Giáo Án Trường Bộ Kinh – Kinh Thanh Tịnh (pàsàdika Sutta)

Giáo Án Trường Bộ Kinh – Kinh Thanh Tịnh (pàsàdika Sutta)


Giáo Án Trường Bộ Kinh

Kinh Thanh Tịnh (Pàsàdika Sutta)

Xuất Xứ:

Đức Phật đã thuyết giảng Pháp Thoại này cho đại đức ÀNANDA và sa di CUNDA trong khu vườn xoài của một gia đình thuộc dòng tộc SAKKA (Thích Ca) có tên là VEDHANNÀ.

Duyên Khởi:

Giáo chủ NIGANTHA NÀTHAPUTTA vừa mới tạ thế ở PÀVÀ, các vị NIGANTHÀ chia ra làm hai phái, chia rẽ nhau, tranh chấp nhau, tranh luận nhau, và sống tàn hại nhau với binh khí bằng miệng. Đại đức ÀNANDA và sa di CUNDA đi đến yết kiến đức Thế Tôn và hỏi nguyên nhân của sự tranh chấp ấy.

Chánh Kinh:

Đức Phật nêu lên những khuyết điểm gây nên sự tranh chấp

Vị Đạo Sư không là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp Luật đã được tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh. Và người đệ tử trong Pháp này, không thành tựu và an trú trong Pháp và Tùy Pháp, sống không theo Chánh Hạnh và Tùy Pháp, sống thuận theo Pháp. Như vậy, vị Đạo Sư đáng quở trách, ở đây Pháp đáng quở trách, và người đệ tử đáng được tán thán.

Vị Đạo Sư không là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp Luật đã được tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh. Và người đệ tử trong Pháp này, sống thành tựu và an trú trong Pháp và Tùy Pháp, sống đúng theo Chánh Hạnh và Tùy Pháp, sống thuận theo Pháp. Như vậy, vị Đạo Sư đáng quở trách, ở đây Pháp đáng quở trách, và người đệ tử cũng đáng quở trách.

Vị Đạo Sư là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp Luật đã được khéo thuyết giảng, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh. Và người đệ tử trong Pháp này, không thành tựu và an trú trong Pháp và Tùy Pháp, sống không theo Chánh Hạnh và Tùy Pháp, sống không thuận theo Pháp. Như vậy, vị Đạo Sư đáng được tán thán, ở đây Pháp đáng được tán thán, và người đệ tử đáng bị quở trách.

Vị Đạo Sư là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp Luật đã được khéo thuyết giảng, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh. Và người đệ tử trong Pháp này, sống thành tựu và an trú trong Pháp và Tùy Pháp, sống đúng theo Chánh Hạnh và Tùy Pháp, sống thuận theo Pháp. Như vậy, vị Đạo Sư đáng được tán thán, ở đây Pháp đáng được tán thán, và người đệ tử cũng đáng được tán thán.

Vị Đạo Sư là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp Luật đã được khéo thuyết giảng, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh. Và người đệ tử chưa được tinh thông Diệu Pháp, và Phạm Hạnh hoàn toàn viên mãn chưa được tỏ lộ cho các vị đệ tử, chưa được trình bày rõ ràng với tất cả thứ bậc vị trí liên hệ, chưa được trở thành diệu dụng, chưa được khéo trình bày cho loài người, và vị Đạo Sư tạ thế. Như vậy, vị Đạo Sư tạ thế làm cho các vị đệ tử có sự ưu tư.

Vị Đạo Sư là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp Luật đã được khéo thuyết giảng, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh. Và người đệ tử được tinh thông Diệu Pháp, và Phạm Hạnh hoàn toàn viên mãn được tỏ lộ cho các vị đệ tử, được trình bày rõ ràng với tất cả thứ bậc vị trí liên hệ, được trở thành diệu dụng, được khéo trình bày cho loài người, và vị Đạo Sư tạ thế. Như vậy, vị Đạo Sư tạ thế và các vị đệ tử không có sự ưu tư.

