Toát Yếu Trung bộ 113 : Kinh Chân nhân

Toát Yếu Trung bộ 113 : Kinh Chân nhân

Phần I  –  Phần II  –  Phần III

TRUNG BỘ KINH – BÀI KINH SỐ 113

Kinh Chân nhân

  1. TOÁT YẾU

Sappurisa Sutta – The True Man.

The Buddha distinguishes the character of a true man from that of an untrue man.

[Phật giản biệt đặc tính của một người chân chính khác với người bất chính.]

  1. TÓM TẮT

Phật giảng về chân nhân và phi chân nhân [1]. Phi chân nhân thì tự hào vì mình xuất gia từ một gia đình cao sang, nên khen mình chê người. Cũng vậy, tự hào về giai cấp (dòng họ), danh tiếng, lợi lộc, đa văn, trì luật, thuyết pháp, khổ hạnh [2], chứng thiền cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tự cho ta được như vậy, các tỷ kheo khác không được, nên khen mình chê người. Chân nhân thì lấy đạo làm chính yếu, nên không nghĩ vì thuộc gia đình cao sang, dòng họ cao quý, danh tiếng… cho đến chứng các thiền, mà tham sân si được đoạn trừ, do vậy không khen mình chê người. Vị ấy nhớ lời Phật dạy rằng sự thật về mọi thứ luôn luôn khác với những gì được quan niệm về chúng [3], nên vượt qua Phi tưởng phi phi tưởng, chứng Diệt thọ tưởng định [4], và sau khi thấy với trí tuệ, lậu hoặc đoạn trừ. Vị ấy không nghĩ mình là bất cứ gì, không nghĩ đến bất cứ việc gì [5].

III. CHÚ GIẢI

  1. Sappurisađhamma và asappurisadhamma.
  2. Tức 13 khổ hạnh đề cập trong Thanh tịnh đạo, chương II.
  3. MA giải thích atammayatà không đồng hóa, không bao gồm trong đó, có nghĩa là vắng mặt khát ái. Nhưng theo đoạn văn này có lẽ là vắng bóng ngã mạn thì đúng hơn. Câu vì dù chúng quan niệm thế nào đi nữa thì sự thực bao giờ cũng khác hơn (yena yena hi mannati tato tam hoti annathà) là một ẩn ngữ triết học còn xuất hiện trong Tiểu bộ kinh 588 và Ud. 3. Luận Udàna giải thích nó có nghĩa rằng dù phàm phu quan niệm thế nào về các uẩn, là ngã hay ngã sở thuộc vv, sự thực vẫn khác với những gì người ta gán cho nó: nó không là tôi hay của tôi.
  4. Cần ghi chú rằng không có chuyện người phi chân mà lại nhập định Diệt thọ tưởng được. Khác với bốn thiền và bốn định vô sắc mà phàm phu cũng chứng được, định Diệt thọ tưởng là phạm vi chỉ dành cho những vị đã chứng quả Bất hoàn và A la hán.
  5. Na kinci mannati, na kuhinci mannati, na kenaci mannati. Ðây là một lời ngắn ngọn về cùng một trạng thái đã được mô tả đầy đủ trong kinh Trung bộ 1. Về tưởng tri, xem chú thích số 6.
  6. PHÁP SỐ
    V. KỆ TỤNG

Phật giảng về chân nhân
Và phi chân nhân pháp.
Phi chân nhân xuất gia
Tự hào về đủ thứ:
Ta gia đình cao sang
Tỷ kheo khác hèn hạ
Do tư duy như vậy
Nên khen mình chê người.
Về giai cấp dòng họ,
Danh tiếng và lợi lộc
Ða văn, khéo giữ giới,
Thuyết pháp và khổ hạnh
Nghĩ không ai bằng mình.
Chân nhân thì suy nghĩ
Không do các pháp ấy
Tham sân si đoạn trừ
Cốt yếu là hành đạo.
Với tư duy như vậy
Không khen mình chê người
Thấy ai hành đúng pháp
Cũng cần đáng tán dương.
Khi chứng đắc các thiền
Cho đến Phi phi tưởng
Phi chân nhân tự mãn
Cho không ai bằng mình.
Chân nhân không như vậy
Khi chứng đắc tứ thiền
Cho đến Phi phi tưởng
Vẫn với tâm vô tham.
Nhờ thế vượt Phi tưởng,
Chứng Diệt thọ tưởng định
Lậu hoặc được đoạn trừ
Ðạt hoàn toàn giải thoát.

-ooOoo-

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 15

Post Views: 188