthi). Lúc bấy giờ, Thế-Tôn cho gọi các vị Tỳ-kheo lại để nghe Ngài giảng về Ba mươi hai tướng Đại-Trượng-phu.

Trong Kinh nầy, đức Phật cho biết, ai có đủ 32 tướng Đại-Trượng-phu sẽ chọn giữa hai con đường nầy: (1) nếu ở tại-gia, sẽ trở thành vị Chuyển-luân Thánh-vương cai trị bốn phương theo Chánh-Pháp; (2) nếu xuất-gia, tu-hành sẽ chứng-đắc A-la-hán Chánh-Đẳng-Giác, vén lui màn vô-minh cho nhơn-loại. Ngài chỉ rõ, do tích-lũy việc làm lành trong nhiều đời kiếp mà khi tái-sanh mới có được 32 tướng qúi nầy.

Đức Phật
checked
32 tướng đại-trượng-phu do công-đức tu đời trước
Chư tỳ kheo
checked
 Thế Tôn sống ở Ràjagaha (Vương Xá thành), tại Veluvana (Trúc Lâm), Kalandakanivàpa (chỗ tìm ăn của loài sóc).
 

Vào một thời kia, đức Phật trú tại tịnh-xá Kỳ-viên (Jetavana), trong khu vườn ông Cấp-cô-độc (Anathapindika), nước Xá-vệ (Savatthi). Lúc bấy giờ, Thế-Tôn cho gọi các vị Tỳ-kheo lại để nghe Ngài giảng về Ba mươi hai tướng Đại-Trượng-phu.

Trong Kinh nầy, đức Phật cho biết, ai có đủ 32 tướng Đại-Trượng-phu sẽ chọn giữa hai con đường nầy: (1) nếu ở tại-gia, sẽ trở thành vị Chuyển-luân Thánh-vương cai trị bốn phương theo Chánh-Pháp; (2) nếu xuất-gia, tu-hành sẽ chứng-đắc A-la-hán Chánh-Đẳng-Giác, vén lui màn vô-minh cho nhơn-loại. Ngài chỉ rõ, do tích-lũy việc làm lành trong nhiều đời kiếp mà khi tái-sanh mới có được 32 tướng qúi nầy.

Đức Phật
checked
Lễ sáu phương và các bổn-phận ở nhà, xã-hội
Singàlaka (Thi-ca-la-việt), gia chủ tử
checked
Thế Tôn ở tại Ràjagaha (Vương Xá), núi Gijjhakùta (Linh Thứu).
 

Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại núi Linh-thứu (Gijjhakùta) gần thành Vương-xá (Ràjagaha), nước Ma-kiệt-đà (Magadha). Lúc bấy giờ, trong đêm tối mịt, có bốn vị Thiên-Vương, với bốn đại-quân đông-đảo đến yết-kiến Thế-Tôn và xin đọc bài A-sá-nang-chi (Atànàtiya) Hộ-Kinh, nhằm giúp chư Tăng-ni tu-tập ở các nơi hẻo-lánh, khỏi bị các quỷ Dạ-xoa khuấy-phá. Đức Phật im-lặng nhận lời. Sau khi đọc xong, bốn vị Thiên-Vương đảnh lễ Thế-Tôn rồi biến mất.

Sáng hôm đó, Đức Phật đọc là bài Hộ-Kinh cho các Tỳ-kheo nghe, và dặn chư Tăng-ni và cư-sĩ hãy học thuộc lòng, để được hộ-trì, chẳng ai làm hại được.

(Bài Hộ-Kinh rất dài, liệt-kê tôn-danh các đức Phật thời quá-khứ, các đại-vương Dạ-xoa, bằng tiếng Pali rất khó nhớ, xin miễn ghi lại đây).

Đức Phật ( nhắc đến nhiều chư thiên , phi nhân , càn thát bà ,cưu bàn trà..)
checked
Bản Hộ-Kinh giúp hộ-vệ các Tỳ-kheo.
Chúng đệ tử ,  đại vương Vessavana (Tỳ-sa-môn)
checked
Bài kinh số 033 :   Kinh Phúng Tụng (Sangīti sutta)
 Một thời Thế Tôn du hành giữa dân tộc Mallà cùng với Ðại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị.
 

Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại vườn xoài của người thợ rèn Thuần-đà (Cunda), gần thành Pàvà, thuộc bộ-lạc Mallà. Thể theo lời mời của dân Mallà, Ngài đến khai-trương hội-trường mới của họ. Đến tối, Ngài hơi mệt, nên bảo Tôn-giả Xá-lợi-phất thay-thế Ngài giảng kinh cho các Tỳ-kheo nghe. Do đó Kinh nầy được Tôn-giả Xá-lợi-phất (Sariputta) thuyết-giảng, có sự chứng-minh của Thế-Tôn đang nằm nghỉ bên cạnh.

Tôn-giả Xá-lợi-phất nhắc đến sự từ-trần của vị đạo-sư phái loã-thể Ni-kiền-tử đã đưa đến sự tan-rả của giáo-phái nầy, chỉ vì giáo-lý đã được thuyết-giảng vụng-về bởi một người chưa đắc Chánh-Đẳng-Giác, khiến hàng đệ-tử mất nơi y-chỉ, tranh-cãi nhau, chống-đối nhau. Nhưng đối với chư Tăng-ni, Chánh-Pháp đã được Thế-Tôn khéo giảng-dạy, có hiệu-năng hướng đến đến an-tịnh và giải-thoát. Vì thế, nay Tôn-giả tuyên-thuyết lại tất cả các pháp, xếp thành mười loại, từ loại một pháp cho đến loại mười pháp, với mục-đích để các Tỳ-kheo khéo đọc-tụng lại, cùng nhau tìm hiểu nghiã-lý sâu-xa, chẳng nên cãi-cọ, để phạm-hạnh nầy được trường-tồn dài lâu.

Do đó, Kinh nầy mang tên Kinh Phúng-Tụng, (Kinh để đọc-tụng) được vị đại-đệ-tử bực nhứt của đức Phật thuyết-giảng, dưới sự chứng-minh của Ngài.

Tôn giả Sariputta ( Đức Phật nghỉ bên cạnh ứng chứng)
checked
Xếp Phật-pháp ra 10 loại từ 1 pháp tới 10 pháp
Chư tỳ kheo
checked
 Thế Tôn trú tại Campa (Chiêm-bà) trên bờ hồ Gaggara (Già-già), cùng với đại chúng Tỷ kheo khoảng năm trăm vị. 
 

Vào một thời kia, đức Phật trú bên bờ hồ Già-già (Gaggara), gần thành Chiêm-bà (Campa), cùng với các vị Tỳ-kheo. Bấy giờ, vào buổi tối, Thế-Tôn mời Tôn-giả Xá-lợi-phất (Sariputta) thay-thế Ngài giảng pháp cho các vị Tỳ-kheo đang ngồi ngoài trời, chờ nghe kinh. Do đó, bản Kinh nầy được vị đại-đệ-tử bực nhứt của đức Phật thuyết-giảng.

Cũng giống như Kinh Phúng-Tụng, Kinh Thập Thượng liệt-kê một trăm pháp-tu đã được Thế-Tôn giảng-dạy từ trước, nay Tôn-giả Xá-lợi-phất sắp-xếp lại theo thứ-tự từ một pháp cho đến mười pháp.

Tôn giả Sariputta ( Xá Lợi Phật)
checked
100 pháp xếp ra 10 loại với tiêu-chuẩn Thập Thượng.
Chư tỳ kheo
checked

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 139