Nếu Phạm Hạnh được đầy đủ những chi phần, và nếu không có một vị Đạo Sư là một vị Trưởng Lão có nhiều kinh nghiệm, xuất gia lâu ngày, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến tuổi trưởng thành, thì Phạm Hạnh như vậy trong trường hợp này là không viên mãn. Và nếu Phạm Hạnh được đầy đủ những chi phần, và nếu có một vị Đạo Sư là một vị Trưởng Lão có nhiều kinh nghiệm, xuất gia lâu ngày, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến tuổi trưởng thành, thì Phạm Hạnh như vậy trong trường hợp này được xem là viên mãn.

Nếu Phạm Hạnh được đầy đủ những chi phần, và có một vị Đạo Sư là một vị Trưởng Lão có nhiều kinh nghiệm, xuất gia lâu ngày, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến tuổi trưởng thành, nhưng không có các vị Trưởng Lão Tỳ Khưu là những vị đệ tử sáng suốt, tự điều phục, vô úy, đa văn, đã đạt đến sự an ổn, có thể thuyết Diệu Pháp, với giáo lý ngoại đạo được khởi lên có thể khéo chiết phục với giáo pháp của mình, có thể thuyết Diệu Pháp bất khả tư nghì. Như vậy, Phạm Hạnh này không thể viên mãn bởi chi tiết này.

Khi Phạm Hạnh được đầy đủ những chi phần, và có một vị Đạo Sư là một vị Trưởng Lão có nhiều kinh nghiệm, xuất gia lâu ngày, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến tuổi trưởng thành, và có các vị Trưởng Lão Tỳ Khưu nhưng lại thiếu, không đủ một trong Tứ Chúng. Phạm Hạnh như vậy được thành công, hưng thịnh, phát triển và phổ thông một cách rộng rãi, khéo tuyên bố giữa các người, nhưng không đạt được danh xưng với lợi dưỡng một cách tối thắng. Phạm Hạnh như vậy không được viên mãn về phương diện này.

Khi Phạm Hạnh được đầy đủ những chi phần, và có một vị Đạo Sư là một vị Trưởng Lão có nhiều kinh nghiệm, xuất gia lâu ngày, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến tuổi trưởng thành, có các vị Trưởng Lão Tỳ Khưu, và có đầy đủ Tứ Chúng. Phạm Hạnh như vậy được thành công, hưng thịnh, phát triển và phổ thông một cách rộng rãi, khéo tuyên bố giữa các người, đạt được danh xưng với lợi dưỡng một cách tối thắng.   Phạm Hạnh như vậy được viên mãn về phương diện này.

Đức Phật là một bậc Đạo Sư xuất hiện ở đời, là bậc Chánh Đẳng Giác, và Pháp Luật đã được khéo thuyết giảng, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh. Và các vị đệ tử của đức Phật được tinh thông Diệu Pháp, và Phạm Hạnh hoàn toàn viên mãn được tỏ lộ, được trình bày rõ ràng với tất cả thứ bậc vị trí liên hệ, được trở thành diệu dụng, được khéo trình bày cho loài người. Và đức Phật là một vị Đạo Sư, là một vị Trưởng Lão có nhiều kinh nghiệm, xuất gia lâu ngày, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến tuổi trưởng thành, và Ngài có các vị Trưởng Lão Tỳ Khưu là những vị đệ tử sáng suốt, tự điều phục, vô úy, đa văn, đã đạt đến sự an ổn, có thể thuyết Diệu Pháp, với giáo lý ngoại đạo được khởi lên có thể khéo chiết phục với giáo pháp của mình, có thể thuyết Diệu Pháp bất khả tư nghì. Và đức Phật lại có các vị Trưởng Lão Tỳ Khưu và có đầy đủ Tứ Chúng. Phạm Hạnh của Ngài được thành công, hưng thịnh, phát triển và phổ thông một cách rộng rãi, khéo tuyên bố giữa các người.

