Tiểu Bộ Kinh Nikaya – Tập 1

Tiểu Bộ Kinh Nikaya – Tập 1

Kinh Tiểu Tụng

Địa điểm
 
Đây là quyển kinh thứ nhất của Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka Nikaya), có lẽ đã được tổng hợp thành một quyển cẩm nang cho các Sa-di và Sa-di-ni. Quyển nầy gồm 9 bài kinhbao gồm các đề tài cơ bản cho những vị xuất gia bắt đầu đời sống tu hành tại các tu việnTuy nhiên, nhiều đoạn kinh cũng được dùng để giới thiệu các căn bản Phật Pháp cho các cư sĩ. [1] Tam Quy (Saranattaya) [2] Thập Giới (Dasasikkhàpada)[3] Ba Mươi Hai Phần (Dvattimsàkàra)[4] Nam Tử Hỏi Đạo (Kumàrapanha) [5] Kinh Điềm Lành (Mangala Sutta) [6] Kinh Châu Báu (Ratana Sutta) [7] Kinh Ngoài Bức Tường (Tirokudda Sutta) [8] Kinh Bảo Tàng (Nidhikanda Sutta) [9]  Kinh Lòng Từ (Mettà Sutta)
Các bài kinh tụng 
checked
Bước đầu học Phật quy y 3 ngôi Tam bảo là : Phật , pháp , tăng
checked
Tam bảo (zh. sānbăo 三寶, ja. sanbō, sa. त्रिरत्न triratna, pi. tiratana) là “Ba ngôi báu”, ba cơ sở chính của Phật giáoPhậtPhápTăng, tức là bậc giác ngộ, giáo pháp của bậc giác ngộ và những người bạn đồng học. Người có niềm tin kiên cố nơi Tam bảo được gọi là bậc Dự lưu (vào dòng). Người Phật tử biểu lộ sự tin tưởng bằng cách quy y Tam bảo (Tam quy y). Trong mười phép quán Tùy niệm (pi. anussati), ba đối tượng đầu tiên là Tam bảo.

.

