Kinh Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikāya) »» Tập III – Chương Một – Tương Ưng Uẩn (2)

Kinh Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikāya) »» Tập III – Chương Một – Tương Ưng Uẩn (2)

Dịch giả: Thích Minh Châu

     


(Download file MP3 
– 3.84 MB – Thời gian phát: 22 phút 21 giây.)

Đại Tạng Kinh Việt NamKính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về [email protected] để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.

Font chữ:    

A. Nội dung

II. Phẩm Vô Thường

I. Vô Thường (Tạp 1.1 Vô thường, Ðại 2,1a) (S.iii,21)

1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvathi…
2) Tại đấy…
3-6) — Này các Tỷ-kheo, sắc là vô thường…, thọ là vô thường…, tưởng là vô thường… các hành là vô thường…, thức là vô thường.
7) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm ly đối với các hành, yếm ly đối với thức… Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết : “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

II. Khổ (S.iii,21)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…
3-7) — Này các Tỷ-kheo, sắc là khổ…, thọ là khổ…, tưởng là khổ…, các hành là khổ…, thức là khổ…
8) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

III. Vô Ngã (S.iii,21)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…
3-7) — Này các Tỷ-kheo, sắc là vô ngã…, thọ là vô ngã…, tưởng là vô ngã…, các hành là vô ngã…, thức là vô ngã…
8) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm ly đối với các hành, yếm ly đối với thức. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: “Ta được giải thoát”. Vị ấy biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

IV. Cái Gì Vô Thường (Tạp 1.9, Vô Thường, Ðại 2,2a) (S.iii,22)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…
3)– Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô thường; cái gì vô thường là khổ; cái gì khổ là vô ngã; cái gì vô ngã, cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: “Cái này không phải của tôi; cái này không phải là tôi; cái này không phải tự ngã của tôi”.
4) Thọ, này các Tỷ-kheo, là vô thường; cái gì vô thường là khổ; cái gì khổ là vô ngã; cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: “Cái này không phải của tôi; cái này không phải là tôi; cái này không phải tự ngã của tôi”.
5) Tưởng, này các Tỷ-kheo, là vô thường…
6) Các hành, này các Tỷ-kheo, là vô thường…
7) Thức, này các Tỷ-kheo, là vô thường; cái gì vô thường là khổ; cái gì khổ là vô ngã; cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: “Cái này không phải của tôi; cái này không phải là tôi; cái này không phải tự ngã của tôi”.
8) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

V. Cái Gì Khổ (Tạp 1.10 Vô Thường. Ðại 2,2a) (S.iii,22)

1-2) Nhân duyên tại Sàvatthi…
3) — Sắc, này các Tỷ-kheo, là khổ. Cái gì khổ là vô ngã; cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: “Cái này không phải của tôi; cái này không phải là tôi; cái này không phải tự ngã của tôi”.
4) Thọ, này các Tỷ-kheo, là khổ…
5) Tưởng, này các Tỷ-kheo, là khổ…
6) Các hành, này các Tỷ-kheo, là khổ…
7) Thức, này các Tỷ-kheo, là khổ. Cái gì khổ là vô ngã; cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: “Cái này không phải của tôi; cái này không phải là tôi; cái này không phải tự ngã của tôi”.
8) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc… “…không còn trở lui trạng thái này nữa”.

