GIẢNG GIẢI KINH THỪA TỰ PHÁP
Dhammadayada Sutta
The Venerable Mahasi Sayadaw
Tỳ kheo Pháp Thông dịch
Nhà xuất bản Hồng đứcMỤC LỤC
Giới thiệu .
BÀI GIẢNG VỀ KINH THỪA TỰ PHÁP.
Mở đầu.
Giới thiệu bài kinh.
Kinh thừa tự pháp (dhammadàyàda sutta).
Phần giảng giải .
So sánh việc thừa tự tài vật.
Ví dụ về hai vị tỳ-kheo
Câu hỏi của trưởng lão xá-lợi-phất.
Các chướng ngại (nīvāraṇas) trên đạo lộ
Tham và sân (lobha và dosa).
Định (samādhi) là cần thiết cho tuệ minh sát .
Thực hành theo trung đạo.
Thực hành để giác ngộ..
Chánh tinh tấn…
Chánh niệm..
Chánh định..
Makkha (vô ơn) và palāsa (tự phụ)..
Tự phụ, ganh tỵ và bỏn xẻn .
Xảo trá (māyā) và đạo đức giả (sātheyya)..
Mahāsī Sayādaw 4 Cứng đầu (thambha) và hợm hĩnh (sarambha)…
Mạn (māna) và tăng thượng mạn (atimāna)
Sự khiêm tốn của trưởng lão xá-lợi-phất
Kiêu hãnh (mada) và phóng dật (pamāda) .
Đồ chúng, sự giàu sang, sắc đẹp, kiến thức và sự thông minh.
Thâm niên, khổ hạnh, sức chịu đựng và danh tiếng
Các nguyên nhân khác của mada (kiêu hãnh) .
Pamāda hay phóng dật..
Sáu loại phóng dật ….
Hai cách thực hành ..
Phụ lục …..
GIẢNG GIẢI KINH ĐẾ THÍCH VẤN ĐẠO .
Giới thiệu bài kinh.
Câu hỏi của sakka và câu trả lời của đức phật.
Bỏn xẻn (macchariya).
Thích và ghét …
Dục (chanda) là nhân của thích và ghét.
Chinh phục tham ái, v.v…..
Thọ hỷ và thững tư duy bất thiện …
Hỷ thiện ..
Minh sát quán ..
GIẢNG GIẢI KINH THỪA TỰ PHÁP
Thọ ưu nên tầm cầu hay nên tránh.
Xả (upekkhā) thiện và xả bất thiện…
Sự tái sanh của đế thích (sakka)
Giới thu thúc theo giới bổn ba-la-đề-mộc xoa…
Giới thu thúc lục căn…..
Chuyện trưởng lão mahātissa ….
Câu chuyện về trưởng lão cittagutta..
Sự tự chế của ba vị trưởng lão..
Sātipaṭṭhāna: một đống lớn thiện nghiệp..
Sự khác biệt về quan kiến.
Thường kiến và đạo phật
Đại thừa và thượng tọa bộ
Mục đích tối hậu .
Sự thực hành của một ứng viên cho chức vụ sakka .
Sự hân hoan của đế thích (sakka).
ĐỨC PHẬT Ở ĐÂU? .
Lời dẫn..
Đức Phật ở đâu ?.
Về tác giả ..
Tôn giáo trong thời đại khoa học
Đạo Phật và Khoa Học .
Sự Ngu Dốt Thông Thái ..
Vượt Qua Khoa Học .
Khoa Học Không Tôn Giáo.
Sự Ngưỡng Mộ Đạo Phật .
Bạn phải có tinh thần trách nhiệm.
Nguyên Nhân Những khổ Não Của Bạn
Ai Phải Chịu Trách Nhiệm?
Những Cách Để Giảm Bớt Phiền Muộn.
1. Đối Diện Với Những Vấn Đề Của Bạn :
2. Trách Nhiệm Đối Với Sự Bình Yên Tâm Hồn
3. Cao Hơn, Ngang Bằng và Thấp Hơn:.
4. Không Hy Vọng, Bạn Sẽ Không Bao Giờ Thất Vọng:
5. Khoan Dung, Nhẫn Nại, và Hiểu Biết:
6. Tha Thứ và Quên
DANH SÁCH HÙN PHƯỚC IN KINH
Giới ThiệuBài Kinh Thừa Tự Pháp (Dhammadāyāda Sutta) này được thiền sư Mahāsī Sayādaw thuyết giảng nhân kỷ niệm ngày Đại Lễ Rằm Tháng Giêng (Ovāda và Pūja) năm 1970 và nó cũng được giảng lại trong một dịp lễ tương tự vào năm sau. Sự việc ngài Mahāsī Sayādaw thuyết cùng một bài pháp trong hai lần khiến ta chắc chắn về tầm quan trọng của bài kinh.
