TRUNG BỘ KINH – BÀI KINH SỐ 63
Tiểu Kinh Malunkya
Cùlamàlunkya Sutta – The Shorter discourse to Màlunkyàputta.
A bhikkhu threatens to leave the Order unless the Buddha answers his metaphysical questions. With the smile of the man struck by a poisoned arrow, the Buddha makes plain exactly what he does and does not teach.
Kinh ngắn giảng cho Malunkyà
Một tỳ kheo dọa sẽ từ bỏ tăng đoàn nếu Phật không trả lời cho ông những câu hỏi về siêu hình. Với ví dụ người bị trúng một mũi tên độc, Phật nêu rõ những gì Ngài có giảng dạy và không giảng dạy.
Malunkyàputta (Man đồng tử) định bụng sẽ hoàn tục nếu Phật không giải đáp cho mình bốn vấn đề: thế giới thường hay vô thường (thời gian), hữu biên hay vô biên (không gian); thân và mạng (tự ngã) là một hay khác; Như lai có tồn tại hay không tồn tại sau khi chết (Như lai). Mỗi lập trường đều bao hàm bốn câu: một chính đề, một phản đề, một phối hợp cả hai và một phủ nhận cả hai, thành 16.
Man đồng tử đi đến bạch Phật, Ngài biết thế nào thì hãy trả lời thế ấy, và nếu không biết hãy thẳng thắn đáp là không biết.
Phật hỏi lại, khi ông xuất gia có được Ngài hứa hẹn sẽ giải đáp những điều ấy không. Ông đáp không, Phật dạy do vậy Ngài không có gì ràng buộc. Nếu ai xuất gia để mong Phật giải đáp những vấn đề ấy, thì họ sẽ chết mà vẫn không được thỏa mãn.
Ví như người bị trúng tên độc, không lo rút tên ra mà muốn biết lai lịch người bắn mũi tên, tính chất của dây cung và cái tên đã bắn, thì người ấy sẽ chết trước khi biết được. Vì đời sống phạm hạnh không dính dấp đến các vấn đề siêu hình. Dù cho thế giới này thường hay vô thường, hữu biên hay vô biên… thì vẫn hiện hữu sinh già bịnh chết sầu bi khổ ưu não cần phải đoạn trừ ngay trong hiện tại. Do vậy, những gì Phật không giải đáp, hãy thọ trì là không giải đáp, đó là các câu hỏi thuộc phạm vi siêu hình; vì chúng không liên hệ đến mục đích, không phải căn bản của phạm hạnh, không đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, niết bàn.
Những gì Phật có giảng dạy, hãy thọ trì là có giảng dạy, đó là bốn chân lý: Ðây là Khổ, đây là Khổ tập, đây là Khổ diệt, đây là Con đường đưa đến khổ diệt. Vì những điều này có liên hệđến mục đích, và đưa đến ly tham, giác ngộ, niết bàn. [1]
III. CHÚ GIẢI
Bốn chân lý.
Tôn giả Manlunkyà
Ðịnh bụng sẽ hoàn tục
Nếu Phật cứ gạt bỏ
Câu hỏi mình đưa ra :
– Thế giới thường, vô thường?
(Hay vấn đề thời gian)
Hữu biên hay vô biên
(Là vấn đề không gian);
(Ðến vấn đề tự ngã)
Thân, mạng một hay khác
Cuối cùng, về Như lai:
Sau khi chết, còn, mất?
Ngài biết như thế nào
Hãy trả lời thế ấy
Không biết hãy đáp thẳng
Rằng thực ta không biết
Phật bèn hỏi lại ông
“Ta có hứa với ngươi:
Hãy sống đời phạm hạnh
Ta sẽ trả lời ngươi:
Thế giới thường, vô thường
Hữu biên hay vô biên
Thân, mạng một hay khác
Phật chết rồi còn, mất?”
– Thưa không, bạch Thế tôn.
“Này hỡi Malunkyà
Bất cứ ai xuất gia
Mong giải đáp thắc mắc
Nó sẽ chờ đến chết
Cũng không được thỏa mãn.
Như người trúng tên độc
Rút tên là việc gấp
Nếu muốn rành mọi lẽ
Trước khi rút tên ra:
Ai người đã bắn ta?
Họ tên, tướng ra sao
Cung tên bằng thứ gì?
Từ đâu nó bay đến?
Muốn biết cho tường tận
Thì chết mất còn gì.
Này hỡi Malunkyà
Vì đời sống phạm hạnh
Không có quan hệ gì
Các vấn đề như trên
Dù thế giới ra sao
Vẫn hiện hữu khổ đau
Sinh, già, bệnh, chết, sầu
Hiện tại cần trừ khử.
Do vậy, hãy thọ trì
Những gì ta thuyết giảng
Liên hệ đến mục tiêu
Là Khổ, Tập, Diệt, Ðạo
Ðây căn bản phạm hạnh
Sẽ đưa đến yểm ly,
Ðến ly tham, an tịnh,
Ðến chứng ngộ, niết bàn.”
-ooOoo-
Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.
Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả Tâm học.
Hits: 46