Giáo Án Trường Bộ Kinh – Kinh Á Sá Năng Chí (àtànàtiya Sutta)

Giáo Án Trường Bộ Kinh – Kinh Á Sá Năng Chí (àtànàtiya Sutta)


Giáo Án Trường Bộ Kinh 

Kinh Á Sá Năng Chí (Àtànàtiya Sutta)

Xuất Xứ:

Sau khi đêm gần mãn, đức Phật đã thuyết giảng Pháp Thoại này đến chư Tỳ Khưu Tăng ở tại núi GIJJHAKÙTA (Linh Thứu), thành RÀJAGAHA (Vương Xá).

Duyên Khởi:

Tứ Thiên Vương và các vị Dạ Xoa đi đến yết kiến đức Thế Tôn tại núi GIJJHAKÙTA (Linh Thứu), đọc lên nội dung bài kinh ÀTÀNÀTIYA với lòng mong mỏi Tứ Chúng (Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, Cận Sự Nam, Cận Sự Nữ) hãy nên học bài kinh này để có thể sống an lạc, được che chở, được hộ trì không bị tai họa.

Chánh Kinh:

  • Các vị Tứ Đại Thiên Vương cùng với các vị Dạ Xoa đi đến núi GIJJHAKÙTA đảnh lễ đức Phật trong một đêm tối thâm sâu.
  • Thiên Đại Vương VESSAVANA tác bạch với đức Thế Tôn về thực trạng của các vị Dạ Xoa:
  • Những vị Thượng Phẩm Dạ Xoa có lòng tin tưởng đức Phật.
  • Còn những vị Trung Phẩm và Hạ Phẩm không có lòng tin tưởng đức Phật.
  • Phần lớn các Dạ Xoa không có lòng tin tưởng đức Phật do bởi phần lớn các Dạ Xoa không hoan hỷ, bất duyệt ý thọ trì Ngũ Giới.
  • Trong hang cốc thâm sâu, các đệ tử của đức Phật đang tịnh tu thích hợp, nhưng các Thượng Phẩm Dạ Xoa không tin tưởng đức Thế Tôn.
  • Do đó, Thiên Đại Vương VESSAVANA ngỏ lời đề nghị nên học bài kinh ÀTÀNÀTIYA để khởi lòng tín ngưỡng cho Dạ Xoa, để che chở hộ trì Tứ Chúng, để có thể sống an lạc, được che chở, được hộ trì không bị tai họa.
  • Sau khi được đức Phật chấp thuận, Thiên Đại Vương đọc lên bài kinh này. Đoạn đầu bài kinh là phần tán thán và đảnh lễ bảy đức Phật quá khứ và hiện tại. Các đoạn sau đề cập các vị vua trị vì mười phương.
  • Phương Đông do Thiên Vương DHATARATTHA (Trì Quốc Thiên Vương) trị vì, có các Càn Thát Bà hầu
  • Phương Nam do Thiên Vương VIRÙLHA (Tỳ Lâu Lặc Thiên Vương) trị vì, có các loài KUMBHANDÀ (Cưu Bàn Trà) hầu
  • Phương Tây do Thiên Vương VIRÙPAKKHA (Tỳ Lâu Bác Xoa Thiên Vương) trị vì, có các loài NÀGA (Rồng) hầu
  • Phương Bắc được gọi là Bắc Câu Lô Châu (UTTARA KURÙ) do Thiên Vương KUVERA trị vì với núi NERU (Tu Di) với đời sống thanh nhàn sung túc, với nhiều thành phố lâu đài cao đẹp và ÀLAKAMANDA là kinh đô của Vua.
  • Mỗi vị Vua đều có rất đông hoàng tử, đồng một tên là INDA, và cả Hội Chúng đều đảnh lễ đức Phật
  • Hiệu năng của bài kinh này là che chở cho Tứ Chúng (Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, Cận Sự Nam, Cận Sự Nữ) thoát khỏi bất luận hàng Càn Thát Bà, Câu Bàn Trà, Dạ Xoa, Long Vương, hoặc bất luận một loài Phi Nhân nào hãm hại.

Nội Dung Bài Kinh ÀTÀNÀTIYA (Hộ Kinh)

Đảnh lễ VIPASSI, Sáng suốt và huy hoàng! Đảnh lễ đấng SIKHÌ, Có lòng thương muôn loài!

Đảnh lễ VESSABHA, Thanh tịnh, tu khổ hạnh! Đảnh lễ KAKUSANDHA, Vị nhiếp phục Ma quân! Đảnh lễ KONÀGAMANA, Bà La Môn viên mãn!

