Toát yếu Trung bộ 116 : Thôn Tiên Isigilisatta [1]

Toát yếu Trung bộ 116 : Thôn Tiên Isigilisatta [1]

Phần I  –  Phần II  –  Phần III

TRUNG BỘ KINH – BÀI KINH SỐ 116

Thôn Tiên Isigilisatta [1]

  1. TOÁT YẾU

Isigili Sutta – Isigili – The Gullet of the Seers.

An enumeration of the names and epithets of paccekabuddhas who formely dwelt on the mountain Isigili.

Vật nuốt những vị tiên.

Kể ra tên và đặc điểm các vị Phật Độc giác trước kia đã cư trú trên núi Thôn tiên.

  1. TÓM TẮT

Khi ở thành Vương Xá, trên núi Isigili, Phật chỉ cho các tỷ kheo những ngọn núi vây quanh thành, là núi Vebhàra [2] (Phụ trọng), Pandava (Bạch thiện), núi Vepulla (Quảng phổ), núi Gijjhakùta (Linh thứu) và dạy chúng: Những núi này xưa kia có tên khác, nay tên khác, duy chỉ ngọn núi Isigili thì xưa nay vẫn vậy. Phật kể lai lịch cái tên này như sau. Thuở xa xưa có năm trăm vị Ðộc giác Phật [3] sống trong núi này một thời gian khá dài. Họ được thấy đi vào trong núi rồi không thấy trở ra, nên quần chúng đã bảo nhau: Ngọn núi này đã nuốt những ẩn sĩ (Ime isigilatìti) [4]. Do vậy nó có tên là Thôn tiên. Và Phật kể danh xưng mười ba vị Phật độc giác đã trú lâu ngày trong núi ấy: Arittha, Uparittha, Tagarasikhì [5], Yasassì, Sudassana, Piyadassì, Gandhàra, Pindola, Upàsabha, Nitha, Tatha, Sutavà và Bhàvitatta [6]. Ngoài ra còn nhiều vì độc giác và ẩn sĩ khác nữa. Họ là những tinh hoa của hữu tình đã nhổ mũi tên khổ và dứt sạch tham ái, tự mình chứng đắc giải thoát, những vị đã đoạn tận tái sinh, từ bỏ chấp thủ nguồn gốc của đau khổ, đánh bại quân ma, những bậc vô cấu đoạn trừ tai nạn, có can đảm phi thường, thọ thân sau chót, đã đoạn kết sử, đã thắng mọi chiến trận, đã đạt đến Niết bàn.

III. CHÚ GIẢI

  1. Ở Tích Lan kinh này được tụng thường xuyên làm kinh cầu an.
  2. Núi này và núi sau đó là những ngọn núi bao quanh thành Vương xá.
  3. Ðộc giác Phật là một vị tự mình đạt giác ngộ giải thoát không nhờ Pháp do Phật giảng. Vị ấy không thể giảng dạy Pháp cho người và cũng không thể thiết lập nền giáo lý. Ðộc giác Phật chỉ xuất hiện vào thời trên thế gian không còn có Phật pháp.
  4. Hán dịch là thôn tiên, trong đó thôn là nuốt trộng.
  5. Tagarasikhin được nhắc đến trong Ud5 và SN3.
  6. Nanamoli nhận xét rằng nếu không có luận giải thì thật rất khó mà phân biệt tên riêng và đặc điểm của các vị Phật độc giác.
  7. PHÁP SỐ
    V. KỆ TỤNG

Khi ở thành Vương xá
Từ đỉnh núi Thôn tiên
Phật chỉ các ngọn núi
Vây quanh thành Vương xá:
Vebhàra (Phụ trọng)
Pandava (Bạch thiện)
Vepulla (Quảng phổ)
Gijjakùta (Linh thứu)
Những núi này xưa kia
Ðều mang những tên khác
Duy có tên Thôn tiên
Trước sao nay vẫn vậy.
Do đâu có tên này
Là I-si-gi-li (Thôn tiên)?
Xưa năm trăm Ðộc giác
Tu trong này khá lâu.
Họ đã vào trong núi
Rồi không thấy trở ra
Nên quần chúng bảo nhau:
Núi này nuốt (thôn) ẩn sĩ.
Và Phật kể danh xưng
Mười ba vị độc giác
Ðã trú trong núi ấy
Cùng nhiều ẩn sĩ khác.
Họ là những tinh hoa
Của tất cả hữu tình
Ðã nhổ mũi tên khổ
Và dứt sạch tham ái;
Ðã tự mình chứng đắc,
Ðã đoạn tận tái sinh
Ðã từ bỏ chấp thủ
Nguồn gốc của khổ đau;
Ðã đánh bại quân ma,
Ðã đoạn trừ tai nạn
Có can đảm phi thường
Thọ hình hài sau chót
Những con người vô cấu
Ðã đoạn hữu kết sử,
Ðã thắng mọi chiến trận
Ðã đạt đến Niết bàn.

-ooOoo-

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 13

Post Views: 231