CHÚ GIẢI TIỂU TỤNG (KHUDDAKAPĀTHA ATTHAKATHĀ)- P3

CHÚ GIẢI TIỂU TỤNG (KHUDDAKAPĀTHA ATTHAKATHĀ)- P3

[03] 

Chương VI KINH CHÂU BÁU (Ratanasuttaṃ)

1. Giờ đây đến phần Chú Giải Kinh Châu Báu, được bắt đầu với các từ “Bất Kỳ sanh linh nào” và Kinh được sắp xếp trong Tiểu tng ngay sau Kinh Điềm Lành. Chính vì thế sau khi đã khẳng định mục tiêu Kinh Châu Báu được gộp lại trong [Tiểu tng] thế rồi:

Do ai công bố, khi nào, ở đâu và tại sao?
Những vấn đề ta phát hiện tiếp ngay sau
Ở bất kỳ nơi đâu, vào thời điểm thuận lợi
Ta cũng chú giải ý nghĩa đích thực nữa

Chúng ta thực hiện điều này để chứng tỏ – bằng cách nào ta có thể nhập vào dòng nước sông, ao hồ [1] v.v… bằng cách đi qua một bến đáp hoàn toàn tinh tuyền – bằng cách nào hiểu được ý nghĩa của bài kinh này thông qua Nguồn Suối thanh tịnh.

2. Về điểm này [liên quan đến đoạn kệ đã đề cập đến ở trên], kinh Điềm Lành đã cho thấy điều này: đó chính là tự bảo vệ mình và chống lại những lậu hoặc. Như vậy coi như là điều kiện để tránh không thực hiện điều bất thiện cũng như chú tâm vào việc thực hiện điều thiện. Tuy nhiên Kinh Châu Báu này hoàn thành được việc bảo vệ cho người khác [2] và chống lại những lu hoc được coi là điều kiện để nhng chúng sanh phi nhân (non-human beings) v.v… [không thể hiện diện được nữa] và đây là mục tiêu để xếp Kinh Châu Báu ở vị trí này. Chính vì vậy để bắt đầu triển khai, là mục tiêu ta sắp xếp kinh này tại đây.

3. Giờ đây, liên quan đến [câu hỏi] Do ai công bố, khi nào ở đâu và vì lý do gì? (§1), ta có thể đặt câu hỏi này theo cách sau đây: Ai đã công bố Kinh này? Khi nào, ở đâu và lý do tại sao người đó lại công bố? – Kinh được chính Đức Thế Tôn công bố. Chẳng phải một đệ tử nào của ngài, v.v… và vào thời điểm đó [158] tại Thành phố Vesālī đang bị bệnh dịch hoành hành v.v… và chính những người Licchavi đã yêu cầu Đức Thế Tôn, cũng như họ đã thỉnh Ngài từ thành Rājagaha tới thành Vesālī; và chính Ngài đã công bố Kinh Châu Báu tại Vesālī nhằm mục đích chống lại đại dịch đó. Đây là câu trả lời tóm tắt cho những câu hỏi nêu trên. Tuy nhiên, khi đi vào chi tiết các Vị Trưởng lão đã chú giải đoạn kệ đầu tiên bằng cách kể về [nguồn gốc] thành Vesālī như sau:

4. Giờ đây tập chú giải được triển khai như sau: Hình như vị hoàng hậu nhiếp chính của nhà vua thành Ba La Nại (Bārāṇasī) đã có mang hài nhi trong lòng bà. Khi Hoàng Hậu biết được điều này, nàng liền thông báo cho nhà vua, và Hoàng Thượng đã cho tổ chức Nghi Thức “Bảo Toàn Hoàng Tử” cho Hoàng Hậu. Để bảo bệ Hoàng tử cho tốt nhờ nghi thức này, nàng đã dọn vào cư trú tại cung điện dành riêng cho những cung phi sắp sửa làm mẹ. Khi đến ngày khai hoa nở nhụy, Hoàng tử đã được sanh ra. Giờ đây việc khởi sanh của đứa trẻ diễn ra vào buổi sáng là điềm may công đức, và nàng là một trong số những người đó. Chính vì thế vào buổi sáng nàng đã hạ sanh đứa con của mình, [nhưng điều nàng sanh ra] lại chỉ là một cục thịt giống như một cục sữa đặc hay giống như những loài hoa bybiscus. Vì lẽ đó nàng suy nghĩ “Họ có thể chỉ trích ta trước nhà vua, nói rằng các hoàng hậu khác đã sanh cho nhà vua những đứa bé giống như những tượng vàng, nhưng ta đường đường chính chính là hoàng hậu nhiếp chính lại chỉ hạ sanh cho nhà vua một cục thịt”. Suy tính cách thoát khỏi điều công kích này, nàng liền đặt cục thịt vào một chiếc bình, và cho đậy lại rồi gắn lại với dấu triện hoàng gia và nàng cho thả trôi trên sông Hằng. Các vị Chư thiên đã thu xếp bảo vệ “Điều con người ta đã vứt bỏ ”. Và sau khi đã viết bằng thần sa trên chiếc nhãn bằng vàng dòng chữ “Hậu Duệ của hoàng hậu nhiếp chính nhà vua thành Benares” Ba la nại, các Chư thiên này đã cột vào [chiếc bình]. Sau đó chiếc bình đã trôi trên dòng sông Hằng mà không gặp bất kỳ hiểm nguy sóng gió nào.

5. Vào lúc đó có một vị ẩn sĩ kia đang tá túc trong một gia đình chủ trang trại chăn nuôi bò ngay bên bờ sông Hằng, vào buổi sáng sớm, Ngài đi xuống sông Hằng sau khi nhìn thấy chiếc bình đang trôi lại về phía mình, ngài đã vớt lên, ngắm nhìn vật nổi lềnh bềnh. Rồi ngài nhìn thấy nhãn hiệu có ghi dòng chữ và có dấu triện hoàng gia. Ngài mở bình ra và nhìn thấy trong đó có một cục thịt.[159] Khi ngài nhìn thấy như vậy, [ngài nghĩ] “Rất có thể đây là một phôi bào còn sống, chính vì thế đã không có mùi hôi thối của cục thịt thối rữa bốc lên”. Và chính vì thế ngài liền đem chiếc bình đó vào trong chiếc chòi khổ hạnh của ngài và cất vào một nơi sạch sẽ. Sau nửa tháng liền xuất hiện hai cục thịt. Khi vị Ẩn Sĩ nhìn thấy như vậy ngài liền cất chiếc bình vào một chỗ tốt hơn và sau hai tuần lễ có năm chỗ xưng lên biến thành cánh tay, chân và đầu xuất hiện trên mỗi cục thịt. Thế rồi sau mười lăm ngày nữa trôi qua một miếng thịt trở thành một bé trai trông giống như một bức tượng vàng và cục thịt thứ hai lại biến thành một bé gái. Tình yêu phụ tử nổi lên trong lòng vị ẩn sĩ thế rồi, sữa chảy ra từ ngón tay cái của ngài. Sau đó, khi ngài đã có được bữa ăn cơm sữa gạo ngọt, ngài ăn cơm và rải sữa đó vào miệng hai đứa nhỏ. Bất kỳ điều gì vào bụng hai đứa nhỏ đều nhìn thấy rõ như đựng trong một chiếc bình pha lê, chính vì chúng chẳng có da (licchavi) – Tuy nhiên, một số người khác lại nói da của hai đứa nhỏ bám chặt (līnā chavi) vào nhau như thể được khâu dính lại – Dù sao đi nữa hai đứa nhỏ được biết đến với tên là Licchavi hoặc do bởi chúng không có làn da hay do bởi làn da chúng bám chặt vào nhau (līnacchavitā).

6. Với công việc nuôi nấng hai đứa trẻ con, công việc vị ẩn sĩ đi vào làng khất thực trở nên chậm trễ và khi ngài quay trở về nhà trở lại thì trời đã tối. Khi những người chăn bò nghe biết chuyện nhà ẩn sĩ quan tâm [đến trẻ con] họ kháo nhau: “Thưa ngài ẩn sĩ đáng kính, công việc nuôi nấng con nít là một trở ngại cho những ai đã xuất gia [khỏi cuộc sống gia đình.] Hãy trao cho chúng tôi hai đứa nhỏ đó đi, chúng tôi sẽ nuôi dạy chúng tốt. Xin ngài hãy thực hiện công việc tu trì của ngài mà thôi.” Vị ẩn sĩ đồng ý, chính vì thế ngày hôm sau những người chăn bò sửa sang lại đường xá. Và sau khi đã rải hoa khắp trên con đường vừa được sửa sang đó họ còn giăng cờ xí và biểu ngữ, họ kéo đến nơi ở khổ hạnh của vị ẩn sĩ chơi các nhạc cụ hết sức vui nhộn. Vị Ẩn sĩ nói với họ. “ Hai đứa nhỏ có phước rất lớn hãy giáo dục chúng cho cẩn thận. Và khi chúng đã được giáo dục tử tế hãy để cho hai đứa kết hôn với nhau theo hai nghi thức. [3] Rồi hãy dâng một lễ vật với năm sản phẩm làm từ bò cho nhà vua để [nhà vua] ban cho hai đứa một vùng đất rộng. Hãy cho xây một thành phố trên vùng đất đó và xức dầu cho đứa bé trai tại đó. Nói xong ngài ẩn sĩ giao hai đứa nhỏ cho họ.

7. Họ [160] đồng ý, và chính vì thế họ đã mang hai đứa bé đi và chăm sóc cho chúng rất cẩn thận. Khi hai đứa nhỏ đã lớn lên, chúng chơi với những đứa trẻ con những người chăn bò và trong quá trình chúng cãi cọ lẫn nhau chúng đã tát và đá bọn trẻ con những người chăn bò. Những đứa trẻ con những người chăn bò òa lên khóc và khi được cha mẹ chúng hỏi “tại sao các con lại khóc vậy?” chúng nói “Hai đứa trẻ mồ côi ngài ẩn sĩ đã nuôi đánh chúng con nhiều lắm.” Thế rồi cha mẹ chúng nói. “Hai đứa trẻ này hay bắt nạt và đánh những đứa khác, chúng không được kết bạn với bọn trẻ con của chúng ta nữa. Họ đã tách hai đứa ra khỏi đám trẻ. (vajjitabba)”, và sau đó hình như vùng đất rộng ba trăm dậm được đặt tên là Vajjī (có nghĩa là” Tách ra khỏi”). [chính vì thế mà tại sao các cư dân sống trên những phần đất đó được gọi là những người Vajjanas.]

8. Thế rồi những người chăn bò đã dâng một phần lễ vật cho nhà vua và chiếm quyền trên mảnh đất đó. Sau đó họ cho xây một thành phố trên miếng đất đó. Cậu con trai, hiện nay đã mười sáu tuổi, họ đã xức dầu phong vương cho cậu và họ đã cưới cho cậu nàng con gái. Và họ đã đồng ý với nhau là không có con gái nào được phép xuất khỏi thành phố đó.

9. Ngay từ lúc mới sống chung với nhau hai đứa trẻ sanh ra được một đứa con gái và một đứa con trai. Họ đã sanh đôi đến mười sáu lần như vậy. Thế rồi khi những đứa trẻ đã lớn lên và khi đã có đủ nơi cư trú để chứa đựng tài sản: nào là vườn tược, công viên, nơi cư trú và kẻ ăn người ở. Họ đã cho xây bức tường thành vây quanh ba vòng thành phố. Mỗi vòng có khoảng cách rộng khoảng độ nửa dậm. Chính vì có sự nới rộng liên tục như vậy (vesali-katatta) mà thành phố được gọi là Vesālī.

Đây chính là câu chuyện kể về thành phố Vesālī.

[Nguồn Tài Liệu]

10. Vào lúc này khi Đức Thế Tôn xuất hiện trên [thế gian], thành Vesālī là một nơi rất phồn vinh thịnh vượng. Và đã có tới bảy trăm bảy mươi bảy ngàn các vị quan nhiếp chính sống tại đó, cũng có một số các vị phó nhiếp chính, các vị tướng lãnh và lính canh với số lượng bằng từng ấy nữa. [161] v.v…theo như người ta kể lại, “Giờ đây vào dịp đó thành Vesālī rất phồn vinh thịnh vượng, phát triển tột bậc có rất đông người đến cư ngụ, có nguồn cung cấp lương thực dồi dào và có đến bảy trăm bảy mươi bảy ngàn tòa lâu đài và bảy trăm bảy mươi bảy ngàn phòng ở cao cấp và bảy trăm bảy mươi bảy ngàn công viên cộng với từng ấy ao hồ.” (Vin. i. 268).

11. Nhưng vào một dịp khác thành phố lại thiếu lương thực do phải trải qua hạn hán và mùa màng thất bát. Trước tiên những người nghèo phải chết và [xác của họ] được quẳng ra ngoài thành, do mùi hôi thối của các xác chết xông lên chẳng còn người nào dám đi vào thành phố các chúng sanh phi nhân được cơ hội đột nhập vào Thành phố. Sau đó, nhiều người khác nữa cũng phải chết. Sự kinh tởm quá lớn lao xảy đến khiến cho bệnh dịch “Hơi rắn” đã xuất hiện. [4] tàn phá biết bao nhiêu sanh linh. Thành phố Vesālī đã bị ba tai nạn ám ảnh đó là: sợ đói, sợ các chúng sanh phi nhân (non-human beings) và sợ bệnh dịch hoành hành. Thế nên các cư dân thành phố liền đến gặp vị quan nhiếp chính [đứng đầu] và thưa rằng: “Thưa Đại Vương, có ba tai nạn đã xuất hiện trong thành phố chúng ta, điều này xưa nay chưa từng xảy ra dưới bảy triều vua trước đó. Có lẽ giờ đây chúng xuất hiện là vì do danh nghĩa của nhà vua đang có một số vấn đề bất chính diễn ra chăng?” Vị quan nhiếp chính liền tụ họp toàn bộ dân chúng lại nơi sảnh đường thành phố và ra lệnh cho họ điều tra xem danh nghĩa nhà vua có gì trục trặc không. Họ đã điều tra toàn bộ thân tộc hoàng gia, song chẳng phát hiện ra điều gì. Chính vì không phát hiện ra điều gì sai phạm nơi thân tộc hoàng gia, họ lin thắc mắc, “Bằng cách nào có thể giảm thiểu tai nn này đây.” Có một số người đề nghị sáu vị Đạo sư đó là [Puuraṇa, Kassapavà các vị khác, nói rằng] “ Tai nn đó sẽ được giảm thiểu ngay sau khi họ xuất hiện.” Có số người khác lại cho rằng, “Hình như đã có một vị Toàn Giác xuất hiện trên thế gian này”. Đức Thế Tôn sẽ giảng Pháp để đem lại phước đức cho chúng sanh. Ngài vô cùng quyền năng và dũng mãnh. Toàn bộ tai nạn sẽ được giảm thiểu ngay sau khi ngài xuất hiện. Ngay lúc đó toàn dân đều rất phấn khởi và họ hỏi nhau, “ Đức Thế Tôn đang sống ở đâu?” Nếu như [162] chúng ta cho người đi mời ắt hẳn Ngài sẽ tới. Thế rồi một số người khác lại lên tiếng, “ Các Vị Toàn Giác luôn tỏ ra nhân hậu thì làm sao Ngài lại không đến?”– “ Đức Thế Tôn đó hiện giờ đang cư trú tại thành Rājagāha và nhà vua Bimbisāra đang phục vụ Ngài. Rất có thể nhà vua chẳng để cho Ngài tới đây đâu.” – “ Thế thì chúng ta hãy xin phép nhà vua đồng ý để cho chúng ta thỉnh Ngài tới đây!” Và họ liền phái đi hai vị quan nhiếp chính người Licchavi đến gặp nhà vua mang theo một lễ vật vô cùng quí giá, có một đạo binh hùng mạnh hộ tống. [bảo họ rằng] “Hãy xin nhà vua Bimbisāra đồng ý để cho các ngươi thỉnh Đức Thế Tôn đến đây”. Họ lên đường và dâng lên Đức Vua lễ vật vô cùng quí giá đó và thông báo cho nhà vua Bimbisāra những gì đang xảy ra, nói rằng “ Thưa Đại Vương, hãy cung thỉnh Đức Thế Tôn đến thăm thành phố chúng tôi”. Thay vì đồng ý, nhà vua truyền, “ Các ngươi hãy tự đi tìm [Đức Thế Tôn] thỉnh đi.” Chính vì thế họ liền đến gặp Đức Thế Tôn, sau khi đã kính lễ Ngài, họ liền thưa, “Thưa Đại Nhân Kính mến, có ba tai nạn đang nổi lên tại thành phố chúng tôi. Nếu như Đức Thế Tôn đến với thành phố chúng tôi, chúng tôi sẽ được an toàn.’ Đức Thế Tôn liền tập trung quán xét [vào sự việc đó và nhận ra điều đó] “ Khi nào Kinh Châu Báu được công bố tại thành phố Vesālī thì An Toàn đó sẽ lan tràn khắp cả Thập Vạn Đại Thiên Tà Bà Thế Giới và khi kết thúc công bố Kinh đó có tới tám mươi tư ngàn sanh linh sẽ chứng đắc Pháp”, thế rồi Đức Thế Tôn đã đồng ý đến thành Vesālī .

12. Khi nhà vua Bimbisāra nghe biết Đức Thế Tôn thuận ý đến. Ngài phải công bố Kinh [Châu Báu] tại thành phố đó, nói rằng, “ Đức Thế Tôn đã đồng ý đến thăm thành Vesālī”, và thế rồi nhà vua liền đến Đức Thế Tôn hỏi rằng ‘Ngài đáng kính, Ngài đã đồng ý đến thành Vesālī tẩy uế rồi sao? – “ Bẩm hoàng thượng, đúng vậy.” – “ Thế thì thưa Ngài, hãy đợi chúng tôi cho sửa sang lại đường xá đã.” Thế rồi nhà vua Bimbisāra cho san bằng đường xá một khoảng cách dài độ năm dặm. Giữa thành Rājagāha kéo dài cho đến tận sông Hằng. Và cứ cách một dặm nhà vua lại cho xây một nơi nghỉ ngơi. Sau đó nhà vua thông báo cho Đức Thế Tôn là mọi sự đã sẵn sàng đã đến giờ Ngài có thể lên đường. Đức Thế Tôn đã lên đường, đi theo là một đoàn tùy tùng có khoảng năm ngàn vị Tỳ Khưu hộ tống. Trên đường đi kéo dài suốt năm dặm đó nhà vua cho rải hoa ngũ sắc ngập cho đến đầu gối và cho treo cờ xí , biểu ngữ và cờ đuôi nheo, v.v… [163]. Nhà vua truyền làm hai chiếc lọng màu trắng che trên đầu Đức Thế Tôn và mỗi vị Tỳ Khưu cũng có một chiếc lọng như vậy. Thế rồi nhà vua kính lễ Đức Thế Tôn với hoa, nhang v.v… và cho cả đoàn tùy tùng của nhà vua hộ tống. Nhà vua truyền lệnh hãy để cho Đức Thế Tôn nghỉ tại mỗi tòa nhà nghỉ đã cho xây dựng trên đường đi và tại mỗi nơi dừng lại đó nhà vua truyền thực hiện một cuộc bố thí thật xứng đáng. Bằng cách đó nhà vua đã hộ tống Đức Thế Tôn tới bờ sông Hằng trong vòng năm ngày. Tại đó nhà vua cho truyền đóng một chiếc thuyền được trang hoàng với đủ loại đồ trang trí. Và rồi nhà vua còn gửi một thông điệp đến cho cư dân thành Vesālī truyền rằng: “Đức Thế Tôn đã đến. Hãy dọn đường xá. Hãy truyền cho mọi người ra nghênh đón Ngài. Họ quyết định thực hiện công việc kính lễ long trọng gấp đôi. Và vì vậy, sau khi họ đã cho san bằng đường xá trong vòng ba dặm giữa thành Vesālī chạy dài cho tới sông Hằng, họ đã cho sửa soạn bốn chiếc lọng màu trắng dành cho Đức Thế Tôn và hai chiếc dành cho mỗi vị Tỳ Khưu.Và để thực hiện kính lễ Đức Thế Tôn và đoàn tùy tùng các vị Tỳ Khưu dân chúng kéo ra rất đông và đứng tại bờ phía tây sông Hằng. Nhà vua Bimbisāra lại truyền cho đóng hai con thuyền nhập vào đoàn người nghênh đón Đức Thế Tôn và cho dựng trên hai chiếc thuyền đó một sảnh đường được trang trí bằng hoa v.v…và trên đó nhà vua cho làm một bảo tọa cho Đức Thế Tôn ngự, được làm bằng đủ mọi loại đá quí. Đức Thế Tôn ngồi trên bảo tọa đó và năm ngàn vị Tỳ Khưu liền bước lên thuyền mỗi vị ngồi tại chỗ xứng hợp với họ. Thế rồi nhà vua còn hộ tống Đức Thế Tôn xuống sông cho đến khi nước ngập đến cổ và nhà vua truyền: “Thưa Đức Thế Tôn, tôi sẽ lưu lại tại đây trên bờ sông Hằng này cho đến khi Ngài quay trở lại ” và rồi nhà vua hồi cung. Các vị Chư Thiên mãi tận cõi Akaniṭṭha (ci trời sắc cứu cnh) [cùng các vị Chư Thiên nơi cõi Tnh Cư] cũng kính lễ Đức Thế Tôn từ trên cao. Và Kambala và Long vương Naga Assanta và nhiều loại khác đang sinh sống dưới nước sông Hằng cũng kính lễ Đức Phật từ phía dưới như vậy.

13. Khi Đức Thế Tôn đang còn du hành trên sông Hằng như vậy khoảng độ một dậm với việc kính lễ long trọng như vậy, Ngài liền băng qua biên giới những người Vesalian. Thế rồi, tại đây thực hiện kính lễ Đức Thế Tôn gấp hai lần nhà vua Bimbisāra, các vị quan nhiếp chính người Licchavi đã đến nghênh đón Đức Thế Tôn họ bước xuống sông cho đến khi nước ngập đến cổ. Vào lúc đó, ngay khoảnh khắc đó, có một đám mây lớn, bóng tối đám mây che phủ bầu trời trên cao rộng khắp vi sấm chớp nổi lên khắp nơi và trời bắt đầu đổ mưa xuống khắp tứ phương thiên hạ. Thế rồi khi Đức Phật vừa mới đặt chân [164] xuống b sông Hằng ngay lập tức một đám mưa hoa sen đổ xuống; nhưng chỉ có kẻ nào đã bị nước mưa làm ướt vì muốn làm ướt mình, và chẳng có ai không muốn bị ướt lại bị ướt cả. Khắp mọi nơi đều có nước ngập tới đầu gối, đến đùi đến thắt lưng rồi đến cổ và tất cả các xác chết được quét sạch xuống sông Hằng. Cho đến khi mặt đất được làm sạch sẽ.

14. Cứ mỗi khoảng cách độ một dậm những người Licchavi lại thỉnh Đức Thế Tôn dừng lại nghỉ chân và tại đó họ lại tổ chức một cuộc bố thí thật lớn. Như vậy chỉ trong vòng ba ngày họ đã thực hiện kính lễ long trọng gấp hai lần nhà vua Bimbisāra đã thực hiện. Họ đã thnh Đức Thế Tôn vào thành Vesālī. Ngay sau khi Đức Thế Tôn vào thành Vesālī, Thì Thiên Chủ (Sakka) Quốc Vương Các Vị Thầnđược cộng đoàn các Chư thiên báo trước liền đến. Với sự xuất hiện của các vị Chư Thiên với uy thế lớn lao đến như vậy, đa số các chúng sanh phi nhân đều bỏ trốn. Đức Thế Tôn liền dừng lại ngay cổng thành, và Ngài đã truyền cho Trưởng Lão Ananda nói rằng. “Hỡi Ananda, hãy lắng nghe Kinh Châu Báu này, và cùng với các vị hoàng tử người Licchavi hãy thực hiện một nghi lễ Cầu An trong cuộc rước quanh những khoảng cách ba vòng tường thành, hãy mang theo với các người những của cải vật chất để thực hiện nghi lễ dâng cúng. Và thế rồi Ngài công bố Kinh Châu Báu.

15. Đó là những gì Ngài trả lời cho câu hỏi: “ Ai đã công bố bài thuyết Pháp này? Khi nào? và tại sao bài thuyết Pháp được công bố. Đã được các vị Trưởng lão đưa ra chi tiết. Bắt đầu với chuyện kể về Thành Vesālī.

16. Chính vì thế đang lúc Kinh Châu Báu là mục tiêu nhằm phá tan dịch bệnh được công bố ngay tại cổng thành vào chính ngày Đức Thế Tôn đặt chân đến thành Vesālī, thì vị Trưởng Lão Ananda đã học biết được kinh này và rồi Trưởng Lão tụng kinh đó sau này như là một nghi lễ cầu an. Trưởng Lão Ananda đã dùng bát khất thực của Đức Thế Tôn để lấy nước và tiến hành rẩy chung quanh thành phố. Ngay sau khi những lời “bất kỳ điều gì cũng chẳng hệ gì” (đoạn kệ 3) được vị Trưởng Lão công bố, thì toàn bộ các chúng sanh phi nhân chưa kịp chạy trốn đều bỏ chạy trốn hết và núp vào những đống phân và đằng sau bức tường thành và những chỗ đại loại như vậy, chúng đã bỏ trốn ra khỏi thành qua bốn cổng. Nhưng cổng thành đó lại không đủ rộng để chúng chạy trốn chính vì thế một số đã không thể bỏ chạy qua lối cổng thành và đã phá tường thành mà chạy trốn. Bệnh tật xuất hiện trên tay chân con người được chữa lành. Toàn dân đã đổ ra đường để kính lễ vị Trưởng Lão với đủ mọi loại hoa, hương nhang, v.v… đám đông [165] đã tràn ngập sảnh đường ngay trung tâm thành phố với đủ mọi hương hoa làm thành một màn trướng trang điểm với đủ mọi loại đồ trang sức và khi họ đã sửa soạn một bảo tọa cho Đức Thế Tôn, họ đã thỉnh Ngài ngự trên bảo tọa đó. Đức Phật đã vào sảnh đường thành phố và ngồi trên bảo tọa dọn sẵn cho Ngài. Cùng với Tăng đoàn các vị Tỳ Khưu, các quan nhiếp chính và dân chúng ngồi tại chỗ dành riêng cho họ. Vị Thiên Chủ (Sakka) quốc vương các vị Chư Thiên đang ngự trên hai cõi trời. [5] và các vị thần khác khi vị Trưởng lão Ananda tiến hành đi quanh toàn bộ thành Vesālī và đã hoàn tất cử hành nghi lễ cầu An, Ngài quay trở lại với thần dân thành Vesālī và ngồi xuống một bên. Tại đó Đức Thế Tôn đã công bố cùng một Kinh Châu Báu đó cho toàn thể dân chúng.

Tới điểm này, điều gì đã được đưa ra trong bộ kinh, cụ thể là

Do ai công bố, khi nào và ở đâu, và tại sao
Những vấn đề ta phát hiện tiếp ngay sau

Đã được trình bày đến từng chi tiết dưới mọi khía cạnh.

[Chú Giải các từ và ý nghĩa.]

17. Nhưng vì đã có lời nói rằng:

Ở bất kỳ nơi đâu, vào thời gian thuận lợi
Ta cũng chú giải ý nghĩa đích thực nữa

Việc chú giải về ý nghĩa phải được bắt đầu thực hiện. Giờ đây có một số người khác cho là chỉ có năm đoạn kệ đầu tiên là do Đức Phật công bố, số còn lại là do Trưởng lão Ananda công bố vào thời điểm Ngài thực hiện nghi lễ Cầu An. Điều này thực chất có thể là như vậy hay cũng có thể không phải thế. Nhưng liệu việc điều nghiên đó có liên quan đến chúng ta hay không? Tập Chú Giải chúng ta sẽ thực hiện về Kinh Châu Báu này thực sự sẽ thích hợp trong cả hai trường hợp.

[Đoạn kệ 1 – Lời Hô Hào]

18. Đoạn kệ đầu tiên bắt đầu như sau:

Yānīdha bhūtāni [samāgatāni bhummāni vā yāni va antalikkhe
Sabbe va bhūtā sumanā bhavantu atho pi sakkacca sunantu bhāsitam.]

Phàm ở tại đời này, có sanh linh tụ hội
hoặc trên cõi đất này, hoặc chính giữa hư không
Mong rằng mọi sanh linh, được đẹp ý vui lòng,
Vậy, hãy nên cẩn thận, Lắng nghe lời dạy này.

Liên quan đến từ “ bất kể điều gì” trên trần gian này [trong đoạn kệ này]: (yānī) [có nghĩa làbất kể loại nào cho dù có ảnh hưởng nhỏ bé hay to lớn. Ở đây (idha): nơi vị trí này; Ngài nói đến việc ám chỉ nơi hội họp vào dịp đó. Các sanh linh (bhūtāni): từ bhūta [quá khứ phân từ của động từ bhavati ‘hiện hữu’ [6]] trong các đoạn như thực tế, khi điều đó là như vậy, (bhūtasmim),là một lỗi phạm bắt phải có việc đền tội (Vin. iv. 25) ý nghĩa là thực sự (vijjmāna) và trong các đoạn như [thực thể] chính là (bhūta)”; [168] Ngài có nhận ra điều này chăng, hỡi các vị tỳ khưu?’ (M. i. 260) lại có ý nghĩa ngũ uẩn (khandha pañcaka),và trong các đoạn như, hỡi các vị Tỳ Khưu, tứ đại hiển (mahā-bhūta) là nguyên nhân (S iii 101) có nghĩa là sắc tứ đại hiển (rūpa), gồm có địa đại và [các đại như thủy đại, hỏa đại và phong đại), và trong các đoạn như: sanh linh (bhūta) đã chiếm hết thời gian (ja. ii. 260) điều này có nghĩa là (một vị A-la-hán) một người đã đoạn tận được hết các lậu hoặc của mình (khīnāsava Bậc Lậu Tận), và trong các đoạn như, Không có chng sanh nào trên thế gian này chỉ có hợp chất mà thôi. (D. ii. 157) điều này có nghĩa là toàn bộ các chúng sanh (satta), và trong các đoạn như, rơi vào [7] cuộc sống thực vật (bhūtagāma) (Vin. iv. 34) có nghĩa là các loại cây (rukkha), v.v…và trong các đoạn như, Ngài chiêm ngưỡng một chúng sanh (bhūtam.- M. bản văn ghi là bhūte) như là một hữu thể (bhūtato) (M. i. 2) lại có nghĩa là thân xác của các chúng sanh (sattakāya) thấp hơn cõi trời Tứ Đại Thiên Vương. [Giờ đây] cho dù [từ này có nhiều ý nghĩa như vậy] [tuy nhiên] nên hiểu điều này như là tất cả những chúng sanh không phân biệt thuộc dạng phi nhân. Qui tụ lại (samāgatāma): tụ họp lại.

19. Chính vì thế hoặc trên cõi đời này (bhummāni): được sanh ra trên đời này. hay (vā) lại là một [tiểu từ] khác; có nghĩa là một cách khác với các từ bất kỳ sanh linh nào – hoặc sanh ra trên đời này – đều tụ họp lại nơi đây thế thì để chọn cách thứ hai Ngài nói hoặc là trên trời cao (yāni va antalikkhe), có nghĩa là bất kể chúng sanh nào cho dù được sanh trên trời cao cũng đều tụ họp lại ở đây. Và ở đây ta cũng nên hiểu là những chúng sanh được sanh trên cõi trời Dạ Ma xa tít tận cõi trời [8] Akaniṭṭha Sắc cứu cánh là các chúng sanh ở trên tít trời cao vì chúng được sanh ra trong những nơi ở thần tiên trên tít tận trời cao. Và ta cũng có thể hiểu rằng các chúng sanh đang cư trú nơi cây cối, cây dây leo, v.v… hoặc được sanh ra trên mặt đất này, phía dưới cõi [trời Dạ Ma] từ ngọn núi Sineru trở xuống đều là những chúng sanh trên mặt đất này, vì tất cả đều được sanh ra trên mặt đất này và trên các cây cối, cây leo, vách đá, v.v… là những gì gắn liền với trái đất này.

20. Giờ đây Đức Thế Tôn đã gom tất cả các chúng sanh phi nhân trong hai câu văn khác nhau. Cho dù chúng có là chúng sanh trên mặt đất hay trên trời cao, chớ gì từng chúng sanh đó hay toàn bộ chúng đều được bình tâm. Về điểm này, toàn bộ (sabbe) [có nghĩa là] không phân biệt. Từng loại (và eva nghĩa đen là đúng là) chỉ dùng để nhấn mạnh; ý định của Ngài là: không loại trừ bất kỳ loài nào cả. Các sanh linh ở đây (bhūta, giống đực số nhiều) có nghĩa là: các chúng sanh phi nhân. Chớ gì….được bình tâm (sumāna bhavantu): chớ gì họ có được vui sướng trong tâm (sukhitamana), trở nên hạnh phúc và vui sướng.

