Skip to content
We'll be happy to help. Call Us Today: +1800-222-9876

Chuỗi tài liệu về thiền được tác giả Tâm Học sưu tầm từ nhiều nguồn ( đạo Phật và ngoại đạo) . Bài viết xem tốt nhất trên máy tính có độ phân giải trên fullHD và màn hình 14 inch trở lên .

Theo thiền sư Thích Nhất Hạnh, để hiểu rõ hơn về cách thiền, chúng ta phải tìm hiểu thiền là gì, nguồn gốc và truyền thống của thiền. 

Vậy thiền là gì? Thiền có nghĩa là quán chiếu về một đối tượng. Tức là lấy sự vật nào đó làm đối tượng, và nhìn vào nó.
Thứ hai là đến, tiếp xúc, nhận xét rất gần đối tượng đó, và đối tượng đó thuộc về thế giới hiện tượng. Thứ ba là loại trừ. Trong thiền tập, chúng ta có chủ tâm loại trừ những chất liệu, những yếu tố nó làm cho con người khổ đau, đen tối, mờ ám, bất an.
Nghĩa thứ tư, trong thiền tập tâm ý của chúng ta được định lại trên một đối tượng. Nhờ định lực đó mà chúng ta có sức mạnh, và với sức mạnh đó chúng ta đốt cháy được những phiền não.

Thiền là gì ? ( Thiền sư Thích Nhất Hạnh)

 

Học Thái cực quyền

 

 

Theo wiki

 Thái cực quyền (chữ Hán phồn thể: 太極拳; chữ Hán giản thể: 太极拳; bính âm: Taijiquan), là một môn võ thuật cổ truyền của Trung Quốc với đặc trưng là các động tác trường quyền uyển chuyển, chậm rãi kết hợp với điều hoà hơi thở.

Mục lục

Nguồn gốc

Về nguồn gốc Thái cực quyền, người ta có những luận điểm suy đoán khác nhau. Theo nhiều tài liệu, Thái cực quyền được ra đời cách đây hơn 300 năm do sự sáng tạo của một người họ Trần ở Trần Gia Câu, huyện Ôn, tỉnh Hà Nam, tên là Trần Vương Đình. Tại Việt Nam, cùng với sự phổ biến của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung trong đó có nhắc tới việc Trương Tam Phong là người đầu tiên nghĩ ra Thái cực quyền, nhiều người tin rằng ông tổ của môn võ này chính là Trương Tam Phong. Tuy nhiên, với sự phổ biến của cuốn Thái cực quyền phổ do Vương Tông Nhạc đời Càn Long viết ra, và ảnh hưởng của cuốn sách này đến các hệ phái Thái cực quyền về sau, các học giả ngày càng nghiêng về khả năng Vương Tông Nhạc mới là người khai sáng Thái cực quyền[cần dẫn nguồn].

Các dòng phái chính

Ngũ đại danh gia

Theo tài liệu Thái cực quyền thường thức vấn đáp của tác giả Trương Văn Nguyên thì Thái cực quyền có 7 trường phái sau:

  1. Thái cực quyền Trần Gia Lão giá bắt đầu từ Trần Trường Hưng ở Trần Gia Câu, Hà Nam.
  2. Thái cực quyền Trần gia Tân giá bắt đầu từ Trần Hữu Bản cũng ở Trần Gia Câu, Hà Nam.
  3. Thái cực quyền Trần Gia Tiểu giá bắt đầu từ Trần Thanh Bình ở làng Triệu Bảo (gần Trần Gia Câu), còn gọi là Triệu Bảo giá Thái cực quyền.
  4. Thái cực quyền Dương gia bắt đầu từ Dương Lộ Thiền truyền cho hai con trai là Dương Ban Hầu và Dương Kiện Hầu, Dương Kiện Hầu lại truyền cho con là Dương Trừng Phủ. Hệ phái Dương gia Thái cực quyền hiện có bài giản hóa 24 thức thường dùng cho các lớp dưỡng sinh.
  5. Thái cực quyền Vũ gia bắt đầu từ Vũ Vũ Tương người huyện Vĩnh Niên, phủ Quảng Bình, tỉnh Trực Lệ, đến Ôn Châu Hà Nam, theo học với Trần Thanh Bình.
  6. Thái cực quyền Ngô gia bắt đầu từ cha con của Ngô Toàn Hựu và Ngô Giám Tuyền học từ Dương Lộ Thiền.
  7. Thái cực quyền Tôn gia bắt đầu từ Tôn Lộc Đường (người Bắc Kinh) học từ Hác Vi Chân.

Tuy vậy, trong Thái cực quyền toàn tập[1], liệt kê 5 nhà lớn nhất:

  1. Trần thức Thái cực quyền tổng hợp cả ba giá (Lão giá, Tân giá và Tiểu giá),
  2. Dương thức Thái cực quyền,
  3. Ngô thức Thái cực quyền,
  4. Võ thức Thái cực quyền
  5. Tôn thức Thái cực quyền.