Đảnh lễ KASSAPA, Vị giải thoát muôn mặt! Đảnh lễ ANGIRASA, Vị Thích Tử huy hoàng.

Đã thuyết Chân Diệu Pháp, Diệt trừ mọi khổ đau. Ai yểm ly thế giới, Nhìn đời đúng như chân.

Vị ấy không hai lưỡi, Bậc vĩ đại thanh thoát.

Chúng đảnh lễ GOTAMA, Lo an lạc Nhân Thiên. Trì Giới đức viên mãn, Bậc vĩ đại thanh thoát.

 

Mặt trời sáng mọc lên, Vầng thái dương tròn lớn.

Khi mặt trời mọc lên, Đêm tối liền biến mất.

Khi mặt trời mọc lên, Liền được gọi là ngày.

Biển cả hải triều động, Như hồ nước thâm sâu.

Ở đây mọi người biết, Chính biển cả hải triều.

Dân chúng gọi phương ấy, Là Phương PURIMÀ (phương Đông).

Vị trị vì phương ấy, Bậc Đại Vương danh xưng.

Chủ loài Càn Thát Bà, Danh gọi DHATARATTHA.

(Trì Quốc Thiên Vương), Càn Thát Bà hầu quanh.

Hưởng múa hát của chúng, Vua này có nhiều con. Ta chỉ nghe một tên, Tám mươi và mười một.

Đại lực, danh INDA, Chúng chiêm ngưỡng Thế Tôn.

Thuộc giòng họ mặt trời, Từ xa, chúng lễ Phật.

Bậc vĩ đại thanh thoát, Đảnh lễ bậc Siêu Nhân!

Đảnh lễ bậc Thượng Nhân! Thiện Tâm nhìn chúng con.

Phi nhân cũng lễ Ngài, Đã nhiều lần, nghe hỏi.

Nên đảnh lễ như vậy,

Quý vị xin đảnh lễ GOTAMA chiến thắng!

Chúng con xin đảnh lễ GOTAMA chiến thắng!

Đảnh lễ GOTAMA, Bậc trí đức viên mãn.”

 

Chúng được gọi PETA, Nói hai lưỡi, sau lưng.

Sát sanh và tham đắm, Đạo tặc và man trá.

Dân chúng gọi phương ấy, Là phương Nam (Phương DAKKHINÀ).

Vị trị vì phương ấy, Bậc Đại Vương, danh xưng.

Chủ loài KUMBHANDA (Cửu Bàn Trà), Danh gọi VIRÙLHA.

(Tỳ Lâu Lặc Thiên Vương), KUMBHANDÀ hầu quanh.

Hưởng múa hát của chúng, Vua này có nhiều con.

Ta chỉ nghe một tên, Tám mươi và mười một.

Đại lực, danh INDA, Chúng chiêm ngưỡng Thế Tôn.

Thuộc giòng họ mặt trời, Từ xa, chúng lễ Phật.

Bậc vĩ đại thanh thoát, Đảnh lễ bậc Siêu Nhân!

Đảnh lễ bậc Thượng Nhân! Thiện Tâm nhìn chúng con.

Phi nhân cũng lễ Ngài, Đã nhiều lần, nghe hỏi.

Nên đảnh lễ như vậy,

Quý vị, xin đảnh lễ GOTAMA chiến thắng!

Chúng con xin đảnh lễ GOTAMA chiến thắng!

Đảnh lễ GOTAMA, Bậc trí đức viên mãn.

 

Mặt trời sáng lặn xuống, Vầng thái dương tròn lớn.

Khi mặt trời lặn xuống, Ban ngày liền biến mất.

Khi mặt trời lặn xuống, Liền được gọi là đêm.

Biển cả hải triều động, Như hồ nước thâm sâu.

Ở đây mọi người biết, Chính biển cả hải triều.

Dân chúng gọi phương ấy, Là Phương PACCHIMÀ (phương Tây).

Vị trị vì phương ấy, Bậc Đại Vương danh xưng.

Chủ các loài NÀGÀ, Danh gọi VIRÙPAKKHA.

(Tỳ Lâu Bác Xoa), Loài NÀGÀ hầu quanh.

Hưởng múa hát của chúng, Vua này có nhiều con.

Ta chỉ nghe một tên, Tám mươi và mười một.

Đại lực, danh INDA, Chúng chiêm ngưỡng Thế Tôn.

Thuộc giòng họ mặt trời, Từ xa, chúng lễ Phật.

Bậc vĩ đại thanh thoát, Đảnh lễ bậc Siêu Nhân!

Đảnh lễ bậc Thượng Nhân! Thiện Tâm nhìn chúng con.

Phi nhân cũng lễ Ngài, Đã nhiều lần, nghe hỏi.