21.Và cũng như (atho pi): cặp tiểu từ này ám chỉ điều gì ta sắp nói tới. Mục tiêu là đưa ra mối liên kết giữa các chức năng của các từ được đề cập tới. Chớ gì họ chú ý lắng nghe những lời này. (sakkacca sunantu bhāsitam): [167lắng nghe, chú ý nghe, và toàn tâm đáp ứng lại, chớ gì họ lắng nghe lời dạy của Ta, chỉ đem lại những điều tuyệt diệu từ trời cao và hạnh phúc siêu thế xuống cho họ mà thôi.

22. Chính vì thế sau khi Đức Thế Tôn đã gộp toàn bộ các chúng sanh trong một câu bất định “bất kỳ sanh linh nào trên cõi đời này đều tụ tập lại ở đây” và rồi lại xác định chúng thành hai loại như trên chính vì vậy cho dù được sanh ra trên địa cầu này hay tại cõi trời cao.’ Và Ngài đã hợp nhất chúng lại bằng các từ “chớ gì mỗi sanh linh cũng như toàn bộ chúng sanh đó”. Ngài đã kết luận đoạn kệ bằng cách động viên cổ vũ chúng về điều tuyệt diệu cuối cùng (xin đọc Ch. v. § 37) với các từ sau, chớ gì họ được bình tâm và về điều tuyệt diệu do những phương thức Ngài đưa ra với các từ, “Hãy lắng nghe cẩn thận những lời này, và cũng giống vậy Ngài đã động viên cổ vũ họ liên tiếp về điều tuyệt diệu trong việc chú tâm lắng nghe và điều tuyệt vời nơi những gì người khác nói (xin đọc M. i. 294) và cũng lưu ý đến điều tuyệt diệu với ý hướng tốt lành nhằm tự hướng chính mình và phục vụ những Thiện Nhân (xin đọc A, ii. 22) và Ngài cũng đưa ra điều tuyệt diệu về nguyên nhân Định và Tuệ.

[Đoạn kệ 2 – kết thúc lời động viên]

[Tasmā hi bhūtā nisāmetha sabbe mettam karotha mānusiyā pajāya.
Divā ca ratto ca haranti ye balim tasmā hi ne rakkhatha appamattā.]

Do vậy các sanh linh, tất cả hãy chú tâm
Khởi lên lòng từ mẫn, đối với thảy mọi loài.
Ban ngày và ban đêm, họ mang vật cúng đường
Do vậy không phóng dật, hãy giúp đỡ hộ trì.

 23. Đoạn kệ thứ hai [bắt đầu] “ Do vậy các sanh linh”. Về điểm này, chính vì thế (tasmā) là một từ nêu lên lý do. Ôi tất cả sanh linh (bhūta): một từ dùng để nói . Hãy chú tâm (nisāmetha): hãy lắng nghe. Tất cả (sabbe): không phân biệt. Ngài muốn ám chỉ điều gì vậy? Ngài muốn nói, do các ngươi đã từ bỏ các nơi trời cao và điều tuyệt diệu sung sướng, tìm thấy trong đó mà lại tụ hội lại nơi đây nhằm mục đích lắng nghe Pháp không nhằm mục tiêu chiêm ngưỡng những vũ nữ, vũ điệu, v.v…chính vì thế mà các sanh linh, đã chú ý lắng nghe tất cả. Hoặc giả, hãy đọc thêm điều đó trong các câu “chớ gì họ được bình tâm”, và “hãy chú tâm lắng nghe” họ được bình tâm và chỉ muốn lắng nghe, điều Ngài muốn nói ở đây là, “Vì, nhờ được bình tâm, các ngươi được phù hợp do bởi có những mục tiêu tinh tuyền do phương hướng tự dẫn mình tới và chú tâm thường xuyên, và vì do ước muốn lắng nghe chăm chú. [các ngươi có được nhờ việc phục vụ những Bậc Chân Nhân và lắng nghe người khác chỉ bảo, nhờ đó mà hình thành cho mình căn bản Chánh kiến. Chính vì thế, tất cả các sanh linh hãy chú ý lắng nghe”, hoặc giả, quay trở lại với đoạn “những lời này” ở cuối đoạn kệ trước là lý do, Ngài muốn nói rằng “Vì những lời của ta rất khó lòng kiếm được do bởi rất khó tìm ra thời điểm nào có thể tránh được toàn bộ [những nét riêng đặc biệt nơi giây phút không đúng đắn đó. [9] và [bởi vì] những lời của ta có rất nhiều lợi điểm bởi lý do chúng luôn luôn xuất hiện kèm theo những ân đức đặc biệt gồm trí tuệ và lòng bi mẫn.- và đó là điều ta muốn diễn đạt khi ta nói “Hãy lắng nghe…những lời này.” Do vậy hỡi tất cả các sanh linh hãy chú tâm; đó là điều muốn nói tới ở dòng này.

24. Sau khi đã động viên khích lệ chúng sanh hãy lắng nghe chính lời của Ngài bằng lý do đã biện dẫn. Ngài bắt đầu chú giải chú tâm là gì theo như Ngài đã công bố [nói rằng] mà ta phải [168hãy thực thi từ tâm cho mọi người. (mettam karotha mānusiyā pajāya). Ý nghĩa điều này như sau: “Hãy thiết lập tình bằng hữu (mittabhāva) chỉ ước muốn điều tốt lành cho mọi chúng sanh mọi dân tộc đã bị ba tai nạn hoành hành”; nhưng một số lại đọc là mānusiyam [thay vì mānusiyā] là sai vì nghĩa định sở cách không hàm chứa ở đây. [10] và vì vậy những gì các từ này chú giải [trên căn bản đó] là sai. Ý định ở đây như sau: Ta không nói điều đó dựa trên sức mạnh kiêu căng ngã mạn với tư cách là một người đã Giác Ngộ, nhưng chính là vì hạnh phúc cho chính các ngươi và cho dòng giống nhân loại mà ta đã phải thốt lên “hãy thực thi từ tâm cho nhân loại”. Và bằng cách nào từ tâm đem lại lợi ích cho những kẻ thực hiện điều đó là điều ta có thể hiểu được ở đây nhờ vào bài thuyết Pháp sau đây:

“Sau khi đã khuất phục được khắp tứ phương thiên hạ, có cơm ăn nào là chúng sanh, sanh linh. Vị Đại Nhân vương đế đã đi vòng quanh khắp nơi, dâng cúng lễ vật với nghi thức tráng lệ. Cả tế lễ ngựa lừa lẫn tế lễ nhân loại. Cộng cả nghi thức giải thoát và rất nhiều đồ uống vāja;Thật không xứng chỉ một phần mười sáu. Đối những gì Ngài tích luỹ từ tâm trong chúng sanh”. (A. iv.151).

Và “Kẻ nào có tâm không vấy bẩn sân hận có thể đổi lấy từ tâm mà đối xử tốt với chỉ một sanh linh có hơi kệ. Chỉ có một thực tế đó được hoàn thiện: nhưng nếu tâm trí. Lại chứa chấp với lòng từ tâm đối với mọi sanh linh có hơi kệ.

Khi một người được trở nên cao quí nhờ thực hiện được việc công đức cao cả”.

Và nhờ [bài kinh] về mười một điều lợi ích (.v 342); thế rồi làm thế nào bài thuyết Pháp đó đem lại lợi ích cho những người thực hiện từ tâm có thể được hiểu nhờ bài kinh đó sau:

 người nào được các Chư thiên đồng cảm,
 luôn nhận ra được những điều đầy thắng lợi.

25. Sau khi nói rằng. “Hãy tỏ lòng từ tâm cho nhân loại trên thế gian này” như vậy Ngài chỉ ra cho thấy làm sao thực hiện điều đó có lợi cả đôi đường, đến đây Ngài nói thêm “Ban ngày và ban đêm họ mang vật cúng đường. Do vậy không phóng dật hãy giúp đỡ hộ trì”.[Divā ca ratto ca haranti ye balim tasmā hi ne rakkhatha appamattā.] lại cho thấy điều [169] trợ giúp [phải thực hiện] là gì. Ý nghĩa điều này là như sau: có những con người miêu tả sinh động các Chư thiên bằng những bức tranh và những tượng điêu khắc bằng gỗ và đi đến chùa,tháp, cây, v.v…và vì họ đã thực hiện dâng cúng lễ đường vào ban ngày hay họ đã thực hiện dâng cúng lễ đường ban đêm bằng đèn [11] vào những đêm không có trăng. v.v…; hay họ thực hiện dâng cúng lễ đường vào ban ngày cho các vị Chư Thiên hộ trì bởi những lễ vật thường đem lại công đức đến tận các vị Chư Thiên trời cao bằng cách thực hiện các bữa ăn phát chẩn, v.v… thực hiện việc che lọng, đốt đèn và vòng hoa. Chính vì thế khi họ thực hiện những việc cúng dường cho bạn cả ngày lẫn đêm như vậy thì làm sao bạn lại có thể không gìn giữ họ đây? Chính vì thế hãy bảo vệ họ; chính vì thế hãy bảo hộ độ trì những con người đã thực hiện những buổi cúng dường. Hãy đẩy lui những thống khổ cho họ, hãy đem lại hạnh phúc cho họ, hãy chuyên tâm ghi khắc trong lòng việc tri ân đó và suy tưởng thường xuyên về điều này.

[Đoạn Kệ 3 – Người Toàn Hảo]

[Yam kiñci vittam idha vā huram vā saggesu vā yam ratanam panītam,
Na no samam atthi tathāgatena,
Idam pi buddhe ratanam panītam,
etena saccena suvatthi hotu]

Phàm có tài sản gì, đời này hay đời sau
Hay ở tại thiên giới, có châu báu thù thắng
Không gì sánh bằng được, với Như Lai Thiện Thệ
Như vậy, nơi đức Phật, đlà châu báu thù diệu
Mong với sự thật này, được sống chơn hạnh phúc

26. Như vậy sau khi đã chứng tỏ cho thấy các Chư Thiên đem lại lợi ích lớn lao cho con người đến nhường nào, [giờ đây] Ngài bắt đầu thốt lên một lời cầu khẩn chứa đựng chân ngôn được bắt đầu như sau. Có bất kỳ điều gì đáng giá, thực hiện như vậy nhằm mục đích loại bỏ dịch bệnh và nhằm mục tiêu giúp cho cả các Chư Thiên lẫn con người được lắng nghe Pháp bằng cách chú giải những ân đức đặc biệt và điều gì còn lại.

27. Về điểm này, bất kỳ điều gì…thấy có (yam. Kiñci) bao gồm toàn bộ bất kỳ điều gì thích hợp để đem ra trưng bày chỗ này chỗ nọ. Điều gì có giá trị (vittam) có nghĩa là tài sản giàu có; vì điều đó tạo ra [phần thưởng] do sự phú quí thịnh vượng (vitti) đem lại, như vậy đó là những tài sản có giá trị. (vitta). Ở đây hay (idha vā) chứng tỏ cõi nhân loại này. Thế giới ở xa (huram vā) chứng tỏ điều còn lại trên thế gian này ngoài điều đó. (thế giới bên kia). Giờ đây mặc dù điều sau này có thể mở rộng tới mức độ bao gồm toàn bộ thế gian này ngoại trừ con người. [Tuy nhiên] vì hay cả trên Thiên cung nữa, được đề cập tiếp theo sau đó cả thế giới loài người lẫn thế giới thiên đường được gộp chung lại như vậy, điều được hiểu [do từ nơi xa xăm] lại được gộp chung lại với những thế giới còn lại đó là thiên giới của các (Nagas) Long vương, (Supannas) Kim Sí Điểu v.v… [12] Chính vì thế điều mà được chứng tỏ bằng hai từ này [cõi đời này hay thế giới ở xa] là bất kỳ vật gì có giá trị, đó là thích hợp cho nhân loại [cõi đời này] và có thể được sử dụng như là một món đồ trang sức: vàng, bạc, đá quý, pha lê, lục ngọc thạch, san hô, hồng ngọc, ngọc bích.v.v…và bất cứ vật gì có giá trị thuộc về (Nàgas) Long vương, (Supaṇṇas) Kim Sí Điểu….. [nơi cõi xa xăm] là điều nổi lên nơi những cõi đó trải dài hàng trăm ngàn dậm [170] những ngôi nhà được xây dựng bằng đá quí đứng sừng sững, trên mặt đất rơi vãi khắp nơi với đá quí và pha lê.

28. Hoặc ở tại Thiên Giới. (saggesu vā): thuộc cõi dục giới và cõi sắc giới các Chư thiên; vì do hành vi đáng ca ngợi (sobhana) họ đã đạt đến được cũng như đã chứng đắc (gammanti) [13] đó chính là thiên đường vậy. (sagga) hoặc giả chúng hoàn toàn (suṭṭhu) tốt đẹp nhất (agga) như vậy, chúng là thiên giới Điều (yam.) có người sở hữu hay những gì không có chủ nhân. Châu báu (ratamam): sẽ đem lại, mang đến, tạo ra (janayati). [14] Cảnh sung sướng (rati –nghĩa đen là ‘niềm sảng khoái’). Như vậy đây là một châu báu (ratana); đây chính là biểu tượng đối với bất kỳ điều gì đáng khâm phục, điều có giá trị lớn, vô giá, hiếm thấy, và được các chúng sanh siêu việt sử dụng, theo như những gì được nói đến như sau:

“(1) Điều đáng khâm phục, (2) có giá trị rất lớn. (3) Điều vô giá, (4) hiếm khi thấy được. (5) chỉ những chúng sanh siêu việt mới sử dụng; đó là ý nghĩa những gì từ “châu báu’ muốn ám chỉ.”

Hiếm có (panītam – nghĩa đen là “ thượng hạng”: trổi vượt, tốt nhất, không tầm thường. Chính vì thế điều gì được biểu thị trong dòng chữ này là bất kỳ loại châu báu nào như thể một Sudhamma [Diệu Pháp đường]. Vejayanta [tòa lâu đài] [15] v.v… đều là các tòa nhà thiên quốc được làm bằng đủ mọi loại đá quí và rộng đến hàng trăm dậm. và cũng như vậy bất kỳ châu báu nào không có chủ, hoặc là thuộc về các tòa nhà thiên cung đã bỏ vắng chủ khi các chủ nhân đã [được tái sanh xuống trần] lấp đầy cõi khổ cảnh trong thời điểm vắng bóng một vị Giác Ngộ; hay bất kỳ châu báu nào vô chủ nằm trên mặt đất, nơi đại dương,trên núi Hy Mã Lạp Sơn v.v…

29. Không gì sánh bằng được với Như Lai Thiện Thệ (Na no samam atthi tathāgatena): không gì (na) dùng để phủ định. [không] Ai (no) dùng để nhấn mạnh. [16] Sánh bằng (samam): có thể sánh được với một vị Như Lai Thiện Thệ (Tathāgatena): với một vị Toàn Giác Ngộ được đâu. [17]

30. Điều này có nghĩa là gì vậy? đó là bất kỳ có tài gì đáng giá và có châu báu thù thắng nào, cũng chẳng có bất kỳ điều gì có thể sánh bằng Phật Bảo ở đây cả.

31. (1) Đến đây bất kỳ châu báu [có thể được định nghĩa] là được ngưỡng mộ rất nhiều (§ 28). Thí dụ như, một Bảo luân xa hay là một viên ngọc Bảo châu một Chuyển Luân Vương (xin đọc D. Sutta 17 và Trung Bộ Kinh Sutta 129 và các tập chú giải tương ứng) – một khi đã khởi xuất, thì đa số chúng sanh chẳng còn trầm trồ khen ngợi bất kỳ điều gì khác, và tuyệt đại đa số chúng sanh chẳng còn kính lễ với hoa, hương nhang v.v… những nơi kệ tự của bất kỳ chúng sanh phi nhân hay quỉ thần nào khác; nhưng toàn bộ chúng sanh chỉ còn biết kính lễ Châu Báu Luân và Ngọc Châu Báu mà thôi; và họ sẽ cầu khẩn chúng đem lại cho họ ân huệ này nọ và có đôi khi họ cũng được toại nguyện nơi những gì họ cầu xin ngay cả một châu báu có sức thần như vậy cũng không thể nào sánh bằng với Phật Bảo. Nếu một châu báu được định nghĩa là được khen ngợi ngưỡng mộ. Thì chỉ có duy nhất một vị Như Lai Thiện Thệ là xứng được như vậy mà thôi.; [171] Vì khi một vị Như Lai Thiện Thệ xuất hiện, thì bất kỳ các Chư Thiên hay nhân loại nào với ảnh hưởng to lớn đến cỡ nào, cũng chẳng được họ kính lễ hay tỏ lòng ngưỡng mộ bất kỳ ai khác ngoài vị Như Lai Thiện Thệ đó. Thật vậy vị Đại Phạm Thiên Sahampati cao siêu cũng đã kính lễ vị Như Lai Thiện Thệ với vòng hoa Châu Báu to bằng cả ngọn núi Sineru, và các vị Chư Thiên khác cũng đã thực hiện giống như vậy; ngoài ra về phía nhân loại như nhà vua Bimbisara. Nhà vua Pasenadi nước Kosala, Anāthapindika, v.v… Và sau khi Đức Thế Tôn đã hoàn toàn viên tịch. Nhà vua Asoka đã từ bỏ chín mươi sáu kotis (96.000.000?) đất đai Vương quốc của ngài vì Đức Phật và đã xây dựng tám mươi tư ngàn chùa tháp trên khắp đất nước Ấn Độ (Jambudipa). Chính vì vậy ta cần kể ra đây những người ngưỡng mộ vị Như Lai Thiện Thệ khác làm gì nữa? Thật vậy cuối cùng đã có ai khác hơn là Đức Thế Tôn đã chứng đắc tịch diệt nếu chẳng phải chỉ duy có một mình Đức Thế Tôn hay sao, vì người đó mà nơi đản sanh, việc chứng đắc Giác ngộ. Việc quay Chuyển Pháp Luân và việc Tịch Diệt Níp Bàn hoặc giả ngay cả các ảnh tượng và đền chùa v.v..lại xứng đáng được ngưỡng mộ và kính lễ đến như vậy? Chính vì thế chẳng còn châu báu nào sánh bằng với vị Như Lai Thiện Thệ hiểu theo nghĩa Ngài được kính lễ và ngưỡng mộ.

32. (2) Cũng giống vậy chẳng có Châu báu nào [có thể được xác định] theo nghĩa có Giá trị lớn lao; tỷ dụ như, vải Kāsi . Theo những gì người ta kể lại, “hỡi các vị Tỳ Khưu, vải Kāsi ngay khi đã cũ kỹ cũng vẫn vô cùng đẹp đẽ và rất mềm mại và có giá trị vô cùng to lớn.” (A. i. 248); nhưng ngay cả một châu báu như vậy cũng không bao giờ sánh bằng Phật Bảo. Nếu một châu báu có thể xác định được theo nghĩa có giá trị to lớn. thì chỉ có vị Như Lai Thiện Thệ mới thực sự được coi như là một châu báu đích thực mà thôi.; vì cho dù vị Như Lai Thiện Thệ có chấp nhận khoác vào chiếc y cà sa làm bằng vải rách bỏ đithì hành vi của họ sẽ đem lại cho họ công đức to lớn và phước đức cho họ, tương tự như vị Vua Asoka [mặc vương bào quí giá vậy]. Giá trị to lớn của ngài bao gồm ở điều này, và với từ có giá trị to lớn; ta nên hiểu là đoạn kinh tiếp theo kiến lập bản chất nơi bất kỳ khiếm khuyết nào [trong luận cứ này]: “ Bất kể ngài chấp nhận y cà sa nào, thứ thực phẩm khất thực nào, nơi tịnh dưỡng nào, hay bất kỳ thứ đồ dùng thiết yếu nào như thuốc chữa bệnh nào cũng đem lại phước lợi lớn cho họ; ta nói cho các ngươi biết, điều đó sẽ trở nên có giá trị rất lớn. Giống như vải Kāsi có giá trị to lớn đến nhường nào, ta nói cho các ngươi biết, con người này còn giá trị lớn hơn gấp bội. (A. i. 248) Chính vì thế chẳng có Châu Báu nào sánh ngang bằng một vị Như Lai Thiện Thệ hiểu theo nghĩa giá trị to lớn của vị đó.

33. Cũng giống vậy chẳng có bất kỳ châu báu nào [có thể được xác định] theo nghĩa đặc tính vô giá. Thí dụ như, Bảo Luân Xa [được sửa soạn kỹ càng] xuất hiện trước vị Chuyển Luân Vương. Có trục làm bằng Đá Sa-phia, bảy ngàn cây căm làm bằng bảy loại đá quí, vành bánh xe làm bằng san hô, các chỗ nối bằng vàng đỏ; và cứ mỗi mười cây căm lại có một cây chính nhằm tạo ra âm thanh giống như tiếng gió tạo ra, âm thanh do cây căm đó tạo ra giống như tiếng nhạc ngũ âm điêu luyện [18]. Thế rồi mỗi bên chiếc trục này lại có một đầu sư tử và bên trong lại có một chỗ lõm vào như trong chiếc bánh xe ngựa vậy, chẳng có ai chế tạo chiếc bánh xe này, và cũng chẳng có ai có thể làm được chiếc bánh xe như thế, [19] chiếc bánh xe do khí hậu tự nhiên tạo ra và nhờ nghiệp của những điều kiện tự nhiên mà có. [20] Và khi nhà vua đã hoàn tất được mười bổn phận của một vị Chuyển Luân Vương, và vào ngày giới bát quan trai (Uposatha) nhằm ngày rằm trăng tròn trong tháng, sau khi nhà vua đã gội đầu. và thực hiện những việc tuân thủ giới bát quan trai (Uposatha) và đi lên phòng riêng trên tòa lâu đài hoàng cung, thế rồi đang khi ngài ngồi thiền thanh tịnh những việc giới hạnh của mình ngài nhìn thấy Bảo luân xa của mình nổi lên giống như mặt trăng rằm hay mặt trời, ngay lúc ngài chứng kiến, Bảo luân xa đó phát ra một tiếng náo động rất lớn vang dội ra xa xung quanh cả mười hai dặm. Và cách xa cả hàng dậm cũng nhìn thấy Bảo luân xa đó xuất hiện. Thế rồi đa số chúng sanh trong thành nhìn thấy Bảo luân xa đó đã thốt lên một tiếng náo động rất lớn [nói rằng] “ Chúng ta có thể tưởng tượng thấy một mặt trăng hay một mặt trời thứ hai đang xuất hiện!” và rồi Bảo luân xa đó di chuyển trên thành phố cho đến khi tới hướng đông của đông cung, Bảo luân xa dừng lại trên tòa đông cung đó giống như một chiếc trục xe bao quanh một địa điểm không quá cao cũng không quá thấp rất thích hợp cho nhiều người có thể tỏ lòng kính lễ với hoa và hương nhang v.v… Rồi tiếp theo sau đó, lại nổi lên Voi Châu Báu xuất hiện, toàn một màu trắng, có bốn chân được đánh bóng và với bảy tư thế khác nhau. [21] có được sức mạnh tự nhiên, bay trên không. Và con voi xuất hiện từ nòi giống Uposatha hay từ nòi giống Chaddanta [22] – Khi xuất thân từ nòi giống Uposatha voi ta thuộc loại già nhất tại nòi giống đó. Nhưng khi xuất thân từ nòi giống Chaddanta thì lại trẻ nhất trong toàn nòi giống.- Voi được huấn luyện thuần thục và thuần hóa hoàn toàn. Thế rồi với một hội chúng kéo dài cả hàng dậm, [nhà vua] đi du ngoạn toàn cõi Diêm phù đề (Jambudipa) và [cưỡi trên] Voi Châu Báu và quay trở về trước bữa ăn sáng ngay chính thủ đô hoàng gia của ngài. Và tiếp theo sau đó là Ngựa Châu Báu xuất hiện, trắng tinh tuyền, với bốn móng đánh bóng láng, đầu đen nhánh và bờm có màu cỏ mūnjo, và ngựa xuất thân từ nòi giống ngựa hoàng gia có tên là Valāhaka. Những chi tiết còn lại giống như trường hợp Voi Châu Báu. Tiếp theo ngựa châu báu đó,[173] phải kể đến Ngọc Châu Báu cũng xuất hiện. Đó là một hòn lục ngọc, có nước sáng tinh tuyền nhất, với tám mặt, được cắt vô cùng điêu luỵên. Và Ngọc Báu có kích cỡ bằng với chiếc trục Bảo luân xa. Ngọc có xuất xứ từ mõm đá Vepulla. Khi viên Ngọc Châu Báu đạt quá tiêu chuẩn hoàng gia. Nó tỏa sáng ra xa cả hàng dậm ngay cả khi trời tối với bốn cách tỏa sáng, và do ánh sáng rực rỡ viên ngọc Châu Báu tỏa ra, chúng sanh cứ tưởng là ánh sáng ban ngày và bắt đầu công việc làm ăn của mình; và họ có thể nhìn sâu xuống đến cả mỗi con kiến nhỏ tí. Tiếp theo sau đó xuất hiện Phụ nữ Châu báu. Cứ sự thường nàng là hoàng hậu nhiếp chính. Và nàng thường xuất thân từ Bắc cưu lưu châu hay hoàng tộc Maddarāja. Nàng thoát khỏi sáu nhược điểm bắt đầu với chiều cao không quá khổ. (Trung Bộ Kinh iii. 174-5); nàng vượt qua hết mọi hình dáng con người nhưng lại không đạt đến được hình dáng chư thiên.; đối với nhà vua thì các chi của nàng ấm áp khi trời lạnh vào mùa đông và lại mát vào mùa hạ, đang khi đó sự đụng chạm của nàng thì êm ái như bông đã được nện đến cả trăm lần; từ thân thể của nàng luôn tỏa ra một hương kệm ngào ngạt của loại gỗ giáng hương và từ miệng nàng toát ra hương sen thoang thoảng, và nàng còn chứng đắc được nhiều phẩm chất tuyệt hảo bắt đầu với việc thức dậy trước khi [Chuyển Luân Vương] thức giấc. Tiếp theo sau đó xuất hiện Người Hầu Châu Báu, cậu ta thường là một chủ ngân khố trong công việc phục vụ hoàng gia; nơi người đó thì mắt thần đã tỏ hiện khi Bảo luân xa xuất hiện, nhờ đó cậu ta thấy rõ những kho báu dấu kín. Có chủ hoặc vô chủ trong vòng một trăm dậm xung quanh. Cậu ta tiến lại gần nhà vua và dâng cúng cho Ngài, người hầu hạ nói rằng: Tâu bệ hạ. Bệ hạ có thể không hành động gì cả; thần sẽ làm điều gì phải làm với số tiền đó. Rồi tiếp theo sau lại xuất hiện người Cố Vấn Châu báu, người này thường là con trai cả của nhà vua. Là người có được phẩm chất hiểu biết đặc biệt ngay khi Bảo luân xa xuất hiện bằng cách thấu triệt được với tâm của mình và những tâm của cả một hội chúng cách xa hàng mười hai dặm, người đó có khả năng kiềm chế hoặc khuấy động chúng lên; người đó tiến lại gần đức vua và dâng ngài chiến lược như sau, “Tâu bệ hạ, ngài có thể không hành động gì cả. thần có thể chỉ bảo cho toàn bộ quyền hành của bệ hạ được mà”. Giờ đây với châu báu này hay với bất kỳ một châu báu nào được xác định theo kiểu không thể lượng định giá được, theo đó chẳng có giá trị nào được định do ước lượng hay bằng cách phân xử đáng giá vào khoảng một trăm ngàn hay là mười ngàn, thì chẳng có châu báu nào trong số những châu báu đó có thể sánh bằng với Phật Bảo. [174] Nếu như một châu báu lại được định giá bằng ước lượng vô giá, thì chỉ có một vị Như Lai Thiện Thệ mới thực sự là một châu báu mà thôi.; vì vị Như Lai Thiện Thệ không thể được phân định ranh giới bằng bất kỳ người nào đang thực sự [cố gắng] lượng định và phân xử Ngài liên quan đến việc giới hạnh, thiền định hay liên quan đến bất kỳ người nào trong số những gì bắt đầu với trí tuệ như vậy, kẻ nào chính xác có nhiều ân đức đặc biệt, so với Ngài, đều chỉ là một bản sao chép với Ngài mà thôi. Chính vì thế mà chẳng có bất kỳ châu báu nào được sánh ngang bằng với một vị Như Lai Thiện Thệ hiểu theo nghĩa đánh giá ước lượng là vô giá.

34. (4) cũng giống như bất kỳ châu báu nào [có thể được xác định] theo ý nghĩa do rất hiếm khi thấy được. Thí dụ như: bất kể ít khi có sự xuất hiện một Chuyển Luân Vương và [bảy] châu báu của Ngài thì ngay cả một châu báu như vậy cũng chẳng bao giờ sánh bằng với Phật Bảo. Nếu như một châu báu được xác định theo nghĩa hiếm khi thấy được thì chỉ có một mình vị Như Lai Thiện Thệ và điều còn lại mới [thực sự] được coi như là một châu báu. Tuy nhiên bằng cách nào một vị Chuyển Luân Vương và điều còn lại được coi như là một châu báu một khi có quá nhiều vị nổi lên chỉ trong một đại kiếp? Nhưng thế gian này có thể vắng bóng một vị Như Lai Thiện Thệ đến hàng Vô Số Lượng đại kiếp, chính vì thế mà tại sao vì chỉ có một vị duy nhất thỉnh thoảng mới xuất hiện. Thế nên một vị Như Lai Thiện Thệ thực sự rất hiếm khi được nhìn thấy. Và chính Đức Phật đã nói về vấn đề này vào dịp Ngài tịch diệt rằng: hỡi Ananda, các vị Chư Thiên đang phản đối rằng: “ thực sự chúng ta khó có thể gặp được một vị Như Lai Thiện Thệ. [Chỉ duy nhất] thỉnh thoảng mới có một vị Như Lai Thiện Thệ xuất hiện trên thế gian này. Bậc Alahán và Chánh Đẳng Giác. Kể từ tối nay cho đến sáng sẽ diễn ra vô dư Níp Bàn của một vị Như Lai Thiện Thệ. Và vị Tỳ Khưu lỗi lạc này sẽ đứng ngay trên đầu của Đức Phật, che dấu Ngài cho đến giây phút chót, chúng ta cũng chẳng có thể được nhìn tận mắt vị Như Lai Thiện Thệ đó hiểu theo nghĩa rất hiếm khi được chứng kiến.

35. (5) Cũng giống vậy bất kỳ châu báu nào [có thể được xác định] theo nghĩa chỉ được một chúng sanh tuyệt vời sử dụng mà thôi .Thí dụ như: Bảo luân xa của vị Chuyển Luân Vương và điều gì đại loại như vậy. Loại Châu Báu đó không được tạo ra dành cho những hạng hạ cấp sử dụng, ngay cả trong mơ nữa, như thể những hạng người bị xã hội ruồng bỏ, những người làm đồ liễu gai, người kệ săn, những người kệ đóng xe ngựa và những người thu gom rác, vì tất cả những người này cho dù có tích lũy được tài sản lên đến cả trăm ngàn kotis và sống trong những tòa lâu đài bảy tầng. [175]. Nó chỉ được tạo ra cho vị vua thuộc đẳng cấp Sát Đế Lỵ sử dụng, thuộc dòng dõi gia đình quí tộc cả hai họ,là những người đã thực hiện trọn vẹn mười bổn phận của một Chuyển Luân Vương. Nhưng ngay cả một châu báu thuộc loại như vậy thì cũng chẳng bao giờ được sánh bằng với Phật Bảo. Giả như một châu báu được xác định được theo nghĩa chỉ dành cho những chúng sanh Thượng đẳng sử dụng thì chỉ có một mình Đức Như Lai Thiện Thệ mới thật sự là một châu báu mà thôi, vì vị Như Lai Thiện Thệ không phải để sử dụng, ngay cả trong mơ đi nữa, đối với sáu ngoại đạo sư bắt đầu với Purāṇa, Kassapa và những người khác giống như họ, cho dù ai trong họ có thể được danh vọng trong thế gian là chúng sanh tuyệt vời, thì cũng chưa được coi như là hoàn hảo trên cở sở giác ngộ và cách quan sát của họ vẫn có thể trở nên lệch lạc. Tuy nhiên, ngài được dành cho các vị như thể Bāhiya Dārucīriya (Ud, 6-8) v.v…sử dụng và các vị đệ tử vĩ đại khác xuất thân từ các gia tộc vĩ đại, là những người đã đạt đến hoàn hảo trên cơ sở (đạt đến giác ngộ) và có khả năng đạt đến bậc A-la-hán vào cuối một đoạn kệ bốn dòng. Và tri kiến của các Ngài có khả năng thâm nhập được [Tứ Thánh Đế] vì họ đã biết tận dụng ngay cách này hay cách khác bằng cách hoàn tất được những điều không thể vượt qua bằng thấy, nghe, phục vụ và những điều còn lại. (D. iii. 250) Chính vì lý do đó mà chẳng có Châu báu nào có thể sánh bằng vị Như Lai Thiện Thệ hiểu theo nghĩa được sử dụng do các chúng sanh cao cấp.