Thực vậy, Kinh Thừa Tự Pháp (Dhammadāyāda Sutta) là một lời dạy hết sức quan trọng của Đức Phật đáng được những người có lòng tôn trọng Phật Pháp lưu tâm một cách nghiêm túc. Vì cốt lõi của bài kinh Đức Phật khuyên các đệ tử của ngài nên tránh theo đuổi tài sản vật chất và hãy tìm kiếm sự thừa tự pháp qua việc thực hành Bát Chánh Đạo. Bức thông điệp của bài kinh này phù hợp với những lời dạy căn bản của Đức Phật.
Theo quan điểm của đạo Phật thì nhân căn để của khổ là tham ái, vì vậy nếu chúng ta muốn thành tựu sự giải thoát, nhất thiết chúng ta phải vượt qua tham ái cho đến mức cao nhất có thể. Lời dạy này đặc biệt liên quan đến các vị tỳ-kheo đệ tử Phật được cho là đã quyết lòng hướng đến Niết-bàn — giải thoát khỏi mọi khổ đau. Đức Phật thành lập Tăng Đoàn (Saṇghā) như một cộng đồng của những người nam và người nữ tìm kiếm sự bình yên nội tại và giải thoát bằng Vô Tham. Lối sống của các vị tỳ-kheo được dựa trên lý tưởng về sự vô tham vốn rất quen thuộc với những người nghiên cứu Luật Tạng (Vinaya Piṭaka), một bộ phận của Tam Tạng Pāḷi đề cập đến những điều luật dành cho các vị tỳ-kheo đệ tử Phật.
Vị tỳ-kheo được trông đợi sẽ chia xẻ những vật thực xin ăn hàng ngày với các vị tỳ-kheo khác. Đức Phật dạy, “Cho dù đó là một chút đồ ăn cuối của vị ấy, cho dù đó là miếng ăn cuối của vị ấy, một vị tỳ-kheo cũng không thọ hưởng nó mà không chia xẻ, nếu có người thọ nhận (nó).” (Udāna). Sự tích trữ vật thực bị cấm và việc sở hữu những tài sản khác hơn những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống (tứ vật dụng) cũng vậy. Theo Luật Tạng những món tài sản đặc biệt như Trú Xứ (cốc liêu, chùa chiền, thiền viện), giường nằm, ghế ngồi, bình hay chậu đựng nước, dụng cụ nấu ăn, v.v… thuộc về Tăng và không thể đem cho một cá nhân như một món quà hay chia chác.
Trong tất cả những đối tượng của lòng tham cám dỗ nhất vẫn là vàng, một kim loại từng nô dịch hóa nhiều người. Tất nhiên, vị tỳ-kheo bị cấm sở hữu vàng bạc một cách nghiêm ngặt và Luật Tạng còn có những hướng dẫn cụ thể cách xử lý những trường hợp vi phạm này. Nếu một vị tỳ-kheo có bất kỳ một miếng vàng hay bạc nào, vị ấy được đòi hỏi phải thú tội trước tăng chúng và xả bỏ nó. Vật xả bỏ khi ấy được trao cho một người cận sự nam (upāsakā) và người này có thể quăng nó đi hoặc (dùng nó) để mua cho các vị tỳ-kheo những gì họ được phép nhận. Đương nhiên các vị tỳ-kheo đều có thể hưởng (những gì người cận sự nam này mua) ngoại trừ vị tỳ-kheo phạm tội. Nếu không có người cận sự nam nào để nhận món vàng bạc ấy, một vị tỳ-kheo đáng tin cậy sẽ được chính thức chỉ định để quăng nó đi. Vị tỳ-kheo này phải quăng sao để thấy rằng nơi vật ấy nằm không thể bị nhận ra bằng bất kỳ dấu hiệu nào.