Đức Phật hơn hết tất cả bậc Đạo Sư nào khác về phương diện lợi dưỡng và danh xưng tối thượng. Và hội chúng Tỳ Khưu Tăng hơn tất cả hội chúng nào khác về phương diện lợi dưỡng và danh xưng tối thượng. Đức Phật dẫn chứng một câu thí dụ, “Thấy mà không Thấy,” để diễn tả một Phạm Hạnh, thành tựu hết thảy tướng, đầy đủ hết thảy tướng, không thiếu sót, không quá đáng, được khéo tuyên bố một cách viên mãn, được khéo trình bày.

Đức Phật khuyên nhủ chư tỳ khưu nên biết sống an trú trong chánh pháp

Đức Phật khuyên chư tỳ khưu không nên có sự tranh luận và kình cãi lẫn nhau, mà phải biết sống hội họp lại, và tụng đọc lại những Pháp do Ngài đã chứng tri và tuyên bố chỉ dạy. Phải biết so sánh các nghĩa lý với nhau, các câu với nhau để cho Phạm Hạnh này được tồn tại lâu dài, được an trú lâu dài vì hạnh phúc cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì an lạc cho Chư Thiên và Nhân Loại. Đó là những Pháp: Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Quyền, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo.

Đức Phật khuyên chư tỳ khưu phải biết sống hội họp với nhau trong tinh thần hòa hợp và tương kính, không có tranh luận lẫn Có vị đồng Phạm Hạnh nói Pháp giữa Tăng Chúng. Không nên phỉ báng, không nên bác bỏ, mà phải biết giải thích một cách cẩn thận cả nghĩa lẫn cách hành văn với ý nghĩa đúng đắn.

Đức Phật thuyết giảng vừa để ngăn chặn các Lậu Hoặc trong hiện tại mà cũng để diệt trừ các Lậu Hoặc trong tương lai. Cũng như Tứ Vật Dụng (y áo, vật thực, chỗ ở, thuốc men) mà đức Phật cho phép Tăng Chúng được thọ dụng là vừa đủ để ngăn chặn các Lậu Hoặc không cho phát sanh.

Đức Phật giải thích những hiểu lầm khiếm khuyết về các chỉ trích của ngoại đạo đối với Giáo Pháp của Ngài

1.  Về vấn đề của bốn loại đam mê hỷ lạc

Thấp kém, ty liệt, thuộc phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không có lợi ích, không hướng đến yểm ly, vô tham, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, và Níp Bàn. Đó là:

  • Sau khi sát sanh, tự mình sung sướng hoan hỷ.
  • Sau khi lấy của không cho, tự mình sung sướng hoan hỷ.
  • Sau khi vọng ngữ, tự mình sung sướng hoan hỷ.
  • Đắm say trong ngũ dục lạc.
  • Với bốn dục lạc kể trên, chư Tỳ Khưu đã xa lìa và an trú vào bốn loại Hỷ Lạc, đưa đến yểm ly, vô tham, an tịnh, thù thắng, thắng trí, giác ngộ, và Níp Bàn. Đó là Tứ Thiền Định.
  • Kết quả lợi ích của bốn loại Hỷ Lạc, đó là:
  • Diệt trừ ba Kiết Sử, chứng quả Dự Lưu – Thất
  • Làm giảm nhẹ Tham thô, Sân thô, chứng quả Nhất
  • Diệt trừ năm Hạ Phần Kiết Sử, chứng quả Bất
  • Diệt trừ các Lậu Hoặc, tự mình chứng tri, chứng ngộ và an trú ngay hiện tại Vô Lậu Tâm giải thoát, Tuệ giải thoát, chứng quả Vô

