Toát Yếu Trung bộ 044 : Tiểu kinh Phương quảng

Toát Yếu Trung bộ 044 : Tiểu kinh Phương quảng

Phần I  –  Phần II  –  Phần III

TRUNG BỘ KINH – BÀI KINH SỐ 44

Tiểu kinh Phương quảng

  1. TOÁT YẾU

Cùlavedalla Sutta – The shorter series of questions and answers.

Tập hợp ngắn các vấn đáp. (Xem kinh 43.)

  1. TÓM TẮT

Ni sư Dhammadinna giảng cho nam cư sĩ Visakha về những điểm:

  1. Tự thân: năm thủ uẩn là tự thân. Tập khởi của tự thân là khát ái câu hữu hỉ, tham, tìm cầu hỉ lạc chỗ này chỗ khác. Tự thân diệt là đoạn diệt khát ái. Con đường đoạn diệt là thánh đạo tám ngành.
  2. Thủ và uẩn: có dục tham đối với năm uẩn thì gọi là thủ uẩn.
  3. Thân kiến là sự chấp trước của phàm phu, xem 5 uẩn là tự ngã, hay xem tự ngã có năm uẩn, hay xem 5 uẩn ở trong tự ngã, hay xem tự ngã ở trong 5 uẩn. Phi thân kiến là không có những quan điểm như vậy.
  4. Tám thánh đạo và ba uẩn. Thánh đạo là hữu vi, không phải vô vi; Ba uẩn thâu nhiếp tám thánh đạo: Giới uẩn là chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng; Ðịnh uẩn là chính tinh tấn, chính niệm, chính định; Tuệ uẩn là chính kiến, và chính tư duy.
  5. Ðịnh, định tướng, định cư tụ, và định tu tập: Nhất tâm là định; 4 niệm xứ là tướng củađịnh, bốn chính cần là tư cụ của định, tu tập các pháp ấy gọi là tu tập định.
  6. Ba hành là thân, khẩu, ý. Thở vô thở ra là thân hành vì lệ thuộc thân; tầm tứ là khẩu hành vì do suy tư mà có lời nói; tưởng, thọ là ý hành vì hai pháp này tùy thuộc về tâm.
  7. Nhập và xuất Diệt thọ tướng định: Một người nhập định này không khởi lên ý nghĩ tôi sẽ nhập, đang nhập hay đã nhập, chỉ do tu tập nên đưa đến trạng thái ấy. Khi nhập định này, thứ tự diệt ba hành là khẩu, thân, ý. Khi xuất, thứ tự sinh khởi trở lại ba hành là ý, thân, khẩu. Khi xuất Diệt định, vị ấy cảm thọ ba loại xúc là không, vô tướng, vô nguyện. Tâm vị ấy hướng về độc cư.
  8. Ba thọ: đối với lạc thọ, thì trú là lạc, biến hoại là khổ. Ðối với khổ thọ, thì trú là khổ, biến hoại là lạc. Ðối với bất khổ bất lạc, thì có trí là lạc, vô trí là khổ. Trong lạc thọ, có tham tùy miên; trong khổ thọ có sân tùy miên; trong bất khổ bất lạc có si tùy miên. Tuy nhiên, ba thọ này ở trong thiền định thì không có tùy miên tham, sân, si. Ví dụ lạc thọ ở sơ thiền không có tham tùy miên; ưu tư muốn đạt các cảnh giới cao thượng là một loại khổ thọ nhưng không có sân tùy miên; và xả niệm thanh tịnh ở tứ thiền là bất khổ bất lạc thọ nhưng không có vô minh tùy miên.
  9. Minh và vô minh;
  10. Giải thoát và niết bàn.

III. CHÚ GIẢI

Visàkha là một thương gia giàu có ở thành Vương xá. Dhammadinnà khi còn tại gia, là vợ ông ta. Sau khi xuất gia làm tỳ kheo ni, bà đắc quả A la hán, được Phật công bố là đệ tử ni xuất sắc nhất về giảng Pháp.

Năm thủ uẩn là toàn bộ chân lý về Khổ, nên bốn câu hỏi đặt ra đầu tiên về Bốn chân lý liên hệ đến bản ngã hay Khổ.

Thủ ở đây chỉ tham ái, là một phần của hành uẩn, nên nó không phải năm uẩn; nhưng vì nó không tách rời 5 uẩn, nên cũng không có thủ ở ngoài năm uẩn.

Kiến chấp bản ngã có 20 kiểu. Luận dẫn 4 hình thức chấp ngã liên hệ đến sắc uẩn như sau. Hoặc chấp hình chất là ngã, như ngọn lửa là một với màu sắc ngọn lửa. Hoặc chấp ngã có một hình chất như cây có cái bóng cây. Hoặc chấp hình chất ở trong ngã, như mùi hương ở trong hoa. Hoặc chấp ngã ở trong hình chất, như viên ngọc nằm trong cái hộp.