36. Cũng như bất kỳ châu báu nào, không phân biệt là một châu báu (ratana) hiểu theo nghĩa tạo ra cảnh hạnh phúc. (Ratijana)14 Thí dụ như: Một vị vua cảm thấy phấn chấn ngay khi ngài nhìn thấy Bảo luân xa của vị Chuyển Luân Vương và như vậy Bảo luân xa đó đã tạo ra cảnh hạnh phúc sung sướng (sảng khoái) nơi ngài. Còn nữa một Chuyển Luân Vương tay trái cầm một chiếc bình bằng vàng và tay phải ngài rải Chuyển Luân Châu báu, [nói rằng,] “ hãy lăn ra ngoài đi, ôi Bảo luân xa tốt lành; hãy chiến thắng, ôi Bảo luân xa tốt lành”. (D. iii. 62; M. iii. 172). Sau đó Bảo luân xa di chuyển về hướng đông trên không trung phát ra một tiếng ngọt ngào như tiếng nhạc ngũ cung. [178] và theo sau, di chuyển do chính sức mạnh của mình, là vị Chuyển Luân Vương với bốn đạo binh của ngài [gồm có tượng binh, kỵ binh, chiến xa và bộ binh] dàn trận rộng khoảng mười hai dặm. Chuyển luân vương di chuyển không quá cao mà cũng không quá thấp ngay trên đỉnh những ngọn cây thấp, nhận lấy lễ vật từ tay của những [trong đoàn tùy tùng] mang theo của lễ là hoa, trái cây, lá cây.v.v…[hái từ] những cây ngay trên đường [đi ngang qua] [23] và [trên đường đi] ngài đã chỉ dạy cho các vị hoàng đế địa phương, đã đến để tuyên xưng lòng trung thành thuần phục sâu đậm của mình với Chuyển luân vương như sau: “ xin hãy đến, hỡi vị đại vương” v.v…ngài bảo cho họ biết, “ chớ sát sanh những sinh vật có hơi kệ” v.v…Nhưng bất kỳ nơi nào nhà vua ước ao được ăn và nghỉ một chút trong ngày hôm đó, thì nơi đó Bảo luân xa liền hạ xuống ngay trên không và dừng lại như một chiếc trục xe được hãm lại trên một miếng đất bằng phẳng và cung cấp cho ngài đủ mọi phương tiện bắt đầu với nước [dành cho nghi thức tẩy uế]. Đến khi nào được nhà vua khuyến cáo để lên đường, thì Bảo luân xa di chuyển trước phát ra tiếng động, và ngay khi đoàn quân trải rộng khắp mười hai dậm nghe thấy tiếng động đó cũng bay lên không trung, cuối cùng thì Bảo luân xa hạ xuống đại dương phía đông, và sau khi thực hiện điều đó, nước đại dương liền tách ra làm hai với khoảng rộng độ một dậm và dựng đứng giống như một bức tường nước. Đám đông thi nhau lượm đủ bảy loại châu báu tùy theo sở thích. Thế rồi khi nhà vua cầm chiếc bình vàng lên tuyên bố rằng: “Chớ gì Vương quốc của trẫm trải dài đến vô tận, và đồng thời lại rẩy nước xuống Bảo luân xa, nó lại quay trở lại. Giờ đây đạo binh của nhà vua di chuyển phía trước, còn Bảo luân xa theo sau, và nhà vua đứng ở giữa. Nước đại dương trở lại như cũ ở mỗi vị trí đáy đại dương khi Bảo luân xa đi ngang qua khỏi. Cùng một cách như vậy Bảo luân xa đã di chuyển cũng đã di chuyển xuống đại dương phía nam, phía tây và phía bắc. Khi Bảo luân xa đã quay đủ bốn phương như vậy, Bảo luân xa liền bay lên không trung đến độ cao vào khoảng [một trăm dậm]; nhà vua dừng lại trên đó và quan sát chung quanh như thể một đầm sen trắng đang nở rộ [24] toàn bộ ta bà được trang điểm cũng như vậy, toàn bộ bốn đại lục và hai ngàn hòn đảo nhỏ hơn, có nghĩa là đại lục Pubbavideha Đông thắng thần châu [ở phía đông] rộng khoảng bảy ngàn dậm, đại lục Aparagoyan Tây ngưu hóa châu [ở hướng Tây] [177] rộng khoảng tám ngàn dậm, đại lục Uttarakuru Bắc cưu lưu châu [ở phía bắc] rộng khoảng bảy ngàn dậm, và Jambudipa Nam thiện bộ châu [ở phía nam] rộng khoảng mười ngàn dậm. Mỗi đại lục lại gồm hơn năm ngàn đảo nhỏ mà nhờ sức mạnh của Bảo luân xa ,nhà vua đã chinh phục được. Và khi ngài còn đang quan sát khắp chung quanh như vậy, thì niềm [sung sướng hạnh phúc bao la] không nhỏ trào dâng nơi ngài, và chính vì thế Bảo luân xa (cakkaratana) đã là người tạo ra niềm vui sảng khoái (ratim jameti) cho nhà vua. Nhưng ngay cả một Bảo luân xa như vậy cũng không bao giờ có thể sánh bằng Phật Bảo.Nếu như một Bảo luân xa được [xác định] theo nghĩa tạo ra được niềm sảng khoái (tạo ra lợi ích) thế thì chỉ có một vị Như Lai Thiện Thệ mới thực sự là một Châu Báu. Làm thế nào một Bảo luân xa có thể so sánh đựơc với Châu báu đó? Đối với niềm vui sảng khoái của Chuyển luân Vương ngay cả khi được tạo ra do toàn thể các châu báu bắt đầu với Bảo luân xa, không kể đến những gì phụ thuộc bên ngoài. Cũng không thể sánh bằng một phần nhỏ nơi bất kỳ loại hạnh phúc sảng khoái thiên đường nào. và một vị Như Lai Thiện Thệ tạo ra được niềm sảng khoái còn cao quý hơn, thượng hạng hơn, ngay cả niềm hạnh phúc đó.[vì] nơi vô vàn vô số các Chư Thiên lẫn nhân loại là những người thực hiện lời giảng dạy của ngài thì ngài sẽ tạo ra cho niềm hạnh phúc sảng khoái ở bậc thiền thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ năm. Một niềm hạnh phúc như không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ và phi tưởng phi phi tưởng xứ. Niềm hạnh phúc của Nhập Lưu Thánh Đạo. Niềm vui hạnh phúc của quả Nhập Lưu. Và niềm hạnh phúc của các Thánh đạo và Thánh quả của bậc Nhất Lai, bậc Bất Lai và bậc A-la-hán. Chính vì thế mà chẳng có bất kỳ châu báu nào sánh bằng một vị Như Lai Thiện Thệ hiểu theo nghĩa tạo ra được cảnh sung sướng (tạo ra được hạnh phúc.)

37. Hơn thế nữa, châu báu này lại có hai loại: châu báu tâm thức và châu báu vô tâm thức. Về điểm này, loại châu báu vô tâm thức chính là Bảo luân xa, Ngọc Châu Báu hay loại nào khác không bị các mạng căn ràng buộc như vàng, bạc v.v…Loại Châu Báu có tâm thức là những loại bắt đầu với Tượng Châu Báu, và kết thúc với Cố Vấn Châu Báu, hay bất kỳ loại nào được các mạng căn ràng buộc, và trong hai loại Châu Báu đó thì loại Châu Báu tâm thức được coi như là loại tuyệt hảo nhất. Tại sao vậy? vì những thứ châu báu nào không có tâm thức như vàng, bạc. Pha lê, ngọc ngà đá quí v.v…chỉ dùng để trang điểm cho châu báu nào cótâm thức mà thôi; bắt đầu với tượng Châu báu.

38. Châu báu có tâm thức cũng lại có hai loại đó là súc sanh và nhân loại. Ở đây châu báu nhân loại được coi như là tuyệt vời nhất. Tại sao vậy? vì châu báu súc sanh chỉ được dùng làm phương tiện chuyên chở [178] cho châu báu nhân loại mà thôi.

39. Châu báu nhân loại cũng có hai loại đó là châu báu đàn ông và châu báu phụ nữ. Về điểm này thì Châu báu nam được coi là tuyệt hảo. Tại sao vậy? vì châu báu nữ giới chỉ nhằm phục vụ cho châu báu nam giới mà thôi.

40. Châu báu nam giới cũng có hai loại, châu báu nam sống ở gia đình và châu báu nam thực hiện cuộc sống vô gia cư. Về điểm này, thì châu báu vô gia cư thuộc loại hảo hạng. Tại sao vậy? Vì cho dù một Chuyển luân vương là tuyệt hảo nhất nơi châu báu sống cuộc đời gia cư, tuy nhiên do hành vi kính lễ với năm cách phủ phục (Ch. v. n. 96) trước châu báu vô gia cư. Là người được phú cho những phẩm chất giới hạnh, v.v… và nhờ việc ngài phục vụ ngài như vậy [cuối cùng] ngài đã đạt đến điểm tuyệt hảo cả thiên đường lẫn nhân loại cho đến cuối cùng thì lại đạt đến điểm tuyệt hảo tịch diệt nữa.

41. Châu báu vô gia cư (xuất gia) cũng gồm hai loại đó là Bậc Thánh nhân và Phàm nhân. Và Châu Báu Bậc Thánh nhân cũng có hai loại đó là hữu học và vô học. Và vô học cũng chia thành hai loại như người thuần lạc quán và người có thừa [25] an tịnh. Người thừa an tịnh cũng có hai loại đạt đến thập toàn thinh văn và không phải thập toàn thinh văn. Ơ đây ai đạt đến thập toàn thinh văn đựơc coi là tuyệt nhất. Tại sao vậy? là do đặc tính vĩ đại của các ân đức người đó có được.

42. Cũng vậy một vị Phật Độc Giác. Được coi là người tuyệt vời nhất khi so sánh với những ai đã đạt đến thập toàn thinh văn. Tại sao vậy? Vì đặc tính vĩ đại nơi những ân đức của ngài cho dù cả vị thinh văn như Xá Lợi Phất (Sariputta), Mục Kiền Liên (Moggallāna) cũng không thể so sánh với một phần trăm ân đức của một Vị Phật Độc Giác. Vì ngay cả toàn bộ các vị Phật Độc Giác đang ngồi thiền trên toàn cõi Jambudipa [toàn bộ họ] ngồi thiền đầu gối chạm nhau trong tư thế xếp bằng. Ngay cả nhiều đến như vậy cũng chưa sánh bằng hay chỉ một phần nhỏ, so với các ân đức đặc biệt của vị Phật Toàn Giác và điều này do chính Đức Phật nói ra rằng: “Hỡi các vị Tỳ Khưu, cho dù ta gộp lại toàn bộ chúng sanh không chân cho tới hai chân hay…vị Như Lai Thiện Thệ vẫn được coi như là hoàn thiện nhất nơi họ.’ (ii. 34) v.v…

43. Cũng vậy một vị Phật Toàn Giác được xem là tối thượng nhất trong việc so sánh với một vị Phật Độc Giác. Tại sao vậy? Vì những ân đức vĩ đại của Ngài

44. Như vậy chẳng có châu báu nào có thể sánh bằng với vị Như Lai Thiện Thệ dưới bất kỳ hình thức nào hết thảy. Chính vì thế Đức Thế Tôn có nói rằng Chẳng có người nào có thể sánh bằng [179] với vị Như Lai Thiện Thệ.

[Kệ Cầu Khẩn.]

[Idam pi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ etena saccena suvatthi hotu]

45. Khi Đức Phật đã khẳng định như vậy làm sao Phật Bảo chẳng có gì sánh bằng. Giờ đây để xua tan những dịch bệnh cho các chúng sanh đã nổi lên đó, ngài cầu khẩn bằng việc thốt ra chân ngôn, cụ thể như sau: “Châu báu này hiếm thấy nơi Đấng Tự Giác Ngộ: Chính vì thế do chân ngôn này sẽ đem lại an toàn.” Lời chân ngôn này khẳng định mục đích hỗ trợ cho chúng sanh, chủng tộc khởi xuất. Nhưng ngược lại, đã đem lại hỗ trợ cho chính điều không có gì sánh bằng với Phật Bảo ngay trên thế gian này bắt đầu với địa ngục A tỳ Avici [vô gián] và kết thúc với tột đỉnh hiện hữu, [cụ thể là bao gồm phi tưởng phi phi tưởng xứ.] Cũng không có gì sánh nổi, có nghĩa là trong những ân đức đặc biệt như giới uẩn, [định, tuệ, giải thoát và tri kiến giải thoát. (xin đọc thêm D. iii. 279)

46. Ý nghĩa những điều trên như sau. Phàm trên cõi đời này (idam pi) vì đặc tính không gì sánh bằng nơi những ân đức đặc biệt [đã nói đến ở trên] nơi bất kỳ điều gì quí giá hay châu báu thuộc bất kỳ loại nào hoặc trên cõi đời này hay tại cõi đời xa hay tại cõi thiên giới – có châu báu thù thắng nơi vị Như Lai Thiện Thệ (buddhe ratanaṃ paṇītaṃ) chính vì thế nếu điều này là có thực, thì nhờ chân đế này (etena saccena) chớ gì các chúng sanh có hơi kệ được an tịnh (sotthi hotu) chớ gì luôn có được những gì mang lại vẻ vang cho họ. (sobhaṇānaṃ aṭṭhitā) đó là thoát khỏi tai họa.

47. Giờ đây chính trong các đoạn như, “ Hỡi Ananda, con mắt chẳng có bản ngã cũng chẳng có điều chi thuộc bản ngã cả.” (S. iv. 54) Ý nghĩa ở đây là “[thiếu] bản ngã tính hay những gì thuộc bản ngã đó.” Bằng không [26] chẳng vì con mắt bị loại [27] ra không thuộc ngã hay chẳng phải điều gì thuộc về ngã cả. Chính vì vậy ta phải hiểu rằng cách diễn tả châu báu này thật hiếm thấy có nghĩa là bản chất châu báu đó thật hiếm, đặc tính châu báu đó cũng khó lòng kiếm được, bằng không ta không thể thiết lập cho rằng Đấng Giác Ngộ [nơi ngài] là có một châu báu có đặc tính một châu báu cũng là một châu báu. Nhưng trong đó mang ý nghĩa được ngưỡng mộ, v.v… (§§ 31 tt.) được gọi là “bản chất châu báu.” Liên quan cách này cách khác được thiết lập là một châu báu, do có đặc tính châu báu hiện hữu trong đó. [28] Hay nói cách khác, ý nghĩa các từ châu báu này…nơi vị Như Lai Thiện Thệ (idam pi buddhe ratanam.) có thể hiểu vì lý do này cho nên Đấng Giác Ngộ chính là một Châu Báu vậy.

48. Ngay sau khi Đức Phật thốt lên đoạn kệ này thì phước báu được ban xuống trên toàn bộ các hoàng gia và mọi tai nạn được lắng xuống, và mệnh lệnh trong đoạn kệ này cũng đã được mọi chúng sanh phi nhân tuân thủ nơi khắp các cõi Thập Vạn Đại Thiên Ta Bà Thế Giới.

[Đoạn Kệ 4 – Pháp Níp-bàn]

[Khayam virāgam amatam panītam yad ajjhagā sakyamunī
Samāhito. Na tena dhammena sam’atthi kiñci.
Idam pi dhamme ratanam panītam;
etena saccena suvatthi hotu]

Đoạn diệt và ly tham, bất tử và thù diệu
Phật Thích-Ca Mâu-ni, chứng Pháp ấy trong Thiền.
Không gì sánh bằng được, với Pháp thù diệu ấy
Như vậy nơi Chánh Pháp, là châu báu thù diệu
Mong với sự thật này, được sống chơn hạnh phúc.

49. [180] Sau khi đã diễn tả Chánh Pháp theo cách này thông qua những ân đức đặc biệt của vị Như Lai Thiện Thệ. Giờ đây Ngài bắt đầu diễn tả Chánh pháp đó với các từ như: đoạn diệt, ly tham, thực hiện điều này thông qua Pháp Tịch Diệt (Níp-bàn).

50. Về điểm này, vì tham dục, v.v…đã đoạn diệt đi (bị cạn kiệt) phai tàn đi hoàn toàn, với thực chứng tịch diệt và vì điều đó được tách ra khỏi tham dục như một cách tịch diệt không khởi sanh [29] và vì điều đó đã được tách ra khỏi tham dục. v.v.. vừa liên kết cả [chủ quan] lẫn khách quan, hoặc giả vì lý do, khi điều đó được thực chứng thì tham dục bị phai tàn đi, bị quét sạch đi, bị loại bỏ hoàn toàn. Chính vì thế chân đế tịch diệt đó được gọi là đoạn diệt (khayam- sự cạn kiệt) và ly tham (virāyam). Thế rồi trong trường hợp này, không sanh là hiển nhiên cả.[không diệt là điều hiển nhiên cả] chẳng có điều khác biệt nào [30] hơn là điều hiện hữu được coi là [điều hiển nhiên]’ (A. i. 152). Vì thế cho nên, coi đó như là điều gì “ không sanh ra hay không già đi hoặc không chết đi ”. Điều này ta gọi là Bất Tử (amatam), và đây cũng là điều ta gọi là hiếm thấy nhất (panītam) hiểu theo nghĩa uy thế tối cao, hiểu theo nghĩa bao la vô số kể.

51. Như vậy…thấy được (yad ajjhagā): điều (yam) Ngài thấy được (nghĩa đen là bắt gặp),chứng nghiệm được, đạt được, thực chứng được, với sức mạnh chính trí lực của ngài. Nhà hiền triết Thích Ca (sakyamuni) Đức Thích Ca: Thích Ca vì ngài đến từ hoàng tộc Thích Ca, vị hiền triết (muni) vì ngài có được Pháp tĩnh lặng (moneyya – xin đọc Sn 70 tt) chính người Thích Ca là một vị hiền triết thế nên ta có “vị hiền triết Thích Ca” (sakyo eva muni= sakyamuni – thay thế hai âm ngắn thành một từ ghép).Trong thiền định bằng tâm định đó chính ý nghĩa của chánh định là một chi của Thánh Đạo.

52. Chánh Pháp thù diệu ấy không có gì sánh bằng (na tena dhammena sam’atthi kiñca): Chánh Pháp đó, mang những tên khác nhau như đoạn diệt, v.v…và đã được Đức Thích Ca đạt được, chẳng có loại pháp nào có thể sánh bằng; chính vì thế người ta kể lại tiếp theo sau trong Kinh [được trích trong § 43]: “Hỡi các vị tỳ khưu, vì có nhiều Pháp, cho dù hữu vi hay vô vi, ly tham được coi như là Pháp tối thượng nhất trong số các pháp đó” (A. ii. 34), v.v…

[Điệp Khúc Cầu Khẩn.]

53. Khi Đức Thế Tôn đã khẳng định như, làm thế nào tịch diệt (Níp-bàn) là Chánh Pháp không có gì sánh bằng các pháp khác. Giờ đây để có thể xua tan những tai họa xảy đến cho các chúng sanh đó, Ngài đã cầu khẩn bằng lời chân ngôn, cụ thể là. Châu Báu hiếm thấy nhất này lại nằm trong Chánh Pháp, chính vì thế nhờ Chánh Pháp đó mà mọi người được an toàn. Lời chân ngôn giúp hỗ trợ tịch diệt là Chánh pháp không gì sánh bằng, đặc tính không gì sánh bằng đó chỉ thấy xuất hiện nơi những ân đức đặc biệt như: đoạn diệt, ly tham, bất tử và hiếm có.

54, Ý nghĩa đoạn kệ này cũng cần được hiểu giống như ý nghĩa trong đoạn kệ tiếp theo sau đây (§§ 45tt). Và mọi chúng sanh phi nhân trên khắp Thập Vạn Đại Thiên Ta Bà Thế Giới đều tuân giữ mệnh lệnh đưa ra trong đoạn kệ này.

[Đoạn kệ 5 – Chánh Pháp Tứ Đạo và Tứ Quả]

[Yam buddhaseṭṭha parivannayi vucim samādhim ānanttarikañ ñam āku.
Samādhinā tena samo na vijjati:
Idam pi dhamme ratanam panītam etena saccena suvatthi hotu]

Phật, Thế Tôn thù thắng, nói lên lời tán thán.
Pháp thù diệu trong sạch, liên tục không gián đoạn
Không gì sánh bằng được, pháp thiền vi diệu ấy
Như vậy, nơi Chánh Pháp, là châu báu thù diệu
Mong với sự thật này, được sống chơn hạnh phúc.

55. Sau khi diễn đạt Chánh Pháp theo cách lấy những ân đức đặc biệt nơi Chánh Pháp được coi như Pháp Tịch Dịêt. Giờ đây ngài bắt đầu diễn đạt Pháp này với những lời lẽ như sau, “ Đức Phật cao siêu vời vợi, tinh tuyền vô song, đã đưa ra những lời khen ngợi Chánh Pháp bằng những ân đức đặc biệt ta coi đó là Thánh Đạo.

56. Về vấn đề này ngài đã giải thích từ Đấng Giác Ngộ (ĐứcPhật) theo cách bắt đầu như sau. “ Ngài là đấng khám phá ra Chánh Pháp” (xin đọc Ch. I §18), [181] Ngài lại là Đấng Tối Cao (seṭṭha) vì ngài là đấng tối cao và đáng được mọi khen ngợi; Ngài là đấng Giác Ngộ và cao siêu vời vợi. Chính vì thế ngài là vị Phật thù thắng (buddha ca no seṭṭha ca=buddhaseṭṭha – thay thế hai âm ngắn thành một từ ghép). Hay nói cách khác, trong số những người được Giác Ngộ trên thế gian này (anubuddha) [31]do người khác và đấng [Tự Giác ngộ] Phật Độc Giác (paccekabuddha), lại được gọi là Các vị Giác Ngộ (Vị Phật) (buddha), Ngài là đấng cao siêu tối thượng. Chính vì thế Ngài là vị Phật, Tối Cao. Như vậy…đã đưa lời khen ngợi (yam…parivaṇṇayi): như điều Đức Thế Tôn tối cao đã khen ngợi và giải thích dẫn giải bằng nhiều ví dụ điển hình khác nhau theo cách như sau, “ Bát Chánh Đạo lại là những chánh đạo tuyệt hảo nhất. Vì chánh đạo này dẫn ta đến bất tử một cách an toàn” (M.i-508 và “ này các vị Tỳ Khưu, ta sẽ thuyết giảng cho các thầy Thánh chánh định cùng với sự hỗ trợ và dụng cụ cần thiết [của nó] (M. iii. 71). Tinh tuyền (sucim): hoàn toàn tinh sạch do đoạn tuyệt được với mọi vết nhơ phiền não.

57. Gọi pháp đó là Thánh định đem lại kết quả liên tục (samādhim ānantarikañ ñam āhu): và Ngài gọi Pháp đó là Pháp thiền vi diệu tạo kết quả liên tục vì pháp đó chắc chắn tạo kết quả ngay lập tức tiếp ngay sau khi khởi sanh; vì khi định Thánh đạo đã khởi sanh, chẳng còn trở ngại bất luận thuộc loại nào có thể cản ngăn pháp đó đem lại kết quả. Do vậy có lời nói rằng: Và nếu như con người đã nhập Thánh đạo thực chứng Thánh quả Nhập Lưu cho dù đó là thời điểm kéo dài hàng đại kiếp bị lửa thiêu đốt, vẫn còn hàng đại kiếp không có lửa thiêu rụi cho đến khi người đó chứng thực Thánh quả Nhập Lưu. Ta gọi hạng người này là những người nắm vững đại kiếp (?) và tất cả những ai đạt được Thánh đạo này ta gọi là những người nắm vững đại kiếp (?) (Pug. 13-4).

58. Không gì sánh bằng được thiền định như vậy (samādhina tena samo na vijjati): với đặc tính tinh tuyền đến như vậy như Đức Thế Tôn đã phải tán dương khen ngợi là cao siêu tuyệt vời như là “ thiền định đem lại qủa liên tục” chẳng có loại thiền định nào nơi cõi sắc giới cũng như nơi cõi vô sắc giới có thể sánh kịp. Tại sao vậy? Vì ngay cả nếu như có ai đó được tái sanh bất kỳ nơi cõi nào hoặc nơi Cõi Đại Phạm Thiên chẳng hạn do chuyên tâm thực hiện và tu tập những [loại thiền định hiệp thế] như vậy. Điều đó vẫn hàm chứa khả năng phải tái sanh trở lại [rất có thể] nơi địa ngục, v.v…vì nếu hạng người này một khi đã trở nên Thánh quả do tu tiến chánh định siêu thế của một vị A-la-hán, điều đó ám chỉ rằng người đó đã loại bỏ được hết mọi tái sanh. Chính vì thế đã có lời nói tiếp ngay sau đó trong Kinh [được trích trong § 52] như sau, “ Hỡi các vị Tỳ Khưu, đến một chừng mực nào đó [182] vẫn còn tồn tại Pháp hữu vi thì Bát Thánh Đạo vẫn được coi như cao thượng nhất trong toàn bộ các pháp đó”. (A.ii. 34) v.v…

59. Khi Đức Phật đã khẳng định như vậy cho thấy thiền định tạo kết quả liên tục này chẳng có pháp nào sánh bằng, giờ đây, theo cách đã được khẳng định ở trên (§§45, 53), Ngài đã tuyên bố bằng lời chân ngôn cụ thể như sau. Chánh Pháp này thật khôn ví….nơi Chánh Pháp khác (idam pi dhamme), đã đem lại hỗ trợ khôn ví cho Thánh đạo được coi như là Chánh Pháp (tịch diệt).

60. Chúng ta nên hiểu ý nghĩa [chánh pháp này] theo cách đã được khẳng định ở trên. Và mọi chúng sanh phi nhân trên khắp Thập Vạn Đại Thiên Ta Bà Thế Giới đều tuân giữ mệnh lệnh đưa ra trong đoạn kệ này.

[Đoạn Kệ 6 – Tăng Đoàn gồm tám vị bốn đôi]

[Ye puggalā aṭṭha satam pasatthā cattāri etāni yugāni honti
Te dakkhineyyā sugatassa sāvakā,
 etesu dinnāni mahapphalāni:
Idam pi sanghe ratanam.
Etena saccena suvatthi hotu]

Tám vị bốn đôi này, được bậc thiện tán thán
Chúng đệ tử Thiện Thệ, xứng đáng được cúng dường
Bố thí các vị ấy, được kết quả to lớn.
Như vậy nơi tăng chúng, là châu báu thù diệu
Mong với sự thật này, được sống chơn hạnh phúc.

61. Sau khi đã diễn tả Chánh Pháp kèm với các ân đức Thánh Đạo Chánh Pháp như vậy, giờ đây Ngài bắt đầu chú giải với những lời sau đây. “ Những kẻ nào có lòng An Tịnh được ca tụng tán dương là Tám Vị Bậc Thánh”. Ngài tán dương như vậy bằng cách đưa ra những ân đức đặc biệt có nơi một Tăng Đoàn.

62. Về điểm này, [ta coi ý nghĩa của dòng đầu tiên trong đoạn Kệ như sau “ Những vị nào có lòng An Tịnh được ca tụng tán dương là Tám vị Bậc Thánh” vị nào (ye) là một cách biểu thị bất định. Những người (puggalā), là các chúng sanh. Gồm tám vị (aṭṭha) là cách phân định theo số lượng; vì bốn người đã nhập Thánh đạo và bốn người đang chứng đắc Thánh quả [cửa Thánh đạo] thành tám người. những kẻ nào có lòng An tịnh được tán dương ca tụng (satam pasatthā – hiểu theo nghĩa đen là ca tụng những kẻ có an bình trong tâm những người chân chính (sappurisa) tán tụng họ, cụ thể là Phật Toàn Giác là các Vị Phật Độc Giác, và các vị thinh văn của các Vị Phật Toàn Giác cũng như nhiều người khác nữa kể cả Chư Thiên lẫn nhân loại. Tại sao vậy? Vì họ đã kết bạn với những người sanh ra cùng thời có ân đức đặc biệt nơi giới hạnh và những gì đại loại như vậy. Vì những người này có những ân đức đặc biệt cùng thời nơi giới hạnh, thiền định, v.v… giống như những loài hoa Campaka và vakula. v.v…đều có đồng màu sắc giống nhau, hương vị như nhau. v.v… và như vậy những nhà hiền triết, những người khôn ngoan, coi trọng và chấp nhận như là những loài hoa có hương vị tuyệt hảo v.v…đối với cả các Chư Thiên lẫn con người. Chính vì lý do đó có lời nói rằng, “Những kẻ nào có lòng An Tịnh được tán tụng ca ngợi là Tám vị Bậc Thánh”.

Hay nói cách khác, [ta coi dòng này có nghĩa thay vì một trăm lẻ tám người được ca ngợi tán tụng] người nào đó (ye) là một cách biểu thị bất định. Con người (puggalā) là các chúng sanh.[Nhưng trong cách giải thích này]. Một trăm lẻ tám (aṭṭhasatam) [32] chỉ là cách phân định theo con số. Để có thể [liệt vào hạng những người trước tiên vẫn còn đang trong Thánh quả của Tứ Thánh Đạo] có ba loại người Nhập Lưu, cụ thể là Nhất chủng, gia gia, thất lai (A. i. 233) và thế rồi còn có ba loại Nhất Lai vì họ đã chứng đắc Thánh quả ngay nơi cõi dục giới hữu, hay nơi cõi sắc giới hữu, hay nơi cõi vô sắc giới hữu và những loại người này nhân với bốn loại Đạo Tiến hành. (D.iii 228) làm thành hai mươi tư hạng người.

Còn nữa tại cõi Vô phiền thiên Aviha (tức cõi tịnh cư thấp nhất) lại có năm loại hạng người Bất Lai, cụ thể là, Trung bang Níp Bàn, Sanh bang Níp Bàn,Hữu hành bang Níp Bàn, Vô hành bang Níp Bàn và Thượng lưu sắc cứu cánh (D. iii. 237) và cũng tương tự như vậy nơi [cõi tịnh cư] Atappa cõi vô nhiệt thiên Sudassa cõi thiện kiến thiên [183] và Sudassī cõi thiện hiện thiên tuy nhiên Nơi cõi tịnh cư cao Nhất, gọi là cõi sắc cứu cánh thiên Akaniṭṭha, là nơi không có hạng người Bất Lai cuối cùng, mà chỉ có bốn hạng người, chính vì thế tổng số những người Bất Lai là 24. Cuối cùng lại có hai hạng người A-la-hán cụ thể là, hạng người thuần lạc quán (bare Dry Insight Worker) và hạng người với Thừa An Tịnh (§41). Thế rồi thêm vào đó còn có bốn hạng người đứng về phía tiến hành Đạo. Tất cả toàn bộ lên tới 54 hạng người, nếu nhân hai lên hoặc theo như họ có niềm tin đối với trách nhiệm của mình hoặc trí tuệ trách nhiệm của họ (xin đọc td. S. iii. 225-6) ta có tổng số là 108. Điều còn lại như đã được khẳng định trước đó.

