Toát yếu Trung bộ 110 : Tiểu kinh Mãn Nguyệt

Toát yếu Trung bộ 110 : Tiểu kinh Mãn Nguyệt

Phần I  –  Phần II  –  Phần III

TRUNG BỘ KINH – BÀI KINH SỐ 110

Tiểu kinh Mãn Nguyệt

  1. TOÁT YẾU

Cùlapunnama Sutta.

The Shorter Discourse on the Full-moon Night. The Buddha explains the differences between an “untrue man” and a “true man”.

[Bản kinh ngắn thuyết vào đêm rằm. Phật giảng sự khác biệt giữa một người bất chính và một người chân chính.]

  1. TÓM TẮT

Phật ở Ðông viên, giảng đường Lộc mẫu, vào ngày rằm bố tát dạy chúng tỷ kheo về chính và bất chính.

  1. Người bất chính (asappurisa [1]) không thể biết được một người là bất chính hay chân chính. Người bất chính là kẻ đầy đủ pháp bất chính; giao du với người bất chính, suy tư như người bất chính, nói năng như người bất chính, hành động bất chính, có tà kiến, bố thí một cách bất chính. Ðầy đủ pháp bất chính là: bất tín, vô tàm, vô quý, ít nghe, biếng nhác, thất niệm, liệt tuệ. Giao du với người bất chính là làm bạn với những kẻ có các pháp bất chính như trên. Suy tư bất chính là nghĩ những việc tự hại, hại người, hại cả hai. Nói năng bất chính là nói láo, hai lưỡi, ác khẩu, vô ích. Hành động bất chính là sát sinh, tà hạnh trong các dục. Tà kiến là tuyên bố không có bố thí và quả báo, thiện ác không có kết quả, không có đời này đời sau, các loại hóa sanh, ở đời không có sa môn, bà la môn tự chứng thánh trí và truyền dạy lại. Bố thí bất chính là không tự tay bố thí, bố thí một cách vô lễ, không nghĩ kỹ, bố thí vật không cần, bố thí không nghĩ tương lai. Người đầy đủ pháp bất chính như vậy, sau chết sanh vào cảnh giới của kẻ bất chính là địa ngục hoặc bàng sanh.
  2. Người chân chính thì có thể biết được một người khác là chân chính hay bất chính. Người chân chính là người đầy đủ chính pháp, giao du các bậc chân chính, suy nghĩ chân chính, có chính kiến, bố thí chân chính. Và “chân chính” thì ngược lại với những gì là bất chính nói trên.

III. CHÚ GIẢI

  1. Asappurisa, Kinh sớ chú thích là pàpapurisa, một kẻ xấu ác.
  2. PHÁP SỐ
  3. KỆ TỤNG
  4. Thế Tôn dạy chúng ta
    Về chính và bất chính
    Kẻ bất chính khó phân
    Người chính với kẻ tà.2. Bất chính là một người
    Ðầy đủ pháp bất chính
    Giao du kẻ ác nhân
    Nghĩ nói làm đều quấy.3. Bố thí cũng phi chân
    Trong cách cho, vật thí.
    Khi thân hoại mạng chung
    Ðọa bàng sanh ngạ quỷ.4. Pháp bất chính nghĩa là
    Không tin, không hổ thẹn
    Ít nghe và lười biếng
    Thất niệm lại ngu đần.5. Giao du kẻ bất chính
    Là thường kết bạn thân
    Với những người có đủ
    Pháp bất chính như trên.6. Suy tư cùng toan tính
    Ðều tự hại, hại người
    Hoặc hại đến cả hai
    Là tư duy bất chính.7. Nói dối, ác, ly gián
    Hai lưỡi và phù phiếm
    Sát sinh, trộm, tà dâm
    Là nói làm bất chính.8. Bố thí không chính chân
    Không tự tay, vô lễ
    Ðem cho vật không cần
    Không nghĩ đến tương lai.9. Có tà kiến nghĩa là
    Bác bỏ nghiệp và quả
    Phủ nhận đời này, sau
    Thánh nhân và cha mẹ.10. Một con người chân chính
    Biết kẻ chính người tà
    Ðầy đủ pháp chính chân
    Giao du người hiền thiện.11. Tín tàm quý đa văn
    Tinh cần niệm và tuệ
    Ðây gọi là chính pháp
    Theo chính ấy, bạn hiền.12. Nghĩ chính: không tự hại
    Hoặc hại đến mình, người
    Nói chính: không hai lưỡi
    Lời dối, thô, phù phiếm.13. Chính kiến tin nhân quả
    Có cha mẹ, thánh nhân
    Sự bố thí chính chân:
    Tự tay cho vật cần.14. Một con người chân chính
    Ðầy đủ pháp chính chân
    Nghĩ, nói, làm đều tốt
    Mạng chung sinh cõi lành.

-ooOoo-

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 18

Post Views: 336