VI. Cái Gì Vô Ngã (S.iii,22)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…
3) — Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Cái gì vô ngã; cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: “Cái này không phải của tôi; cái này không phải là tôi; cái này không phải tự ngã của tôi”.
4-6) Thọ, này các Tỷ-kheo, là vô ngã… Tưởng, này các Tỷ-kheo, là vô ngã… Các hành, này các Tỷ-kheo, là vô ngã…
7) Thức, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: “Cái này không phải của tôi; cái này không phải là tôi; cái này không phải tự ngã của tôi”.
8) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

VII. Có Nhân Là Vô Thường (Tạp 1.11 Nhân. Ðại 2,2a) (S.iii,23)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…
3) — Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì là nhân, cái gì là duyên cho sắc sanh khởi; cái ấy cũng vô thường. Sắc đã được cái vô thường làm cho sanh khởi, này các Tỷ-kheo, từ đâu có thể thường được?
4) Thọ, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì là nhân, cái gì là duyên cho thọ sanh khởi; cái ấy cũng vô thường. Thọ đã được cái vô thường làm cho sanh khởi, này các Tỷ-kheo, từ đâu có thể thường được?
5) Tưởng, này các Tỷ-kheo, là vô thường…
6) Các hành, này các Tỷ-kheo, là vô thường…
7) Thức, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì là nhân, cái gì là duyên cho thức sanh khởi; cái ấy cũng vô thường. Thức đã được cái vô thường làm cho sanh khởi, này các Tỷ-kheo, từ đâu có thể thường được?
8) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc… “… không còn trở lui với trạng thái này nữa”.

VIII. Có Nhân Là Khổ (Tạp 1.12 Nhân. Ðại 2,2b) (S.iii,23)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…
3) — Sắc, này các Tỷ-kheo, là khổ. Cái gì là nhân, cái gì là duyên cho sắc sanh khởi; cái ấy cũng khổ. Sắc đã được cái khổ làm cho sanh khởi, này các Tỷ-kheo, từ đâu có thể lạc được?
4) Thọ, này các Tỷ-kheo, là khổ…
5) Tưởng, này các Tỷ-kheo, là khổ…
6) Các hành, này các Tỷ-kheo, là khổ…
7) Thức, này các Tỷ-kheo, là khổ. Cái gì là nhân, cái gì là duyên cho thức sanh khởi; cái ấy cũng khổ. Thức đã được cái khổ làm cho sanh khởi, này các Tỷ-kheo, từ đâu có thể lạc được?
8) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

IX. Có Nhân Là Vô Ngã (S.iii,23)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…
3) — Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Cái gì là nhân, cái gì là duyên cho sắc sanh khởi; cái ấy cũng vô ngã. Sắc đã được cái vô ngã làm cho sanh khởi, này các Tỷ-kheo, từ đâu là ngã được?
4-6) Thọ… Tưởng… Các hành, này các Tỷ-kheo, là vô ngã…
7) Thức, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Cái gì là nhân, cái gì là duyên cho thức sanh khởi; cái ấy cũng vô ngã. Thức đã được cái vô ngã làm cho sanh khởi, này các Tỷ-kheo, từ đâu là ngã được?
8) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

X. Ananda (S.iii,24)

1) Ở tại Sàvatthi… trong vườn…
2) Lúc bấy giờ Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
— “Ðoạn diệt, đoạn diệt”, bạch Thế Tôn, chúng con được nghe nói đến. Do đoạn diệt những pháp nào, bạch Thế Tôn, được gọi là đoạn diệt?
4) — Sắc, này Ananda, là vô thường, hữu vi, do nhân duyên sanh khởi, chịu sự đoạn tận, chịu sự hoại diệt, chịu sự ly tham, chịu sự đoạn diệt. Sự đoạn diệt của sắc được gọi là đoạn diệt.
5) Thọ, này Ananda, là vô thường, hữu vi, do nhân duyên sanh khởi, chịu sự đoạn tận, chịu sự hoại diệt, chịu sự ly tham, chịu sự đoạn diệt. Sự đoạn diệt của thọ được gọi là đoạn diệt.
6-7) Tưởng, này Ananda, là vô thường… Các hành, này Ananda, là vô thường…
8) Thức, này Ananda, là vô thường, hữu vi, do nhân duyên sanh khởi, chịu sự đoạn tận, chịu sự hoại diệt, chịu sự ly tham, chịu sự đoạn diệt. Sự đoạn diệt của thức được gọi là đoạn diệt.
9) Sự đoạn diệt của những pháp này, này Ananda, được gọi là đoạn diệt.