checked
Thập Giới. Cũng gọi Sa di giới, Sa di ni giới, Cần sách luật nghi, Cần sách nữ luật nghi. Chỉ cho 10 giới mà sa di, sa di ni thuộc Tiểu thừa phải thụ trì. Đó là: 1. Không sát sinh, 2. Không trộm cắp, 3. Không dâm dục, 4. Không nói dối, 5. Không uống rượu, 6. Không dùng hương hoa trang điểm thân, 7. Không hát múa xem nghe hát múa, 8. Không ngồi nằm trên giường cao rộng, 9. Không ăn phi thời, 10. Không cất giữ vàng bạc của báu.
checked
Chỉ cho 10 giới của Tiểu thừa, Đại thừa.
I. Thập Giới. Cũng gọi Sa di giới, Sa di ni giới, Cần sách luật nghi, Cần sách nữ luật nghi. Chỉ cho 10 giới mà sa di, sa di ni thuộc Tiểu thừa phải thụ trì. Đó là: 1. Không sát sinh, 2. Không trộm cắp, 3. Không dâm dục, 4. Không nói dối, 5. Không uống rượu, 6. Không dùng hương hoa trang điểm thân, 7. Không hát múa xem nghe hát múa, 8. Không ngồi nằm trên giường cao rộng, 9. Không ăn phi thời, 10. Không cất giữ vàng bạc của báu.
II. Thập giới. Chỉ cho 10 giới thiện chung cho cả Tiểu thừa và Đại thừa. (xt. Thập Thiện ThậpÁc).
III. Thập Giới. Chỉ cho 10 trọng giới của Đại thừa nói trong kinh Phạm võng. Đó là: 1. Không giết hại, 2. Không trộm cướp, 3. Không gian dâm, 4. Không nói dối, 5. Không bán rượu, 6. Không nói lỗi của các Bồ tát tại gia, xuất gia và tỉ khưu, tỉ khưu ni, 7. Không khen mình chê người, 8. Không bỏn xẻn, 9. Không từ chối sự tạ tội của người khác, 10. Không hủy báng Tam bảo, Phật, Pháp, Tăng. Mười giới trên được tông Thiên thai sử dụng làm Viên đốn giới.
 IV. Thập Giới. Cũng gọi Thập chủng hộ trì, Phòng hộ thập nguyện. Chỉ cho 10 giới khác mà Bồ tát giữ gìn, đó là: 1. Cấm giới: Giữ 4 giới nặng. 2. Thanh tịnh giới: Giữ gìn không phạm Tăng tàn. 3. Thiện giới: Giữ gìn ba dật đề. Ba giới trên thuộc Luật nghi giới. 4. Bất thuyết giới: Thiền định làm phát sinh Vị lai thiền, Căn bản thiền… không thiếu sót giới luật như sự hạnh, tính hạnh; giới này thuộc Định cộng giới. 5. Bất tích giới: Đối lại với Đạo cộng giới thuộc Tích không quán, hiển bày Đạo cộng giới thuộc Thể không quán. 6. Đại thừa giới: Tu cả hạnh lợi mình và lợi người. 7. Bất thoái giới: Vì cứu độ chúng sinh mà Bồ tát sử dụng phương tiện khéo léo làm nhữngviệctrái đạo nhưng không bỏ mất giới cấm. 8. Tùy thuận giới: Tức giới thuận theo đạo lí và cơ nghi của chúng sinh. 9. Tất cánh giới: Đại pháp rốt ráo không gì hơn. 10. Cụ túc thành tựu Ba la mật giới: Đầy đủ tất cả, không pháp nào không có. Sáu giới (từ 5 đến 10) trên thuộc Đạo cộng giới. [X. kinh Niết bàn Q.11 (bản Nam); Đại bát niết bàn kinh nghĩa kí Q.5 (Tuệ viễn); Ma ha chỉ quán Q.4, thượng].
V. Thập Giới. Cũng gọi Đại luận thập giới. Chỉ cho 10 giới mà Bồ tát phải nhớ nghĩ. Đó là: 1. Bất khuyết giới: Giữ gìn các tính giới như 4 giới nặng… không khuyết tổn hủy phạm, thường phải hộ trì như giữ gìn hạt minh châu. Nếu phạm tịnh giới thì như cái đồ dùng bị sứt mẻ không sử dụng được nữa.2. Bất phá giới: Giữ gìn 13 pháp Tăng tàn không được phạm, nếu có hủy phạm thì như chiếc bình bị nứt rạn, tuy không dùng được nhưng vẫn còn có thể hàn vá lại. 3. Bất xuyên giới: Giữ gìn Ba dật đề…, nếu có hủy phạm thì như cái bình đã thủng, không đựng được nước, phải hàn vá lại. 4. Bất tạp giới: Giữ gìn Định cộng giới, tâm an trụ trong thiền định, không khởi các ý nghĩ ham muốn. 5. Tùy đạo giới: Hàng Sơ quả Thanh văn, tùy thuận lí 4 đế phá được Kiến hoặc, không còn phân biệt. 6. Vô trước giới: Hàng Nhị thừa thấy lí chân đế, thành được đạo Thánh, đối với các Tư hoặc không còn nhiễm trước. 7. Trí sở tán giới: Bồ tát ở các thế giới giáo hóa, dắt dẫn chúng sinh, được các bậc trí khen ngợi. 8. Tự tại giới: Bồ tát giáo hóa độ sinh, nhờ có diệu dụng mà được tự tại vô ngại trong các thế gian. 9. Tùy định giới: Bồ tát theo định Thủ lăng nghiêm, hiện các uy nghi, dắt dẫn chúng sinh; tuy có biến hiện nhưng thường tĩnh lặng tự nhiên. 10. Cụ túc giới: Bồ tát giữ giới Trung đạo đệ nhất nghĩa đế, dùng trí huệ Trung đạo thâm nhập tất cả pháp, không giới nào không có. [X. Ma ha chỉ quán Q.4 thượng; Bồ tát giới nghĩa sớ Q.thượng].
VI. Thập Giới. Chỉ cho 10 giới Bồ tát thụ trì ghi trong phẩm Bồ tát thập vô tận tạng, kinh Hoa nghiêm quyển 12 (bản dịch cũ). Đó là: 1. Nhiêu ích giới(cũng gọi Phổ nhiêu ích giới): Tức làm lợi ích cho khắp tất cả chúng sinh. 2. Bất thụ giới: Tức không nhận giữ các giới của ngoại đạo. 3. Vô trước giới(cũng gọi Bất trụ giới): Tức không cầu thụ sinh và trụở trong 3 cõi.4. An trụ giới(cũng gọi Vô hối hận giới): Tức không tạo tác tội Vô gián, vĩnh viễn không phạm tất cả giới, tâm không hối hận. 5. Bất tránh giới(cũng gọi Vô vi tránh giới): Tức đối với các giới cấm do đức Phật chế định, tâm thường giữ gìn, không dám trái phạm. 6. Bất não hại giới: Không học các thứ tà pháp như huyễn thuật, bùa chú và chế các thứ thuốc làm hại chúng sinh. 7. Bất tạp giới(cũng gọi Vô tạp uế giới): Tức không chấp trước biên kiến, không giữ tạp giới, một lòng chuyên giữ giới thoát li sinh tử. 8. Li tà mệnh giới(cũng gọi Vô tham cầu giới): Tức Bồ tát không vì tâm tham cầu mà hiện tướng khác người, khoe mình có đức, chỉ vì muốn có đầy đủ pháp xuất li sinh tử mà giữ giới. 9. Li ác giới(cũng gọi Vô quá thất giới): Tức một lòng giữ giới, không tự cao tự đại. 10. Thanh tịnh giới(cũng gọi Vô hủy phạm giới): Tức thụ trì giới thanh tịnh, không hủy phạm, mãi mãi đoạn trừ 10 điều ác, đầy đủ 10 điều thiện. [X. Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.6; Hoa nghiêm kinh sớ Q.24].
VII. Thập Giới. Chỉ cho 10 giới của Bồ tát thụ trì, đó là: 1. Giới không bỏ tâm bồ đề. 2. Giới xa lìađịavị Nhị thừa. 3. Giới quán xét làm lợi ích cho tất cả chúng sinh. 4. Giới khiến tất cả chúng sinh trụ trong Phật pháp. 5. Giới tu tất cả điều Bồ tát cần phải học.6. Giới vô sở đắc đối với tất cả pháp. 7. Giới hồi hướng tất cả thiện căn cho Bồ đề. 8. Giới không đắm trước thân của tất cả Như lai. 9. Giới tư duy tất cả pháp lìa chấp thủ. 10. Giới chư căn luật nghi. [X. kinh Hoa nghiêm Q.53 (bản dịch mới); Hoa nghiêm kinh thám huyền kí 17].
VIII. Thập Giới. Cũng gọi Câu mật chi trọng giới. Chỉ cho 10 giới trọng của Bồ tát thụ trì được nói trong Vô úy tam tạng thiền yếu. Đó là: 1. Không để tâm bồ đề lui sụt. 2. Không bỏ Tam bảo. 3. Không hủy Tam bảo và kinh điển Tam thừa. 4. Không sinh tâm nghi ngờ đối với các kinh điển sâu xa của Đại thừa. 5. Không làm cho những chúng sinh đã phát tâm bồ đề rơi vào Nhị thừa. 6. Đối với những người chưa phát tâm thì cũng nói pháp như thế, khiến họ không phát tâm Nhị thừa. 7. Đối với Tiểu thừa và những người tà kiến không nên vội nói Đại thừa sâu xa, vi diệu.8. Không phát khởi các pháp tà kiến. 9. Ở trước ngoại đạo, không nên tự nói mình có diệu giới Vô thượng bồ đề. 10. Đối với các việc tổn hại hoặc không mang lại lợi ích cho tất cả chúng sinh, đều không nên làm, không bảo người làm và thấy người khác làm không hùa theo. [X. Đại nhật kinh sớ Q.17]. (xt. Thập Trọng Cấm Giới).
.
checked
Trong thân này có: tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, chất nhờn ở khớp, nước tiểu và não trong đầu.
checked
.Nội dung bài kinh phân tích cấu tạo của thân (người) , phục vụ cho việc quán bất tịnh , tính vô ngã lắp ghép
.
checked