63. Lại có bốn cặp (cattāri yugāni etāni honti): toàn bộ tám hạng người kể trên hay một trăm lẻ tám người được trình bày chi tiết ở trên ngắn gọn làm thành bốn cặp, kể cả người còn đang đứng về phía Thánh Đạo Nhập Lưu và hạng người đứng về phía Thánh Quả Nhập Lưu làm thành một cặp. Và như vậy cho tới cặp gồm hạng người đứng về phía Thánh Đạo A-la-hán và hạng người đứng về phía Thánh Quả A-la-hán. Họ xứng được nhận cúng dường (te dakkhiṇeyyā Về điểm này họ (te) là đại tự bất định chỉ định đối với điều được đã được trình bày trước đó một cách bất định bằng từ “người đó” (ye). Theo chi tiết những hạng người này (ye) gồm tám người, hay một trăm lẻ tám nhưng ngắn gọn được gọi là “ bốn cặp”. Toàn bộ họ (te) xứng được nhận của cúng dường (dakkhiṇeyyā). Và một vật cúng dường là một thứ đồ được dâng tặng khi nó được dâng tặng với niềm tin vào nghiệp báu (kamma) và quả của nghiệp. Lại không có bất kỳ kỳ vọng nào người nhận của cúng dường này sẽ đem lại cho ta thuốc chữa bệnh hay làm sứ giả cho ta.v.v… (xin đọc Vbh 246). Những người liên quan đến các ân đức giới hạnh đặc biệt, v.v…thì đáng nhận của cúng dường đó và những gì đại loại như vậy. Chính vì thế người ta nói rằng họ xứng được nhận của cúng dường.

64. Những đệ tử đích thực của Đức Thiện Thệ (Sugatassa sāvakā): Đức Thế Tôn là Đấng Thiện Thệ (sugata) vì nhờ Ngài liên kết với cách xuất gia (gamana=ra đi) rất vẻ vang (sobhaṇa), và vì ngài chỉ xuất gia đến một vị trí vẻ vang (sobhaṇaṃ ṭhānaṃ gatatthā) và do việc xuất gia của Ngài thật là chính đáng (suṭṭhu gatattā) và cũng chính nhờ việc loan báo đúng đắn (suṭṭhu gadattā).[33] Giờ đây tất cả những người này đều là đệ tử (sāvakā- nghĩa đen là thinh văn người lắng nghe) của vị Thiện Thệ đó vì họ lắng nghe (suṇanti) Ngài. Đương nhiên, những người khác cũng nghe Ngài, nhưng sau khi đã nghe họ không thực hiện được nhiệm vụ họ phải làm. Tuy nhiên, khi đã nghe Ngài, những người này đều đạt đến Thánh đạo và Thánh qủa bằng cách thực hiện nhiệm vụ họ phải làm bằng thực hành những Pháp phù hợp với Chánh Pháp. (Sn. 317) Chính vì lý do đó họ được gọi là đệ tử thinh văn những người lắng nghe (ngài).

65. Những của bố thí họ thực hiện sẽ đem lại cho họ phần thưởng quí giá (etesu dinnāni māhapphalāni): Ngay cả của bố thí nhỏ nhoi thực hiện cho những đệ tử của vị Thiện Thệ sẽ đem lại phần thưởng cao quí (tạo ra kết quả to lớn) vì họ đã dành được loại đặc tính tinh khiết đó nơi đồ cúng dường do tấm lòng tinh khiết của người nhận đồ cúng dường đó đem lại. (xin đọc M. iii. 256-7) Chính vì lý đó kinh này được chú giải tiếp trong Kinh [được trích trong § 58] như sau. “Hỡi các vị Tỳ Khưu ở mức độ [184] vẫn còn các Tăng Đoàn hay các đoàn thể thì Tăng Đoàn Chư thinh văn đệ tử của Đức Phật Như Lai ….là điều tối thượng trong việc gặt hái được [phần thưởng đang khi ta thực hiện cúng dường] (A. ii. 34).

66. Khi Đức Phật đã khẳng định như vậy một ân đức đặc biệt nơi Tăng Bảo khi toàn bộ những người này đứng phề phía Thánh đạo và về phía Thánh quả do Thánh đạo đem lại, giờ đây ngài lại tuyên bố bằng lời chân ngôn, cụ thể như sau. Điều này…nơi Tăng Bảo (idam pi sanghe), đã đem lại ân đức đặc biệt làm điều hỗ trợ như ta đã đề cập đến ở trên.

67. Ta nên hiểu ý nghĩa theo cách đã được khẳng định ở trên, và mệnh lệnh trong đoạn kệ này cũng đã được mọi chúng sanh phi nhân trên khắp các cõi Thập Vạn Đại Thiên Ta Bà Thế Giới tuân giữ.

[Đoạn Kệ 7 – Tăng Đoàn các vị A-la-hán]

[Ye suppayuttā manasā dal hena nikkāmino Gotamasānamhi.
Te pattipattā amatam vigayaha laddhā mudhā nibbutim bhuñjamānā:
Idam pi sanghe ratanam panītam,
etena saccena suvatthi hotu]

Các vị lòng ít dục, với ý thật kiên trì
Khéo liên hệ mật thiết, lời dạy Go-ta-ma!
Họ đạt được quả vị, họ thể nhập bất tử
Họ chứng đắc dễ dàng, hưởng thọ sự tịch tịnh
Như vậy nơi Tăng chúng, là châu báu thù diệu
Mong với sự thật này, được sống chơn hạnh phúc.

68. Sau khi đã diễn tả chân đế theo cách này nhờ những ân đức đặc biệt nơi Tăng Bảo đang đứng về phía Thánh Đạo và Thánh Quả. Giờ đây ngài bắt đầu diễn tả chân đế đó với những lời lẽ như sau, “Như thể nhờ vào sức mạnh tâm nơi lời nói chân thực, thực hiện như vậy nhờ vào những ân đức đặc biệt thuộc loại độc nhất vô nhị, một số người trong số họ đã cảm nghiệm được Thánh Quả kèm theo với việc đoạn tận toàn bộ các lậu hoặc”.

69. Về điểm này như thể là (ye) là một biểu thị bất định. Nơi lời gọi chân thực(suppayuttā nghĩa đen là bị ràng buộc chặt chẽ: họ đã bị ràng buộc (payutta) thấu đáo (suṭṭhu) ; ý nghĩa ở đây là, sau khi đã loại bỏ được (Pahāya) nhiều loại tm cu bất thiện (không thích hợp) (xin đọc D. iii. 224), họ đã bắt đầu tự tra ách (yuñjituṂ) vào thin quán được hỗ trợ bằng phương kế sinh nhai được tinh tuyện (Suddha) hoàn hảo [xuất phát từ cách tầm cầu không thích hợp những của cải cần thiết cho cuộc sống.] Hay nói cách khác, những kẻ nào được mời gọi thông qua một tiếng gọi chân thực (suppayutta) chỉ là những kẻ nào có được những phương kế (payoga) đựơc thanh tịnh (suddha) bao gồm cả trong thân và khẩu [34] Bằng cách đó ngài chứng tỏ cho thấy giới uẩn của họ. Nhờ vào sức mạnh tâm ý: manasā daḷ hena=daḷena manasā [cho thấy dāḷha là tĩnh tự, bằng cách đặt từ đó trước từ mano]; ý nghĩa ở đây là: với tâm được thiền định mạnh mẽ ràng buộc. Do đó ngài cũng chứng tỏ cho thấy định uẩn của họ.

70. Hãy trú ngụ nơi vô dục (nikkāmino): vì không quan tâm đến thân xác cũng như cuộc sống, là hai điều có ảnh hưởng rất lớn đến việc rời khỏi (nikkamano) toàn bộ phiền não nhờ tinh thần được thắng yên cương bằng trí tuệ. Do đó Ngài chứng tỏ cho thấy tuệ uẩn của họ bằng chính tinh tấn [35]Nơi giáo pháp của đức Cồ Đàm (Gotamasānamhi): chỉ có trong Giáo Pháp của Đức Thế Tôn Ngài thuộc dòng dõi Cồ Đàm. Do đó ngài chứng tỏ cho thấy sự thiếu vắng bất kỳ việc từ bỏ các cấu uế trong trường hợp những kẻ nào đang thực hiện nhiều loại khổ hạnh bất tử đa dạng. (S. i. 103) Bên ngoài giáo pháp đó, vì thiếu vắng những ân đức đặc biệt nơi một lời gọi đích thực (suppayogo) v.v…

71. Chúng (te) là một đại tự chỉ định xác định có ám chỉ trở lại với cách biểu thị xác định [như vậy (ye) ở trên] (§69). Đã đạt đến mục tiêu (pattipattā): tức là điều cần phải đạt đến cho bằng được (pattabba) chính là mục tiêu, và điều gì phải đạt đến cho bằng được có nghĩa là điều đáng đạt đến, đang đạt đến. [185] Những điều đó hoàn toàn thoát khỏi mọi triền phược. Đây là biểu thị cho Thánh quả A-la-hán. Họ đã đạt đến mục tiêu bằng cách đạt đến mục tiêu đó. Bất tử chính là tịch diệt (níp-bàn). Bằng cách chạm trán (vigāhitvā) với [điều đó] được coi như là đối tượng vậy.

72. Đạt được quả vị: laddhā=labhitvā (một dạng danh động từ khác). Thoát khỏi mất mát. (mudhā): không phải phí tổn, bằng cách không làm cho mình phải gánh chịu ngay cả một đồng xu phí tổn. Dập tắt (nibbutim): chứng đắc Thánh quả. Về khía cạnh này việc xáo trộn phiền não tạo ra được bình ổn. Hương vị dễ chịu (bhuñjamānā): kinh nghiệm. Điều này có nghĩa lý gì vậy? [Đây là ý nghĩa]: như nơi Giáo Pháp của Đức Cồ Đàm chính là lời mời gọi đích thực vì phẩm chất giới hạnh của họ được hoàn hảo hóa. Vả lại, nhờ sức mạnh tâm ý là vì thiền định của họ được hoàn hảo hóa. Vô dục vì trí tuệ của họ được hoàn hảo. [như thể] người ta cho rằng họ đã đạt được mục tiêu của họ, nhờ đối mặt với bất tử thông qua cách thức chính đáng này, khi họ nếm được chứng đắc Thánh quả ta gọi là dập tắt được, đạt được quả vị mà không phải mất mát điều gì.

73. Khi Đức Phật đã khẳng định ân đức đặc biệt của Tăng Bảo như vậy chính là những người đã đoạn tận mọi lậu hoặc và đã cảm nghiệm được hạnh phúc do chứng đắc Thánh quả đem lại. Giờ đây Ngài lại cầu khẩn bằng một lời chân ngôn, cụ thể như sau. Điều này…nơi Tăng Đoàn (idam pi sanghe), đã đem lại ân đức đặc biệt làm điều hỗ trợ như ta đã đề cập đến ở trên.

74. Ta nên hiểu ý nghĩa theo cách đã được khẳng định ở trên và mệnh lệnh trong đoạn kệ này cũng đã được mọi chúng sanh phi nhân trên khắp các cõi Thập Vạn Đại Thiên Ta Bà Thế Giới tuân giữ.

[Đoạn kệ 8 – Nhìn Chung Chư Tăng Chính Là Người Nhập Lưu]

[Yath’indakhīlo paṭhavim sito siyā catubbhi vātehi asampakampiyo.
Tathūpamam sappurisam vadāmi yo ariyasaccāni avecca passati.
Idam pi sanghe ratanam panītam,
etena saccena suvatthi hotu].

Như cây trụ cột đá, khéo y tựa lòng đất.
Dầu có gió bốn phương, cũng không thể dao động.
Ta nói bậc Chơn nhân, giống như ví dụ này
Vị thể nhập với tuệ, thấy được những thánh đế
Như vậy, nơi Tăng chúng, là Châu báu thù diệu
Mong với sự thật này, được sống chơn hạnh phúc

74. Sau khi đã diễn tả chân đế bằng những từ về [36] Tăng Đoàn theo cách này thông qua ân đức đặc biệt của những người đã đoạn tận hết mọi lậu hoặc. Giờ đây Ngài bắt đầu chú giải chân đế với những từ sau đây. Giống như một cây trụ cột đá, làm được như vậy nhờ ân đức đặc biệt của người Nhập Lưu đã hiển nhiên trở nên rõ ràng nơi đa số chúng sanh phi nhân.

76. Về điểm này, giống như (yathā) là một từ so sánh. Một Cây trụ Cột đá (indakhīlo: đây là một từ ám chỉ một cây cột làm bằng lõi cây gỗ cứng đã chôn vào sau khi đã đào lỗ sâu đến tám hay mười gang tay ngay giữa ngưỡng cổng thành, mục đích của cột này là giữ cho hai cánh cổng thành [37] được khép chặt; lòng đất, (pathavim.): mặt đất. Được trồng sâu dưới đất (sito): giữ chặt (nissita) bằng cách nhập vào. Có thể là: siyā = bhaveyya [một hình thức ngữ pháp khác].

77. Dầu có gió bốn phương thổi mạnh (catubbhi vātehi): dưới sức gió thổi mạnh từ bốn phía tới. Không lung lay (asampakampiyo): không rung chuyển hay bị di dời đi chỗ khác.

78. Thế nên cũng vậy (tathūpamaṃ): cũng giống hệt như vậy, một bậc chơn nhân (sappurisam.): một người siêu phàm (siêu nhân). Ta nói (vadāmi). Ta tuyên bố.

79. Người nhận ra chân đế bằng cách tiến hành (yo ariyasaccāni avecca passati): là người nhìn thấy được Tứ diệu đế cộng với trí tuệ của mình bằng cách thấu hiểu hoàn toàn những chân đế đó. [38]Về điểm này, chúng ta nên hiểu bốn chân đế theo cách đã đựơc khẳng định trong Thanh Tịnh Đạo (Ch. xvi). Nhưng ở đây chỉ đề ra ý nghĩa của các dòng này một cách ngắn gọn.

80. Giống như [186] một trụ cột đá được trồng sâu do chiều sâu của lỗ chôn trong lòng đất không thể bị gió bốn phương lay chuyểncũng vậyta tuyên bố rằng, các bậc chơn nhân này đã nhận ra chân đế bằng cách trải qua. Tại sao vậy? Vì giống như một trụ cột đá [không bị gió bốn phương lay chuyển dường như thế ấy,vị ấy cũng không bị tất cả những cơn gió Giáo phái khác lay chuyển và không có khả năng bị lung lay hay làm cho đổ khỏi tầm nhìn của bất kỳ người nào. Chính vì thế có lời nói trong Kinh rằng, “Hỡi các vị Tỳ Khưu, giả như có một cây trụ cột làm bằng sắt hay một cây cột khóa có chân móng được đào sâu chôn kỹ càng trong lòng đất, bất động, không lay chuyển nổi, thế rồi nếu như có cơn gió mạnh khủng khiếp và mưa sối xả đổ xuống từ hướng đông…hướng tây… hướng nam… và hướng bắc… những cơn mưa gió đó cũng không thể làm lay chuyển, rung chuyển hoặc thay đổi vị trí được. Tại sao lại như vậy? Chính vì có móng được đào sâu và vì cây cột đó được chôn sâu dưới đất; cũng vậy hỡi các vị Tỳ Khưu, bất kỳ các vị Sa Môn nào hay ngay cả các vị Bàlamôn, đã am hiểu “đây là đau khổ”. hay “đây chính là nguồn gốc gây ra đau khổ”, đây là diệt khổ và đây là cách diệt khổ sẽ chẳng bao giờ soi mói xem xét nơi bản chất các vị Sa Môn hay Bàlamôn khác hy vọng nhận ra “Thực sự đây là người xứng được có thực sự nhận biết hay nhìn thấy chăng?’ Tại sao thế? vì [chính họ] đã nhận ra rất rõ Tứ Diệu Đế.’ (S. v. 444)

81. Khi Đức Phật đã khẳng định ân đức đặc biệt của Tăng Bảo như vậy chính lại là [phẩm chất đó] nơi Người Nhập Lưu, đã được chứng minh hiển nhiên cho tuyệt đại đa số các chúng sanh. Giờ đây Ngài lại cầu khẩn bằng lời chân ngôn, cụ thể như sau. Điều này…nơi Tăng Đoàn (idam pi sanghe), đã đem lại ân đức đặc biệt làm điều hỗ trợ như ta đã đề cập đến ở trên.

82. Ta nên hiểu ý nghĩa theo cách đã được khẳng định ở trên, và mệnh lệnh trong đoạn kệ này cũng đã được mọi chúng sanh phi nhân trên khắp các cõi Thập Vạn Đại Thiên Ta Bà Thế Giới tuân giữ.

[Đoạn kệ 9 – Tăng đoàn: Đấng Nhập Lưu như là người “tái sanh tối đa bảy lần]

[Ye ariyasaccāni vibhāvayanti gambhīrapaññena sudesitāni.
Kiñcāpi te honti bhusappamattā na te bhavam aṭṭhamam ādiyanti.
Idam pi sanghe ratanam panītam.
etena saccena suvatthi hotu]

Những vị khéo giải thích, những sự thật Thánh Đế
Những vị khéo thuyết giảng, với trí tuệ thâm sâu.
Dẫu họ có hết sức, phóng dật không chế ngự.
Họ cũng không đến nỗi, sanh hữu lần thứ tám
Như vậy, nơi Tăng chúng, là châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này, được sống chơn hạnh phúc.

83. Sau khi đã diễn đạt chân đế theo cách này trong t Tăng Đoàn với ân đức đặc biệt nơi đấng Nhập Lưu nói chung, giờ đây ngài bắt đầu diễn đạt với các từ sau, “ Như thể đã nhận thức rõ ràng Các Thánh Đế” thông qua ân đức đặc biệt với vị thất lai. Ngài là vị có cấp bậc thấp nhất trong toàn bộ ba hạng người Nhập Lưu. Cụ thể là, hạng Nhất chủng, hạng gia gia, và hạng thất lai, do đó có lời nói rằng: “Ở đây có một người sau khi đã triệt phá được ba kiết sử [39]. Là một vị nhập lưu sau khi đã sanh ra được chỉ một lần sanh hữu người đó đã kết thúc được khổ. Người này là vị Nhất chủng.”. và cũng tương tự như vậy ‘ Sau khi đã chu du và lê bước qua sanh hữu [vào] tới hai ba gia tộc, [187]người đó mới kết thúc được đau khổ; ta gọi người này là gia gia và cũng giống vậy, sau khi đã chu du và lê bước qua sanh hữu nơi Chư thiên và nhân loại tới bảy lần, người này kết thúc đau khổ; ta gọi hạng người thất lai (A. i. 233; Pug. 16).

84. Về điểm này, dẫu rằng (ye) và các Thánh Đế (ariyasaccāni) giống như đã khẳng định ở trên. (§§62, 97). Như được chứng tỏ rõ ràng (vibhāvayanti): họ tự trưng bày và minh chứng hiển nhiên bằng cách xua tan bóng tối phiền não che khuất chân đế với ánh sáng trí tuệ.

85. Nhờ vào trí tuệ thâm sâu (gambhīrapaññena): nhờ trí tuệ thâm sâu khôn lường người đó hiểu ra được điều gì được xây dựng trên điều không thể đạt đến được bằng trí thuộc cõi các vị Chư thiên; ý nghĩa ở đây là: nhờ trí toàn tri Ngài có được. Được giảng giải cẩn thận (sudesitāni): được giảng dạy thích đáng nhờ vào những phương pháp này phương pháp nọ, cụ thể là các từ ghép và cách thay thế hai âm ngắn thành một từ ghépnhờ vào toàn khối và một phần, v.v…

86. Cho dù họ có thể hết sức dễ duôi (kiñcāpi te honti bhusappamattā): Những người này đã chứng tỏ rõ ràng các Thánh Đế, cho dù họ có thể hết sức dễ duôi do gặp phải những cơ hội thuận tiện cho phóng dật như [được hưởng] địa vị Thiên Vương hay vương vị Chuyển Luân Vương, ngay cả khi trong trường hợp với tịch diệt và sự biến mất [một lượng nghiệp quả] danh và sắc sức mạnh đó, hơn bảy sanh hữu [chỉ định rỏ] tiếp tục sanh nơi không có sự khởi đầu của dòng luân hồi là nó không thuộc về số lượng của sự chấm dứt thức thắng hành được đem lại do trí của vị Nhập Lưu. Họ sẽ chẳng bao giờ phải tái sanh đến lần thứ tám (na te bhavam aṭṭhamam ādiyanti). Nhưng chỉ trong lần tái sanh thứ bảy họ mới có thể tu tập được thiền quán để đạt đến bậc A-la-hán.

87. Khi Đức Phật đã khẳng định ân đức đặc biệt của Tăng Bảo như vậy chính lại là [ân đức đó] vị thất lai, giờ đây Ngài lại cầu khẩn một lời chân ngôn cụ thể như sau. Điều này…nơi Tăng Đoàn (idam pi sanghe), đã đem lại ân đức đặc biệt hỗ trợ như ta đã đề cập đến ở trên.

88. Ta nên hiểu ý nghĩa theo cách đã được khẳng định ở trên, và mệnh lệnh trong đoạn kệ này cũng đã được mọi chúng sanh phi nhân trên khắp các cõi Thập Vạn Đại Thiên Ta Bà Thế Giới tuân giữ.

[Đoạn Kệ 10 -: Đấng Nhập Lưu …tiếp theo]

[Sahā’assa dassanasampadāya tayassu dhammā jahitā bhavanti.
Sakkāyadiṭṭhi vicikicchitañ ca sīlabbatam vāpi yad atthi kiñci.
Catūh’apāyehi ca vippamutto.
Cha cābhiṭhānāni abhabbo kātum.
Idampi sanghe ratanam panītam etena saccena suvatthi hotu].

Vị ấy nhờ đầy đủ, với chánh kiến sáng suốt
Do vậy có ba Pháp, được hoàn toàn từ bỏ
Thân kiến và nghi hoặc, giới cấm thủ cũng không
Đối với bốn đọa xứ, hoàn toàn được giải thoát
Vị ấy không thể làm, sáu điều ác căn bản
Như vậy nơi Tăng chúng, là châu báu thù diệu
Mong với sự thật này, được sống chơn hạnh phúc.

89. Sau khi đã diễn tả chân đế theo cách này với các từ Tăng Đoàn nhờ ân đức đặc biệt của hạng người “thất lai” bao gồm không tái sanh tới lần thứ tám, giờ đây Ngài bắt đầu diễn tả ân đức đặc biệt trong trường hợp Ngài đã tái sanh được bảy lần, có thể phân biệt được Ngài với những người không từ bỏ tái sanh trong tương lai.

90.[188] Về điểm này, cùng với (sahana) [có nghĩa là] cùng với Ngài (saddhim yeva). Của người này (assa): thuộc về một người nào đó trong số những ai được khẳng định như sau: Cho đến khi họ không bao giờ tái sanh lần thứ tám.’ Với chánh kiến sáng suốt (dassanasampadāya): tuyệt vời (sampatti – toàn hảo) của đạo nhập lưu ; vì đối với đạo nhập lưu được gọi là “tri kiến” (dassana) vì trước tiên trong việc tri kiến thực thụ tịch diệt. Điều tạo nên cái hoàn hảo trong công việc phải được thực hiện nhờ tri kiến tịch dịêt (sin đọc Ch. xxi, cuối) việc thể hiện điều tuyệt hảo đó nơi chính mình là hoàn hảo tri kiến, cùng với hoàn hảo tri kiến đó.

91. Người đó cần phải từ bỏ ba Pháp hoàn toàn. (tayassu dhammā jahitā bhavanti): ở đây từ su (không được giải thích) chỉ thuần túy là một tiểu từ nhằm làm đầy dòng kệ như thể trong các đoạn “Idam su me Sāriputta mahāvikaṭabhojanasmim” (Hỡi Sariputta, đó chính là cách thức tôi bỏ qua những méo mó to lớn. – M. i. 79) [40] Kết quả ý nghĩa ở đây là: cùng với Chánh tri kiến sáng suốt, Ngài từ bỏ ba pháp, được từ bỏ (pahina) ba pháp hoàn toàn. Đó là ý nghĩa ở đây.

92. Giờ đây để cho thấy các pháp được từ bỏ ra sao, Ngài lại nói thân kiến, hoài nghi, và giới cấm thủ, toàn bộ đều được từ bỏ. (sakkāyadiṭṭhi vicikicchitañ ca sīlabbatam vāpi yad atthi kiñci)[41]. Về vấn đề này,có thân kiến, đây là hai mươi tà kiến (diṭṭhi) căn bản về ngũ uẩn thực sự nơi điều bị chấp thủ ảnh hưởng, gọi là thân (kāya), đó chính là thân kiến (sakāyadiṭṭhi- xin đọc MA. ii. 360-1nếu không, một sự hiện hữu tà kiến (sāti- danh tự số ít) về thân cũng là thân kiến; đến đây ý nghĩa là một tà kiến thực sự về thân thuộc loại đã được khẳng định [có nghĩa là, không phải đối tượng của tà kiến là thực sự.] hoặc giả một tà kiến về một sự hiện hữu (sati định sở cách,giống đực số ít) thân xác là thân kiến ý nghĩa lúc này là một tà kiến xuất hiện về một thân xác có thực thuộc loại đã được khẳng định [coi đó như là] ‘chính sắc (hình dáng) được gọi là “ngã” (xin đọc M. i. 300; iii. 17) với việc từ bỏ được điều đó, mọi loại tà kiến cũng được từ bỏ nốt. Vì đó là căn của mọi tà kiến. [42]

93. Trí tuệ được gọi là “ước muốn được chữa khỏi” (cikicchita) [43]Vì trí tuệ này làm giảm bớt bệnh tật phiền não. Từ đó đã rời khỏi (vigata) ước muốn được chữa lành như là trí tuệ. Như vậy chính là tình trạng không biết chắc (vicikicchita); đây cũng chính là biểu hiện cho tám đặc tính thiếu qủa quyết đã được khẳng định theo cách bắt đầu như sau, ‘Ngài nghi ngờ đạo sư của mình’ (Dhs. §§ 1004-5; xin đọc thêm M. i. 101) với việc từ bỏ điều này, thì mọi loại tình trạng không biết chắc đều bị từ bỏ, vì nghi ngờ đó là căn.

94. [189] Giới (sīla – thói quen) bao gồm hạnh con Bò, hạnh con Chó(xin đọc M. i. 387tt), v.v… và bổn phận (vata- lời nguyền) bao gồm bổn phận con Bò,bổn phận con Chó.v.v… đã được khẳng định trong bản văn về các sa môn và các Bàlamôn bên ngoài giáo pháp này. Theo cách bắt đầu như sau, thanh tịnh nhờ vào giới hạnh (habit) và thanh tịnh nhờ vào lời thệ nguyền (vow) (Nd2 ad Sn, 790) cả hai được gọi là giới cấm thủ (sīlabbata). Với việc từ bỏ điều này, toàn bộ những loại khổ hạnh bất tử bắt đầu với tính chất lõa lồ và cạo đầu trọc cũng được từ bỏ vì đó là căn gốc.

95. Chính vì lý do đó, [ba điều nói trên đều là căn nguyên nhân của tất cả các loại bệnh tật phiền não đó. Tất cả (yad atthi kiñci – nghĩa đen là “điều thuộc về bất kỳ loại nào’’) được nói đến vào cuối cả ba kiết sử đó.] và ở đây ta có thể nhận ra thân kiến được từ bỏ thông qua tri kiến tuyệt diệu nơi việc nhận ra đau khổ. Hoài nghi được từ bỏ thông qua tri kiến tuyệt hảo nơi việc nhận ra nguồn gốc [đau khổ] và giới cấm thủ được từ bỏ thông qua tri kiến tuyệt diệu trong việc nhận ra được Thánh đạo và tịch diệt.

96. Sau khi đã chứng tỏ cho thấy việc từ bỏ được phiền não luân. [44] Giờ đây Ngài đề cập đến thoát khỏi Tứ đọa xứ (catūh’apāyehi ca vippumutto) cũng vạch ra việc từ bỏ vòng luân hồi nghiệp dị thục luân, đã xuất hiện khi phiền não luân tồn tại; về điểm này, tứ đọa xứ gồm có địa ngục, súc sanh, Ngạ quỹ và A-tu-la. Ý nghĩa ở đây là ngay cả khi Ngài phải tái sanh đến bảy lần, tuy nhiên ngài vẫn thoát khỏi tái sanh nơi các cõi đó. Sau khi đã chứng tỏ cho thấy việc từ bỏ nghiệp quả luân của Ngài, giờ đây Ngài cho biết tiếp như sau, Ngài không thể thực hiện sáu điều ác căn bản (cha cābhiṭhānāni abhabbo katuṃ), bằng cách chỉ ra cho thấy nghiệp luân, chính là gốc rễ của nghiệp quả luân. Bốn điều ác căn bản (abhiṭhāna) chính là bốn điều ác chủ yếu, những điều ác này Ngài không thể thực hiện thì có sáu điều. Được khẳng định trong đoạn kinh theo như cách thức bắt đầu như sau: “ Hỡi các vị Tỳ Khưu, không thể được, không thể xảy ra giả như một người đã hoàn hảo hóa được tri kiến của mình mà lại có thể lấy đi sinh mạng của mẹ mình,’ (A. i. 27; M. iii. 64-5) và sáu điều ác chủ yếu này nên được hiểu như là tội ác giết mẹ, giết cha, giết vị A-la-hán, và làm chảy máu một vị Như Lai, tạo ly giáo (chia rẽ) trong Tăng Đoàn và chọn theo bất kỳ người nào [khác ngoài Đức Thế Tôn] làm đạo sư cho mình. Ta nói đến sáu điều ác căn bản này nhiều hơn nhằm mục đích chê trách hiện trạng của những người phàm phu. Vì thực chất một vị Thánh đệ tử đã có được tri kiến hoàn hảo không thể lấy mạng của một con kiến (xin đọc MA. iv 108); vì đối với một người phàm phu ngay cả đã thực hiện những điều ác to lớn đó đáng chê trách đó vì tri kiến của họ chưa được hoàn hảo. (chưa đạt đến tuyệt hảo), nhưng người nào đã có được tri kiến hoàn hảo (đạt được) tuyệt hảo, thì không thể nào thực hiện được điều đó, đặc tánh bất lực đó được đề cập đến ở đây để cho thấy họ không thể thực hiện được sáu điều ác cơ bản đó ngay cả ở kiếp sau nữa.; vì ở kiếp sau ngay cả khi người đó không am hiểu được đặc tính thánh đệ tử, do có Pháp căn bản về bản chất của mình,mà không thể thực hiện được bất kỳ một trong sáu điều ác này hay [190] phải [tự gánh chịu] năm rủi đó vào thân. (xin đọc A. iii 204-6) bắt đầu với tội sát sanh bình thường, có thể dẫn đến phạm phải sáu điều ác căn bản với việc chọn một người khác [ngoài Đức Thế Tôn] làm đạo sư cho mình;về điều này một số người lại giải thích là cha chābhiṭhanāni [thay vì cha cābhiṭhānāni] và nhằm đưa ra minh họa ở đây có chuyện kể về một cậu trai đã trở thành Thánh đệ tử lại dùng một con cá chết (….) v.v…

97. Khi đã khẳng định về ân đức đặc biệt nơi Tăng Bảo như vậy. Như là ân đức đặc biệt, ngay cả nếu như Ngài phải tái sanh bảy lần nữa, ân đức đó có thể giúp ta phân biệt một Thánh đệ tử khác với những người phàm phu, những người đã từ bỏ được tái sanh, giờ đây Ngài kêu cầu với lời chân ngôn, cụ thể là, Điều này…nơi Tăng Đoàn, đã hỗ trợ bằng chính ân đức đặc biệt đó.

98. Chúng ta nên hiểu ý nghĩa như đã được khẳng định ở trên và mệnh lệnh trong đoạn kệ này cũng đã được mọi chúng sanh phi nhân trên khắp các cõi Thập Vạn Đại Thiên Ta Bà Thế Giới tuân giữ.

[Đoạn kệ 11 – Đấng Nhập Lưu …tiếp theo.]

[Kiñcāpi so kammam karoti pāpakam kāyena vācā uda cetasā vā.
Abhabbo so tassa paṭicchādāya abhabbatā diṭṭhapadassa vuttā:
Idam pi sanghe ratanam panītam
etena saccena suvatthi hotu]

Dầu vị ấy có làm, điều gì ác đi nữa
Với thân hay với lời, kể cả với tâm ý
Vị ấy không có thể, che đậy việc làm ấy.
Việc ấy được nói rằng, không thể thấy ác đạo.
Như vậy nơi tăng chúng, là châu báu thù diệu
Mong với sự thật này, được sống chơn hạnh phúc.

99. Sau khi đã diễn đạt chân đế bằng những từ về Tăng Chúng dựa vào những ân đức đặc biệt, ngay cả Ngài được tái sanh bảy lần nữa, Ngài đã phân định được một Thánh đệ tử với những người khác là những người chưa từ bỏ [được tái sanh], giờ đây Ngài bắt đầu diễn đạt với những lời lẽ như sau, “Dẫu cho Ngài vẫn có thể thực hiện một ác nghiệp” làm như vậy do bởi ân đức đặc biệt không thể che dấu điều Ngài đã làm. Được thấy nơi kẻ nào có được tri kiến hoàn hảo (có điều tuyệt vời) ngay cả khi người đó có sao lãng [vạch rõ điều đó] không những chỉ có người nào có được tri kiến hoàn chỉnh không thể thực hiện điều sai quấy to lớn. nhưng là do người đó sau khi đã không thể thực hiện ngay cả điều sai quấy nhỏ nhất mà không thể che dấu được.