Các chi phái Dương, Ngô, Võ và Tôn chỉ dạy một bài quyền và sau đó môn Thôi thủ (Tuishou). Riêng chi phái Trần có dạy thêm một bài thứ nhì bài Pháo trùy quyền, bổ túc cho bài thứ nhất.

Các hệ phái khác

Bên cạnh 5 nhà nói trên, tại Trung Hoa (và cả Việt Nam) hiện còn lưu truyền nhiều hệ phái Thái cực quyền khác nhau, trong đó có nhiều hệ phái xuất xứ từ Thái cực quyền của dòng họ Trần, bao gồm[2]:

  1. Hòa gia Thái cực quyền (Hijia Taiji Quan) lập bởi Hòa Triệu Nguyên (HeZhaoyuan) (1810-1890), đệ tử của Trần Thanh Bình.
  2. Lý gia Thái cực quyền (Lijia Taiji Quan) lập bởi Lý Thụy Đông (Li Ruidong), đệ tử đời thứ hai của Dương Lộ Thiền. Vào cuối thế kỷ thứ 19, môn này còn được gọi là Ngũ Tinh Thái Cực quyền (Wuxing Taiji quan) hay Ngũ Tinh Trùy (Wuxing Chui).
  3. Lý gia Thái cực quyền (Lijia Taiji Quan) truyền bởi Lý Anh Ngang (Li Yingang) thế kỷ 20
  4. Nhạc gia Thái cực quyền (Yuejia Taiji Quan) thành lập vào đầu thế kỷ thứ 20.
  5. Phó gia Thái cực quyền (Fujia Taiji Quan) lập bởi Phó Chấn Tung (Fu Zhensong) (1881-1953)
  6. Tam Hợp Nhất Thái cực quyền (Sanheyi Taiji Quan) lập bởi Trương Kính Chi (Zhang Jingshi), đệ tử đời thứ tư của Trần Thanh Bình.
  7. Thiếu Lâm tổng hợp Thái cực quyền (Shaolin Zonghe Taiji Quan) từ Như Tỉnh (Ru Jing) vào thế kỷ thứ 19.
  8. Thường gia Thái cực quyền (Channgjia Taiji Quan) lập bởi Thường Đông Thăng (Chang Dongshing) (1909-1986).
  9. Triệu Bảo gia Thái cực quyền (Zhaobaojia Taiji Quan) lập bởi Trần Thanh Bình.
  10. Trịnh gia Thái cực quyền (Zhengjia Taiji Quan) lập bởi Trịnh Mãn Thanh (Zheng Manqing) (1901-1975)
  11. Trương gia Thái cực quyền (Zhangjia Taiji quan) truyền bởi Vạn Lai Thanh (Wan Laisheng) (1903-1992)
  12. Triệu gia Thái cực chưởng (Zhaojia Taiji Zhang) do Triệu Trúc Khê (Zhao Zhuxi) (1898-1991) sáng tác vào thập niên 1950. Chương trình của môn này bao gồm bài Dương gia Thái cực quyền giản hóa 24 thức; Đơn vãn thôi thủ (Danwantuishou); Thái cực chưởng (Taijizhang); Thái cực kiếm (Taijijian); Thái cực đao (Taijidao)[2]. Ngoại trừ bài Dương gia Thái cực quyền giản hóa 24 thức, kỹ thuật của bộ môn thuộc Thái cực Đường Lang quyền (Taiji Tanglang quan) không dính dáng đến các lưu phái Thái cực Trường quyền nói trên.
  13. Thái cực quyền-trường phái Trường sinh đạo (gọi tắt là Thái cực trường sinh đạo được cụ Song Tùng truyền từ gia tộc đến các học viên tại các lớp học của Câu lạc bộ UNESCO Thái cực trường sinh đạo. Theo ý kiến của cụ Song Tùng “đây là bài Thái cực quyền kết hợp với luyện thiền từ Trung Quốc và Yoga Ấn Độ truyền bá sang Việt Nam, được cha ông chúng ta “Việt hóa””.[3]. Bài bao gồm 108 động tác, đồ hình và thủ pháp khá giống bài Dương gia Thái cực giản hóa 24 thức tuy có khác ở điểm giữ thân trung chính không nhấp nhô đầu.

Thái cực quyền đồ biểu


Video thái cực quyền dưỡng sinh

Danh sách video đang cập nhật

 

Hits: 62

Website chia sẻ kiến thức , những tâm đắc về đạo Phật , cổ nhân xưa của 1 cá nhân ( không phải tổ chức , chùa ) . Mọi ý kiến đóng góp, khiếu nại xin gửi về hòm thư [email protected] . Điều khoản , nội quy

Wiki Tâm Học
Copyright 2020 @ Thiết kế bởi DragonKnightMT