Thứ tự diệt và tái sinh khởi ba hành trong thiền định: tầm tứ hay khẩu hành diệt trước, trong nhị thiền; kế đến là hơi thở hay thân hành diệt ở tứ thiền; và cuối cùng thọ và tưởng hay ý hành diệt khi chứng nhập Diệt định. Khi xuất diệt định, trước hết là tâm hành, tức ý thức về sự đắc quả khởi lên, cùng với nó là thọ và tưởng tương ứng; kế tiếp là khi hữu phần tâm khởi lên, thì hơi thở hay thân hành bắt đầu trở lại. Cuối cùng, khi thiền giả trở về với sinh hoạt bình thường, thì khẩu hành khởi lên.

Tương đương, patibhàga, chỉ sự tương quan giữa hai pháp vừa đối nghịch vừa phụ thuộc vào nhau, như sáng với tối.

Vô minh là tương đương với bất khổ bất lạc, vì cảm thọ này rất vi tế khó nhận diện.

Niết bàn cũng có cái đối nghịch là các pháp hữu vi, nhưng theo nghĩa tuyệt đối, nó không có pháp phụ thuộc vì làm sao có cái gì phụ thuộc vào Niết bàn là pháp vô vi, vô điều kiện?

  1. PHÁP SỐ

Ba hành, ba thọ, ba tùy miên, ba uẩn [giới định tuệ], bốn chân lý, năm triền cái, năm thiền chỉ, năm uẩn, tám thánh đạo.

  1. KỆ TỤNG
  2. Cư sĩ Visakha
    Hỏi Dhammadinna
    Về tập khởi của thân
    Và đoạn diệt của nó.
    Năm uẩn là tự thân
    Có ra vì khát ái
    Câu hữu với hỉ, tham
    Tìm hỉ lạc khắp chỗ.
    Sự chấm dứt tự thân
    Là xả ly ái, thủ
    Con đường dứt ái thủ
    Là thánh đạo tám ngành.2. Thủ khác với năm uẩn
    Hay thủ, uẩn là một?
    Thủ không khác năm uẩn
    Vì ở trong năm uẩn
    Thủ thuộc về hành uẩn.
    Nhưng khi có dục tham
    Ðối với thân năm uẩn
    Mới gọi là thủ uẩn.3. Thân kiến nghĩa là gì
    Kẻ phàm phu chấp trước
    Xem sắc  tự ngã,
    Hoặc tự ngã  sắc,
    Hoặc sắc ở trong ngã,
    Hoặc ngã ở trong sắc
    Với thọ, tưởng, hành, thức
    Thành hai mươi thân kiến.4. Tám thánh đạo, ba uẩn.
    Thánh đạo là hữu vi
    Bao gồm trong ba uẩn
    Giới uẩn là chính ngữ,
    Chính nghiệp và chính mạng;
    Ðịnh uẩn chính tinh tiến,
    Chính niệm cùng chính định;
    Tuệ uẩn là chính kiến
    Cùng với chính tư duy.5. Gì là Ðịnh, định tướng,
    Tư cụ và tu tập?
    Nhất tâm gọi là định;
    Tướng định: 4 niệm xứ;
    Tư cụ: bốn chính cần;
    Tu tập các pháp ấy
    Gọi là tu tập định.6. Ba hành nghĩa là gì?
    Thân, khẩu, và ý hành.
    Thân hành là hơi thở
    Vì do thân sinh ra;
    Khẩu hành là tầm tứ
    Vì nghĩ trước, nói sau.
    Ý hành là tưởng, thọ
    Vì do tâm mà có.7. Trạng thái nhập Diệt định
    Xảy ra do tu tập
    Không do móng khởi tâm
    “Ta sẽ nhập, trú, xuất”
    Tỳ kheo nhập định này
    Ngữ hành tầm tứ diệt
    Rồi thân hành, ý hành.
    Khi xuất Diệt tận định
    Ý khởi, đến thân, khẩu.
    Cảm thọ ba loại xúc:
    Vô tướng, vô nguyện, không.8. Ðối với cảm thọ lạc,
    Trú lạc, biến hoại khổ.
    Ðối với cảm thọ khổ,
    Trú khổ, biến hoại lạc.
    Với bất khổ bất lạc,
    Trí lạc, vô trí khổ.
    Trong lạc, tham tùy miên,
    Trong khổ, sân tùy miên,
    Trong xả, si tùy miên.
    Tuy vậy trong các thiền
    Có thọ, không tùy miên:
    Hỉ lạc ở sơ thiền
    Không có tham tùy miên;
    Ưu tư muốn đắc thiền
    Là khổ thọ không sân
    Xả niệm ở tứ thiền
    Không vô minh tiềm ẩn.
    Lạc lấy khổ làm đối
    Khổ lấy lạc đắp đổi
    Bất khổ bất lạc thọ
    Là vô minh gần kề.9. Vô minh lấy gì đối?
    – đối xứng và đối nghịch –
    Lấy “Minh” làm tương đương
    Minh lấy gì để đối?
    Giải thoát là tương đương.
    Giải thoát lấy gì đối?
    Giải thoát đối Niết bàn
    Ðến đây là hết đối.

-ooOoo-

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 38

Post Views: 255