Quý vị, xin đảnh lễ GOTAMA chiến thắng!

Chúng con xin đảnh lễ GOTAMA chiến thắng!

Đảnh lễ GOTAMA, Bậc trí đức viên mãn.

 

Bắc Câu Lô Châu (UTTARAKURÀ) an lạc.

Đại NERU (Tu Di) đẹp đẽ, Tại đấy, mọi người sống.

Không sở hữu, chấp trước, Chúng không gieo hột giống. Không cần phải kéo cày, Loài người được thọ hưởng.

Lúa chín khỏi nhọc công, Loại gạo không cám trấu. Thanh tịnh có hương thơm, Được nấu chín trên đá. Và chúng ăn gạo ấy, Chỉ cởi loài bò cái.

Đi phương này phương khác, Chỉ dùng các loài thú.

 

 

Dùng xe đàn bà kéo, Đi phương này phương khác. Dùng xe đàn ông kéo, Đi phương này phương khác. Dùng xe con gái kéo, Đi phương này phương khác. Dùng xe con trai kéo, Đi phương này phương khác. Chúng leo trên các xe, Đi khắp mọi phương hướng. Để phục vụ Vua mình, Chúng cỡi xe voi kéo.

Xe ngựa, xe Chư Thiên, Đối với Vua danh xưng. Có lâu đài, có kiệu, Nhiều thành phố của Vua.

Được xây giữa hư không, Các thành ÀTANATA, KUSINATA. PARAKUSINÀTÀ, NÀTTAPURIYÀ, PARAKUSITANÀTÀ.

KAPIVANTA thuộc phía Bắc,

Và các thành phố khác như JANOGHA, NAVANAVATIYA, AMBARA, AMBARAVATIYA, ÀLAKAMANDÀ là kinh đô của Vua.

Chỗ KUVERA ở, Vị Vua đáng kính này. Kinh đô tên VISÀNÀ, Do vậy KUVERA.

Được danh VESSAVANA, Các Sứ Quán được tên:

TATOLÀ, TATTALÀ, TATOTALÀ, OJASI, TEJASI, TATOJASI.

Vua SÙRA, ARITTHA, NEMI, Đây có vùng nước lớn. Từ đây mưa đổ xuống, Được tên DHARANÌ.

Tại đây có giảng đường, Tên BHAGALAVATI. Chỗ Dạ Xoa tập hội, Tại đây nhiều cây trái.

Trên cây chim tụ hợp, Các loại công, loại cò. Diệu âm chim KOKILÀ, Ở đây, chim JÌVA.

Kêu tiếng “Hãy sống đi,” Và tiếng chim kêu lên. Hãy khởi tâm thích thú, Nhiều loại chim sai khác. Ở rừng và ở hồ, Với con vẹt ồn ào.

Và con chim MYNA, Các loại chim thần thoại.

Gọi là DANDAMÀNAVAKÀ, Hồ sen KUVERA, chiếu sáng tất cả trời. Dân chúng gọi phương ấy, Là phương UTTARÀ (phương Bắc).

Vị trị vì phương ấy, Bậc Đại Vương danh xưng. Chủ các loài Dạ Xoa, Danh gọi KUVERA.

(Ku Ve Ra), Các Dạ Xoa hầu quanh.

Hưởng múa hát của chúng, Vua này có nhiều con. Ta chỉ nghe một tên, Tám mươi và mười một.

Đại lực, danh INDA, Chúng chiêm ngưỡng Thế Tôn. Thuộc giòng họ mặt trời, Từ xa, chúng lễ Phật.

Bậc vĩ đại thanh thoát, “Đảnh lễ bậc Siêu Nhân!

Đảnh lễ bậc Thượng Nhân! Thiện Tâm nhìn chúng con. Phi nhân cũng lễ Ngài, Đã nhiều lần, nghe hỏi.

Nên đảnh lễ như vậy,

Quý vị, xin đảnh lễ GOTAMA chiến thắng!

Chúng con xin đảnh lễ GOTAMA chiến thắng! Đảnh lễ GOTAMA, Bậc trí đức viên mãn.

Đức Thế Tôn khuyến khích Tứ Chúng (Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, Cận Sự Nam, Cận Sự Nữ) hãy nên học thuộc lòng bài kinh ÀTÀNÀTIYÀ này, để được che chở, được hộ trì, được ngăn khỏi điều tai hại, được sống an vui hạnh phúc.

Kết Luận:

Sau khi đức Phật dứt lời Pháp Thoại này, chư Tỳ Khưu Tăng hoan hỷ tín thọ lời dạy của Ngài.



Nguồn : Source link

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 9