Toát yếu trung bộ 106 : Bất động lợi ích [1]

Toát yếu trung bộ 106 : Bất động lợi ích [1]

Phần I  –  Phần II  –  Phần III

TRUNG BỘ KINH – BÀI KINH SỐ 106

Bất động lợi ích [1]

  1. TOÁT YẾU

Ànenjasappàya Sutta – The Way to the Imperturbable.

The Buddha explains the approaches to various levels of higher meditative states culminating in Nibbàna.

[Con đường đến Bất động. Phật giải thích những cách đạt đến các tầng thiền chứng, tột đỉnh của nó là niết bàn.]

  1. TÓM TẮT

Tôi nghe như vầy, Phật ở Rammassadhamma thị trấn dân Kuru, dạy các tỷ kheo:

(Bất động)

Dục [2] là vô thường, trống rỗng, giả dối, thuộc ngu si tánh. Dục và dục tưởng hiện tại, tương lai đều thuộc lãnh vực ma, chỗ dinh dưỡng của ma, dẫn đến tham, sân, chướng ngại cho tu tập. Sau khi xét thấy vậy, tỷ kheo an trú đại hành tâm, vượt khỏi cảnh giới của dục và quyết định [3] đắc thiền. Khi tu tập như vậy, tâm vị ấy không còn các bất thiện pháp như tham, sân, mạn, và trở thành an tịnh trong giới xứ này [4], tâm vị ấy hoặc đạt đến Bất động (định), hoặc thiên về trí tuệ (tuệ), và khi thân hoại mạng chung vị ấy sẽ tái sinh vào cõi Bất động [5]. Ðây là con đường thứ nhất đạt đến Bất động.

Hoặc vị tỷ kheo suy tư như sau [6]: Những dục và dục tưởng hiện tại tương lai đều liên hệ 4đại và sắc do 4 đại tạo. Tỷ kheo hành trì như vậy, tâm vị ấy trở nên an tịnh trong giới xứ của nó, thành tựu Bất động ngay hiện tại, hoặc thiên nặng về trí tuệ. Khi chết, thức diễn tiến như vậy có thể đạt đến Bất động. Ðây là con đường thứ hai để được Bất động.

Hoặc tỷ kheo suy nghĩ [7]: “Dục, dục tưởng hiện tại và tương lai, sắc, sắc tưởng hiện tại và tương lai, cả 2 đều vô thường, không đáng tham chấp vui thú trong đó.” Nhờ an trú nhiều lần như vậy, tâm vị ấy trở nên an tịnh trong giới xứ này. Với tâm an tịnh vị ấy thành tựu Bất động ngay hiện tại hay thiên về tuệ. Khi chết thức có thể nhờ vậy đạt Bất động. Ðây là conđường thứ ba để đạt đến Bất động.

(Vô sở hữu xứ)

Vị tỷ kheo suy nghĩ [8]: “Dục và dục tưởng hiện tại và tương lai, sắc, sắc tưởng hiện tại và tương lai và bất động tưởng, khi được đoạn diệt không dư tàn, thì tâm được tịch tịnh. Ðây gọi là Vô sở hữu xứ thù diệu. Ðây là cách thứ nhất để đạt đến Vô sở hữu xứ.

Hoặc vị tỷ kheo đi đến gốc cây và suy nghĩ: “Ngã, và ngã sở đều trống rỗng” (không có gì là Ta hay của ta) [9]. An trú trong giới xứ này vị ấy thành tựu Vô sở hữu xứ ngay hiện tại hoặc thiên về tuệ. Khi chết vị ấy có thể đạt Vô sở hữu xứ. Ðây là con đường thứ hai để đạt đến Vô sở hữu xứ.

Hoặc vị ấy nghĩ: “Ta và sở thuộc của ta không có bất cứ ở đâu và trong hình thức nào” [10]. Tu tập như vậy, tâm vị ấy trở thành an tịnh, hoặc thiên về tuệ. Khi chết vị ấy tái sinh về Vô sở hữu xứ. Ðây là con đường thứ ba để đạt Vô sở hữu xứ.

(Phi tưởng phi phi tưởng xứ)

Vị tỷ kheo nghĩ: “Dục, dục tưởng, sắc tưởng và bất động tưởng, vô sở hữu xứ tưởng, chỗ nào các tưởng ấy đoạn diệt không dư tàn là tịch tịnh, thù diệu, tức là Phi tưởng phi phi tưởng xứ.” Nhờ an trú như vậy, vị ấy thành tựu ngay hiện tại Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc thiên về tuệ. Khi chết có thể tái sinh ở phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ðây là con đường tu tập Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

(Niết bàn)