Thế nào là một? – Mọi loài hữu tình đều tồn tại nhờ thức ăn.

Thế nào là hai? – Danh và sắc.

Thế nào là ba? – Ba loại cảm thọ.

Thế nào là bốn? – Bốn Thánh đế.

Thế nào là năm? – Năm thủ uẩn.

Thế nào là sáu? – Sáu nội xứ.

Thế nào là bảy? – Bảy giác chi.

Thế nào là tám? – Thánh đạo tám ngành.

Thế nào là chín? – Chín nơi cư trú của các loài hữu tình.

Thế nào là mười? – Vị nào có đủ mười đức tánh được gọi là vị A-la-hán.

checked
.
, .
checked

Bài kinh nổi tiếng nầy, thường được trì tụng trong các nước Phật Giáo, là một bài tóm tắt minh bạch và đầy đủ các điều luân lý của đạo Phật, cho cá nhân và xã hội. Ba mươi tám điều phước đức trong bài đó là một hướng dẫn thiết yếu cho đường đời. Bắt đầu là “lánh xa kẻ xấu ác” vốn căn bản cho các tiến bộ luân lý và tâm linh, những điều Phước Ðức đưa đến thành tựu một tâm ý vô tham, vô úy an nhiên. Hành trì theo các lời dạy trong bài kệ là một con đường chắc chắn đưa đến đời sống hài hòa và tiến bộ của cá nhân cũng như của xã hội, quốc gia, và nhân loại.

Kinh Điềm Lành (Mangala Sutta) — còn có tên là kinh Phước Đức hay kinh Hạnh Phúc — là bài kinh số 5 trong Tiểu Tụng (Khuddakapātha), thuộc Tiểu Bộ(Khuddhaka Nikāya). Đây là một bài kinh rất phổ thông tại các quốc gia Phật giáo Nam truyền và thường được chư Tăng tụng và thuyết giảng trong các dịp lễ. Ở đây, chúng tôi xin trình bày tóm tắt sơ lược nội dung bài kinh.

checked

Ratanasutta là một trong những bài Kinh có oai lực lớn; nếu được tụng đọc và lắng nghe một cách đúng đắn thì sẽ tránh khỏi tất cả mọi nguy hiểm và mang lại kết quả tốt.

Bài kinh Ratanasutta được tụng lên để cầu nguyện cho chúng sinh dứt khỏi các sự nguy hiểm do bệnh tật (roga), phi nhân (amanussa) và sự đói khát (dubbhikkha). Điều quan trọng là bài Kinh này được tụng đọc hay lắng nghe một cách đúng đắn.

checked
 
.
checked

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 128