100. Ở đây ý muốn nói là Ngài (so). Đó chính là người đã có được tri kiến hoàn hảo, cho dù (kiñcāpi) người đó mê muội trong sao lãng do thất niệm. Người đó vẫn có thể thực hiện bằng thân xác ngay cả một ác nghiệp (kāyena pāpakammaṃ karoti), cụ thể là: những sai phạm đáng khiển trách về (giới luật tu tập) được biết đến với tên gọi là “chùn lại do các vị giác ngộ” (Vbh. 246), tỷ dụ như, cho xây một căn chòi [cho chính mình mà không hỏi ý kiến Tăng Đoàn] (Vin, iii. 143), ngủ trong cùng một phòng với một vị chưa thọ cụ túc giới trong Tăng Đoàn (Vin iv. 14) v.v…nhưng [cùng lúc đó luôn luôn] khác hơn và ngoại trừ loại hành vi cố ý đã bị khiển trách trên đời và đã đề cập đến như sau: các đệ tử của ta không phạm phải sai phạm ngay cả phải hy sinh cả sinh mạng để bảo vệ một giới luật tu tập nào ta đã dạy cho các đệ tử.’(A. iv. 201), [và cho dù Ngài vẫn có thể làm hành vi bất thiện] bằng lời nói (vācāya) như thể tụng Chánh Pháp [có sự giải thích]từng chữ một cùng với [người nào đó chưa được thọ cụ túc giới gia nhập Tăng Đoàn đầy đủ.] (Vin. iv. 13) chú giải hơn năm hay sáu đoạn (từ) Chánh Pháp [cho một phụ nữ không có sự hiện diện của một người nam thông thái] (Vin. iv. 19), đàm tiếu, và nói lời thô kệch. [191] [mặc dù] người đó vẫn có thể thực hiện hành vi bất thiện bằng tâm ý(cetasā) như thể sân hận tham lam đôi khi nổi lên, như thể nhận vàng, bạc cũng như sử dụng y cà sa và ba điều cần thiết khác mà không quán tưởng [mục tiêu sử dụng chúng], tuy nhiên vào cơ hội đó đã không thể che dấu điều lỗi phạm đó (abhabbo so tassa paṭicchādāya), người đó không hay biết điều này không được phép làm không nên thực hiện, che dấu điều đó cho dù chỉ trong một giây lát, nhưng ngay lúc đó, bằng cách tỏ lộ điều đó cho đạo sư của mình hay cho một người bạn thông minh trong cuộc sống phạm hạnh, thì người đó hành động đúng theo Chánh pháp., tự thu thúc trong những gì đòi hỏi phải thu thúc như, ta không tái phạm điều đó nữa, tại sao vậy? vì sự thật này để lộ cho thấy người đó đã chứng kiến [thấy tịch tịnh xứ]. (abhabbatā diṭṭhapadassa vuttā) hành vi bất khả che dấu được hành vi bất thiện như vậy được công bố chính là điều đã được khẳng định về người đó đã nhận ra được tịch diệt . Và tri kiến của người nào do vậy mà được hoàn hảo hóa thì đạt đến được tuyệt hảo. Bằng cách nào vậy? “Hỡi các vị Tỳ Khưu, giống như một người phục vụ trẻ, chăm sóc đứa trẻ ngay lập tức sẽ rút trở lại khi đứa bé để tay hay chân vào than hồng đỏ, chính vì thế, đây là điều cốt yếu nơi Pháp của một con người được toàn hảo hóa tri kiến của mình, đó là cho dù người đó có phạm phải sai phạm thuộc loại có tính chất khẩn trương đã quá rõ ràng và ai cũng biết, tuy nhiên nếu người đó tự thú ngay lập tức, tiết lộ và tỏ lộ điều đó với vị đạo sư hay với những người bạn hữu khôn ngoan trong cuộc sống phạm hạnh. Và sau khi đã làm như vậy, người đó lại thực hiện thu thúc trong tương lai.’ (M. i. 324)

101. Khi đã khẳng định như vậy về một ân đức đặc biệt của Tăng Bảo. Như là ân đức đặc biệt không che dấu bất kỳ điều gì đã thực hiện, đã thấy nơi người có tri kiến tuyệt vời, ngay cả nếu như có sao lãng, Ngài liền cầu khẩn với lời chân ngôn, cụ thể là, Điều này…nơi Tăng Đoàn, đã hỗ trợ bằng chính ân đức đặc biệt đó.

102. Chúng ta nên hiểu ý nghĩa như đã được khẳng định ở trên và mệnh lệnh trong đoạn kệ này cũng đã được mọi chúng sanh phi nhân trên khắp các cõi Thập Vạn Đại Thiên Ta Bà Thế Giới tuân giữ.

[Đoạn kệ 12 – Đức Thế Tôn, vị đạo sư thuyết giảng chánh pháp hợp với kinh văn]

[Vanappagumbe yathā phussitagge gimhānamāse paṭhamasmim gimhe.
Tathūpamam, dhammavaram adesayi nibbānāgāmim paramam hitāya:
Idam pi buddhe ratanam.
Etena saccena suvatthi hotu].

Đẹp là những cây rừng, có bông hoa đầu ngọn
Trong tháng hạ nóng bức, những ngày hạ đầu tiên
Pháp thù thắng thuyết giảng, được ví dụ như vậy
Pháp đưa đến Níp Bàn, Pháp hạnh phúc tối thượng
Như vậy nơi đây là, châu báu thật thù diệu
Mong với sự thật này, được sống chơn hạnh phúc.

103. Sau khi đã diễn đạt chân đế theo cách thức này bằng những từ ngữ Tăng Bảo. Bằng rất nhiều khía cạnh nơi những ân đức đặc biệt của rất nhiều hạng người được kể đến trong Tăng Đoàn đó. Giờ đây Ngài lại bắt đầu diễn tả chân đế với các từ như sau, “ Giống như một cây cao trong rừng phủ đầy những chồi non” thực hiện như vậy bằng những lời của Đức Thế Tôn và nhằm hỗ trợ cho Chánh Pháp đó giống như trong bản văn Ngài đã diễn giảng khi Ngài chỉ rõ những ân đức đặc biệt của Tam Bảo ở đây trong một đoạn kệ tóm tắt (đoạn 4 và đoạn 5) và theo chi tiết ở chỗ khác (xin đọc td. M. i. 37; A. iii. 285).

104. Về điểm này, một cánh rừng (vana- nghĩa đen là rừng cây là một đám cây được xác định là mọc sát nhau. [192] Khi cây đã trưởng thành (pavuddha) ở bộ rễ, lõi cây, nhựa cây, vỏ, cành nháng và táng lá, một cây rừng (gumba nghĩa đen là bụi rậm) là một cây cao lớn (pagumba nghĩa đen là bụi cây trưởng thành). Một cây cao (bụi cây trưởng thành) trong một cánh rừng là một cây rừng cao (vanappagumbo nghĩa đen là một cánh rừng rậm trưởng thành) và chính cánh rừng rậm trưởng thành đó vanappagumbo (danh từ giống đực số ít) lại được gọi là cánh rừng rậm trưởng thành vanappagumbe (một danh từ khác giống đực số ít). [45] Vì điều này cho phép ta khẳng định theo cách này như đã được thực hiện trong các đoạn sau đây “Atthi savitakkasavicāre atthi avitakkavicāramatte” (có định hữu tầm và hữu tứ, cũng có định vô tầm và hữu tứ mà thôi.Kv.413) và sukhe, dukkhe jīve’ (hạnh phúc, đau khổ, linh hồn: D. i. 56; M. i. 517) [46] (Yathā) là một từ so sánh. Những cây rừng có bông hoa đầu ngọn (phussitagge): phussitāni aggāni assa=phussitaggo (thay thế hai âm ngắn thành một từ ghép): ý nghĩa ở đây là cây sản sinh ra hoa trên toàn bộ các cành non và các cành lá khác. Hình [thức bình thường đó] được thay thế ở đây bằng phussitagge theo cách được khẳng định ở trên [đối với từ vanappagumbe]

105. Vào những tháng nóng mùa hè, sức nóng đầu mùa (gimhānamāse paṭhamasmim gimbe – là định sở cách số ít): một trong số bốn tháng mùa hè. Nếu [được hỏi], Vào tháng mấy?, [câu trả lời sẽ là] vào đầu mùa nóng; ý nghĩa ở đây là vào đầu tháng Citta (tháng 4) vì tháng đó cũng được gọi là đầu mùa nóng, và cũng là mùa hạ mới (bālavasanta) nữa. Từ đây trở đi. ý nghĩa của từ coi như đã quá rõ ràng.

106. Giờ đây ý nghĩa ngắn gọn được đưa ra như sau: Chính vào đầu mùa hạ có tên gọi là vào Đầu mùa nóng. Một cây trưởng thành được gọi như vậy do [sử dụng cây đó] làm ẩn dụ cho một cây còn non (xin đọc § 104) với những phần đầu ngọn các cành cây đang trổ đầy bông trong một cánh rừng gồm rất nhiều loại cây rất đa dạng, với sự tráng lệ vô cùng rực rỡ. Chính vì thế, với cung cách trình bày chánh đạo dẫn đến đoạn tận tịch diệt, như thể là (tathūpamaṃ ,giống như một cây) do sự lộng lẫy của nụ hoa được sắp lại thành nhiều ý nghĩa khác nhau do ngũ uẩn (M. Sutta 109) các xứ (Trung Bộ Kinh sutta143tt)v.v…niệm xứ (M. sutta 10) Chánh tinh tấn, (M. Sutta 16), v.v…và giới uẩn, định uẩn v.v… (M. Sutta 44), Ngài thuyết giảng Pháp Thù thắng (dhammavaram) bao gồm trong bản văn và chính là Thánh đạo dẫn đến tịch diệt. (nibbānagāmiṃ) [thực hiện điều này không nhằm mục đích thu được của cải hay được kính lễ. v.v… nhưng lại do trái tim của Ngài cảm động [47] chỉ đơn giản do lòng đại bi của ngài., (Ps I 126) để dành được hạnh phúc siêu việt (paramaṃhitāya) cho các chúng sanh, trong từ ghép paramaṃhitāya, giọng mũi được chèn vào để làm cho dễ dàng trong việc ngâm kệ; ý nghĩa la paramahitāya nibbānāya adesayi (‘ngài cho thấy điều [đó] chỉ nhằm đạt đến hạnh phúc siêu thế đó là tịch diệt)

107. Khi Đức Phật đã khẳng định như vậy cho là Chánh Pháp bao gồm có bản văn được so sánh với bản văn đó với một cây cao trong rừng được che phủ đầy hoa nụ mới chớm nở, đến đây Ngài kết thúc bài thuyết pháp với lời cầu khẩn chân ngôn bằng các từ, Đức Thế Tôn, cụ thể là, điều này…nơi Đức Thế Tôn, đã trở thành niềm hỗ trợ cho Chánh Pháp đó.

108.Ta nên hiểu ý nghĩa đó theo cách thức đã được khẳng định ở trên; duy chỉ có điều đó phải được phân tích như sau: [193Châu báu hiếm có này được gọi là Chánh Pháp gồm trong bản văn. Theo như những gì đã được khẳng định trong đoạn [§ 106] được thể hiện nơi Đức Thế Tôn và mệnh lệnh trong đoạn kệ này cũng đã được mọi chúng sanh phi nhân trên khắp các cõi Thập Vạn Đại Thiên Ta Bà Thế Giới tuân giữ.

[Đoạn kệ 13 – Đức Thiện Thệ, Thuyết Giảng Chánh Pháp Siêu Thế]

[Varo varaññū varado varāharo anuttaro dhammavaram adesayi:
Idam pi buddhe ratanam panītam,
etena saccena suvatthi hotu]

Cao thượng biết cao thượng, cho đem lại cao thượng
Bậc vô thượng thuyết giảng, Pháp cao thượng thù thắng
Như vậy nơi Đức Phật, là châu báu thù diệu
Mong với sự thật này, được sống chơn hạnh phúc

109. Sau khi đã diễn tả chân đế bằng các từ Đức Thế Tôn, thông qua phương cách Chánh Pháp theo đúng nguyên bản. Giờ đây Ngài bắt đầu diễn tả chân đế đó bằng các từ “ người hiểu biết vinh quang” thực hiện được như vậy là do Chánh Pháp siêu thế đem lại.

110. Về vấn đề này, quang vinh (varo) là điều người ta mong ước cho những ai nhất quyết theo đuổi điều thượng hạng hiếm thấy như vậy, “Ôi chớ gì chúng ta có thể nên giống như thế!”; hoặc giả Ngài được vinh quang vì Ngài đã kết thân với những ân đức đặc biệt cao thượng; ý nghĩa ở đây là, tối quan trọng, tốt nhất. Người hiểu biết (varaññū – nghĩa đen là. ‘người biết rõ điều quang vinh’): người biết rõ tịch diệt. Vì tịch diệt là điều quang vinh giống như mục tiêu tối thượng (ý nghĩa ở đây) nơi toàn bộ các Pháp , và Ngài biết rõ điều đó bằng cách tự chính mình thâm nhập vào các Pháp ngay tại gốc cây Bồ Đề. Người ban phát (varado- nghĩa đen, “người ban phát niềm quang vinh”: ý nghĩa ở đây Ngài là người ban phát Chánh Pháp vinh quang đứng về phía thâm nhập [các chân đế] đứng về phía những điều đạo đức (xin đọc Netti, 49) như trong trường hợp các vị Tỳ Khưu trong nhóm năm vị. (Vin. i. 8 tt) hoặc trong trường hợp cậu trai trẻ thuộc nhóm Thiện Nhân (Vin. i. 23) hoặc những vị Ẩn sĩ để tóc rối (Vin. i. 34) và những người khác kể cả các Chu Thiên lẫn các nhân loại. Người mang vinh quang (varāharo): Ngài được gọi là “người đem lại vinh quang” vì Chánh đạo quang vinh do Ngài [mà được đem ra ánh sáng]. Vì Đức Thiện Thệ này, sau khi đã chu tất được toàn bộ ba mươi pháp Ba la mật [48] ngay trong thời điểm Ngài ra quyết tâm ngay dưới chân Đức Thế Tôn quá khứ, tức là vị Dīpankarā NhiênĐăngNgài đã đem ra ánh sáng chánh đạo xưa cũ vinh quang mà các đấng thiện thệ quá khứ đã đi (xin đọc S. ii. 105-6) và chính vì thế người ta gọi là “Đấng đem niềm vinh quang đến cho thiên hạ.”

111. Hơn thế nữa, Ngài còn được vinh quang do đạt được trí toàn giác. (Ps. i. 131), Ngài là đấng hiểu thấu vinh quang do việc Ngài đã thực chứng tịch diệt, Ngài là người ban phát vinh quang nhờ của bố thí cho mọi chúng sanh gồm niềm hạnh phúc giải thoát bất tận. Và Ngài còn là người đem đến vinh quang do mang đến đạo cao quý của Ngài với những ân đức đặc biệt siêu thế, Ngài là đấng vô thượng (anuttaro) do chẳng có ai khác có thể thực chứng được những ân đức đó.

112. Một phương pháp khác: Ngài là người vinh quang với hoàn mãn quyết tâm đạt đến an tịnh. Ngài là người hiểu biết vinh quang với hoàn mãn quyết tâm đạt đến trí tuệ. Ngài là người ban phát vinh quang với hoàn mãn quyết tâm đạt đến xả ly, và Ngài là người đem lại vinh quang do hoàn mãn quyết tâm đạt đến chân đế, vì Ngài đã đem lại Đạo đế vinh quang.

113. Tương tự như vậy, Ngài là đấng quang vinh do có những việc công đức hỗ trợ. Ngài là người hiểu biết vinh quang do trí tuệ hỗ trợ, Ngài là người ban phát vinh quang do việc ban tặng những phương cách để đạt đến ngôi vị Phật Toàn Giác cho những ai đi tìm ngôi vị đó, và Ngài là người đem lại vinh quang do việc Ngài đem lại các phương thế để đạt đến ngôi vị Phật Độc Giác cho những ai tìm kiếm điều đó. Ngài là đấng vô song do Ngài thực chứng được những điều đó không giống bất kỳ ai theo nhiều cách khác nhau. Hoặc do tự Ngài giảng dạy cho chính mình, và không cần đến bất kỳ thầy dạy nào, Ngài đã giảng thuyết một Chánh Pháp vinh quang (Dhammavaram adesayi) như là một Đạo sư cho những người khác vì việc giảng dạy của ngài đích thực là lời giảng dạy Chánh Pháp – được đi kèm với những ân đức đặc biệt thuộc Chánh Pháp được khéo thuyết giảng. v.v…(M.i. 37) – vì mục tiêu [đem lại] phẩm chất thinh văn cho những ai tìm kiếm ân đức đó. Điều còn lại được hiểu như đã trình bày ở trên.

114. Khi Đức Phật đã khẳng định như vậy về một ân đức đặc biệt của chính mình Ngài, như là chín Pháp siêu thế [49] Đến đây [194] Ngài đưa ra lời cầu khẩn với lời chân ngôn bằng các lời lẽ của Đức Thế Tôn, cụ thể như sau. Điều này…nơi Đức Thế Tôn, đã trở thành niềm hỗ trợ cho chính ân đức đặc biệt đó.

115. Ta nên hiểu ý nghĩa theo cách thức đã được khẳng định ở trên. chỉ có điều là ta nên phân tích như sau: Chánh Pháp vinh quang siêu thế này, Ngài đã hiểu rõ, đã ban phát, đã đem lại và thuyết giảng, Châu Báu quí hiếm này, chính là nơi Đức Thế Tôn, và mệnh lệnh trong đoạn kệ này cũng đã được mọi chúng sanh phi nhân trên khắp các cõi Thập Vạn Đại Thiên Ta Bà Thế Giới tuân giữ.

[Đoạn Kệ 14 – Tịch Diệt]

[Khīnam purānam navam natthi-sambhavam.
Virattacittā āyatike bhavasmim.
Te khīnabīja avirulhicchandā nibbanti dhīrā yathā’yam padīgo.
Idam pi sanghe ratanam panītam.
 etena saccena suvatthi hotu]

Nghiệp cũ đã đoạn tận, nghiệp mới không tạo nên,
Với tâm tư từ bỏ, trong sanh hữu tương lai
Các hột giống đoạn tận, ước muốn không tăng trưởng
Bậc trí chứng Niết-bàn, ví như ngọn đèn này
Như vậy nơi Tăng chúng, là châu báu thù diệu
Mong với sự thật này, được sống chơn hạnh phúc.

116. Sau khi đã điễn giải chân đế theo cách này với hai đoạn kệ theo những lời lẽ của Đức Phật với nguyên bản văn Chánh Pháp và Chánh Pháp Siêu Thế làm điều hỗ trợ, giờ đây Ngài diễn tả chân đế với những lời như sau, “Nghiệp cũ đã đoạn tận.” Một lần nữa Ngài thực hiện như vậy với các từ Tăng Chúng và coi đó như là điều hỗ trợ cho ân đức đặc biệt đó để đạt đến yếu tố tịch diệt Níp Bàn giới vô dư (xin đọc Iti. 38). [50] Đó là mục tiêu cuối cùng của những ai đã đạt đến chín Chánh Pháp siêu thế bằng cách tu tập đúng theo như những điều họ đã nghe (học hỏi) được trong khi đang nghe (học hỏi) nguyên bản văn Chánh Pháp đó.

117. Về điểm này, đoạn tận (khīnam) vừa được cắt bỏ, triệt phá. Nghiệp cũ (purānam): nghiệp trước đó (purātanam). Nghiệp mới (navam): những gì đang diễn ra ngay lúc này. Không tạo ra tái sanh (natthi-sambhavam): [51] sự thể hiện thiếu căn cứ thực tế. Tâm đã tách ly khỏi tham dục (virattacittā) tham dục đã biến mất khỏi tâm của họ. Đối với nghiêp mới (āyatike bhavasmiṃ) Liên quan đến tái sanh trở lại trong phạm vi tương lai. Những người đó (te): những vị Tỳ Khưu đó với các lậu hoặc đã đoạn tận. Đối với họ nghiệp cũ đã được đoạn tận và nghiệp mới vẫn chưa phát sanh, tâm của họ đã tách ly khỏi tham đối với sanh hữu mới. Mầm mống (hạt giống) đã bị đoạn tận (khīṇabījā): mầm mống (nhập phát tương lai) đã bị cắt bỏ. Chẳng còn nhuệ khí để tăng trưởng (avirūḷhicchandā) thiếu nhiệt tâm ước muốn giúp tăng trưởng. Chúng tắt ngấm (nibbanti): không còn cháy nữa. Kiên định (dhīrā):những kẻ nào có lòng kiên định được kiện toàn (dhiti). Giống như thể chiếc đèn này. (yathā yam padīpo):giống như cây đèn này.

118. Điều này có nghĩa lý gì? [Đây là ý nghĩa] hành vi nghiệp chướng quá khứ (kamma: vô tính) cho dù đã sanh và đã diệt, tuy nhiên vẫn chưa được đoạn tận đối với các chúng sanh [phàm phu] vì hành vi đó vẫn có thể gây ra vòng tái sanh luân hồi do đó vẫn chưa từ bỏ được mầm mống ái dục nổi lên; [nhưng] nơi những người đã trở thành các vị A-La Hán thì ái dục đó đã khô cạn đi do Thánh Đạo A-la-hán đó và đối với họ thì các hành vi nghiệp chướng quá khứ đó đã bị đoạn tận, [195] giống như hạt mầm đã bị lửa đốt cháy. Vì lẽ đó nó không còn khả năng tạo ra bất kỳ trạng thái dị thục nào trong tương lai nữa; thế nên bất kỳ hành vi nào của họ diễn ra ngay lúc này được coi như là kính lễ Đức Thế Tôn , v.v… được gọi là “nghiệp mới” nhưng chỉ xảy ra như vậy đối với người nào không tái sanh51 nữa. Vì do họ đã tự loại bỏ được hết ái dục, nó không còn khả năng tạo kết quả trong tương lai giống như chiếc hoa của một cây người ta đã cắt hết rễ; và những người này, tâm của ho tách ly khỏi tham dục đối với sanh hữu mới tương lai. Với việc từ bỏ hết ái dục là Chư vị Tỳ Khưu lậu tận ta gọi là với ‘mầm mống đã đoạn tận.’ Vì nghiệp quả tâm tái tục, được khẳng định như sau. “ Hành vi là cánh đồng, còn tâm thức là mầm hạt ” (A. i. 223) đã bị đoạn tận hết nhờ vào việc đoạn tận của một hành vi. Và vì đặc tính nhiệt tình đã có trước đó đối với việc tái sanh mới được gọi là tăng triển đã bị loại bỏ chính nhờ việc loại bỏ nguồn gốc [đau khổ] Họ chẳng còn tha thiết đến tăng triển nữa như trước họ đã có. Vì chẳng còn bất kỳ tái sanh nào diễn ra trong thời gian chết. Và vì họ đã kiên định với toàn hảo kiên định, họ tắt đi, như thể chiếc đèn này. Khi tâm thức cuối cùng. Chúng vượt qua mội hình thái mô tả (xin đọc S. iii. 46)cũng như vậy với sắc,vô sắc.v.v.. Và hình như, một ngọn đèn trong số đó đã được thắp lên để kính lễ các vị Chư Thiên của thành phố vào dịp đó, thực sự cũng đã tắt lịm đi và chính vì có liên quan đến điều đó mà Ngài nói, “ giống như một ngọn đèn.”

119. Khi Đức Phật đã khẳng định như trên về ân đức đặc biệt về tịch diệt vô dư Níp Bàn, được coi như là mục tiêu nơi những ai đã chứng đắc được chín Chánh Pháp [52] siêu thế bằng cách thấu triệt theo những gì họ đã học hỏi. Sau khi đã học hỏi Chánh Pháp bản văn [cả hai] đều đã được khẳng định trong hai đoạn kệ ở trên. (12-13) đến đây Ngài kết thúc bài thuyết Pháp bằng lời cầu khẩn với lời chân ngôn dưới dạng Tăng Đoàn, cụ thể là, điều này…nơi Tăng Đoàn, đã trở thành niềm hỗ trợ cho bằng chính ân đức đặc biệt đó.

120.Ta nên hiểu ý nghĩa của Tăng Đoàn theo cách thức đã được khẳng định ở trên. Chỉ có điều đó phải được thể hiện như sau: Châu Báu quí hiếm này được gọi là tịch diệt của vị Tỳ Khưu lậu tận. Thuộc loại ta đã khẳng định ở trên. Chính là trong Tăng Đoàn, và mệnh lệnh trong đoạn kệ này cũng đã được mọi chúng sanh phi nhân trên khắp các cõi Thập Vạn Đại Thiên Ta Bà Thế Giới tuân giữ.

[Đoạn Kệ 15-17 – lời Thiên Chủ Vua Các chư thiên Phán]

[Yān’idha samāgatāni bhummāni vā yāni va antakikkhe,
Tathāgataṃ devamanussapūjitaṃ buddhaṃ namassāma:
suvatthi hotu.

Phàm ở tại đời này, có sanh linh hội tụ
Hoặc trên cõi đất này, hoặc chính giữa hư không
Hãy đảnh lễ Đức Phật, đã như thực đến đây
Được loài trời, loài người, đảnh lễ và cúng đường
Mong rằng với hạnh này, mọi loài được hạnh phúc.

[Yān’idha samāgatāni bhummāni vā yāni va antakikkhe,
Tathāgataṃ devamanussapūjitaṃ dhammaṃ namassāma:
suvatthi hotu.

Phàm ở tại nơi này, có sanh linh tụ hội
Hoặc trên cõi đất này, hoặc chính giữa hư không
Hãy đảnh lễ Chánh Pháp, đã như thực đến đây
Đựơc loài trời, loài người, đảnh lễ và cúng đường
Mong rằng, với hạnh này, mọi loài được hạnh phúc

Yān’idha samāgatāni bhummāni vā yāni va antakikkhe,
Tathāgataṃ devamanussapūjitaṃ sanghaṃ namassāma:
suvatthi hotu.

Phàm ở tại nơi này, có sanh linh tụ hội
Hoặc trên cõi đất này, hoặc chính giữa hư không
Hãy đảnh lễ chúng Tăng, đã như thực đến đây
Được loài trời, loài người, đảnh lễ và cúng đường
Mong rằng, với hạnh này, mọi loài được hạnh phúc.

121. Thế rồi, Thiên Chủ (Sakka) vua các Chư Thiên lại nghĩ, nhờ vào lời kêu cầu chân ngôn mà Đức Phật đã đem lại an toàn cho thành phố này, Kinh thuyết từ đó đã tạo ra được trợ giúp do những ân đức đặc biệt nơi Tam Bảo, “ Giờ đây ta phải đề cập đến đôi điều về an toàn cho Thành Phố này nhờ vào sự hỗ trợ do các ân đức đặc biệt nơi Tam Bảo đem lại.” thế rồi Ngài đã thốt lên ba đoạn kệ cuối cùng này “Bất kỳ sanh linh nào tụ hội”.

122. Về điểm này, Đức Thế Tôn được gọi là “Như Lai” (tathāgata – hoàn hảo) chính vì Ngài đã đến như vậy (tathā āgata) [với mục đích như vậy] thế thì điều gì đã được đem lại cho những người nào thực hiện hành vi nhằm đem lại lợi ích cho thế gian này, [198] và chính vì Ngài đã đi như vậy (Như Lai) điều cần phải được đi đến do các Ngài, và vì Ngài đã được biết như vậy (tathā ājānana) điều gì cần phải được biết do các Ngài, và chính vì Ngài chỉ loan báo sự thực mà thôi (yam…tathaṃ, tassa gadanato). Và rồi Ngài đã được các Chư Thiên lẫn nhân loại đảnh lễ cung kính đến như vậy với hoa, hương nhang. v.v…và cùng với những gì được tạo ra nơi chính các Chư Thiên và nhân loại đó trong việc tu tập theo Chánh Pháp truyền đạt lại, v.v… kết quả là,Thiên Chủ (Sakka) Quốc Vương các Chư Thiên liên kết hội chúng Chư Thiên với chính Ngài mà nói rằng, Nào chúng ta hãy tán dương và đảnh lễ Đức Thế Tôn đã “xuất hiện như vậy” (Như Lai). Được các Chư Thiên cùng với các nhân loại: Cúng dường chớ gì an toàn được thể hiện nơi họ (tathāgataṃ devamanussapūjitaṃ buddhaṃ namassāma: suvatthi hotu).

123. Thế rồi đến lượt Chánh Pháp, [trước tiên] Chánh Pháp như là Thánh Đạo [được gọi là] Như Lai (nhờ vào) [xuất hiện như vậy nhờ vào] (tathāgata- toàn hảo) vì một khi điều gì phải được đi (nhờ vào) sức mạnh chỉ và quán kết hợp lại với nhau (xin đọc A. ii. 157; Ps. ii. 92; M. iii. 289) thì điều đó là (Như Lai) (tathā gata) do một người nào lấy đi (từ bỏ) điều gì thiên về phiền não và rồi Chánh Pháp được coi như là tịch diệt [gọi là (Như Lai (tới) (tathā gata – toàn hảo)] vì Chánh Pháp đạt đến (nơi) nhờ vào các Vị Toàn Giác, v.v…bằng cách như vậy, đạt tới được, và thấu triệt nhờ trí tuệ nơi Thánh Đạo đó (tathā gata) điều đó giúp triệt phá, bảo đảm loại bỏ được toàn bộ đau khổ.

124. Thế rồi Tăng Đoàn cũng được gọi là (như lai – tathā gata- toàn hảo) vì đi như vậy (tathā gata) bởi do riêng của [bốn] Thánh Đạo phải đi (qua), bởi do những vị này con đường lợi ích riêng cho chính mình, vì thế trong hai câu kệ còn lại Ngài đã nói riêng.v.v..Chánh Pháp, Như Lai, được Chư Thiên và nhân loại cúng dường.v.v.. (đảnh lễ) Tăng chúng, Như Lai, được Chư Thiên và nhân loại cúng dường,mong rằng được an toàn. Điều còn lại đã được khẳng định rỏ ràng (122).

[Kết Luận]

125. Khi Thiên Chủ (Sakka) vua các Chư Thiên đã thốt lên đoạn kệ gồm ba câu trên, ngài đã ra đi, giữ phía bên phải Đức Thế Tôn và [Thiên chủ Sakka đã đi đến] Thành phố các vị Chư thiên cùng với thiên chúng của mình đi theo. Nhưng Đức Thế Tôn cũng vẫn chú giải cùng một Kinh Châu Báu đó vào ngày hôm sau và rồi tám mươi bốn ngàn sanh linh có hơi kệ đã chứng đắc Chánh Pháp. Và rồi cũng như vậy Ngài đã tiếp tục diễn giảng kinh Châu Báu này cho đến ngày thứ bảy. Và mỗi ngày như vậy lại xảy ra một thành tích tương tự như vậy đối với Chánh Pháp.

126. Khi Đức Thế Tôn đã đến cư trú tại thành Vesalī trong vòng hai tuần lễ. Ngài đã loan báo mệnh lệnh du hóa của mình cho các vị quan trong thành. Chính vì thế và các vị quan triều thần đã thỉnh Ngài tới tận bờ sông Hằng trong ba ngày với việc kính lễ gấp đôi thường lệ. [197] Long vương (Mãng xà vương] đã tái sanh tại sông Hằng liền suy nghĩ, “ Loài người đã Kính lễ Đức Thế Tôn long trọng đến như vậy, thế thì tại sao chúng ta lại không thực hiện như vậy? Và chính vì thế họ đã cho đóng thuyền bằng vàng bạc và đá quí ngọc ngà châu báu và họ cho trang trí những chiếc thuyền đó với những bảo tọa cũng được làm bằng vàng, bạc và đá qúy, rồi họ phủ đầy mặt nước với hoa sen năm sắc. Khi họ đã thực hiện những điều này đoạn họ liền đến gặp Đức Thế Tôn và nói “ xin Ngài ban cho chúng tôi một ân huệ” Đức Thế Tôn đồng ý. Ngài liền bước xuống thuyền châu báu, và mỗi vị trong số năm trăm các vị Tỳ Khưu cũng xuống một thuyền châu báu đã được sửa soạn dành riêng cho từng vị một. Long vương đã thỉnh Đức Thế Tôn cùng với đoàn tùy tùng các vị Tỳ Khưu sang đến tận cõi Long Vương. Tại đó Đức Thế Tôn đã lưu lại suốt đêm thuyết giảng Chánh Pháp cho một đám đông các Long vương đông đúc vô số kể. Vào ngày hôm sau, các Long vương liền tổ chức một cuộc bố thí thật là vĩ đại với các đồ ăn thức uống siêu phàm mà lại ăn được. Đức Thế Tôn ban phước lành cho họ rồi Ngài rời khỏi cõi Long vương. Ngay sau đó các vị Chư Thiên trên mặt đất lại suy tính, Các nhân loại và các Long vương đã đảnh lễ Đức Thế Tôn như vậy, thế thì tại sao chúng ta lại không thực hiện điều đó cho Ngài? Thề rồi họ trương lọng lớp trên lớp dươi trên các cây cao trong rừng và trên vách đá. v.v… và chính vì thế đã diễn ra một cuộc kính lễ vô cùng long trọng kéo dài cho đến tận cõi các vị Phạm Thiên. Và sau đó Bimbisara đã thỉnh Đức Thế Tôn đến thành Rajagaha trong năm ngày đường như đã mô tả ở trên. Nhưng việc đảnh lễ Đức Phật lại tăng gấp đôi được những người dân Licchavi thực hiện vào thời điểm Đức Phật đến với họ.

