Giáo Án Trường Bộ Kinh
Kinh Lô Giá (Lohicca Sutta)
Xuất Xứ:
Đang cùng với chư vị tỳ khưu du hành tại nước KOSALA, đức Phật đã thuyết giảng Pháp Thoại này sau khi đã cùng với 500 vị tỳ khưu thọ thực tại cư xá của Bà La Môn LOHICCA, tại SÀLAVATIKÀ (một làng có dãy cây Tala bao bọc, vốn là phần đất của vua PASENADI ban cấp cho hưởng lợi tức).
Duyên Khởi:
Do Bà La Môn LOHICCA đã khởi lên Ác Kiến, là không muốn cho vị Sa Môn hay Bà La Môn dạy người khác biết về những quả vị mà mình đã tự chứng đắc, và xem rằng sự giáo hóa ấy là vô ích, vì có ai có thể giúp được ai, chẳng khác nào người mới thoát khỏi xiềng xích thì lại tạo thêm một sợi dây xích mới khác nữa, chỉ là một hình thức của Ác Pháp, của Tham Pháp. Đức Phật được biết về Ác Kiến ấy do người thợ hớt tóc BHESIKA đã nói lại, trong khi đại diện Bà La Môn LOHICCA để đi thỉnh mời đức Phật cùng chư tỳ khưu tăng đến thọ nhận sự cúng dường vật thực tại nhà của LOHICCA.
Chánh Kinh:
Đức Phật giải thích về sự nguy hại của Ác Kiến này
- Trước tiên, đức Phật lấy chính LOHICCA làm biểu mẫu, sau đó thì lấy vua PASENADI làm biểu mẫu, với tâm trạng hẹp hòi, ích kỷ, chỉ là hiện thân của người gây chướng ngại cho người khác sống khi hãy còn tùy thuộc vào người ấy. Người gây chướng ngại cho người khác là người không có Tâm Từ, không nghĩ đến lợi ích của người. Chỉ sống với tâm tư hãm hại người, là thuộc về Tà Kiến. Một người có Tà Kiến sẽ thọ sanh vào một trong hai Ác Thú, địa ngục hay súc
- Thái độ như vậy sẽ làm cho mọi người không được hưởng những lời dạy thiết thực lợi ích của những vị thật tu thật chứng. Những người có chủ trương thái độ như vậy là những người có hại cho xã hội nói chung, là những người nuôi dưỡng sân hận, là những người có Tà Kiến. Một người có Tà Kiến sẽ thọ sanh vào một trong hai Ác Thú, địa ngục hay súc
- Ví như một người cắt sợi dây xiềng xích trói buộc cũ, lại tự tạo một sợi dây xiềng xích mới khác nữa. Chính sự thành tựu ấy là một Ác Pháp, Tham Pháp.
Đức Phật trình bày những hạng Giáo Sư trong đời
- Có ba hạng Giáo Sư đáng bị chỉ trích một cách hợp pháp, chân chánh, không lỗi lầm, và một hạng Giáo Sư đáng được tán dương và không bị chỉ trích.
- Ba hạng Giáo Sư đáng bị chỉ trích một cách hợp pháp, không lỗi lầm:
- Hạng thứ nhất là vị Giáo Sư chưa chứng mục đích Sa Môn Quả mà đã ra giảng dạy, và vì dạy kém nên Thính Chúng không chịu nghe lời giảng dạy, vẫn sống trái ngược với Giáo Pháp của đức Bổn Sư. Ví như người tán tỉnh cô gái muốn xa mình. Người này hay ôm hôn cô gái muốn né mặt mình. Cử chỉ ấy là Ác Pháp, Tham Pháp vì có ai lại làm giúp cho ai được.
- Hạng thứ hai là vị Giáo Sư cũng chưa chứng được Sa Môn Quả, nhưng nhờ giảng dạy giỏi nên Thính Chúng lắng nghe, nhưng vẫn sống trái ngược với Giáo Pháp của đức Bổn Sư. Ví như người bỏ qua ruộng của mình, mà nghĩ đến việc nhổ cỏ trong ruộng của người. Cử chỉ ấy là Ác Pháp, Tham Pháp vì có ai lại làm giúp cho ai được.
- Hạng thứ ba là vị Giáo Sư đã chứng được Sa Môn Quả, nhưng vì giảng dạy yếu kém, nên Thính Chúng không lóng tai ghi nhận và không trú tâm phát xuất từ sự hiểu biết, vẫn sống trái ngược với Giáo Pháp của đức Bổn Sư. Ví như người cắt sợi dây trói buộc cũ, lại tự làm một sợi dây mới khác nữa. Cử chỉ ấy là Ác Pháp, Tham Pháp vì có ai lại làm giúp cho ai được.
- Có một hạng Giáo Sư đã chứng được Sa Môn Quả (tương tự trong Kinh Quả Báo Sa Môn), khéo léo trong sự giảng dạy, khuyến khích. Thính Chúng cảm phục, thâm hiểu, và thực hành theo. Do vậy, vị Giáo Sư này xứng đáng được tán thán và không bị khiển trách, chỉ trích.
Kết Luận:
Lời tán thán của Bà La Môn LOHICCA với sự tự tín, phát tâm nương nhờ, và trọn đời quy ngưỡng nơi Tam Bảo.
Nguồn :
Source link