Kinh Trung Bộ AH006 : Àkankheyyasutta, Kinh Ước nguyện – Nguyện kinh ( H105)

Kinh Trung Bộ AH006 : Àkankheyyasutta, Kinh Ước nguyện – Nguyện kinh ( H105)

Tôi nghe như vầy.

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ có một Tỳ-kheo sống cô độc tại một nơi xa vắng, ẩn dật ở chỗ yêân tĩnh, thiền tọa tư duy, trong tâm khởi lên ý nghĩ: “Đức Thế Tôn thăm hỏi ta, nói chuyện với ta, thuyết pháp cho ta nghe để được giới cụ túc[2] mà không phế bỏ thiền địnhthành tựu quán hạnh[3], ở nơi không tịnh.[4]”

Bấy giờ vào lúc xế, sau khi suy nghĩ như vậy rồi, vị Tỳ-kheo ấy liền từ chỗ thiền tọa đứng dậy, đi đến Đức PhậtĐức Thế Tôn nhìn thấy vị Tỳ-kheo ấy từ xa đi đến, nhân nơi Tỳ-kheo ấy, Ngài bảo các vị Tỳ-kheo:

“Các ngươi hãy ước nguyện rằng: ‘Đức Thế Tôn thăm hỏi ta, nói chuyện với ta, thuyết pháp cho ta nghe’. Vậy hãy thành tựu giới cụ túc và không phế bỏ thiền địnhthành tựu quán hạnh, ở nơi không tịnh.

“Này Tỳ-kheo, hãy ước nguyện rằng: ‘Ta có thân tộc. Mong sao kia nhờ ta mà khi thân hoại mạng chung chắc chắn họ được lên chỗ lành, sanh vào cõi trời’. Vậy hãy thành tựu được giới cụ túc và không phế bỏ thiền địnhthành tựu quán hạnh, ở nơi không tịnh.

“Này Tỳ-kheo, hãy ước nguyện rằng: ‘Các thí chủ cung cấp cho ta y phục, đồ ăn uống, giường chõng, thuốc thang, đủ mọi thứ để nuôi thân. Mong cho kia nhờ sự bố thí này mà có nhiều công đức, có đại quang minh, được nhiều phước báo’. Vậy hãy thành tựu được giới cụ túc và không phế bỏ thiền địnhthành tựu quán hạnh, ở nơi không tịnh. “Này Tỳ-kheo, hãy ước nguyện rằng: ‘Mong ta có thể nhẫn chịu được sự đói, khát, nóng, lạnh, muỗi mòng châm chích, sự áp bức của gió, của mặt trời; bị tiếng xấu, bị đánh đập cũng có thể nhẫn chịu; bản thân bị tật bệnh rất là đau khổcho đến mạng sống sắp tuyệt, các sự không được vui, ta cũng đều có thể kham nhẫn’. Vậy hãy thành tựu được giới cụ túc và không phế bỏ thiền địnhthành tựu quán hạnh, ở nơi không tịnh.

“Này Tỳ-kheo, hãy ước nguyện rằng: ‘Mong ta kham nhẫn được điều không hoan lạc. Nếu sanh tâm không hoan lạc, không bao giờ để đắm trước’. Vậy hãy thành tựu được giới cụ túc và không phế bỏ thiền địnhthành tựu quán hạnh, ở nơi không tịnh.

“Này Tỳ-kheo, hãy ước nguyện rằng: ‘Nếu ta sanh khởi ba niệm ác bất thiện, niệm dục, niệm nhuế, niệm hại; mong ta không bao giờ để đắm trước với ba niệm ác bất thiện đó’. Vậy hãy thành tựu được giới cụ túc và không phế bỏ thiền địnhthành tựu quán hạnh, ở nơi không tịnh.

“Này Tỳ-kheo, hãy ước nguyện rằng: ‘Mong ta ly dục, ly pháp ác bất thiệncho đến chứng đắc đệ Tứ thiềnthành tựu và an trụ’. Vậy hãy thành tựu giới cụ túc và không phế bỏ thiền địnhthành tựu quán hạnh, ở nơi không tịnh.