III. Phẩm Gánh Nặng

I. Gánh Nặng (Tạp, 2.3, Trọng Ðởm. Ðại 2,19a) (Tăng 25.4, Ðại 2,631c) (S.iii,25)

1-2) Ở Sàvatthi…
3) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về gánh nặng, mang gánh nặng lên, đặt gánh nặng xuống. Hãy nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.
4) Này các Tỷ-kheo, thế nào là gánh nặng? Năm thủ uẩn là câu trả lời. Thế nào là năm? Sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là gánh nặng.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là kẻ mang gánh nặng? Người là câu trả lời. Vị Tôn giả này có tên như thế này, dòng họ như thế này. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là kẻ mang gánh nặng!
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là mang gánh nặng lên? Chính là tham ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, đi tìm hỷ lạc chỗ này, chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là mang gánh nặng lên.
7) Này các Tỷ-kheo, thế nào là đặt gánh nặng xuống? Ðây là sự ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn, sự từ bỏ, sự xả ly, sự giải thoát, sự không chấp thủ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đặt gánh nặng xuống.
8) Thế Tôn thuyết như vậy, Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
Năm uẩn là gánh nặng,
Kẻ gánh nặng là người;
Mang lấy gánh nặng lên,
Chính là khổ ở đời.
Còn đặt gánh nặng xuống,
Tức là lạc, không khổ,
Ðặt gánh nặng xuống xong,
Không mang thêm gánh khác.
Nếu nhổ khát ái lên,
Tận cùng đến gốc rễ,
Không còn đói và khát,
Ðược giải thoát tịnh lạc!

II. Liễu Tri (Parinna) (Tạp 3.22 Trì Pháp. Ðại 2,19a)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…
3) — Và này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết những pháp cần phải liễu tri, phải được liễu tri. Hãy nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ nói…
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải liễu tri? Sắc, này các Tỷ-kheo, là pháp cần phải liễu tri, thọ là pháp cần phải liễu tri, tưởng là pháp cần phải liễu tri, các hành là pháp cần phải liễu tri, thức là pháp cần phải liễu tri. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là những pháp cần phải liễu tri.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là liễu tri? Này các Tỷ-kheo, sự đoạn tận tham, sự đoạn tận sân, sự đoạn tận si, này các Tỷ-kheo, được gọi là liễu tri.

III. Thắng Tri (Tạp 1.3, Vô Tri. Ðại 2,1a) (S.iii,27)

1-2) Nhân duyên tại Sàvatthi…
3) — Này các Tỷ-kheo, do không thắng tri sắc, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ, nên không có thể đoạn tận khổ.
4) Này các Tỷ-kheo, do không thắng tri thọ…
5-6) Này các Tỷ-kheo, do không thắng tri tưởng… không thắng tri các hành…
7) Này các Tỷ-kheo, do không thắng tri thức, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ, nên không có thể đoạn tận khổ.
8) Này các Tỷ-kheo, do thắng tri sắc, liễu tri, ly tham, từ bỏ, nên có thể đoạn tận khổ.
9-11) Này các Tỷ-kheo, do thắng tri thọ… thắng tri tưởng… thắng tri các hành…
12) Này các Tỷ-kheo, do thắng tri thức, liễu tri, ly tham, từ bỏ, nên có thể đoạn tận khổ.

IV. Dục Tham (Tạp 3.27 Tham, Ðại 2,19c) (S.iii,27)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…
3) — Dục và tham (chandaràga) đối với sắc, này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ nó. Như vậy, sắc ấy sẽ được đoạn trừ, nhổ tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai.
4) Dục và tham đối với thọ, này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ nó. Như vậy, thọ ấy sẽ được đoạn trừ, nhổ tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai.
5) Dục và tham đối với tưởng…
6) Dục và tham đối với các hành…
7) Dục và tham đối với thức, này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ nó. Như vậy, thức ấy sẽ được đoạn trừ, nhổ tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai.