127. Sau đó Đức Phật đã quay trở lại thành Rājagaha, khi các vị Tỳ Khưu đã tụ tập đông đủ trong sảnh đường sau khi đã dùng bữa. Họ bàn tán với nhau trong câu chuyện như sau: Đức Thế Tôn thật quyền phép đến nhường nào, vì ai mà đường xá cao thấp dọc hai bên bờ sông Hằng được dọn dẹp san bằng và trải cát phủ đầy những bông hoa một quãng dài đến tám dậm, và vì ai mà nước sông lại được phủ đầy hoa sen ngũ sắc một quãng dài đến cả hàng dặm. Và các lọng tầng trên tầng dưới được trương lên dài đến tận cõi các vị Phạm Thiên.’ Đức Phật đọc rõ được điều gì đang diễn ra trong tâm họ. Thế rồi từ Hương phòng Ngài tiến ra và di chuyển bằng một phép mầu thích hợp với giây phút đó. Ngài xuất hiện tại phòng hội và ngự xuống trên bảo tọa vinh quang đã dọn sẵn dành riêng cho Đức Thế Tôn.[198] Khi Ngài đã hoàn tất thực hiện những điều vừa nêu. Ngài liền hỏi, ‘ Hỡi các vị Tỳ Khưu, các vị tề tựu ở đây để nghe bài thuyết pháp gì nào.?’ Các vị Tỳ Khưu liền kể lại toàn bộ suy nghĩ của họ cho Ngài nghe.

128. Đức Thế Tôn liền nói. Hỡi các vị Tỳ Khưu, việc diễn ra đảnh lễ long trọng và to lớn như vậy chẳng phải do bất kỳ quyền phép nào của ta cả đâu với tư cách là một vị Phật, cũng chẳng do sức mạnh hay quyền hạn của các Long vương, hay các Chư Thiên hay các vị Phạm Thiên nào đâu, mà việc này diễn ra là do quyền phép của các hành vi quá khứ (tiền kiếp) ta đã thực hiện từ bỏ các của cải có giá trị tương đối.

Các vị Tỳ Khưu liền lên tiếng hỏi. “Thưa Ngài đáng kính, chúng con chẳng có chút hiểu biết nào về việc từ bỏ các của cải có giá trị tương đối. Thưa Ngài, thật tuyệt vời biết bao nếu như Ngài cho chúng con biết về điều đó để chúng con có được một chút hiểu biết về điều này.”

[Chuyện kể về Sankha và Susima]

129. Đức Phật kể lại “ Hỡi các vị Tỳ Khưu. Một lần kia ở tại thành Taxila có một vị Bà la Môn có tên gọi là Sankha, và vị Bà la Môn này có một đứa con trai tên là Susima. Là một cậu học sinh mười sáu tuổi. Một ngày kia Susima đi đến gặp cha của mình và đứng nép sang một bên. Người cha lên tiếng hỏi “Có gì không con. Susima yêu quí của cha.”

“Con muốn đi tới thành Ba la Nại (Benares) và học nghề [làm tu sĩ] cậu nhỏ trả lời.”

 “Được rồi, Susima thân yêu của cha, có một vị Bà la Môn tên này tên nọ tại đó, là bạn thân của ta. Hãy đến đó và học hỏi ở Ngài.”

Người cha đưa cho cậu con trai một ngàn đồng tiền kahapanas. Cậu con trai cầm lấy tiền và sau khi đã kính lễ cha và mẹ của mình, cậu lên đường. Cuối cùng cậu cũng đến được thành Ba la Nại Benares, khi cậu tiến lại gặp đạo sư theo đúng các nghi thức được chấp nhận, và sau khi kính lễ người thầy xong. Cậu liền xưng danh tánh của mình cho thầy được biết. Vị đạo sư chấp nhận cậu học trò như là con trai của bạn mình và chấp nhận cậu với đầy đủ lòng mến khách. Sau khi cậu học trò đã nghỉ ngơi sau những ngày đi đàng xa mệt nhọc, cậu đặt một ngàn đồng tiền kahapanas dưới chân người thầy và xin phép được học một nghề. Người thầy đồng ý cho phép cậu và tiến hành dạy cho cậu. Cậu ta học rất nhanh và rất nhiều. Và bất kỳ điều gì cậu học được cậu ghi nhớ không quên một mảy may. Giống như thể dầu sư tử đựng trong chiếc bình vàng. Chỉ trong vòng ít tháng cậu đã hoàn tất khóa học bình thường phải cần đến mười hai năm mới học xong.

Tuy nhiên, vào lúc cho buổi khoá học kết thúc, cậu học trò phát hiện ra cậu chỉ nhận được có đoạn đầu và đoạn giữa nhưng không biết đoạn cuối. Thế rồi cậu chạy lại đạo sư của mình và nói [199] “Thưa thầy kính mến, con mới chỉ học được đoạn đầu và đoạn giữa của nghề này. Nhưng con chưa thấy đoạn cuối.

“ Người thầy trả lời, ‘Cả ta cũng vậy, con thân yêu”

‘ “ Thế thì ai là người ở đây biết được đoạn cuối của nghề này, thưa thầy?”

‘ “ Con thân yêu, có các vị hiền triết tại thành Isipatana, rất có thể họ biết được phần cuối đó.”

‘ “ Con sẽ đi đến để hỏi họ.”

‘ “ Hãy cứ hỏi họ tùy con thích.”

130. Cậu học trò đi đến thành Isipatana. Và cậu tiến lại gặp các vị Phật Độc Giác và hỏi họ “Các Ngài có biết đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối chăng?”

‘ “Có, chúng ta biết, anh bạn ơi.”

‘ “Xin hãy luyện cho tôi nữa chứ.”

‘ “ Hỡi anh bạn, trong trường hợp này anh bạn phải xuất gia sống cuộc sống vô gia cư mới được. Chẳng có người nào không xuất gia lại có thể thực hiện được cuộc tu luyện đó cả.”

‘ “ Được lắm, thưa các vị kính mến, hãy ban lệnh xuất gia cho con đi, hãy làm bất kỳ điều gì để cho con có thể học được đoạn cuối.”

Họ ban lệnh xuất gia cho cậu. Vì không thể dạy cho cậu một chủ đề thiền [như thể một vị Toàn Giác có thể thực hiện], họ cho chàng tu luyện những điều cơ bản đơn giản về đức hạnh tốt vào lúc đầu. “ bạn phải mặc y nội như vầy; bạn phải mặc y ngoại như vậy. Cậu ta tu luyện theo kiểu đó, và khi cậu ta đã nắm được sự trợ giúp hoàn hảo để tiến tới trong trí tuệ] chẳng bao lâu sau khi cậu khám phá ra lãnh vực Độc Giác Phật, cậu trở nên nổi tiếng khắp vùng Ba la Nại Benares là một vị Phật Độc Giác Susima. Cậu đã đạt đến tột đỉnh danh vọng và tài sản và cậu có một đoàn đệ tử tuyệt vời. Tuy nhiên, vì hành vi cậu đã thực hiện [trong quá khứ lại là một loại hành vi] dẫn cậu đến tuổi thọ ngắn.Chẳng bao lâu sau cậu đã chứng đắc tịch diệt. Các vị Phật Độc Giác và một bộ phận rất đông dân chúng đã đến nhìn nơi trưng bày thân thể của ngài. Họ đã lấy di cốt và xây một đài tháp để giữ di cốt đó ngay cổng thành.

131. Thế rồi Sankha vị Bà la Môn suy nghĩ “Con trai ta đã ra đi một thời gian quá lâu. Và ta chẳng biết việc gì đã xảy đến cho con ta cả.” Chính vì thế, vì muốn được gặp lại con trai, vị Bà la Môn đã lên đường đến thành Taxila và cuối cùng cũng đến được thành Ba la nại Benares. Vị Bà la Môn nhìn thấy một đám đông đang tụ họp lại. “Chắc hẳn một trong số những người này ắt phải biết điều gì đã xảy đến cho con trai ta.” Vị Bà la Môn đến gặp đám đông và hỏi “ Có một cậu học trò tên là Susima đến đây. Có lẽ các người có biết điều gì đã xảy đến cho cậu ta chăng.”

132. Họ nói, “Vâng, thưa ngài, chúng tôi có biết. Cậu ta đã trở thành người thông thái ba Phệ đà dưới sự dìu dắt của một vị Bà la Môn trong thành phố này và rồi cậu ta đã xuất gia sống cuộc sống vô gia cư dưới bóng các Phật Độc Giác . [200] Và cuối cùng ngài đã chứng đắc tịch diệt và ngài đã triệt phá được hết các phiền não chẳng còn bất kỳ tham dục nào sót lại. Chúng tôi xây tòa tháp kệ này là dành cho ngài.”

Khóc lóc và than vãn, ông ta lấy tay đập trên mặt đất, thế rồi ông ta đã đi lên lầu thượng của tòa tháp kệ. Ngài đã dọn cỏ dại chung quanh tháp kệ đó, với chiếc áo choàng của mình, Ngài đã mang cát trải lên tháp kệ xá lợi của vị Phật Độc Giác, và ngài đã tưới nơi đó với một chiếc bình tưới nước. Thề rồi ngài đã kính lễ tháp kệ với hoa mộc thổ dại. Treo trên đó một tràng phan bằng vải và che chính chiếc lọng của mình trên đỉnh tháp kệ. Sau đó ngài ra đi.

133. Khi Đức Phật đã chỉ cho thấy câu chuyện tiền kiếp. Ngài liền thực hiện một bài thuyết pháp cho các vị Tỳ Khưu về đề tài Chánh Pháp để có thể đưa ra một chuỗi liên hệ tới tiền kiếp và hiện tại.: “Các vị tỳ khưu thân mến, các người có thể nghĩ “Không còn hồ nghi gì nữa có ai đó khác hơn là Sankha vị Bà la Môn vào dịp đó.” Nhưng không nên coi đó như vậy. Vào dịp đó chính ta là Sankha Bà la Môn đó. Chính ta đã dọn cỏ dại trên sân thượng tháp kệ của Phật Độc Giác Susima; và do kết quả nơi hành vi nghiệp báu đó của ta mà một con đường dài đến tám dậm đã dọn sạch sẽ gốc cây và cỏ dại san bằng và quét sạch . Cũng chính do ta mà con đường đó đã được trải cát sạch sẽ và do kết quả nơi hành vi nghiệp báu đó họ đã trải cát một con đường đi dài tới tám dặm. Chính do ta lễ cúng dường đã được thực hiện tại đó với đủ thứ hoa dại mộc thổ và do kết quả nơi hành vi nghiệp báu đó họ đã cho rải đủ loại hoa trên một con đường dài tám dậm cả trên đất lẫn trên mặt nước đầm hồ. Cũng chính do ta mà mặt đất tại đó đã được tưới nước với những chiếc bình tưới; và do kết quả nơi hành vi nghiệp báu đó mà trời đã trút mưa như thác xuống thành Vesālī. Chính do ta mà cờ phướn bằng vải đã được treo trên tháp kệ và lọng che nắng cũng được gắn trên đỉnh tháp đó; và do kết quả của hành vi nghiệp báu đó cờ xí và biểu ngữ được giăng lên và lọng che mưa nắng cùng với những chiếc lọng che nắng phía trên được dựng lên khắp nơi xa tít đến tận cõi các vị Phạm Thiên sắc cứu cánh. Chính vì thế, hỡi các vị tỳ khưu, việc nghi lễ cúng đường vĩ đại này diễn ra chẳng phải do bất kỳ sức mạnh nào của riêng ta với tư cách là Đức Thế Tôn [201] cũng chẳng do quyền phép của các Long vương, Các Chư Thiên hay các Phạm Thiên nào cả mà lý do diễn ra các nghi lễ đó chính là do bởi sức mạnh các nghiệp tiền kiếp thực hiện bố thí những gì được coi là có giá trị tương đối vậy.’

134. Vào cuối bài kinh nói về Chánh Pháp này ngài đã xuất khẩu thành kệ như sau:

Giờ nay, nếu chúng sanh muốn tận huởng hạnh phúc tràn đầy. Chỉ còn cách bố thí của cải thường dùng của mình. Rồi hành vi đó sẽ giúp loại bỏ luôn những hạnh phúc tương đối. Để được tận hưởng hạnh phúc tràn đầy, bất diệt nơi [thiên đường] (Dh. 290) [53]

Phần chú giải kinh Châu Báu trong tập chú giải Tiểu Tụng kết thúc tại đây.

-ooOoo-

Chương VII KINH NGOÀI BỨC TƯỜNG(Tirokuḍḍasuttam)

1. Giờ đến lượt chúng ta chú giải, Kinh Ngoài Bức Tường [được sắp xếp tiếp ngay sau Kinh Châu Báu trong tác phẩm Tiểu tụng], Kinh được bắt đầu như sau ‘Họ đang đứng chờ ở bên ngoài bức tường’. Chúng ta sẽ bắt đầu chú giải về ý nghĩa sau khi đã khẳng định được mục đích kinh này được gộp trong tác phẩm Tiểu tụng.

2. Ở đây, cho dù Kinh Ngoài Bức Tường không được sắp xếp theo thứ tự như vậy khi Đức Phật thuyết giảng kinh này, tuy nhiên mục tiêu ta gộp kinh này trong Tiểu tụng ở đây tiếp liền ngay sau Kinh Châu Báu có thể được hiểu như sau. Hoặc giả kinh được đưa ra nhằm mục đích chứng tỏ: cho dù kẻ nào tỏ ra biếng nhác trong việc tu luyện nhiều hành vi thích hợp đa dạng như đã khẳng định trong bài kinh ở trên, người đó vẫn có thể tái sanh nơi cư trú [được coi như] khá hơn, tái sanh trong địa ngục, tái sanh trong súc sanh. Tuy vậy người đó vẫn có thể phải tái sanh nơi các cõi ngạ quỷ đó, và kết cục không ai nên sao nhãng trong trường hợp như vậy; hoặc giả kinh được thốt ra nhằm chứng tỏ rằng do một số chúng sanh xấu xa mà thành Vesali phải chịu đại dịch hoành hành, và để làm giảm bớt đại dịch này Đức Phật đã giảng Kinh Châu Báu, và Kinh Ngoài Bức Tường cũng nhằm mục đích đó. Chính vì thế có kệ rằng:

Ta cần biết mục đích kinh này
Được công bố do ai, ở đâu, khi nào, và tại sao
Ngài làm tốt việc chú giải
Nhằm đúng lúc công bố cho chúng sanh
Chính vì thế với tư cách là người chú giải
Ta sẽ chu tất công việc theo cách đó.

3. Ai đã công bố kinh này? Tại đâu? Khi nào? Và vì lý do gì? Ta có thể khẳng định ngay Kinh do chính Đức Phật công bố. Và kinh được công bố tại Rājagaha [202] vào ngày hôm sau khi ngài vừa đặt chân đến thành phố đó, mục đích ngài công bố Kinh này là vì ngài muốn chúc lành cho nhà vua nước Magadha.

4. Cách đây chín mươi hai đại kiếp qua có một thành phố tên là Kāsi. Tại thành phố này có một vị vua tên là Jayasena và hoàng hậu tên là Sirimā. Có một vị Bồ Tát tên là Phussa được thọ thai trong lòng mẹ. Cuối cùng sau khi vị bồ tát này khám phá thấy mình đã hoàn toàn đạt được giác ngộ, [54] nhà vua Jayasena liền nảy ra ý nghĩ ‘Con trai tôi (hoàng tử) đã thực hiện đại Xuất Gia và trở thành một vị Toàn Giác Ngộ. Đức Phật là của ta, Giáo pháp là của ta, Tăng già là của ta. Chính nhà vua đã phục vụ ngài, và không để cho ai có cơ hội làm công việc này. Ba người em cùng cha khác mẹ với Đức Phật có suy nghĩ ‘Các vị toàn giác xuất hiện để đem lại phước lành cho toàn thế gian, chứ không chỉ cho một người nào đó mà thôi. Và cha chúng ta sẽ không để cho ai có cơ hội để phục vụ các ngài. Làm sao chúng ta có thể xoay sở để phục vụ Đức Phật đây?’ Rồi họ dự tính ‘ liệu xem chúng ta có thể tìm ra được một phương án nào không? Chính vì thế ba hoàng tử đã làm như thể ngoài biên giới đang nổi loạn. Khi nhà vua nghe biết chuyện ngài biên cương có chiều hướng nổi loạn, ngài liền sai ba hoàng tử của ngài ra vùng biên giới để bình định. Khi đã thực hiện bình định được loạn lạc ngoài biên giới. Họ quay trở về đức vua rất hài lòng và thưởng cho họ một ân huệ nói rằng: “Mọi điều các con muốn các con cứ lấy.’ Họ liền nói: ‘Chúng con muốn cung phụng Đức Phật.’- nhà vua phán: ‘Hãy chọn bất kỳ điều gì ngoài điều đó’. – họ nhấn mạnh thêm: ‘Chúng con không muốn làm điều gì khác’. – nhà vua đồng ý: ‘Được rồi lấy đi, nhưng hãy đưa ra một giới hạn.’ Họ yêu cầu được phục vụ Đức Phật trong bảy năm. Nhưng nhà vua không cho phép. Rồi họ yêu cầu tiếp xin được phục vụ Đức Phật trong sáu, năm, bốn, ba, hai, một năm, bảy tháng, sáu tháng, năm tháng, bốn tháng… cho đến khi họ tụt xuống chỉ còn có ba tháng thì nhà vua đồng ý, nói rằng: ‘Các con có thể lấy điều đó.’ và nhà vua cho phép họ thực hiện ý định đó.

5. Khi đã nhận được ân huệ, họ rất mãn nguyện. Họ đi đến Thế Tôn, sau khi đảnh lễ ngài, họ nói: Bạch đức Thế Tôn, chúng con muốn phục vụ Thế Tôn, bạch đức Thế tôn, cầu xin Thế tôn chấp nhận lời thỉnh cầu này để cho ba tháng An cư mùa mưa với chúng con.

6. Thế rồi ba vị Hoàng Tử viết thư cho một người là trợ lý trong nước của họ, [203] nói rằng, ‘Chúng tôi sẽ có hân hạnh được hầu hạ Đức Phật trong vòng ba tháng. Xin hãy xây dựng một chỗ ở và sửa soạn tất cả mọi điều cần thiết để chúng ta phục vụ Đức Phật cho tốt.’ Khi người trợ lý đã hoàn tất công việc sửa soạn, người đó thông báo cho ba vị hoàng tử. Thế là sau khi đã mặc y Cà sa mầu vàng, cùng với hai ngàn năm trăm người tùy tùng, họ đã dẫn Đức Phật về vương quốc của họ, chăm sóc ngài rất cẩn thận, rồi họ cúng duờng cho Đức Phật một nơi cư trú và để cho Đức Phật cư ngụ trong đó. Người chủ kho bạc, là con trai của một gia nhân, đã có gia đình, rất trung tín và tin tưởng. Ông ta lãnh trách nhiệm chăm sóc đến các nhu cầu vật chất và tổ chức bố thí cho Tăng Già mà Đức Phật đang lãnh đạo. Vị thừa tướng nhận được đầy đủ của cải vật chất kèm theo với mười một ngàn người đàn ông vùng nông thôn để lo toan cẩn thận công việc bố thí. Giờ đây một số người trong bọn họ đã gây mất thiện cảm nơi Đức Phật. Họ đã gây cản trở việc bố thí, chính họ đã ăn hết các thực phẩm, lẽ ra phải được bố thí, và đã nổi lửa đốt nhà ăn. Khi nghi lễ Tự tứ [55] (Pavāranā) kết thúc, các hoàng tử kính lễ Đức Phật, và rồi Đức Phật đi theo họ trở về gặp lại vua cha. Sau khi Đức Phật trở lại thì ngài nhập tịch diệt.

7. Nhà vua, các hoàng tử, người phụ tá quốc gia đến đúng thời gian tất cả cũng đều từ trần hết. Và rồi cùng với đoàn tuỳ tùng họ được đầu thai trên thiên đàng. Những kẻ nào với tấm lòng mất thiện cảm phải tái sanh nơi địa ngục. Và như vậy trải qua chín mươi hai đại kiếp, hai nhóm người này đã phải tái sanh lần lượt từ thiên đàng này tới thiên đàng kia và từ địa ngục này tới địa ngục khác.

8. Rồi tới kiếp này, dưới thời Đức Phật Kassapa, những kẻ có lòng bất hảo lại phải tái sanh nơi các quỷ đói. Hiện nay khi chúng sanh tổ chức bố thí cho chính những thân thuộc họ hàng quá cố của họ, họ đã hồi huớng như sau: ‘Hãy thực hiện điều này cho những người thân của chúng ta, và những người đó đã nhận được điều tuyệt hảo. [từ đó] Khi những quỷ đói thấy ra điều đó, chúng liền tiến tới Đức Phật Kassapa, và hỏi ngài ‘Kính Ngài, làm thế nào để cho chúng tôi cũng được hưởng những điều tuyệt diệu đó? Đức Phật trả lời, ‘các ngươi không thể nhận được điều đó ngay bây giờ.[104] Nhưng trong tương lai sẽ có một Đức Phật gọi là Đức Phật Cồ Đàm. Dưới thời Đức Phật đó sẽ có một đức vua tên là Bimbisara. Chín mươi hai đại kiếp vừa qua ngài đã là thân thuộc của các ngươi. Khi ngài tổ chức một cuộc bố thí cho Đức Phật, thì ngài sẽ hồi huớng cho các ngươi. Đến lúc đó các ngươi sẽ nhận được điều đó. Khi các quỷ sứ nghe được như vậy, hình như họ cảm thấy chắc họ sẽ nhận được điều đó vào ngày mai.’

9. Thế rồi khi khoảng cách của Đức Phật đã kết thúc. Đức Phật của chúng ta xuất hiện trên trần gian này, và rồi ba vị hoàng tử của nhà vua cùng với đoàn tuỳ tùng của họ gồm hai ngàn năm trăm người liền lăn ra chết khỏi cõi Chư thiên và đầu thai nơi một đẳng cấp bà la môn ở một bộ tộc tại vương quốc Magadha. Rồi đến đúng thời điểm họ từ bỏ cuộc sống gia đình cùng với các vị tiên tri họ xuất gia quy y và trở thành ba nhà ẩn sĩ có tóc bện lại với nhau tại Gayāsīsā (xin đọc Vin. i. 23) người quản lý đất nước trở thành nhà vua Bimbisārā, và người thủ quỹ trở thành một nhân viên ngân hàng rất vĩ đại Visākha có vợ tên là Dhammadinnā, là con gái của nhân viên kho bạc hoàng gia. (xin đọc MA. ii. 355) và chính vì thế toàn bộ những người còn lại trong số những người tùy tùng của họ đều tái sanh cùng với đoàn tuỳ tùng của nhà vua.

10. Khi Đức Phật của chúng ta đã giáng trần trên thế gian này, rồi sau bảy tuần [tiếp theo sau khi ngài đạt đến giác ngộ] đã trôi qua, cuối cùng ngài đã quay trở lại thành Ba La Nại (bārānasī), tại đó ngài đã chuyển pháp luân, và sau đó các tỳ khưu thuộc từng nhóm năm người, ngài đã rèn luyện giới luật cho ba vị ẩn sỉ tóc bện cùng với các môn đồ theo họ lên tới hai ngàn năm trăm người cả thẩy. Và sau đó ngài đã quay trở lại Rājagaha. Và tại đó ngài đã an trú nhà vua Binbisāra vào quả vị Nhập Lưu, là người đã đến thăm Đức Phật ngay ngày hôm đó. Cùng với nhà vua còn có mười một đám đông các chủ gia nhân thuộc đẳng cấp Bà La Môn Magadha. Rồi nhà vua còn thỉnh mời ngài đến dùng trai tăng với ngài vào ngày hôm sau. Và Đức Phật đã nhận lời. Vào ngày hôm sau ngài đã vào thành phố Rajagaha. Đi đầu là thiên Vương Sakka, là người đã chào đón ngài với đoạn kệ bắt đầu như sau:

Đến Rājagaha Ngài đã chế ngự và giải thoát
Cùng với ngài theo sau ba vị ẩn sĩ tóc búi.
Cũng được chế ngự và giải thoát,
Đức Phật rực sáng tựa châu báu vàng ngọc
Ngay đúng lúc, ngài ngự giá Rajagaha’ (Vin. i. 38)

Và ngay trong dinh thự của nhà vua Đức Phật đã tiếp nhận một buổi lễ bố thí thật long trọng.

11. Các Ngạ quỷ cũng đã tiến lại gần và chờ đợi với hy vọng. ‘Giờ đây [205] chắc hẳn nhà vua sẽ hồi huớng cho chúng ta của bố thí; giờ đây chắc là ngài sẽ thực hiện điều đó.’ Nhưng nhà vua chỉ nghĩ đến nơi trú ngụ cho Đức Phật mà rằng, ‘ Đức Phật phải cư ngụ ở đâu bây giờ?’ và nhà vua chẳng thực hiện hồi hướng cho bất kỳ ai hết. Các Ngạ quỷ, thấy rằng hy vọng của mình tiêu tan hết, đã tạo ra một tiếng kêu khủng khiếp trong đêm vắng quanh hoàng cung . Đức vua đã bị lúng túng do tiếng kêu khẩn thiết và sợ hãi, và vừa tảng sáng, ngài đã thỉnh Đức Phật tới nói rằng, ‘ Thưa Đức Thế Tôn, trẫm đã nghe thấy một tiếng động khủng khiếp như thế trong đêm. Có điều gì xẩy đến cho trẫm như vậy? Đức Phật nói với nhà vua, ‘thưa đại vương, đừng sợ hãi gì cả. Chẳng có gì làm hại được ngài đâu. Thực tế là những người bà con kiếp trước của nhà vua đã phải đầu thai thành ngạ quỷ và đã suốt nhiều Phật Kỷ chưa xuất hiện, họ vẫn chờ đợi ngài tổ chức bố thí cho Đức Phật, đồng thời cũng bố thí cả cho họ nữa. Ngày hôm qua ngài đã không thực hiện điều đó và chính vì thế họ phải tuyệt vọng và họ đã tạo ra tiếng kêu khủng khiếp đó’ nhà vua liền hỏi; ‘Thưa đức Thế Tôn, liệu họ có nhận được điều gì không, nếu như một cuộc hồi huớng được tổ chức ngay bây giờ? ‘Có chứ thưa đại vương.’ – ‘Thế rồi, thưa Đức Thế Tôn, xin Ngài chấp nhận lời mời của trẫm trong ngày hôm nay.’ Đức Phật đã nhận lời.

12. Nhà vua trở lại hoàng cung. Khi ngài đã sửa soạn xong một cuộc bố thí to lớn. Ngài đã công bố thời gian tiến hành. Đức Phật đã đến cùng với đoàn Tăng Già các tỳ khưu. Đến hoàng cung và ngài ngồi trên ghế đã sửa soạn cho ngài, cùng với đoàn Tăng Già tỳ khưu. Các Ngạ quỷ cũng tới và đứng bên ngoài bức tường.v.v… nghĩ rằng chắc hẳn hôm nay ‘chúng ta sẽ được nhận của bố thí.’ Đức Phật đã biến họ trở thành hiện hình để cho nhà vua trông thấy. Đang khi dâng cúng nước, nhà vua đã dâng lời cầu như sau, ‘Cầu mong nước này dành cho các họ hàng thân thuộc của trẫm.’ Và ngay lúc đó một chiếc hồ đầy hoa sen đã xuất hiện dành cho các vị Ngạ quỷ đó, họ đã tắm trong đó, uống nước cho đến khi mọi điều phiền muộn, mỏi mệt và khát nước đều được lắng xuống. Tất cả các Ngạ quỷ đều có một mầu da vàng óng. Khi nhà vua bố thí cháo, những thứ có thể ăn được, nhà vua cũng dâng cả cho họ nữa và ngay lúc đó cháo từ trời xuống, những đồ ăn thức uống, và những thứ có thể ăn được cũng được phân phát cho họ nữa và sau khi họ đã dùng những thứ đó thì ngũ căn của họ được tỉnh táo. Rồi đến khi nhà vua bố thí quần áo và nơi cư ngụ, thì nhà vua cũng phân phát cho họ nữa, [206] thế rồi quần áo từ trời, giầy dép [56] từ trời, và lâu đài từ trời cùng với rất nhiều trang trí bên trong nhà rất đa dạng như thảm, giường, chiếu, bàn ghế, v.v….cũng được tạo ra cho họ. Điều tuyệt vời này mọi người đều được chứng kiến như thể Đức Phật đã quyết định và nhà vua thì vô cùng hài lòng.

13. Ngay sau đó, khi Đức Phật đã thọ thực, và tỏ cho thấy ngài đã no bụng, ngài đã thốt lên bài kệ: ‘Bên ngoài bức tường họ đang đứng đợi. Nhằm mục đích đem lại phúc lành cho nhà vua Magagha. Và đến điểm này điều gì được đề cập ngắn gọn trong bản Chương trình, cụ thể là điều đã được giải thích chi tiết. ‘Về bài thuyết pháp này[chúng ta cần hỏi’’ ai là người đã nói ra, ở đâu, khi nào và tại sao. Bài chú giải do ngài thực hiện rất tốt và đến đúng thời điểm đã được công bố cho tất cả mọi người đựơc nghe.’ Đến đây chúng ta sẽ chú giải đến Kinh ngoài bức tường theo thứ tự nhất định như sau:

[Đoạn kệ 1]

14. Trong đoạn kệ thứ nhất (xem dưới đây) là phía sau bức tường được gọi là Bên Ngoài Bức Tường (tirokuḍḍā). Họ đứng [và chờ đợi] (titthanti): câu này khẳng định họ đứng và từ chối khẳng định họ không ngồi, v.v…Giờ đây như thể họ nói tới một ai đó ở bên ngoài hàng rào bao quanh và ở phía bên kia ngọn núi mà người đó có thể đi ngang mà không gặp ngăn cản gì, qua nơi có hàng rào bao quanh (tiropākāram) qua phía bên kia ngọn núi (tiropabbatam)’ (D. i. 78) cũng như vậy ở đây ngài nói đến những người đang đứng ở phía bên kia bức tường. Bên ngoài bức tường họ đang đứng chờ (tirokuḍḍesu tiṭṭhanti).

15. Và tại các giao lộ và các ngã ba đường (sandhisinghātakesu): ở đây có thể là các ngã tư các giao lộ các xa lộ, và cũng là chỗ các căn nhà tiếp giáp nhau và có các bức tường tiếp giáp nhau và có cả ánh sáng giao nhau, chúng ta đều có thể gọi là những ‘chỗ giao nhau’ (Sandhi) cũng có thể là các ngã ba giao lộ, ta gọi là ‘ngã ba đường’(singhātaka). Phối hợp tất cả các từ này lại với nhau thành một từ phức tạp ta có thể gọi là và tại các giao lộ và các ngã ba đường.

16. Họ đứng phía bên ngoài “thanh khung” cổng thành (dvārabāhāsu tiṭṭhanti): họ đứng bên gần các thanh song cổng thành và thanh song cửa nhà. Quay trở lại mái nhà xưa (āgantevāna sakam gharam): Ở đây ‘căn nhà xưa’ có nghĩa là cả căn nhà xưa của người thân và căn nhà xưa của chính họ nữa. Trong quá khứ họ đã sống trong đó hay làm chủ căn nhà đó. Họ đến nhìn ngắm cả căn nhà của chính họ và chính vì thế mà ta nói ‘quay trở lại nhà xưa của họ.’