Tôn giả A Nan bạch: Nếu một tỷ kheo tư duy, tu tập như sau: “Trước đã không có thì nay không là của ta; về sau cũng sẽ không có và không là của ta. Hãy đoạn trừ những gì hiện có và đã có” [11]. Nhờ thế vị ấy được xả [12] thì có chứng cứu cánh Niết bàn không? Phật đáp có người chứng người không. Không chứng là do còn chấp trước xả ấy, hoan hỷ trong xả ấy, nghĩa là thủ trước Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Còn chấp trước thì không thể chứng Niết bàn. Khi ấy tôn giả A Nan bạch: Bạch Thế Tôn, nhưng vị ấy chấp trước vào cái gì? Phật đáp, vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ [13]. A Nan bảo, đấy là chỗ chấp trước thù thắng nhất. Phật đồng ý, nhưng dạy thêm rằng nếu xả mà không hoan hỷ chấp trước xả ấy, không lệ thuộc vào nó, thì sẽ chứng cứu cánh Niết bàn, bất tử, nghĩa là tâm giải thoát không thủ trước.

Khi ấy tôn giả A Nan tán thán Phật đã dạy về sự vượt qua bộc lưu nhờ vào một điểm tựa nào hay khác [14], và hỏi thêm: Nhưng bạch Thế Tôn, thế nào là Thánh giải thoát [15]? Và Phật đã trả lời: Ấy là khi vị thánh đệ tử suy xét như sau: Dục và dục tưởng, sắc và sắc tưởng hiện tại tương lai, tưởng về Bất động, về Vô sở hữu xứ hay Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đều là cái ngã nối dài [16]. Ðây là bất tử, tức cái tâm giải thoát nhờ không chấp thủ [17].

Những gì cần giảng dạy cho đệ tử vì lòng thương tưởng, Ta đã giảng dạy. Ðây là những gốc cây, những ngôi nhà trống. Hãy thiền định chớ trì hoãn mà phải ân hận về sau.