V. Vị Ngọt (Tạp 1.14, Vị, Ðại 2,2c) (S.iii,27)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…
3) — Này các Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau:
4) “Cái gì là vị ngọt, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của sắc? Cái gì là vị ngọt, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của thọ? Cái gì là vị ngọt, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của tưởng? Cái gì là vị ngọt, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của các hành? Cái gì là vị ngọt, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của thức?”
5) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau:
6) “Do duyên sắc, lạc hỷ sanh; cái ấy gọi là vị ngọt của sắc. Sự vô thường, đau khổ, chịu sự biến hoại của sắc; cái ấy gọi là sự nguy hiểm của sắc. Sự nhiếp phục dục và tham đối với sắc, sự đoạn tận dục và tham; cái ấy là xuất ly của sắc”.
7) “Do duyên thọ, lạc hỷ sanh..”..
8) “Do duyên tưởng, lạc hỷ sanh..”.
9) “Do duyên các hành, lạc hỷ sanh; cái ấy gọi là vị ngọt của các hành. Sự vô thường, đau khổ, chịu sự biến hoại của các hành; cái ấy gọi là sự nguy hiểm của các hành. Sự nhiếp phục dục và tham đối với hành, sự đoạn tận dục và tham; cái ấy là sự xuất ly của các hành”.
10) “Do duyên thức, lạc hỷ sanh; cái ấy gọi là vị ngọt của thức. Sự vô thường, đau khổ, chịu sự biến hoại của thức; cái ấy gọi là sự nguy hiểm của thức. Sự nhiếp phục dục và tham đối với thức, sự đoạn tận dục và tham; cái ấy là sự xuấy ly của thức”.
11) Này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào đối với năm thủ uẩn này, Ta chưa như thật thắng tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là nguy hiểm, xuất ly là xuất ly, thời này các Tỷ-kheo, Ta không tuyên bố rằng Ta đã giác ngộ vô thượng Chánh Ðẳng Giác đối với thế giới gồm có Thiên, Ma, Phạm thiên, đối với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người.
12) Nhưng này các Tỷ-kheo, khi nào đối với năm thủ uẩn này, Ta như thật thắng tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là nguy hiểm, xuất ly là xuất ly, thời này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng Ta đã giác ngộ vô thượng Chánh Ðẳng Giác đối với thế giới gồm có Thiên, Ma, Phạm thiên, đối với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người.
13) Và tri kiến như sau khởi lên nơi Ta:
“Tâm Ta giải thoát, bất động. Ðây là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sanh nữa”.

VI. Vị Ngọt (S.iii,29)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…
3) — Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm cầu vị ngọt của sắc. Vị ngọt của sắc là gì, Ta đã chứng đắc. Vị ngọt của sắc như thế nào, Ta đã khéo thấy với trí tuệ.
4) Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm cầu sự nguy hiểm của sắc. Sự nguy hiểm của sắc là gì, Ta đã chứng đắc. Sự nguy hiểm của sắc như thế nào, Ta đã khéo thấy với trí tuệ.
5) Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm cầu sự xuất ly của sắc. Sự xuất ly của sắc là gì, Ta đã chứng đắc. Sự xuất ly của sắc như thế nào, Ta đã khéo thấy với trí tuệ.
6-8) Này các Tỷ-kheo, Ta đi tìm cầu vị ngọt của thọ…
9-11) Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm cầu vị ngọt của tưởng…
12-14) Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm cầu vị ngọt của các hành…
15) Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm cầu vị ngọt của thức. Vị ngọt của thức là gì, Ta đã chứng đắc. Vị ngọt của thức như thế nào, Ta đã khéo thấy với trí tuệ.
16) Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm cầu sự nguy hiểm của thức. Nguy hiểm của thức là gì, Ta đã chứng đắc. Nguy hiểm của thức như thế nào, Ta đã khéo thấy với trí tuệ.
17) Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm cầu sự xuất ly của thức. Xuất ly của thức là gì, Ta đã chứng đắc. Xuất ly của thức như thế nào, Ta đã khéo thấy với trí tuệ.
18-19) Này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào đối với năm thủ uẩn này, Ta chưa như thật biết vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là sự nguy hiểm, xuất ly là xuất ly, thời này các Tỷ-kheo, Ta không tuyên bố rằng… Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người.
20) Và tri kiến như sau khởi lên nơi Ta: “Tâm Ta giải thoát, bất động. Ðây là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sanh nữa”.