2.   Về vấn đề các đệ tử của đức Phật không giữ vững lập trường: 

Chư Tỳ Khưu giữ vững lập trường với những Giáo Pháp của đức Phật đã khéo thuyết giảng, dẫn đến mục tiêu được thành đạt, hữu kiết sử được diệt trừ, chánh trí giải thoát, không còn làm chín việc sai trật như sau:

  • Vị tỳ khưu đã diệt trừ các Lậu Hoặc, không thể cố ý đoạt mạng sống của loài hữu tình.
  • Vị tỳ khưu đã diệt trừ các Lậu Hoặc, không thể lấy của không
  • Vị tỳ khưu đã diệt trừ các Lậu Hoặc, không thể hành dâm.
  • Vị tỳ khưu đã diệt trừ các Lậu Hoặc, không thể biết mà nói láo.
  • Vị tỳ khưu đã diệt trừ các Lậu Hoặc, không thể cất chứa tiền của để hưởng thọ dục lạc.
  • Vị tỳ khưu đã diệt trừ các Lậu Hoặc, không thể đi con đường hành Tham.
  • Vị tỳ khưu đã diệt trừ các Lậu Hoặc, không thể đi con đường hành Sân.
  • Vị tỳ khưu đã diệt trừ các Lậu Hoặc, không thể đi con đường hành
  • Vị tỳ khưu đã diệt trừ các Lậu Hoặc, không thể đi con đường hành theo sự sợ hãi.

3.    Về các vấn đề quá khứ, hiện tại, và vị lai:

 Nếu những Pháp thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai là hư vọng, không thật, không lợi ích, thì đức Phật không trả lời. Tuy nhiên, đức Phật sẽ trả lời những việc thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai là chân chánh, như thật, và có lợi ích.

Đức Phật là vị nói phải thời, nói chân chánh, nói như thật, nói có lợi ích, nói đúng Pháp, nói đúng Luật. Do vậy mới gọi là Như

Trong thế giới này, Chư Thiên, Phạm Thiên, Ma Vương, Nhân Loại, Sa Môn, và Bà La Môn, với những gì được thấy, được nghe, được cảm giác, được phân biệt, được đạt đến, được tìm cầu, được suy đạt với ý, tất cả đều được đức Phật biết rõ ràng. Do vậy mới gọi là Như Lai.

Trong thời gian giữa đêm đức Phật chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Giác và đêm đức Phật nhập Vô Dư Y Níp Bàn, trong thời gian ấy những gì đức Phật nói trong khi thuyết giảng, nói chuyện hay trình bày, tất cả là như vậy, và không có gì sai khác. Do vậy mới gọi là Như Đức Phật nói sao thì làm vậy, làm sao thì nói vậy, nên được gọi là Như Lai. Đức Phật là bậc toàn thắng, không ai có thể thắng nổi, bậc toàn kiến, bậc tự tại.

4.    Về một số vấn đề bất khả thuyết

5.    Về một số vấn đề đức Phật đã đề cập đến và giảng dạy

Với những vấn đề không liên hệ đến sự lợi ích, không liên hệ đến Pháp, không liên hệ đến căn bản Phạm Hạnh, không hướng đến yểm ly, vô tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, và Níp Bàn; do vậy, đức Phật không trả lời.

Đức Phật giảng dạy Tứ Niệm Xứ để chỉ dạy chư Tỳ Khưu của Ngài vượt qua mọi biện luận về các Tà Kiến liên quan đến quá khứ tối sơ, những biện luận về Tà Kiến liên quan đến tương

Kết Luận:

Đức Phật nói cho đại đức UPAVÀNA được biết Pháp Thoại này có tên gọi là “Thanh Tịnh” (PÀSÀDIKÀ) và hãy nên phụng trì. Sau khi đức Phật dứt lời Pháp Thoại này, đại đức UPAVÀNA hoan hỷ tín thọ lời dạy của đức Thế Tôn.



Nguồn : Source link

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 14