17. [Chính vì thế Đức Phật đã chỉ cho nhà vua thấy] rất nhiều Ngạ quỷ với thân hình hết sức ghê tởm, dị dạng và dễ sợ, đã tiến lại gần hoàng cung của nhà vua Bimbisara coi đó như là nhà riêng của họ vì đó là nhà riêng của những người họ hàng ruột thịt của họ. Và cho dù họ đã không ở trong đó trước kia và đang đứng bên ngoài bức tường, ngay các giao lộ và các ngã ba đường. Và bên ngoài chấn song cổng thành và chấn song cửa nhà. Sự tồn tại của họ lại đồng hiện hữu với thành quả do đố kỵ và keo kiệt [57] mà ra. Có một số Ngạ quỷ râu tóc rối bời [58][207] da mặt ngăm đen, chân tay khẳng khưu gầy còm đen đủi đung đưa, giống như thốt nốt cháy xém đây kia trong những trận cháy rừng; một số Ngạ quỷ có thân hình bị ngọn lửa thiêu rụi bên trong như thể dâng trào ra từ dạ dầy [59] đói khát ợ ra khỏi miệng. Một số Ngạ quỷ do thực quản chỉ bằng đầu chiếc kim mà một dạ cỏ to như chiếc núi không thể nuốt hết đồ ăn thức uống theo như ước muốn ngay cả khi có được thứ đồ ăn thức uống đó. Chính vì thế lại có thứ gia vị chết đói [60] và khô khan không thể thoả mãn được các hương vị khác. Lại có các Ngạ quỷ khác khi tìm thấy bất kỳ loại gì có máu hay vật chất dầu mỡ nơi các khúc nối phun ra nơi các lỗ miệng sôi sục lên hay các ung nhọt hay của các chúng sanh khác, nuốt tươi như thể đó là thức ăn của thần linh. Chính vì thế ngài đã xuất khẩu thành kệ như sau:

tirokuddesu tiṭṭhanti sandhisanghātakesu ca
dvārabāhāsu tiṭṭhanti āgantvāna sakam gharam

‘Ở bên ngoài bức tường
Bọn họ đứng chờ đợi
Giao lộ ngã ba đường
Trở về mái nhà xưa
Đợi chờ bên cạnh cổng .

Và rồi khi ngài đã thốt ra những lời này, cho thấy các Ngạ quỷ đang lang thang bên ngoài bức tường. Sau đó ngài lại thốt ra bài kệ thứ hai. ‘Nhưng khi một lễ hội phong phú được dọn ra cho thấy [kết quả của hành vi] họ đã làm thật dữ tợn đến chừng nào.

[Đoạn kệ 2]

18. Ở đây, giầu có, phong phú (pahute) [có nghĩa là] không ít, dồi dào (bahumbi); nhiều quá mức cần thiết, là điều muốn nói ở đây. Ta có thể thay thế mẫu tự pa với mẫu tự ba [như vậy biến đổi từ chữ bahu thành pahu] như trong đoạn sau đây ‘Pahu santo na bharati’ (‘kẻ nào có quá dồi dào cũng có thể) không hỗ trợ cho [người mẹ] được. . .: (Sn. 98). Một số người lại đọc là pahūte (‘dồi dào’) và pahutam (‘giầu có’ là phó từ); nhưng đây chỉ là những người đọc không cẩn thận. Với đồ ăn thức uống: ānnpānamhi=anne ca pānamhi (thay thế hai âm ngắn thành một từ ghép).Feast: khajjabhojje (nghĩa đen là ‘Nhai được và ăn được’) = khajje ca bhojje ca (thay thế hai âm ngắn thành một từ ghép); nhờ đó. [cụ thể là anna và pāna và khajja và bhojje (= Khādanīya và bhojanīya),] ngài đã chứng tỏ cho thấy bốn loại dinh dưỡng gồm trong những gì được ăn vào (asita), uống được (pīta), nhai được (khāyita)và ăn uống chút ít một (sāyita). Lên đường (upatitthite): đứng yên, tiến lại gần (apagamma thite); có nghĩa là: sẵn sàng, được sửa soạn và kết hợp lại.

19. Sự thật là không có người nào nhớ lại chúng sanh này cả (na tesam sarati sattānam): khi những chúng sanh này xuất hiện nơi cõi Ngạ quỷ thì chẳng có cha mẹ và anh em nào tưởng nhớ đến họ cả. Vì lý do gì vậy?Điều này xuất phát từ những hành vi nghiệp duyên của họ trong quá khứ (kammapaccayā): có một điều kiện cần thiết là các hành vi đáng thương được sắp xếp như không thực hiện bố thí, ngăn cản việc bố thí, v.v…; [208] vì những hành vi đó đều không cho phép các bà con thân thiết tưởng nhớ đến họ.

20. Chính vì thế Đức Phật nói:

Pahute annapānamhi khajjabhojje upatthite
Na tesam koci sarāti sattānam kammapaccayā.

‘Nhưng khi tiệc thịnh soạn
Được bày biện sẵn sàng
Đủ mọi thứ uống ăn
Không một ai nhớ họ
Sự kiện này phát sanh
Từ nghiệp xưa của họ.

Và khi ngài đã phán như vậy, cho thấy mặc dù không phải đồ ăn thức uống, v.v… được dọn ra quá ít và các Ngạ quỷ đang đi lảng vảng khắp nơi hy vọng: ‘Có lẽ sẽ có chút ít gì đó được dành cho chúng ta.’ Sự thật là chẳng có người bà con họ hàng nào tưởng nhớ đến họ do những hành vi quá khứ các Ngạ quỷ thực hiện đã đem lại kết quả không mấy thú vị. Ngài lại thốt ra đoạn kệ thứ ba cụ thể như sau, ‘ Chính vì thế kẻ nào có lòng nhân hậu muốn hồi huớng cho anh em họ hàng’, một lần nữa ngài yêu cầu nhà vua phải tổ chức dâng cúng bố thí cho những thành phần họ hàng đã quá cố hiện đang xuất hiện ở Cõi Ngạ quỷ.

[Đoạn Kệ 3]

21. Ở đây, chính vì thế (evam) là một từ so sánh. Điều có thể giải thích bằng hai cách: hoặc là ‘Ngay cả khi không còn tưởng nhớ đến những chúng sanh đó là do hậu quả những hành vi quá khứ của họ, những người này chúng ta đã bố thí đôi chút, bất luận là gì, cho những người thân của mình, họ là những người có lòng từ tâm (evam)’ hoặc là ‘ những kẻ nào bố thí cho những người thân những đồ ăn thức uống thanh tịnh, tốt lành và thích hợp vào điểm này. Thế nên (evam) hỡi đại vương, như vậy là ngài đã có lòng từ tâm. Bằng những hành vi ngài đã thực hiện.’ Hãy bố thí: dadanti=denti (một kiểu ngữ pháp khác) thực hiện việc dâng cúng, ký gửi cho. Dành cho những người thân (họ hàng) (ñātīnam): dành cho những ai có liên quan về phía cha hoặc mẹ. những kẻ nào (ye): Bất luận con trai con gái hoặc anh em ruột thịt. Thì: honti=bhavanti (một hình thức ngữ pháp khác). Từ bi (anukampakā):thương người, tìm kiếm hạnh phúc (cho người khác).Thanh tịnh (sucim): không tì vết, dễ coi, khoái trí. Thích hợp với pháp, có được khớp với pháp. Và tốt lành (panītam – ng.đen. ‘thượng hạng’): thượng hạng, tốt nhất. Vào lúc này (kālena): vào thời điểm các ngạ quỷ là họ hàng thân quen đã đến và đang đứng bên ngoài bức tường v.v…Và thích hợp (kappiyam): thích hợp, xứng đáng, thích hợp cho các vị thánh nhân’ sử dụng. Đồ ăn và thức uống (pānabhojanam=pānnañ ca bhojanañ (thay thế hai âm ngắn thành từ ghép); ở đây là bất kỳ của bố thí nào được dâng cúng dưới dạng đồ ăn thức uống.’

22. Vì thế, sau khi đã chú giải việc bố thí đồ ăn thức uống do nhà vua Magadhan thực hiện cho các ngạ quỷ (ngạ quỷ) là những thân nhân của người còn sống, Đức Phật đã thốt lên đoạn kệ sau:

Evam dadanti ñātīnam ye honti anukampakā
Sucim panītam kālena kappiyam pānabhojanam:

‘Vậy ai có từ tâm
Nhớ cho các thân nhân
Thức uống ăn thanh tịnh
Tốt đẹp và đúng thời.’

Và khi ngài đã phán điều này, ngài liền xuất khẩu thành kệ, một nửa đoạn kệ thứ 4, cụ thể như sau, ‘Cầu mong những điều này dành cho người thân cả’ cho thấy cách thức chúng ta phải thực hiện hồi huớng làm sao.

[Nửa Đầu Đoạn kệ thứ 4]

23. Đây là điều nên được phân tích với nửa đầu đoạn kệ thứ ba như sau: ‘Chính vì thế những ai có lòng từ bi mà hồi huớng cho bà con thân thuộc quá cố [209] [nói rằng] ‘giờ đây Cầu mong ta dành những thứ này cho bà con thân thuộc quá cố của ta: Cầu mong họ được hạnh phúc’’ kết quả đây có thể chỉ định cách thức hồi hướng mang lại hiệu quả ngay tại chỗ bằng từ ‘vì thế’ (evam), hiểu theo nghĩa sau: ‘Họ thực hiện hồi huớng như vậy(evam) “Cầu mong điều này đem lại cho bà con họ hàng (quá cố)” và không có cách nào khác.

24. Ở đây, điều này (idam) ám chỉ đồ ta dùng để bố thí. Vo (không dịch) chỉ là một tiểu từ. Như trong các đoạn sau ‘kacci pana vo Anurudhā samaggā sammodamānā’ [61](Hỡi Anurudha, ta hy vọng các ngươi sẽ sống hòa thuận và đồng ý với nhau.’: M. i. 206) ‘Ye hi vo ariyā’ (‘như thể một trong số các vị thánh nhân.’): M. i. 17); đây không phải là sở hữu đại từ. Hãy . . .dành cho thân nhân quá cố (ñātīnam hotu: Hãy thực hiện điều này dành cho người thân của ta đang xuất hiện ở Cõi Ngạ quỷ. Cầu mong những người thân của ta được hạnh phúc. (sukhitā hontu ñātayo): Cầu mong những người thân của ta đang bị giam cầm nơi cõi ngạ quỷ được hạnh phúc, một khi họ cùng chung sống với nhau tại cõi đó.

25. Chính vì thế Đức Phật đã nói:

Idam vo ñatīnam hotu. Sukhitā hontu ñātayo.

‘Hồi hướng phước báu này cho thân nhân quá cố của chúng tôi. Cầu mong cho họ hằng được hạnh phúc.’

Và sau khi ngài nói như vậy, cho thấy ta nên thực hiện hồi huớng cho người thân quá cố đang bị giam cầm nơi cõi ngạ quỷ bằng cách nào. Rồi ngài thốt lên nửa thứ hai đoạn kệ thứ tư như sau: ‘Những ngạ quỷ người thân quá cố đã tụ họp và tập hợp lại tại đó’ và nửa đầu của đoạn kệ thứ năm như sau ,‘Hăm hở mong muốn. . .có được đồ ăn thức uống dồi dào’ , chứng tỏ rằng, cho dù đã có người nói, ‘ thế thì điều này dành cho những người thân quen quá cố của ta.’ Tuy nhiên không phải bất kỳ hành vi nào do ai đó thực hiện đều mang lại kết quả cho người khác, [chẳng bao giờ được như vậy] nhưng chỉ đơn giản là một đối tượng được bố thí cách đó là điều cần thiết cho chính người họ hàng thân thuộc của ta để thực hiện những hành vi thiện. Và ngài cũng chứng tỏ làm thế nào hành vi thiện như thế với đối tượng là như thế sẽ sản sanh ra chánh quả ngay trong thời gian đó. [62]

[Nửa cuối đoạn kệ thứ 4 & Nửa đầu đoạn kệ thứ 5]

26. Đây là ý nghĩa [của hai nửa đoạn kệ trên] những Ngạ quỷ là những người thân quá cố (te ñātipetā) đang xuất hiện ở đó (tattha) là nơi đang thực hiện cuộc bố thí. Đã qui tụ và tập họp lại (samāgantvā) bằng cách toàn bộ họ đã đến (samantato āgantvā) – ở đây ý nghĩa là, họ đã qui tụ lại, đoàn tụ lại – và tụ tập lại (samāgatā): ng.đen ‘đã tụ tập đông đủ’ ý nghĩa ở đây là, họ đã tới và qui tụ lại (samā āgatā)– [nghĩ rằng] ‘những bà con quá cố của ta được hồi huớng của bố thí nhằm đem lại lợi ích cho chính ta.’ [họ] muốn có [đồ ăn thức uống dồi dào (pahute annapānamhi). Vì những thứ đồ ăn thức uống dồi dào đó được bố thí cho chính mình. Sẽ đem lại phúc lành cho họ (sakkaccam anumodare), đầy lòng tin tưởng vào kết quả của hành vi đó và không từ bỏ lòng ngưỡng mộ. [Nghĩ rằng] với nhận thức tỉnh táo ‘Cầu mong của bố thí này đem lại lợi ích và hạnh phúc’ họ đã sung sướng (modanti) và tuỳ hỷ chúc lành (anumodanti: ng.đen ‘chia sẻ niềm hạnh phúc’ và được tràn đầy hạnh phúc và vui vẻ.

27. [210] Vì vậy Đức Phật đã nói;

Te ca tattha samāgantvā ñātipetā samāgatā
Pahute annapānamhi sakkaccam anumodare.\

‘Món này cho bà con
Mong bà con an lạc
Đám ngạ quỷ thân bằng
Đã tề tựu chỗ đó’

Và khi ngài nói điều này, cho thấy làm thế nào những hành vi thiện lại tạo ra kết quả ngay lúc này cho những người đang xuất hiện ở cõi ngạ quỷ. Rồi ngài thốt lên nửa thứ hai đoạn kệ thứ năm như sau, ‘Cầu mong người thân của ta được sống trường thọ và nửa đầu đoạn kệ thứ sáu như sau, ‘ Cầu mong ta nhận được kính lễ đối với những gì ta đã thực hiện’ cho thấy loại tạ ơn tuỳ hỷ do những bà con thân thuộc đó đã một lần hiện hữu với kết quả do hành vi có lợi đem lại.

[nửa thứ hai đoạn kệ 5 & nửa đầu đoạn kệ thứ 6]

28. Ý nghĩa ở đây là. Cầu mong. . .họ được sống trường thọ (ciram jīvantu): Cầu mong họ có được tuổi thọ sống lâu. Những người thân của ta (no ñāti): những mối tương quan của chúng ta.(ñātaka). Nhờ họ mà (yesam hetu): nhờ có họ. Vì lý do có người đó. chúng ta có những của cải này: labhāmase-labhāma (một hình thức ngữ pháp khác); họ đề cập đến việc công nhận tính tuyệt vời chính họ vừa nhận được ngay tại lúc này; vì có ba yếu tố như sau, nhờ chính lòng biết ơn của họ. Với sự hồi hướng của người thực hiện bố thí, và với đặc tính tuyệt hảo của người nhận. [cụ thể, Tăng già do Đức Phật trụ trì.], lễ vật này liên tiếp và tạo ra kết quả ngay lúc này, và cả ba yếu tố đó đều do người bố thí là nguyên nhân. Chính vì thế mà ngài nói ‘ Chính nhờ những người đó mà chúng ta nhận được của cải này’.

29. Chính nhờ vào hồng phúc chúng ta đã thực hiện (amhākañ ca katā pūjā): vinh dự chúng ta có được nhờ việc hồi huớng bố thí của ta. ‘Cầu mong những điều này đem lại lợi ích cho người thân của ta.’ Chẳng có người bố thí nào lại không nhận được kết quả (dāyakā ca anipphalā): người thực hiện bố thí chẳng bao giờ không nhận được kết quả’’ vì hành vi đó bao gồm cho đi kết quả có được lúc này lúc khác đang khi ta thực hiện hành vi bố thí đó.

30. Đến đây có người hỏi: thế thì, làm sao chỉ có những người thân phải tái sanh nơi cõi ngạ quỷ nhận được kết quả này mà thôi, liệu những người khác có nhận được chăng? Đây là điều chính Đức Phật đã trả lời. Khi Janussoni thuộc đẳng cấp Bà la môn đưa ra câu hỏi trên, thế thì chúng ta cần nói thêm gì về điểm này? Về điểm này ta có nghe nói như sau ‘ Sa môn Cồ Đàm, chúng ta, thuộc các Bà la môn, có thực hiện bố thí, và hồi huớng cho người chết như sau” Cầu mong điều này đem an vui cho những người họ hàng thân thuộc quá cố (peta); Cầu mong những người thân và bà con ruột thịt được hưởng phước của bố thí này đem lại’. Thưa ngài Cồ Đàm, liệu việc bố thí đó có đem lại lợi ích cho những người thân ruột thịt của ta chăng? Liệu những người thân thuộc họ hàng ruột thịt có được hưởng lợi nhờ vào những của bố thí chúng ta thực hiện chăng? – Bà la môn [của bố thí] chỉ đem lại lợi ích đúng nơi đúng chỗ và không đem lại lợi ích gì nếu không như vậy. – Nhưng thưa Ngài Cồ Đàm, đâu là nơi thích hợp đó? – Ở đây, này Bà la môn, kẻ nào phạm tội sát sanh, trộm cắp, có hành vi tà dâm, nói dối, nói lưỡng thiệt, nói lời thô bạo, và ỷ ngữ; tham ác, có ác tâm, và tà kiến. [211] vào lúc thân xác bị phân hủy sau khi chết, họ phải xuất hiện tại địa ngục. Ở đó họ phải sống sót và chịu đựng đủ thứ nhục hình mà các cư dân địa ngục phải chịu đựng. Đó là nơi không thích hợp, và việc bố thí chẳng đem lại lợi lộc gì cho họ tại nơi đó. Ở nơi đây, này Bà la môn, kẻ nào sát sanh. . .và có tà kiến. Vào lúc thân xác phải tan rã, sau khi chết. Kẻ này phải đầu thai vào bụng súc sanh. Tại nơi đó họ phải sống sót và chịu đựng đủ thứ nhục hình mà những kẻ phải đầu thai nơi bụng súc sanh phải chịu đựng. Đó cũng chẳng là nơi thích hợp, và việc bố thí chẳng đem lại lợi ích gì cho họ khi còn phải lưu lại ở nơi đó.Ở nơi đây, này Bà la môn, người ta kiêng cữ không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, kiêng không nói dối, không nói luỡng thiệt, không nói lời thô kệch, không đàm tiếu vô bổ, không tham ác, không có ác tâm, và có chánh kiến. Vào lúc thân xác phân hủy sau khi chết, họ xuất hiện nơi những chúng sanh trên đời này. Đó là nơi họ sinh sống, tại nơi đó họ được hưởng những thức ăn đồ uống mà chúng sanh thường sử dụng và được nhập vào đoàn thể các Chư thiên. Đó cũng chưa phải là nơi thích hợp và việc bố thí cũng chưa đem lại cho họ lợi ích gì, đang khi họ còn lưu lại ở đó. Tuy nhiên, ở đây nếu ta phạm tội sát sanh. ….có tà kiến. Vào lúc thân xác phân huỷ sau khi chết họ xuất hiện nơi cõi Ngạ quỷ. Họ sống sót ở cõi đó và chịu đựng đủ thứ cực hình là nơi cư dân cõi ngạ quỷ phải chịu đựng. Ơ đó họ sống còn là do những gì bạn bè, người thân và họ hàng ruột thịt hồi hướng cho họ đang khi phải hiện diện trong đó. Đây chính là nơi thích hợp, và của bố thí sẽ giúp đỡ họ khi lưu lại trong đó. – Nhưng thưa ngài Cồ Đàm, nếu như người thân quá cố của ta không xuất hiện nơi cõi đó, thì ai có thể được hưởng lại do việc bố thí của ta mang lại? Này Bà la môn, vẫn có những người bà con thân thuộc và bạn hữu của ta ở trong cõi đó. – họ sẽ là người hưởng nhờ việc bố thí của ta. Nhưng, thưa ngài Cồ Đàm, nếu như người thân của ta và bà con ruột thịt của ta lại không xuất hiện ở cõi đó và nếu như cả người thân ruột thịt của ta cũng không xuất hiện nơi cõi đó, thử hỏi ai sẽ hưởng nhờ của bố thí của ta? Điều đó không thể xẩy ra, này Bà la môn, là nơi đó lại không có bất kỳ người thân quen anh em ruột thịt bao giờ trong một thời gian dài [nơi các chu kỳ luân hồi] và hơn thế nữa, chẳng có việc bố thí nào lại không đem lại kết quả cho người thực hiện.

32. [212] Chính vì thế mà Đức Phật đã nói:

ciram jīvantu no ñātī yesam hetu labhāmase
Amhākañ ca katā pūjā dāyakā ca anipphalā.

“ Sẽ mong muốn tốt lành
Vì thực phẩm đầy đủ
Mong quyến thuộc sống lâu
Nhờ người ta hưởng lợi”.

Và khi ngài nói như vậy, chứng tỏ cho nhà vua Magadha biết những họ hàng thân thuộc của nhà vua đang trụ trì tại cõi Ngạ quỷ đã nhận được những điều tuyệt hảo do nhà vua hỗ trợ như sau, ‘Hỡi đại vương, các thân bằng quyến thuộc của ngài, rất mãn nguyện với những điều tốt lành do việc bố thí của ngài mang lại và đang khen ngợi ngài như thế.’ Thế rồi ngài thốt ra phần thứ hai trong đoạn kệ thứ sáu, như sau, ‘ Chẳng hề có cầy cấy tại đó, và đoạn kệ thứ bảy có viết, cũng chẳng có ai buôn bán ở nơi đó.’ Cho thấy những người cư trú tại cõi ngạ quỷ nhận được sự trợ giúp từ đây vì chẳng có nguồn cung cấp nào như cầy cấy, (làm ruộng) chăn nuôi, v.v… coi như là lý do họ nhận được điều tuyệt hảo đó.

[Nửa thứ hai đoạn kệ 6 & đoạn kệ 7]

32. Đây là phần chú giải về ý nghĩa đoạn kệ. Vì, Muôn tâu Đại Vương, tại đó (tattha) nơi cõi Ngạ quỷ chẳng hề bao giờ có (na hi atthi) bất kỳ công việc cày cấy (kasī), nhờ đó mà các ngạ quỷ có thể kiếm được điều tuyệt hảo. Cũng chẳng thấy có công việc chăn nuôi gia súc (gorakkh’ettha na vijjati): Không những chẳng có bất kỳ công việc đồng áng, nhưng cả chăn nuôi cũng chẳng hề tồn tại nơi cõi Ngạ quỷ. Nhờ vào đó mà họ có thể có được sự trợ giúp tuyệt hảo. Cũng chẳng có công việc buôn bán chợ búa nào cả (vānijjā tādisī natthi): cũng chẳng có buôn bán nhờ vào đó các ngạ quỷ có thể kiếm được những đồ trợ giúp cần thiết. Cũng chẳng có trao đổi vàng bạc (natthi hiraññena kayakkayam): chẳng có buôn bán trao đổi gì bằng tiền chẳng có bất kỳ điều gì đó giúp làm nguyên nhân chiếm được điều tuyệt hảo. Các ngạ quỷ người thân quá cố của ta sống tại đó nhờ vào hồi huớng của bố thí ta thực hiện trên trần gian này (ito dinnena yāpenti petā kālagatā tahim). Chỉ trông cậy vào những gì người thân và bạn bè và thân bằng quyến thuộc của họ trên trần gian này trợ giúp để họ có thể duy trì được sự sống liên tục. Các Ngạ quỷ (peta): là những chúng sanh đã xuất hiện và sống trên cõi ngạ quỷ. Đã qua đời (kālagatā): đã ra đi (gata) từ thời điểm (kala) họ đã vĩnh viễn ra đi; cũng có bản đọc là kālakatā, trong trường hợp đó ý nghĩa lại là: họ đã thực hiện (kata) thời điểm của họ (kāla), kết thúc bằng cái chết. Tại đó (tahim): ở cõi Ngạ quỷ đó.

33. Chính vì thế [Đức Phật] đã nói.

[Na hi tattha kasī atthi, gorakkh’ettha na vijjati.
Vānijjā tādisī, natthi hiraññena kayakkayam;
]
Ito dinnena yāpenti petā kālagatā tahim.

“Vì đã kính lễ ta
Thí chủ không thiếu quả
Tại đó không cấy cày
Cũng không nuôi súc vật.
Cũng không có buôn bán
Không trao đổi tiền vàng
Các ngạ quỷ họ hàng
Chỉ sống nhờ bố thí.

Và sau khi ngài đã phát biểu như trên. Ngài lại xuất khẩu thành hai đoạn kệ, cụ thể là, như nước trên đồi cao chảy xuống’ nhằm giải thích ý nghĩa với một dụ ngôn.

[Đoạn kệ 8 và đoạn kệ 9]

Đây là ý nghĩa hai câu kệ trên, Giống như (yathā) Khi trên đồi (unname) trên vùng đất khô cằn, trên miếng đất ở vùng cao, nước mưa tuôn chảy xuống (apavattati) tràn xuống thánh địa bình nguyên trống trơn; chính vì thế (evam eva) [213việc thực hiện một cuộc bố thí (dinnam) từ nơi đây (ito) có thể giúp đỡ cho (upakappati) – (dinnam) từ nơi đây (ito) có thể giúp đỡ cho (upakappati) – Ý nghĩa ở đây là đem lại , thể hiện được. Cho – các ngạ quỷ là những người thân quen họ hàng của ta đã quá cố (petānam); vì cõi các ngạ quỷ giống như một vùng đất trũng để cho nước mưa chảy xuống. Và công việc bố thí cũng giống như giòng nước chảy xuống. Theo như lời người đã nói: ‘Đó là nơi, và có một cuộc bố thí được phục vụ đang khi Đức Phật lưu lại ở đó.’(§30) và chính vì (yathā), nhờ có ngã ba dòng thác, dòng suối, suối nhỏ và ngòi, đầm lầy, và ao hồ, sông cái, dòng sông (vārivahā), khi tất cả đều chứa đầy nước (pūrā) chúng có thể mang theo nước xuống đầy biển (sāgaram paripūrenti). Chính vì thế mà cuộc bố thí ở đây có thế phục vụ hồi hướng cho các ngạ quỷ là những người thân quá cố theo như cách đã được khẳng định ở trên.

35. Chính vì thế mà Đức Phật đã nói:

Unname udakam vaṭṭam yathā ninnam pavattati,
Evam eva ito dinnam petānam upakappati.
Yathā vārivahā pūrā paripūrenti sāgarām
Evam eva ito dinnam petānam upakappati

‘ Như nước đổ xuống đồi
Chảy xuống tận vực sâu
Bố thí tại chỗ này
Cung cấp loài ngạ quỷ.
Như lòng sông tràn đầy
Đưa nước đổ xuống biển
Bố thí tại chỗ này
Cung cấp loài ngạ quỷ.

Và khi ngài nói điều này và cũng giải thích ý nghĩa với những ẩn dụ đó. Rồi ngài xuất khẩu thành đoạn kệ thứ mười như sau, ngài đã ban cho tôi,’ chứng tỏ rằng một người bộ tộc nên tổ chức một cuộc bố thí để nhớ lại như ngài đã thực hiện như những ví dụ điển hình vì những ngạ quỷ không thể cầu xin ‘ban điều đó cho tôi’ ngay cả khi họ đã tới tận nhà người thân tuyệt vọng chờ đợi lâu để có thể lấy được gì ở đó.

[Đoạn kệ 10]

36. Đây là ý nghĩa của đoạn kệ. ‘Ngài ban (adāsi) cho tôi (me) số tiền này, hoặc số bắp nàyvà ngài đã làm tròn nhiệm vụ đối với tôi (me) bằng cách tự mình thực hiện điều đó. và ngài đã là người thân (nāti) của tôi, vì ngài có liên quan đến phía mẹ hay phía cha tôi. Hoặc có thể ngài là bạn bè của tôi (mittā) vì ngài có khả năng cho tôi một chỗ ở nhờ vào tình thương của ngài, hay ngài có thể là người thân tình (sakhā) của tôi vì ngài còn là người bạn nối khố trong cuộc sống kiếp trước]’ và vì thế, nhớ lại toàn bộ điều này theo cách này, Cầu mong ngài bố thí cho tôi. Rồi cho những người đã quá cố (petanām dakkhinam dajjā) [coi dakkinam là bổ ngữ có dajja chi phối dưới dạng một lối mong mỏi = dadeyya]) Cầu mong ngài phân phối đồ bố thí. Một kiểu đọc khác chính là petānam dakkhinā dajjā (một của bố thí bắt gặp được dâng cúng cho người quá cố’ [dajja được coi như là danh động tự hợp với danh tự giống cái số ít. Dakkhinā); điều được diễn tả ở đây là dajjā=daditabbā [đây là một danh động từ.] là gì vậy? đó chính là của bố thí (dakkhinā) dành cho kẻ quá cố, điều muốn diễn tả ở đây là: [điều này thì người hồi tưởng lại nên thực hiện. Nhớ lại điều gì họ thường làm (pubbe katam anussaram) theo cách được bắt đầu ‘ngài đã ban cho tôi’’ và rồi danh cách [quá khứ phân từ anussaram.] nên được hiểu có mục đích là ….

37. Chính vì thế Đức Phật đã nói:

Adāsi me, akāsi me, ñātimittā sakhā ca me
Petānam dakkhinam dajjā katam anussaram

‘Người ấy phải cho ta
Đã làm việc vì ta
Người ấy là quyến thuộc
Người ấy là thân bằng
Hãy bố thí ngạ quỷ
Nhớ việc xưa chúng làm.’

Khi người nói điều đó, chỉ cho thấy gương sáng nhớ lại việc thực hiện bố thí cho người quá cố. [214] rồi ngài thốt lên một đoạn kệ như sau, ‘ xin đừng khóc’ chứng tỏ rằng khi người ta khóc lóc và buồn tủi, v.v… áp đảo về cái chết của người thân mà không đem lại bất kỳ lợi lộc nào cho họ, thì nước mắt và buồn chán của họ chỉ là một thứ tự hành hạ thân xác không đem lại lợi lộc gì cho người quá cố cả.

[Đoạn kệ 11]

38. Ở đây, khóc lóc (runnam) chỉ là một hành động đổ lệ ra (rodana), hành động khóc lóc, (roditatta), hành vi đổ lệ: qua đó ta biểu lộ nỗi khổ thân. Buồn sầu (soka) là một hành vi tỏ vẻ buồn sầu (socanā), nỗi buồn khổ (socitatta); qua đó ta biểu lộ nỗi khổ tâm. Than khóc thương tiếc (parideanna) là tiếng than khóc của người nào đó bị mất mát của người thân ảnh hưởng, người này thường đề cao những phẩm chất đặc biệt bắt đầu với ‘Ơi con độc nhất của ta, con ở đâu bây giờ? (M. ii. 106) và “ôi người yêu của anh, người tình của ta!’ thông qua điều đó, người đó biểu lộ nỗi đau buồn bằng lời.

39. Chính vì thế Đức Phật đã nói:

Na hi runnam vā soko vā yā c’aññā paridevanā
Na tam petānam atthāya, evam titthanti ñātayo

‘Không khóc than, sầu muộn
Không thương tiếc cách gì
Giúp ích loài ngạ quỷ
Quyến thuộc làm như vậy
Không lợi cho ngạ quỷ.

Và khi ngài đã nói như vậy, chứng tỏ khóc lóc chẳng giúp được gì, v.v…và rằng khóc lóc, than thân buồn sầu hay bất luận cách thức than vãn nào, chẳng có gì có thể giúp ích cho người quá cố, nhưng người thân của họ Š[hành động như vậy] chỉ tỏ lưu lại tự hành hạ mình thuần tuý mà thôi. Rồi ngài lại thốt ra vần kệ cụ thể như sau, ‘ và một của bố thí như vậy’ cho thấy [thay vì] làm những điều đó giá trị của bố thí như vậy rất có giá trị như nhà vua Magaghan đã thực hiện.