Từ thuvienhoasen.org
Lời bình luận của Giáo Sư Oldenberg về việc cấm sở hữu vàng bạc của Tăng Đoàn rất đáng lưu ý. Ông nói: “Rõ ràng do việc cấm này và do sự tuân thủ nghiêm túc của chư tăng mà nó đã nhận được sự bảo đảm rằng Tăng Đoàn thời Đức Phật cổ xưa thực sự vẫn giữ được sự trong sạch và thoát khỏi mọi khao khát quyền lực thế gian cũng như những hưởng thụ vật chất đời thường. Từ bỏ hoàn toàn việc sở hữu vàng bạc như vậy có thể là điều chưa bao giờ có và do đó sự kiện có thể xảy ra là của tác động bên ngoài. Nói một cách chính xác liệu có thực sự rằng một mình điều ấy đã đủ để tuyên xưng là một cộng đồng của những người đi tìm sự bình yên và giải thoát khỏi mọi điều trần tục không.” (‘The Buddha,’ tr.358).
Dĩ nhiên Luật Tạng chỉ phản ánh cách sống trong Tăng Đoàn vào buổi đầu. Khoảng 200 năm sau Đức Phật nhập vô dư Niết-bàn sự phân rẽ đầu tiên về vấn đề thọ nhận một vài loại cúng dường từ người tại gia cư sĩ đã xuất hiện. Người ta nói rằng ngày nay ở Tích Lan có những địa chủ trong số những vị sư và thậm chí ở Miến, một đất nước hãnh diện vì đã duy trì được truyền thống Theravāda thuần khiết nhất, Tăng Đoàn nói chung cũng khác xa với cái xã hội lý tưởng như đã được hình dung vào thời Đức Phật. Ngày nay nhiều vị sư Phật Giáo có khuynh hướng tìm kiếm tài sản vật chất hơn là sống theo lời dạy của Đức Phật.
Mối ưu tư về việc các vị xuất gia theo đuổi tài vật là một vấn đề quan trọng mà Thiền Sư Mahāsi Sayādaw cũng như bậc Trưởng Lão và nam nữ Phật tử khác, những người quan tâm đến sự hưng thịnh của Phật Pháp (Buddha-Sāsanā) lo lắng. Chính vì vậy Ngài Mahāsi Sayādaw đã nhấn mạnh về sự cần thiết của việc thực hành hạnh xả ly hay vô tham trong rất nhiều bài pháp của ngài. Ví dụ như trong bài giảng Kinh Đoạn Giảm ngài nói: “Một vị Tỳ-kheo không nên hỏi xin vật thực, y phục, trú xứ (cốc liêu) trừ phi người được hỏi ấy là quyến thuộc của mình hay người đó đã mở lời với vị ấy. Vị ấy hay bất cứ vị Tỳ kheo nào khác cũng không nên sử dụng những vật dụng do thọ nhận bằng cách (hỏi xin) này. Hỏi xin cúng dường thẳng thừng như một số vị Tỳ-kheo đã làm ngày nay thật là điều không xứng đáng tí nào với một vị Tỳ-kheo. Một vị Tỳ-kheo cũng không nên ra dấu hay thực hiện những lời nói gián tiếp thuyết phục người cư sĩ dâng cúng thức ăn hay y phục cho mình.
Tóm lại, một vị tỳ-kheo có giới hạnh là vị tỳ-kheo sống theo lời dạy của Đức Phật, lấy việc thừa tự pháp (Dhammadāyāda) làm cơ sở cho lối sống của mình. Một vị tỳ-kheo như vậy không cần phải lo lắng về vật thực, y phục, và các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống khác vì vị ấy chắc chắn sẽ được thoải mái về vật chất trong một xứ sở phần lớn là Đao Phật giống như Miến Điện này. Thực vậy, mọi người đều biết rằng người cư sĩ phật tử luôn luôn tranh nhau để được cúng dường vật thực và y áo tốt nhất đến các vị tỳ-kheo được đồn về giới đức trong sạch và những chứng đắc tâm linh của họ.
Chúng tôi tin rằng bài giảng của thiền sư Mahāsi Sayādaw về Kinh Thừa Tự Pháp này sẽ nhận được sự chú ý nghiêm túc của mọi người Phật tử, các vị tỳ-kheo cũng như những nam nữ cư sĩ, những người quan tâm tới sự hưng thịnh của Phật Pháp. Nó sẽ nhận được sự đồng cảm bởi những người muốn hiểu bức thông điệp của Đức Phật và thực hành theo lời dạy cao quý của ngài để có được sự bình yên nội tại và giải thoát khỏi mọi khổ đau.
Giảng Giải Kinh Thừa Tự Pháp
Giảng Giải Kinh Thừa Tự Pháp – English Version
KINH TRUNG BỘ : “3.THỪA TỰ PHÁP” – TT.THÍCH TUỆ HẢI giảng giải lần thứ MƯỜI ngày 25.6.2020
Xem thêm : https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung-gg-003.htm
Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.
Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả Tâm học.
Hits: 148