III. CHÚ GIẢI

  1. Xem chú thích số 6 kinh 105. Bất động ở đây dường như chỉ bao gồm thiền thứ tư và Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ…
  2. Ám chỉ cả hai thứ: dục lạc và những ô nhiễm do dục lạc.
  3. Kinh sớ ghi chú: sau khi đã vượt qua dục giới và quyết định đắc thiền.
  4. Theo Kinh sớ, tâm vị ấy an trú trong xứ này có nghĩa là, hoặc vị ấy đạt được tuệ nhắm đến A la hán quả, hoặc đắc thiền thứ tư. Nếu vị ấy đắc tứ thiền, thì thiền này trở thành căn bản để đạt đến bất động, tức chính thiền thứ tư. Nhưng nếu vị ấy đắc tuệ, thì vị ấy sẽ quyết định làm viên mãn tuệ giác bằng cách đào sâu tuệ để chứng quả A la hán. Sự quyết định viên mãn tuệ là lý do tại sao những đoạn kinh kế tiếp mặc dù cuối cùng dẫn đến các định chứng, lại chỉ toàn nói về phát triển tuệ giác.
  5. Kinh sớ giải thích đoạn này mô tả tái sinh của một người không thể chứng quả A la hán mặc dù đã đắc tứ thiền. Kết sanh thức của vị ấy là thức dị thục lúc tái sinh, thức ấy cũng có bản chất bất động như cái nghiệp thức đã đạt tứ thiền. Vì chính cái thức thuộc tứ thiền định đoạt sự tái sinh, nên người ấy sẽ tái sinh trong một cõi trời tương ưng với tứ thiền.
  6. Theo Kinh sớ, đây là tư duy của một người đã đắc tứ thiền. Vì vị ấy xem sắc (vật chất) cũng thuộc những thứ cần phải vượt qua, nên nếu được định bất động thì vị ấy đạt đến Không vô biên xứ, và nếu không chứng quả A la hán thì vị ấy tái sinh vào Không vô biên xứ.
  7. Ðây là suy nghĩ của một người đắc xứ Không vô biên. Nếu đạt bất động, vị ấy sẽ đắc Thức vô biên xứ và tái sinh vào xứ ấy nếu không đắc quả A la hán.
  8. Ðây là suy nghĩ của một vị đã đắc Thức vô biên và đang nhắm đến Vô sở hữu xứ.
  9. Kinh sớ gọi đấy là hai cái không – không tôi và của tôi – và cho giáo lý về Không vô biên xứ này được giảng giải bằng tuệ hơn là bằng định như đường lối trong phần trước. Kinh Trung Bộ số 43 nói pháp quán này sẽ dẫn đến Không tâm giải thoát.
  10. Kinh sớ gọi đây là Bốn không và giải thích như sau: (i) Vị ấy không thấy đâu là cái ngã; (ii) không thấy một cái ngã như là một cái gì thuộc về một người khác như anh, bạn, người phụ tá…; (iii) không thấy ngã của một người khác; (iv) không thấy cái ngã của người khácđược xem như cái gì thuộc về mình. Trong cảo bản của đại đức Nanamoli có ghi chú như sau: Những từ trong đoạn này và đoạn sau hình như là những câu đúc về sự chứng đắc Vô sở hữu và Phi tưởng phi phi tưởng xứ trong ngoại đạo, đôi khi được dùng làm cơ sở cho ngã kiến hay thân kiến.
  11. Kinh sớ: Nếu trong quá khứ vòng nghiệp đã không do ta tích lũy, thì bây giờ vòng quả báo sẽ không dành cho ta; nếu hiện tại ta không tích lũy vòng nghiệp thì tương lai ta cũng sẽ không gặt quả báo. Cái gì đang hiện hữu, đã sinh ra, chính là năm uẩn. Phần đầu của công thức này cũng lại như là công thức cô đọng của một kiến chấp của ngoại đạo. Nhiều kinh cho đấy là đoạn kiến mà Phật đã áp dụng nhưng gán cho nói những ý nghĩa mới.
  12. Theo Kinh sớ, vị ấy đạt tuệ xả, nhưng từ đoạn 11 trở đi, dường như cũng cốt nói đến xả của Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
  13. Ðây ám chỉ tái sinh của một vị đắc Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ý nói vị ấy tái sinh vào cõi hữu tốt nhất, thù thắng nhất.
  14. Nissàya nissàya oghassa nittharanà. Theo kinh sớ, Phật đã giải thích sự vượt qua bộc lưu cho một tỷ kheo xử dụng bất cứ định chứng nào từ tam thiền đến bốn không làm căn bản để đắc quả A la hán.
  15. Câu hỏi của ngài A Nan là cốt để gợi cho Phật nhắc đến sự tu tập của thiền giả càn tuệ (sukkhavipassaka) người đắc quả A la hán mà không phải tùy thuộc vào một thiền chứng nào cả.
  16. Esa sakkàyo yàvatà sakkàyo. Ðây là toàn thể thân kiến – ba cõi (hữu); ngoài vòng ba hữu này, không có một cái ngã nào hết.
  17. Theo Kinh sớ, đây ám chỉ quả vị A la hán của hành giả càn tuệ. Quả vị này gọi là Bất tử vì nó có hương vị của Niết bàn bất tử.
  18. PHÁP SỐ
  19. KỆ TỤNG
  20. Phật dạy chúng tỷ kheo:
    Các dục là vô thường
    Trống rỗng và lừa dối
    Chuyện trò của kẻ ngu2. Do dục và dục tưởng
    Nổi lên tham sân mạn
    Hãy chiến thắng cảnh dục
    Quyết trú tâm đại hành.3. Khi tâm đã an định
    Sẽ hướng đến tứ thiền
    Hoặc A la hán quả
    Ðây bất động đầu tiên.4. Thứ hai là Bất động
    Của Không vô biên xứ
    Khi vượt qua sắc tưởng
    Quán bốn đại bốn không.5. Loại Bất động ba
    Là Thức vô biên xứ
    Quán dục tưởng sắc tưởng
    Vô thường, không đáng ham.6. Hoặc vượt xa dục sắc
    Bất động cũng không màng
    Ðoạn diệt không dư tàn
    Chứng Vô sở hữu xứ.7. Cách hành đạo thứ hai
    Ðể chứng Vô sở hữu
    Là quán hai cái không
    Không tôi, không của tôi.8. Cách hành đạo thứ ba
    Do thấy bốn cái không
    Không ta không của ta
    Không nó không của nó.9. Lại đoạn dục, sắc tưởng
    Cùng các tưởng bất động
    Thấy đây là thù diệu:
    Phi tưởng phi phi tưởng.10. Ananda hỏi Phật
    Quán không ngã, ngã sở
    Một tỳ kheo trú xả
    Có chứng niết bàn chăng?11. Không hoan hỷ, sẽ chứng
    Còn thủ trước, khó chứng
    Dù thủ Phi phi tưởng
    Chỗ bám víu tinh vi.12. A Nan lại bạch Phật
    Vi diệu, hy hữu thay
    Thế Tôn đã giải thích
    Nhiều cách vượt qua dòng.
    Nhưng xin Ngài giảng thêm
    Thế nào Thánh giải thoát?13. Hãy quán sát mọi tưởng
    Dục sắc và bất động
    Phi tưởng phi phi tưởng
    Ðều là ngã nối dài.14. Chỉ đây là bất tử:
    Giải thoát không chấp thủ
    Tỷ kheo quán như vậy
    Ðạt cứu cánh Niết bàn.15. Ta đã giảng lợi ích
    Bất động, Vô sở hữu
    Và Phi tưởng phi phi
    Cuối cùng, Thánh giải thoát.16. Này đây những gốc cây
    Và những ngôi nhà trống
    A Nan, hãy thiền định
    Chớ để hận về sau.

-ooOoo-

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 12

Post Views: 260