[Đoạn kệ 12]

40. Đây là ý nghĩa của đoạn kệ. ‘nhưng khi của bố thí này (ayan ca kho dakkhinā), Vị Đại Vương, đã thực hiện (dinna), cũng như các bạn đã thực hiện nhằm hồi huớng cho người thân quá cố của chúng ta, lại được thực hiện tốt trong một Tăng Già (sanghamhi supatitthitā), dành cho họ, cho những ngạ quỷ đã qua đời, thế rồi, tăng già là một nơi phước điền không có nơi nào sánh kịp trên trần gian này,’ (M. i. 37) Tăng Già này có thể phục vụ cho họ lâu dài trong tương lai (dīgharattam hitāya upakappati) – đem lại nhiều thành quả, là điều muốn ám chỉ ở đây. – và phục vụ như vậy thì tăng già có thể phục vụ cho họ ngay tức khắc cũng như (thānaso) tăng già có thể phục vụ cho họ ngay tức khắc thay vì lâu dài sau này. Và như thể được đề cập đến ngài từ đó những pháp rất dễ hiểu ngay tức khắc. ‘ điều này cũng rất dễ hiểu đối với một vị toàn giác ngay lập tức (thānaso)(xin đọc S. i. 193), cũng vậy ở đây, đều phục vụ ngay lúc này được gọi là phục vụ ‘ngay lập tức’ (nghĩa đen. ngay tại chỗ)hay điều muốn nói ở đây là nó phục vụ ngay tại chỗ đó (thanā), được chia thành nơi những người đói khát, cho những người ăn cho đến nôn mửa ra, cho những người chỉ sống nhờ bố thí của người khác,và của người tiêu hao do tham ái, v.v… về điều này người ta nói rằng ‘đó là nơi (thanā)’ (§30) [trong trường hợp đó thì phó từ thānaso (‘tại nơi đó’) cũng được dùng theo cùng một cách đó ở ngoài đời.[bên ngoài giáo pháp]. Họ còn nói đến một của bố thí trị giá một đồng kahapana, có nghĩa là ‘người đó bố thí bằng đồng kahapana (kahāpanaso)’ [63] và với cách giải thích này từ phục vụ lại hàm chứa ý nghĩa, ‘được thể hiện’ chính là tạo ra.’.

41.chính vì thế Đức Phật lại phán rằng:

Ayañ ca kho dakkhinā dinnā sanghamhi supatiṭṭhitā
Dīgharattam hitāy’assa thānaso upakappati.

‘Nhưng khi vật cúng dường
Khéo đặt vào chư tăng
Ích lợi chúng lâu dài
Bây giờ, về sau nữa.’

Và khi ngài đã trình bày điều này, vạch rõ ra giá trị của bố thí do nhà vua thực hiện, sau đó ngài lại thốt lên một đoạn kệ cuối cùng, khen ngợi nhà vua vì những phẩm chất đặc biệt chính công, có liên quan đến những lý do sau đây: khi người nào đó đã thực hiện bố thí như vậy, thì pháp về các người thân được tỏ ra cho người đó như thể thực hiện nhiệm vụ nên được thực hiện hồi huớng do người thân cho người thân. Chỉ bằng cách này mà thôi và không phải dùng cách tự hành hạ mình với việc khóc lóc vô bổ,v.v…’

[Đoạn kệ 13]

42. [Vì thế cho nên trong đoạn kệ cuối cùng này] có dòng chữ sau:

So ñātidhammo ca ayam nidassito
Pháp về người thân quá cố đã được làm rõ.

Đức Phật đã chỉ dạy (sandasseti) cho nhà vua với bài nói chuyện về pháp; vì ở đây chính điều minh chứng (nidassana) pháp về những người thân quá cố đã là một bài học (sandassana) quý giá. Rồi với dòng chữ thứ hai.

Petānam pūjā ca katā ulārā

Và vinh dự cao cả biết bao ta đã thực hiện cho người quá cố.

Ngài đã động viên nhà vua thực hiện (samādapeti); vì ở đây bản thân lời khen ngợi ‘cao cả’ đã là lời động viên khích lệ cho ta đảm trách (samādāpana) sự kính trọng đó luôn mãi. Rồi với dòng kế tiếp.

Balañ ca bhikkhūnam anuppadinam.

Và như thế các vị tỳ khưu cũng được tăng thêm sức mạnh.’

Ngài đã thức tỉnh nhà vua; vì ở đây chính việc đem lại sức mạnh đó là cách làm thức tỉnh (samuttejana) bằng cách tăng thêm hành động nhằm cung cấp sức mạnh thuộc loại này.  ‘và với dòng chữ.

Tumehi puññam pasutam anappakam

Và nhà ngươi sẽ tích lũy được công lao to lớn dường nào.

Ngài động viên (sampahamsati) nhà vua; vì ở đây tưởng nhớ đến những công lao nổi bật nên được hiểu như là niềm động viên (sampahamsana) vì nó tạo ra niềm cổ vũ [216] bằng cách nhấn mạnh đến những phẩm chất đặc biệt hiện đang có.

43. Và khi bài pháp kết thúc, thì có tới tám mươi tư ngàn người đã chứng đắc pháp nhờ vào những nỗ lực nghe giảng về tính chất khẩn trương diễn ra bằng cách nhấn mạnh đến nỗi hiểm nguy phải xuất hiện nơi cõi ngạ quỷ. Và ngày hôm sau Đức Phật đã thuyết pháp về Kinh Ngoài Bức Tường một lần nữa cho cả Chư thiên lẫn chúng sanh trong vòng bảy ngày thì số người chứng đắc pháp cũng tương đương như thế.

Việc chú giải về Kinh Bên Ngoài Bức Tường trong bài Minh họa ý nghĩa tuyệt đối. Bài chú giải về Tiểu tụng kết thúc tại đây ./.

-ooOoo-


[1] ‘Talāka – hồ ao’ (?); không thấy có trong Tự điển Pali-Anh (PED); tiếng Miến Điện lại có từ taḷala.

[2] Miến Điện và Colombo và chú giải bộ (SS-Sàratthasamuccaya) catubhanāvāra đọc parānakkham; c có vl purārakkham (bảo vệ một thành Phố).

[3] hai nghi thức trong hôn nhân trong đó cô dâu đi đến nhà chú rể và ngược lại.

[4] ‘Ahivātakaroga –­ đại dịch hơi rắn’ :ahi=rắn, vāta=gió ( hơi kệ hay là luồng gió), roga=dịch (bệnh tật). Chúng ta không biết loại bệnh gì từ này ám chỉ. Dịch hạch, dịch tả và dịch sốt rét là một vài đề nghị. C.P.D (q.v) có đưa ra hai tham khảo trong tam tạng (Vin. i. 78, 79) và có nhiều tham khảo được đưa ra trong tác phẩm chú giải. ( Vin.. Ja, Dh., v.v…) Luật (vinaya) cho rằng ‘ “Ahivātakaroga” lại là māri-vyādhi (nếu việc giải thích là chính xác: nhưng chỉ đơn giản là bệnh chết người’) và thêm ‘nơi nào có bệnh tật đó nổi lên, thì gia đình đó các vật hai chân và bốn chân đều chết hết và người ta phá tường và mái nhà để chạy trốn. Hay chạy trốn khỏi tường thành (?) một ngôi làng. v.v… (tirogāmādigato), chạy trốn’ (chú thích cuộc chạy trốn khỏi bức tường trong số § 16 dưới đây). Pháp cú kinh (Dhammapada). (i. 187) có nói ‘Trước tiên các con ruồi muỗi chết. Kế đến là các con bọ có cánh cứng, rồi đến chuột bọ… và rồi cuối cùng là đến người trong nhà. ‘. Xin đọc chú giải trong Ja trsh, ii. 55. trong Ja (chú giải.) ii 295 đó là Naga-raja (‘Mãng xà vương’) hay là ‘vua mãng xà” xin đọc ahi=rắn ở trên.) giết người với một nāsika-vāta (‘hơi kệ lỗ mũi’ hay ‘luồng hơi lỗ mũi’) và cùng một từ xuất hiện trong Thanh Tịnh Đạo 400. trong đó hơi lỗ mũi này xuất ra do một vua mãng xà nāgarājā- do supanna-vāta chống lại ( supanna Kim sí Điểu là một loại quỉ thần có cánh luôn bắt mồi các loại bán Chư thiên là vua mãng xà (nāga- serpent). Cũng còn có một phiên bản khác về trận dịch tại Vesālī viết bằng tiếng sanskrit Mahāvastu (i. 253) không còn nghi ngờ gì nữa đã phát triển độc lập từ nguồn thông thương. Trong đó từ Adhivāsa được dùng để liên kết với loại dịch bệnh này khi dịch bệnh tấn công một thị trấn và tương phản từ mandalaka căn bệnh này tấn công vào gia đình. Dịch giả mắc nợ với cô I.B Horner về thông tin này.

[5] Thiên Chủ (Sakka) quốc vương các vị chư thiên trị vì hai cõi trời dục giới thấp nhất , tức là cõi Cātumahārājika Tứ Đại Thin Vương và cõi Tāvatisa Đạo Lợi Thin

[6] bhūtāni ở đây là trung tính số nhiều nhưng ở nơi khác lại được sử dụng là giống đực số nhiều; định nghĩa trong MA i. 31.

[7] Pātavyatā hình như ở đây xuất phát từ từ gốc pat có nghĩa là rơi, tuy vậy trong M. I 305 (kāmesu pātavyatam) lại xuất phát từ gốc Pā có nghĩa là uống như trong MA khiến ta hiểu là nuốt hay là nuốt chửng ( nghĩa này không có trong Tự điển Pali-Anh PED)

[8] Trong Tự điển Pali-Anh (PED) từ Dạ Ma, từ tham khảo này cho thấy từ tận cùng thế giới phía dưới lên đến tận đỉnh trời cao’ vì Yāmato yāva Akanittham kể như là một lỗi; vì các vị chư thiên cõi Dạ Ma có vị vua tên là Suyāma (xin đọc A. iv/. 242), tuyệt nhiên không ‘thuộc về cõi Diêm Vương’ về Diêm vương xin đọc td. Trung Bộ Kinh, Sutta 130)là vị vua cai quản các ‘cõi khổ’. Từ yamaloka( Cõi Diêm Vương (Yama): Dh. 45) được liệt kê trong Tự điển Pali-Anh (PED) là yāma Diêm Vương chẳng có nghĩa lý gì cả vì ở đây chẳng liên quan gì với cc vị trời ci Dạ Ma cả lại là cõi vui dc gii thứ ba.

[9] Xin đọc trong bản Ceylon từ sabbākkhanaparivajjitassa; bản tiếng sanskrit có từ sabba-akkhana- nhưng bản tiếng Miến có từ lại có từ atthakkhana-. Đối với lời ám chỉ akkhama xin đọc D. iii. 263.

[10] Một câu có gốc động từ mettam karotha (‘thực hiện từ tâm”) đựơc coi như ở chỉ định cách bổ túc từ gián tiếp. Có nghĩa là, mānusiyāpajāyā (‘ cho các dân tộc nhân loại’) và không phải là định sở cách và có cách giải thích đã bị bác bỏ.

[11] Giải thích bằng tiếng Ceylon và tiếng sanskrit với từ karonti, dīpapūjañ ca Kālapakkhādīsu rattim balim karonti. Tiếng Miến cũng hỗ trợ cho P.T.S.

[12] Nagas thuộc loại này được coi như là thần rắn cobra, thường rất thân thiện với con người (xin đọc Ch, này § 126) Kim sỉ điểu (Supannas) là một loại quỉ dữ có cánh. Sở thích của nó là lập bảy bắt các rồng (Naga).

[13] ‘gammanti’ chứng đắc không có trong Tự điển Pali-Anh (PED)

[14] janayati – ‘tạo ra’: không có trong Tự điển Pali-Anh (PED) ratim janayati nghĩa đen là ‘tạo ra sảng khoái’ một ví dụ trong việc chơi chữ ;ngày nay ta gọi là ‘xây dựng từ nguyên học’ đã đề ra một lối anh ngữ hơi vụng về giống như bản sao trong công việc dịch thuật. Phương cách này, làm bực dọc cho các học giả hiện đại rất ngại thuật chơi chữ, lại tỏ ra rất hữu ích xét dưới góc độ ngữ nghĩa học và giúp trí nhớ nghĩa từ đó.

[15] đối với từ Sudhamma Hall “Diệu Pháp đường của Chư Thiên” xin đọc vd. Trung Bộ Kinh i. 338, và MA ii. 422; còn đối với “Toà lâu đài Vejayanta’ đó là toà lâu đài của Thiên Chủ (Sakka) xin đọc M. Sutta 37 ‘ –ppabhuti – v.v…’ xin đọc Ch. ii. n. 1.

[16] Một cách dịch theo nghĩa đen đoạn này như sau: thật vậy chẳng có (na) bất kỳ (no) ai có (atthi) thể sánh bằng (samam) với một vị Như Lai . (Tathāgatena). Theo các nhà chú giải ta có thể dịch như sau: chẳng có ai (na) là một cách phủ định. Thật vậy (no) là một cách nhấn mạnh” từ pali no ở đây chẳng phải là đại từ sở hữu ngôi thứ nhất số nhiều đâu.

[17] với ý nghĩa chú giải về từ Tathāgata Như Lai xin đọc MA. i. 45-52. một cách giải thích ngắn gọn được đưa ra dưới đây trong § 122 của chương này.

[18] ‘Patālita – được cử lên’ không thấy ghi trong Tự điển Pali-Anh (PED) tuy nhiên có thể tra từ tāḷeti.

[19] Kāretā (‘là người có thể chế tạo ra được điều gì đó’.) đây là một nhân xưng đại từ, katta (‘người chế tạo’) có nghĩa tương đương chủ động. Từ trước đó không thấy có trong Tự điển Pali-Anh (PED)

[20] xin đọc thêm có bốn nguyên nhân sở sanh sắc (rūpassa samutthāna) ghi trong Thanh Tịnh Đạo Ch. xx. §§27 tt/tr. 614 tt. đây là những tâm sở sanh, nghiệp sở sanh, quí tiết sở sanh, và vật thực sở sanh.. Lưu ý ta không nên lẫn lộn với sáu loại nguyên nhân sở sanh trong Luật (vinaya) về tà hạnh. (xin đọc Ch. I §35) là một cách phân loại theo luật chứ không phải cách phân loại theo Vi Diệu Pháp.

[21] ‘Sattapatittha – với bảy tư thế khác nhau’ : VisA lại ghi là ‘Hatthapādavālavatthikosehi sattehi patitthito”

[22] về mười loại voi xin đọc MA. ii. 25-6. Chaddanta và Uposatha được đề cập đến ở đây là hai loại voi hảo hạng nhất.

[23] Thật là điều không hiển nhiên ở đây những ai gom góp hoa, và thực hiện cúng đường và đoạn này được phụ thêm từ một phiên bản đầy đủ hơn trong MA. iv. 220.

[24] Vana.ở đây được dịch là ‘đầm’ vì theo như mạch văn, thường thì có nghĩa ‘rừng’. Nhưng ta không thể gọi là rừng sen được.

[25] để giải thích từ sekkha là ‘ hữu học’ (và từ asekkha là người vô học) xin đọc phụ trương I. ‘Sukkhavipassaka – một người thuần lạc quân” (hay là người dùng thiền khô.) một từ chú giải để chỉ những ai thực hiện thiền chứ không tu thiền chỉ.Thực vậy chẳng tìm đâu ra được định nghĩa rõ ràng hai từ này. tuy nhiên có lẽ từ này cách này cách khác cũng có liên quan đến từ trong Tam Tạng là paññāvimutta, có nhiều cách mô tả cũng đã được đưa ra trong Kinh: xin đọc td. A. iv. 452 (xin đọc thêm M. i. 435-6), trong đó cho thấy bậc A-la-hán có thể đạt đến tổi thiểu nơi thiền Jhana thứ nhất.; hay M. i. 477 (xin đọc D, ii. 70) trong đó ta có thể đạt đến bậc A-la-hán mà không thông qua tâm giải thoát (một cách chung); hay S. ii 119 tt., trong đó ta có thể đạt đến được mà không cần đến năm thắng trí hiệp thế (abhiññā) và bốn hiện trạng vô sắc giới (āruppa) (NB. Cố ý loại bỏ bốn loại thiền Jhana ở đây khỏi những loại định “không cần thiết”) bốn cách tuyên bố đạt đến bậc A-la-hán (A. ii. 157) cũng có thể đem ra so sánh. Chẳng có nơi nào trong Kinh cho rằng Thánh đạo có thể được đắc chứng thực sự trong khi thiếu vắng thiền định. Tam tạng được khẳng định là chính Chánh Đạo được xác định là có tám chi. Sammāsamādhi chánh định như trong thiền chỉ Jhana. (td.D. ii. 313; Vbh. 236) và việc liệt kê ra 20 loại tâm đạo trong tác phẩm Dhammasanganī Bộ pháp tụ (§§ 277-364) chẳng chứa đựng điều gì trong đó ngoại trừ thiền Jhan thứ nhất. Chính vì thế Sukkhavipassaka vị thuần lạc quánhình như có thể coi như là một người, tối thiểu không dùng đến thiền định Jhana chỉ dùng thiền để đắc Thánh đạo. Rất có thể ý định ở đây là muốn nhấn mạnh rằng thiền định Jhana chẳng bao giờ đơn lẻ một mình lại dẫn đến thánh đạo cả và chính vì thế chẳng nên đánh giá quá cao điều này. nhưng chủ đề này cần phải vận dụng một cách cẩn thận ‘đối với người nào có ‘ thừa an tịnh’ thì nên sử dụng thiền định jhana làm đối tượng thiền của mình. xin đọc Thanh Tịnh Đạo Ch. xviii.

[26] Itaratha – nhược bằng không.”; xin đọc ch. i. §32.

[27] ‘Patīsiddha – loại ra.’ (hay bị từ chối) một từ lô gích. Không thấy có trong Tự điển Pali-Anh (PED) xin đọc danh sách các từ khó ở cuối sách.

[28] Luận cứ này phản đối cho rằng Chính Đức Thế Tôn không nhất thiết phải là một Châu báu đơn giản là trong Ngài đã có một châu báu. (định sở cách) cách dùng ‘ness’ hay ‘hood’ (-bhāva) và ‘ness’ (-ta) hiểu theo nghĩa một đặc tính có thể nhận ra được (lakkhana) là có chủ ý cho thấy cách diễn tả này ‘châu báu (tức là đặc tính châu báu) nơi Đức Thế Tôn chỉ nhằm làm vị ngữ ở đây mà thôi giống như ‘ màu xanh’ tức là ‘trạng thái xanh’ (greenness) nơi chiếc lá. Trong đó thì chiếc là có màu xanh. Không phải là vị trí cách giống như nước đựng trong bình.’ Trong đó thì chiếc bình đâu có phải là nước. Và thành tố thứ hai có thể đưa ra làm ví dụ về điều mang ý nghĩa do “sự mô tả tính chất của một vật thể nào đó bằng một vật thể khác. (bhāvena bhāvelakkhanam. – xin đọc Ch v. § 46 và note 31)

[29] để thảo luận về Níp bàn với tư cách là khaya (tình trạng kiệt quệ) và anuppādanirodha (tịch diệt ngay lúc khởi xuất”) xin đọc Thanh Tịnh Đạo Ch. xvi §70/tr. 508)

[30] chẳng có ‘điều khác biệt’ nào hiểu theo nghĩa nhận thức sai một đối tượng tri giác với một đối tượng tri giác khác phải được hiện hữu (ayathābhāta). Cũng chẳng có ‘điều khác biệt’ hiểu theo nghĩa thay đổi và trở thành ‘điều gì khác’.

[31] Đối với từ anubuddha (‘được giác ngộ do người khác’) xin đọc td. các đoạn kệ trong lời bạt cuốn chú giải trong Bốn Kinh (nikayas) . hình như từ này được sử dụng một cách hạn chế đối với các vị thinh văn đã được Đức Phật giác ngộ, trong đó việc giác ngộ của họ chỉ đủ phát triển hầu cho phép họ thức hiện những bài thuyết pháp về giác ngộ, được giải thích trong Tam Tạng. một cách giải thích khác nữa có thể là “giống như Đức Phật” Tự điển Pali-Anh (PED) chỉ đề cập đến ý nghĩa bằng cách giải thich là ‘được giác ngộ do đấng giác ngộ’. Tiếp đầu ngữ anu – gợi cho thấy ‘sự khám phá pháp tiếp theo sau những lời giảng thuyết’ điều này đối nghịch lại với ‘cách thuyết pháp nguyên thủy’.

[32] Bản dịch được phân tích ra như dưới đây. Tiếng Anh không có thành ngữ nào vừa có nghĩa là: vị khôn ngoan tán dương tám người” hay ‘một trăm lẻ tám người…’ Satam vừa có thể là một danh tự trung tính, số ít. Số ‘một trăm’ hay sở hữu cách giống đực số nghiều của santa (được dịch hoặc là ‘hiện hữu’ như là một quá khứ phân từ gốc ‘yên tịnh’ là quá phân từ gốc sam). Trong trường hợp đầu tiên thì có thể dịch là ‘tám và một trăm người đang được tán dương ca tụng’.

[33] Bắt nguồn và chú giải của tathāgata đã được thực hiện một cách dài dòng trong MA. i. 45tt

[34] đối với những ‘phương cách được thanh tịnh’ xin đọc Ch. v. § 37.

[35] Xin đọc M. i. 301 đề cập đến ba uẩn về tuệ, giới và định, trong đó bát Chánh đạo được phân loại.

[36] Xin đọc Ch. iv. n. 6

[37] Tự điển Pali-Anh (PED) không đưa ra nghĩa của từ indakhila này [bậc khoá cửa]. Hình như không chắc lắm là từ vinivārana ở đây có nghĩa là ‘bảo vệ’ hơn là giữ chặt; từ này không thấy trong Tự điển Pali-Anh (PED)

[38] Avecca có thể là danh động từ của Ava+ati thâm nhập vào và theo nghĩa đó được giải thích bằng từ ajjhogahetva ( am hiểu toàn bộ) là danh động từ của ahi+ava+ganhati. Nghĩa đen là “hạ xuống bao lâu có thể.” Trong tập chú giải MA i. 172 từ này được giải thích là yāthāvato ñātattā acalena accutena pasādena (nhờ tin tưởng rằng điều đó không lay chuyển cũng như không thể di chuyển được vì đã được biết theo thực tế) ý nghĩa muốn truyền tải ở đây là ‘niềm tin do kinh nghiệm thực tế bằng cách đạt đến được. ‘bằng cách ‘tiến hành’ tịch diệt. cụ thể là thực chứng níp bàn do ảnh hưởng của việc thực sự đạt đến được Thánh đạo.

[39] có mười kiết sử (samyojana – xin đọc D. iii. 234). Đó là: Thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái, và sân hận (là năm hạ phần kiết sử); rồi lại có sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn (tự cao tự đại), trạo cử, và vô minh, đó là các thượng phần kiết sử ) vị Nhập Lưu đã triệt phá được ba loại kiết sử đầu tiên, Vị Nhất Lai làm suy yếu hai loại kế tiếp và vị bất lai triệt phá được hai loại kiết sử này, và vị A-la-hán lại triệt phá hết cả năm loại cuối cùng (xin đọc td. M. Kinh số 6) ‘Sắc’ ám chỉ đến loại chúng sanh đi kèm với sắc pháp hiện hữu nơi Phạm Thiên sắc giới (rupa-brahmaloka) có thể đạt đến đươc nhờ nhập thiền bậc bốn, Phạm Thiên vô sắc giới (‘arupa-brahmaloka) tức là bốn trạng thái vô sắc (aruppa) có thể đạt đến được nhờ bốn thiền chứng vô sắc giới, ngã mạn là tự phụ ta là (asmimana).

[40] Xin đọc điều còn lại của đoạn kinh M. và so sánh với 4 đại đọa xứ trong Vin i. 206.

[41] Đối với ‘sự hiện thân’ được dịch từ chữ sakkhāya xin đọc phụ chú I . Ở đây do những lý do luật kệ toàn bộ thành ngữ “Giới cấm thủ.’được sử dụng (xin đọc D. iii. 234). Đối với cách giải thích này xin đọc Phụ chương I.

[42] đang khi mọi tà kiến bị từ bỏ với chứng đắc Thánh đạo Nhập Lưu. Thì Mạn ‘ta là ’ (asmi-māna) chỉ có các vị A-la-hán mới từ bỏ được mà thôi. (xin đọc td. M. Sutta 1 – maññati ở đây là động từ māna- và S. iii. 128-32)

[43] xin đọc DhsA. 259, 354, Tự điển Pali-Anh (PED) lại cho vicikicchā bắt nguồn từ gốc cit- có nghĩa là, ‘suy nghĩ’và cả động từ tikicchati cũng như vậy. tuy nhiên Duroiselle lại cho là bắt nguồn từ tikicchati từ gốc kit ‘ có nghĩa là, chữa trị.’ Điều này giống với các bản chú giải. từ vicikiccha , chỉ là một cách láy âm đáng mong ước. Rồi phải theo quy luật láy âm yết hầu và âm vòm. Ppn nên được chữa lại cho thích hợp.

[44] Đối với [ba luân] (vatta) xin đọc Thanh Tịnh Đạo Ch. xviii, § 298/tr. 581.

[45] trường hợp vanappagumbe yatha phusitagge là danh tự giống cái, số ít nơi một từ gọi là ‘magadhism’ (xin đọc thêm Trung Bộ Kinh, ii. 254 và S. iv. 98) xin đọc từ avitakkavicāramatte

[46] là tà kiến của Pakudha-Kaccayana.

[47] ‘ abbussahita – cảm kích (bị thôi thúc’ không thấy trong Tự điển Pali-Anh (PED) tuy nhiên trong đó lại ghi là abbussāha

[48] 30 pārami Ba la mật (toàn thiện) gồm ba nhóm mỗi nhóm mười điều đã được đề cập đến trong MA i. 45; ii. 7; iii. 22; cũng như trong BudvA và trong VisA. 181. đối với Thập Toàn chính xin đọc Ch. v. n. 40)

[49] chín Pháp siêu thế (lokutta-dhamma) chính là tứ chánh đạo, tứ chánh quả, và đoạn tận (Dhs. 1094), và ta không được lầm lẫn với Giáo pháp chín thành tố, bắt đầu với ‘ những mạch lạc trong biện luận’ bài hát’ (xin đọc Ch. I note 8)

[50] Cách diễn đạt sa-upādisessa (hữu dư) và anupādisesa (vô dư) hình như trước tiên đã là những từ được. Nếu như chúng ta xét đến cách sử dụng (M. ii. 257 trong đó được ghi là sa-upādiseso thay vì ūpādiseso ở dòng 1 và 2) ý nghĩa cặn bã của một mũi tên độc vẫn còn mắc vào một vết thương sau khi đã điều trị. Các từ naỳ được sử dụng một cách bỏng bảy để ám chỉ một vị A-la-hán, trong phần cuộc đời còn lại đã tỏ ra ‘còn dư sót lại thủ’ dưới dạng một qui trình ngũ uẩn, tuy nhiên qui trình này ‘sẽ dừng lại’ khi tuổi thọ kết thúc. (xin đọc td. cũng như M. kinh sutta 140 và Sn. 1075-6)

[51] vì những lý do siêu hình hình như rất quan trọng và đáng được duy trì trong việc giải thích từ tái sanh (Sambhava) ở đây, có liên quan với gốc bhu (‘to be – là, hiện hữu – exist) Trong chính các Kinh có nhiều nhạy cảm được cho thấy trong cách dùng từ gốc này, và thâm nhập một tuệ quán tế nhị và siêu hình (thường không luôn luôn được thể hiện trong các tập chú giải). chủ đề này hình như vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo. (xin đọc phụ lục 1. điều này được đề cập đến nhằm biện hộ cho cách giải thích ở đây. thiếu điều này có thể không được đả động tới. Để dịch từ sambhava ở đây là ‘sinh sản’ đang khi đó là hoàn toàn chính xác không còn phải nghi ngờ gì nữa. đã xóa sạch tương quan siêu hình của từ này, và đã cắt bỏ ý nghĩa này nhằm soi sáng cho tương quan đó.

[52] xin đọc chú thích số 49 ở trên.

[53] Vấn đề đưa ra trong đoạn kệ này là không phải chúng ta chỉ loại bỏ hạnh phúc nhỏ hơn để đựơc hạnh phúc lớn hơn. Nhưng nếu chúng ta có thể tận hưởng được hạnh phúc trong khi từ bỏ hạnh phúc tương đối đổi lấy hạnh phúc lớn hơn. Thì ắt hẳn ta phải chọn loại này và từ bỏ thứ hạnh phúc trước đó.

[54] Trong danh sách 24 vị Phật ghi trong Buddhavamsa thì đức Phật Phussa là người thứ mười tám.

[55] Ngày Tự tứ, – ‘khi Nghi lễ Tự tứ kết thúc’: xin đọc Ch. IX n.1

[56] Vì từ yāna (nghĩa đen là ‘ra đi’ ‘chuyên chở’) được gọi là ‘giầy dép’ xin đọc MA iii 222. Ý nghĩa ngày không thấy có trong từ điển Pali Anh; tuy nhiên ý nghĩa của từ này là ‘chuyên chở’ ở đây, nhưng hình như không mấy thích hợp.

[57] Issāmacchariyaphalam anubhavante lại được dịch ở đây là ‘ sự hiện hữu của họ đã có cùng bản chất với quả do ghen tuông và keo kiệt tạo ra, vì những lý do bản thể học trong ch. vi, n. 51. Anu-bhavati cũng như paccanubhavantā (§24=pati+anu+bhavanta) nghĩa đen là ‘cùng tồn tại với… ‘tồn tại là do…’ ‘cùng bản chất với’ và ở đây ý nghĩa cần đưa ra chính là: ngay chính sự hiện hữu đã đạt được vào lúc tái sanh. Ngay chính trong các hiện hữu, đây chính là kết quả họ mang lại do tính ghen tức và keo kiệt trong quá khứ. (xin đọc giải thích của từ bhavanga-citta trong Vis. Ch, xvii): chẳng phải do những gì họ đã cảm nghiệm được quá nhiều như là chính cách cảm nghiệm họ đã chủ động có được. Xin đọc e,g A, I 224-5: “Hỡi Ananda, chẳng phải đã có những hành vi gặt hái được nơi yếu tố tham dục (kāmabhava) lại chẳng đã quá rõ ràng hay sao? Không đâu, thưa Thế tôn, – Chính vì thế do Ananda, mà hành vi đó là thửa ruộng, và hạt giống tâm thức, và là tham muốn để trồng tỉa (đã được thiết lập hay sao) đây là quan điểm đã được thiết lập. – xin đọc Ch. iv. n. 25) về tâm nơi các yếu tố hạ cấp đối với các chúng sanh phải được chắc chắn do vô minh và Phiền não do tham lam mà ra. chính vì thế mà hiện hữu trở lại được tạo ra trong tương lai; và tương tự như vậy với sắc hữu và vô sắc hữu thì Níp bàn không thuộc loại này.

[58] C. đọc là dīghamassukesavikāradhare andhakāramukhe, nhưng S. lại ghi là dīghamasuke sandhikaravaghave. Vì kesa-vikāra (búi tóc) xin đọc vikinna-kesā trong tập Vis. tr. 415 và ch. v. §88 ở trên.

[59] khẳng định cách dịch của P.T.S nhưng lại đưa ra vl pipāsāranidhammesa và –pipāsānimmathanena. B lại ghi là – pipāsāranimmadhamesa.

[60] đọc là khuppipāsāparete, có thấy ghi trong P.T.S xin đọc trong Vl. ; B. lại ghi là khuppipāsārasato.

[61] Từ vo chỉ là một tiểu từ có lẽ là một hình thức khác của từ ve đơn giản chỉ dùng để nhấn mạnh; mặt khác vo=tumhākam v.v…xin đọc MA. i. 18. là hình thức số nhiều của từ Anuruddhā lại ở cách xưng hô số nhiều. ( nói đến ngôi thứ ba số nhiều theo cách tập thể trong trường hợp này) Sử dụng tên của các vị trưởng lão ở số nhiều không đếm xỉa gì đến tên của nhiều người khác. “ ngài Anuruddha và các vị khác’, cũng như trong Vin. I 351, M. I 207 463 xin đọc thêm Sariputta trong Vin. iii 182 và Vasettha trong D, iii 81, v.v…

[62] Lời khẳng định takhaneve (“vào lúc đó’) lại không thực hiện hiểu theo nghĩa Abhidhamma chính xác đâu.

[63] Xin đọc Kasika và Panini v. 4, 43

Tìm hiểu Kinh tạng Nikaya – Tâm học là cuốn sách Online giới thiệu về bộ kinh Nikaya , các bản dịch và chú giải được Tâm Học soạn từ các nguồn đáng tín cậy trên mạng internet.

Tuy nhiên đây vẫn là sách chỉ có giá trị tham khảo , mang tính chủ quan của tác giả  Tâm học.

Hits: 3

Post Views: 200