Toát yếu Trung Bộ 005 : Không uế nhiễm

Phần I  –  Phần II  –  Phần III

TRUNG BỘ KINH – BÀI KINH SỐ 5

Không uế nhiễm

  1. TOÁT YẾU

Anangana Sutta – Without blemishes.

The venerable Sàriputta gives a discourse to the Bhikkhus on the meaning of blemishes, explaining that a bhikkhus becomes blemished when he falls under the sway of evil wishes.

Không lỗi lầm.

Tôn giả Xá lợi phất giảng cho các tỳ kheo ý nghĩa của cấu uế – hay lỗi lầm – giải thích rằng một tỳ kheo có lỗi khi vị ấy bị thao túng bởi những ước muốn xấu.

  1. TÓM TẮT

Có 4 hạng người trên đời:

  1. Có cấu uế mà không tự biết;
    2. Có cấu uế và như thật biết mình có cấu uế;
    3. Không cấu uế nhưng không tự biết;
    4. Không cấu uế và biết như thật mình không cấu uế.

Trong hai hạng có cấu uế, hạng tự biết hơn người không tự biết. Vì khi có cấu uế mà không tự biết, vị ấy sẽ chết mang theo những cấu uế còn nguyên vẹn; nhưng nếu tự biết còn cấu uế, vị ấy sẽ khởi lên ước muốn tinh tấn diệt trừ cấu uế và sẽ từ trần với tâm không còn ô nhiễm. Như người có cái bát dơ, lại bỏ quên nó vào nơi bụi bặm thì càng ngày càng dơ. Ngược lại nếu thấy bát dơ, chủ nhân đem lau chùi không để vào nơi bụi bặm, thì bát càng ngày càng sáng sạch.

Trong hai hạng không cấu uế cũng vậy. Hạng không cấu uế nhưng không tự biết một cách như thật là mình không cấu uế, thì có thể có lúc do tiếp xúc sắc đẹp mà nổi tham, quên quán thân bất tịnh, gọi là “tư niệm tịnh tướng” và từ đó tham, sân làm ô nhiễm tâm vị ấy. Như một cái bát sạch mà chủ nhân không biết dùng, lại liệng nó vào chỗ bụi bặm thì dần dà nó sẽ thành bát dơ. Người không cấu uế và như thật tuệ tri mình không cấu uế, thì sẽ không tư niệm tịnh tướng, luôn quán bất tịnh nên tham không làm ô nhiễm tâm vị ấy. Vị ấy sẽ từ trần với tâm không còn ô nhiễm. Như chủ nhân một cái bát sạch nhờ biết nó sạch nên siêng lau chùi, giữ gìn không để nó lẫn lộn với rác rưởi.

Do vậy, trong bốn hạng người thì hai hạng “có biết” là hơn hai hạng kia.

Tiếp đến tôn giả kể ra những gì gọi là cấu uế nơi tỳ kheo: đó là các suy tư bất thiện liên hệ đến dục, như vị tỳ kheo nổi lên phẫn nộ bất mãn khi thầm mong nhiều chuyện mà toàn gặp chuyện trái lại: khi có phạm giới, thầm mong đừng ai biết; mong các tỳ kheo quở trách mình tại chỗ kín đáo đừng công khai; nếu bị cử tội công khai, mong người quở trách phải là người ngang hàng. Tại giảng đường, thầm mong Phật hỏi mình nhiều lần, đừng hỏi ai khác. Vào xóm khất thực, thầm mong chúng tỷ kheo để mình dẫn đầu; thầm mong mình được chỗ tốt nhất, thực phẩm tốt nhất; mong các tỷ kheo để cho mình phát biểu sau khi ăn xong tại nhà gia chủ [thuyết tùy hỷ pháp]. Khi đại chúng nhóm họp trong tịnh xá, thầm mong họ mời mình thuyết pháp cho chúng tỷ kheo, tỳ kheo ni, nam hoặc nữ cư sĩ. Thầm mong được chúng tỳ kheo, tỳ kheo ni, nam, nữ cư sĩ tôn trọng lễ bái cúng dường mình chớ không phải ai khác. Thầm mong mình được tứ sự cúng dường loại tốt nhất.

Tất cả những mong mỏi như trên, cùng với sự bất mãn phẫn nộ do cái khổ “cầu không được” đều gọi là cấu uế, là cảnh giới của dục.

Nơi tỳ kheo nào chưa diệt trừ các cấu uế, thì dù vị ấy là người sống ở rừng, tu đủ thứ khổ hạnh, vẫn không được các vị đồng phạm hạnh cung kính tôn trọng. Người ấy được ví như một cái bát bề ngoài đẹp đẽ nhưng đựng toàn thứ dơ bẩn gớm ghiếc như xác rắn xác chuột. Trái lại một tỳ kheo dù sống gần làng mạc, không tu khổ hạnh, nhưng đã diệt trừ cấu uế, thì vẫn được cung kính tôn trọng, như một cái bát đẹp lại chứa toàn thực phẩm ngon lành.