VII. Vị Ngọt (Tạp 1.13 Vị, Ðại 2,2bb) (S.iii,29)

1-2) Nhân duyên tại Sàvatthi…
3) — Này các Tỷ-kheo, nếu không có vị ngọt của sắc, thời các loài hữu tình không có tham đắm đối với sắc. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, có vị ngọt của sắc cho nên các loài hữu tình có tham đắm đối với sắc.
4) — Này Tỷ-kheo, nếu không có sự nguy hiểm của sắc, thời các loài hữu tình không có yếm ly đối với sắc. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, có sự nguy hiểm của sắc cho nên các loài hữu tình có yếm ly đối với sắc.
5) Này các Tỷ-kheo, nếu không có sự xuất ly đối với sắc, thời các loài hữu tình không có xuất ly đối với sắc. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, có sự xuất ly của sắc cho nên các loài hữu tình có sự xuất ly đối với sắc.
6-8) Này các Tỷ-kheo, nếu không có vị ngọt của thọ…
9-11) Này các Tỷ-kheo, nếu không có vị ngọt của tưởng…
12-14) Này các Tỷ-kheo, nếu không có vị ngọt của các hành…
15) Này các Tỷ-kheo, nếu không có vị ngọt của thức, thời các loài hữu tình không có tham đắm đối với thức. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, có vị ngọt của thức cho nên các loài hữu tình có tham đắm đối với thức.
16) Này các Tỷ-kheo, nếu không có sự nguy hiểm của thức, thời các loài hữu tình không có xuất ly đối với thức. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, có sự nguy hiểm đối với thức cho nên các loài hữu tình có yếm ly đối với thức.
17) Này các Tỷ-kheo, nếu không có sự xuất ly đối với thức, thời các loài hữu tình không có xuất ly đối với thức. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, có sự xuất ly đối với thức cho nên các loài hữu tình có xuất ly đối với thức.
18) Này các Tỷ-kheo, khi nào các loài hữu tình đối với năm thủ uẩn này không như thật thắng tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là nguy hiểm, xuất ly là xuất ly, thời các loài hữu tình ấy, này các Tỷ-kheo, với thế giới chư Thiên, Ma, Phạm thiên, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người, không thể sống xuất ly, thoát sự liên hệ, giải thoát, với tâm tự tại.
19) Và này các Tỷ-kheo, khi nào các loài hữu tình đối với năm thủ uẩn này, như thật thắng tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là nguy hiểm, xuất ly là xuất ly, thời các loài hữu tình ấy, này các Tỷ-kheo, với thế giới chư Thiên, Ma, Phạm thiên, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người, có thể sống xuất ly, thoát sự liên hệ, giải thoát, với tâm tự tại.