 
 

“Này Tỳ-kheo, hãy ước nguyện rằng: ‘Mong ta dứt hẳn ba kiết, chứng đắc quả Tu-đà-hoàn, không bị rơi xuống pháp ác, quyết định thú hướng đến quả vị Chánh giác, tối đa còn bảy lần ở cõi trời. Sau bảy lần qua lại rồi liền chứng đắc khổ biên’. Vậy hãy thành tựu giới cụ túc và không phế bỏ thiền địnhthành tựu quán hạnh, ở nơi không tịnh.

“Này Tỳ-kheo, hãy ước nguyện rằng: ‘Mong ta đã dứt hết ba kết, làm mỏng dâm, nộ, si; chỉ còn một lần qua lại ở cõi trờicõi người. Sau một lần qua lại rồi liền chứng đắc khổ biên’. Vậy hãy thành tựu giới cụ túc và không phế bỏ thiền địnhthành tựu quán hạnh, ở nơi không tịnh.

“Này Tỳ-kheo, hãy ước nguyện rằng: ‘Mong ta dứt hết năm phần kiết, sanh vào thế gian kia mà chứng đắc Niết-bàn, được pháp bất thối, không trở lại thế gian này’. Vậy hãy thành tựu giới cụ túc và không phế bỏ thiền địnhthành tựu quán hạnh ở nơi không tịnh.

“Này Tỳ-kheo, hãy ước nguyện rằng: ‘Mong ta được tịch tịnh giải thoát, ly sắc, chứng đắc vô sắc với định như vậy, tự thân chứng ngộ, thành tựu và an trụ, do tuệ quán mà đoạn trừ lậu và biến tri lậu’. Vậy hãy thành tựu giới cụ túc và không phế bỏ thiền địnhthành tựu quán hạnh ở nơi không tịnh.

“Này Tỳ-kheo, hãy ước nguyện rằng: ‘Mong ta được như ý túcthiên nhãn trítha tâm trítúc mạng trísanh tử trí, các lậu đã dứt sạch, chứng đắc vô lậutâm giải thoáttuệ giải thoát, ngay trong đời này tự tri tự giác, tự thân chứng ngộ, thành tựu và an trụ, biết một cách như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’.’ Vậy hãy thành tựu giới cụ túc và không phế bỏ thiền địnhthành tựu quán hạnh ở nơi không tịnh”.

Lúc bấy giờ, Tỳ-kheo ấy sau khi nghe Phật thuyết giảng, khéo thọ lãnh, khéo ghi nhớ, từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phậtđi nhiễu quanh ba vòng rồi lui ra. Tỳ-kheo ấy lãnh thọ lời Phật dạyẩn dật nơi yên tĩnh, thiền tọa tư duytu hành tinh cầntâm không phóng dật. Do ẩn dật những nơi yên tĩnh, thiền tọa tư duytu hành tinh cầntâm không phóng dật để đạt đến mục đích mà thiện nam tử cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đìnhsống không gia đìnhxuất gia học đạo, là đây chỉ mong thành tựu phạm hạnh vô thượng, ngay trong đời này mà tự tri tự giác, tự thân chứng ngộ, thành tựu và an trụ, biết một cách như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Tôn giả ấy đã biết pháp rồi, liền chứng quả A-la-hán. 

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyếthoan hỷ phụng hành.
 

Chú thích

[1] Tương đương Pāli, M. 6 Ākaṅkheyyasuttaṃ. Tham chiếu, A. 10. 71 Ākaṅkha.

[2] Đắc cụ túc giới 得具足戒. Pāli: sampannasīla, giới được thành tựu.

[3] Thành tựu quán hạnh. Pāli: vipassanāya samannāgato.

[4] Không tĩnh xứ 空靜處. Pāli: suññāgāra, chỗ trống không, trống trải.

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 5

Post Views: 187