(Download file MP3 – 0.44 MB – Thời gian phát: 02 phút 32 giây.)
Kính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về [email protected] để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.
Font chữ:
A. Nội dung
I. Vô Tri (1) (S.iii,257)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…
Rồi du sĩ ngoại đạo Vacchagota đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, du sĩ ngoại đạo Vacchagota bạch Thế Tôn:
— Do nhân gì, do duyên gì, này Tôn giả Gotama, một số tà kiến sai khác như thế này khởi lên ở đời: “Thế giới là thường còn” hay “Thế giới là không thường còn”; hay “Thế giới hữu biên” hay “Thế giới vô biên”; hay “Sinh mạng và thân thể là một” hay “Sinh mạng và thân thể là khác”; hay “Như Lai có tồn tại sau khi chết” hay “Như Lai không tồn tại sau khi chết” hay “Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”?
4) — Do vô tri đối với sắc, này Vaccha, do vô tri đối với sắc tập khởi, do vô tri đối với sắc đoạn diệt, do vô tri đối với con đường đưa đến sắc đoạn diệt, cho nên có những (tà) kiến sai khác như thế này khởi lên đời: “Thế giới là thường còn”… hay “Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”.
Do nhân này, do duyên này, này Vaccha, có một số (tà) kiến sai khác như thế này khởi lên ở đời: “Thế giới là thường còn”… hay “Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”.
Vô Tri (2)
(Như trên, ở đây là “vô tri đối với thọ”).
Vô Tri (3)
(Như trên, ở đây là “vô tri đối với tưởng”).
Vô Tri (4)
(Như trên, ở đây là “vô tri đối với các hành”).
Vô Tri (5)
(Như trên, ở đây là “vô tri đối với thức”).
II. Vô Kiến (1-5)
(Như trên, ở đây là “vô kiến đối với sắc” … “…thọ, …tưởng, …các hành, …thức”).
III. Không Hiện Quán (anabhisamaya) (1-5)
(Như trên, ở đây là “không hiện quán năm uẩn”).
IV. Không Liễu Tri (anubodha) (1-5)
(Như trên, ở đây là “không liễu tri năm uẩn”)
V. Không Thông Ðạt (appativebha) (1-5)
(Như trên, ở đây là “không thông đạt năm uẩn”)
VI. Không Ðẳng Quán (asallakkhana) (1-5)
(Như trên, ở đây là “không đẳng quán năm uẩn”)
VII. Không Tùy Quán (anupalakkhana) (1-5)
(Như trên, ở đây là “không tùy quán năm uẩn”)
VIII. Không Cận Quán (appaccupalakkhana) (1-5)
(Như trên, ở đây là “không cận quán năm uẩn”)
IX. Không Ðẳng Sát (asamapekkana) (1-5)
(Như trên, ở đây là “không đẳng sát năm uẩn”).
X. Không Cận Sát (appaccupekkhana) (1-5)
(Như trên, ở đây là “không cận sát năm uẩn”)
XI. Không Hiện Kiến (appaccakkhakamma) (1-5)
(Như trên, ở đây là “không hiện kiến năm uẩn”)
Hết phần Chương Mười Hai – Tương Ưng Vacchagota
Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.
Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả Tâm học.