VIII. Hoan Hỷ (Tạp 1.7, Ư Sắc Hỷ Lạc, Ðại 2,1c)(Tạp 1.5, Ðại 2,1b) (S.iii,31)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…
3) — Này các Tỷ-kheo, ai hoan hỷ sắc, người ấy hoan hỷ khổ. Ai hoan hỷ khổ, Ta nói, người ấy không giải thoát khỏi khổ.
4) Này các Tỷ-kheo, ai hoan hỷ thọ…
5) Này các Tỷ-kheo, ai hoan hỷ tưởng…
6) Này các Tỷ-kheo, ai hoan hỷ các hành…
7) Này các Tỷ-kheo, ai hoan hỷ thức, người ấy hoan hỷ khổ. Ai hoan hỷ khổ, Ta nói, người ấy không giải thoát khỏi khổ.
8) Và này các Tỷ-kheo, ai không hoan hỷ sắc, người ấy không hoan hỷ khổ. Ai không hoan hỷ khổ, Ta nói, người ấy giải thoát khỏi khổ.
9) Và này các Tỷ-kheo, ai không hoan hỷ thọ…
10) Và này các Tỷ-kheo, ai không hoan hỷ tưởng…
11) Và này các Tỷ-kheo, ai không hoan hỷ các hành…
12) Và này các Tỷ-kheo, ai không hoan hỷ thức, người ấy không hoan hỷ khổ. Ai không hoan hỷ khổ, Ta nói, người ấy giải thoát khỏi khổ.

IX. Sanh Khởi (Tạp 3.28 Sanh, Ðại 2,20a) (S.iii,31)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…
3) — Này các Tỷ-kheo, cái gọi là sắc sanh, trú, khởi, hiện hữu; cái ấy là khổ sanh, bệnh tật trú, già chết hiện hữu.
4-6) Này các Tỷ-kheo, cái gọi là thọ sanh, trú, khởi, hiện hữu… tưởng sanh, trú, khởi, hiện hữu… các hành sanh, trú, khởi, hiện, hữu…
7) Này các Tỷ-kheo, cái gọi là thức sanh, trú, khởi, hiện hữu; cái ấy gọi là khổ sanh, bệnh tật trú, già chết hiện hữu.
8) Này các Tỷ-kheo, cái gọi là sắc đoạn diệt, an chỉ, biến mất; cái ấy gọi là khổ đoạn diệt, bệnh tật an chỉ, già chết biến mất.
9-11) Này các Tỷ-kheo, cái gọi là thọ đoạn diệt… tưởng đoạn diệt… các hành đoạn diệt…
12) Này các Tỷ-kheo, cái gọi là thức đoạn diệt, an chỉ, biến mất; cái ấy là khổ đoạn diệt, bệnh tật an chỉ, già chết biến mất.

X. Cội Gốc Của Ðau Khổ (S.iii,32)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…
3) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về đau khổ và cội gốc của đau khổ. Hãy lắng nghe…
4) Này các Tỷ-kheo, thế nào là đau khổ? Sắc, này các Tỷ-kheo, là đau khổ; thọ là đau khổ; tưởng là đau khổ; các hành là đau khổ; thức là đau khổ. Ðây, này các Tỷ-kheo, gọi là đau khổ.
5) Này các Tỷ-kheo, thế nào là cội gốc của đau khổ? Chính là khát ái này hướng tới tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này, chỗ kia; tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.

XI. Hoại Pháp (Tạp 2,19, Hoại Pháp, Ðại 2,12b) (S.iii,32)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…
3) — Và này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về hoại pháp và bất hoại pháp. Hãy lắng nghe…
4) Và này các Tỷ-kheo, cái gì là hoại pháp? Cái gì là bất hoại pháp?
5) Sắc, này các Tỷ-kheo, là hoại pháp. Sự đoạn diệt của sắc ấy, sự an chỉ, biến mất là bất hoại pháp.
6) Thọ, này các Tỷ-kheo, là hoại pháp…
7) Tưởng, này các Tỷ-kheo, là hoại pháp…
8) Hành, này các Tỷ-kheo, là hoại pháp…
9) Thức, này các Tỷ-kheo, là hoại pháp. Sự đoạn diệt của thức ấy, sự an chỉ, biến mất là bất hoại pháp.

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 118

Post Views: 668