III. CHÚ GIẢI

  1. PHÁP SỐ

Ba độc: tham sân si.

Ba nghiệp: thân, ngữ, ý.

Bốn hạng người: hai hạng có và hai hạng không cấu uế.

  1. KỆ TỤNG
  2. Bốn hạng người
    1. Ðời có bốn hạng người:
    Có lỗi mà tự tri,
    Có lỗi, không tự tri
    Không lỗi cũng gồm hai
    Tự biết, không tự biết.2. Hạng “có biết” là hơn:
    Như cái bát dơ dáy
    Chủ biết mà lau chùi
    Thì sẽ thành bát sạch.
    Cũng thế, người có lỗi
    Tự biết, lo sửa đổi
    Sẽ thành người trong sạch
    Chết mang theo nghiệp lành.3. Có lỗi không tự biết
    Như bát dơ càng dơ
    Vì lâu ngày không rửa;
    Người xấu không tự biết
    Chết mang theo xấu xa.4. Người tốt không tự biết
    Lại giao du bạn xấu
    Ðam mê theo thanh sắc
    Lâu ngày thành kẻ hư.
    Như cái bát trong sáng
    Mà đem liệng đống rác
    Hoặc chứa toàn thứ dơ
    Ði đời cái bát sạch.5. Người tự biết không lỗi
    Lo tư quán bất tịnh
    Không rơi vào tham, sân
    Chết với tâm vô nhiễm.
    Như cái bát trong sáng
    Chủ lại siêng lau chùi
    Không để bám bụi bặm
    Càng ngày càng sáng trong.B. Cấu uế của tâm:
    6. Các ác bất thiện pháp
    Và cảnh giới của dục
    Ấy gọi là đồng nghĩa
    Với cấu uế của tâm.7. Thầm mong đợi một đường
    Việc xảy ra một nẻo
    Nên phẫn nộ bất mãn
    Ðây gọi là cấu uế.8. Khi lỡ phạm giới tội
    Cầu mong đừng ai biết
    Người biết, bèn nổi sân
    Ðây gọi là cấu uế.9. “Mong họ quở trách ta
    Chỗ kín đáo một chút
    Chớ đừng giữa công khai”
    Sự xảy ra ngược lại
    Bị quở trách giữa tăng
    Ðương sự bèn nổi sân
    Ðây gọi là cấu uế.10. “Ước chi người đồng đẳng
    Quở trách tội lỗi mình”
    Thực tế không được vậy
    Bị người dưới chơi leo
    Hậm hực, lòng bất mãn
    Ðây gọi là cấu uế.11. Tại giảng đường, học Pháp
    Thầm mong thầy gọi mình
    Thầy lại gọi người khác
    Lòng bất mãn không vui
    Ðây gọi là cấu uế.12. “Mong ta được dẫn đầu
    Khi vào làng khất thực,”
    Hóa ra người dẫn đầu
    Lại là tỳ kheo khác,
    Mình bất mãn không vui
    Ðây gọi là cấu uế.13. “Mong tại nơi thọ thực
    Ta ngồi chỗ tốt nhất
    Ðược thức uống tốt nhất
    Và thực phẩm hảo hạng.”
    Một tỳ kheo khác được
    Những gì ta thầm mong
    Ta phẫn nộ, bất mãn
    Ðây gọi là cấu uế.14. “Mong sau khi ăn xong
    Ta thuyết tùy hỷ pháp”
    Nhưng sự tình xảy ra
    Là tỳ kheo khác thuyết;
    Ta phẫn nộ, bất mãn
    Ðây gọi là cấu uế.15. Khi bốn chúng tụ tập
    Tại một ngôi tịnh xá
    Tỳ kheo ấy thầm mong
    Mình được mời giảng pháp
    Nhưng sự tình xảy ra
    Một tỳ kheo khác giảng;
    Ta phẫn nộ, bất mãn
    Ðây gọi là cấu uế.16. “Mong ta được bốn chúng
    Lễ bái và cúng dường”
    Nhưng một tỳ kheo khác
    Ðã được địa vị ấy
    Ta phẫn nộ, bất mãn
    Ðây gọi là cấu uế.17. “Mong ta sẽ có được
    Những vật dụng tối thắng
    Về tứ sự cúng dường”
    Nhưng người được, ta không
    Ta phẫn nộ, bất mãn
    Ðây gọi là cấu uế.18. Nơi vị tỳ kheo nào
    Chưa đoạn trừ cấu uế
    Dù có tu khổ hạnh
    Cũng không đáng tôn sùng.
    Nơi vị tỳ kheo nào
    Ðã đoạn trừ cấu uế
    Dù không tu khổ hạnh
    Cũng đáng được tán dương.

-ooOoo-

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 25

Post Views: 260